Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

TÌM HIỂU CÁC LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG VIÊT NAM pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (305.78 KB, 7 trang )

TÌM HIỂU CÁC LÀNG NGHỀ
TRUYỀN THỐNG VIÊT NAM
Đến Bát Tràng, thử làm nghệ nhân gốm
Về Bát Tràng, Đoàn nhà báo các tỉnh phía Bắc chúng tôi mỗi người một cách tỏa
vào các nẻo đường gốm sứ. Đến đây, du khách không chỉ chiêm ngưỡng, mua sắm
những sản phẩm bằng gốm sứ mà còn tự tay sáng tạo cho mình những sản phẩm từ
sân chơi gốm…
Tới Bát Tràng, gốm từ đầu làng, gốm ở khắp các đường thôn, xóm. Gốm lấp lánh
trong những cửa hàng gốm sứ công nghệ cao; thô mộc, giản dị trong những giá để
tranh; gốm mộc trong những gam màu đất. Gốm vỡ, gốm hỏng, những mảnh gốm
được vun thành bãi được phân loại tách rời với các rác thải sinh hoạt khác. Nhìn
đâu cũng thấy gốm, cũng bởi gốm đã trở thành hồn cốt của người dân Bát Tràng.
Gốm gắn với đời sống, lao động, sinh hoạt thường ngày.
Bát Tràng là xã có nghề gốm truyền thống từ lâu đời, ở đây có khá nhiều dịch vụ
khác nhau. Sân chơi gốm mới chỉ xuất hiện khoảng gần hai năm nay nhưng đáp
ứng nhu cầu tò mò muốn trải nghiệm thợ làm gốm và sáng tạo của du khách khi
đến với Bát Tràng.
Dọc quanh các cơ sở kinh doanh dịch vụ sân chơi, chỗ nào cũng thu hút đông
khách, nhất là các lứa tuổi học sinh, sinh viên. Chỉ hơn chục cái bàn xoay, vài cái
bàn với bút màu, mực vẽ… không khí ở đây luôn rộn ràng với những tiếng lẹt bẹt
vỗ đất, xè xè của bàn tay quay cùng với những tiếng cười thú vị thu hút sự chú ý
của những người đặt chân đến Bát Tràng.
Lần đầu được làm “nghệ nhân”, nhiều bạn trẻ nhem nhuốc đất, màu trông thật
ngộ. Cầm trên tay sản phẩm do mình làm ra, Lê Thanh Hoa - sinh viên Học viện
Báo chí và Tuyên truyền, không giấu nổi niềm vui: “Bọn em chơi cả ngày rồi mà
không chán chị à, cảm giác được thử làm nghệ nhân làng gốm thú vị lắm, những
hôm rỗi bọn em lại rủ nhau đi Bát Tràng để được vuốt - nặn - vẽ”.
Bỏ ra 10 nghìn đồng, bạn sẽ nhận một bàn xoay, một xô nước, một phần đất đã
nhào sẵn và có thể sử dụng cả ngày sáng tạo ra những “tác phẩm” gốm theo cách
của mình. Bên cạnh bạn sẽ có người hướng dẫn và phụ giúp chỉnh sữa các sản
phẩm. Nặn xong, sản phẩm của khách hàng sẽ được đem sấy khô, sấy xong bạn


thỏa sức phóng bút vẽ theo ý mình. Chỉ phải trả thêm 25 nghìn đồng cộng với 10
nghìn vuốt, nặn, vẽ bạn đã có sản phẩm mang về sử dụng được.
Anh Phong - Chủ cơ sở sân chơi gốm, cho biết: “Thu nhập từ dịch vụ này trung
bình 200 nghìn đồng/ngày, nhưng vui lắm. Bát Tràng cách Hà Nội 12 km nên vào
dịp ngày nghỉ du khách trong và ngoài nước đến Bát Tràng rất đông, sân chơi gốm
thu hút nhiều người quan tâm. Có bạn chơi cả ngày, quần áo nhem nhuốc đất như
vừa mới đi cày ruộng về nhưng chẳng có sản phẩm nào. Nhưng nhiều bạn chỉ ngồi
một lúc thôi đã làm ra được vài sản phẩm rất đẹp và độc. Nhiều đôi yêu nhau, họ
cùng sáng tạo chung một sản phẩm làm kỷ niệm.”
Đến với sân chơi gốm, du khách được đắm mình, thăng hoa trong những động tác
điêu luyện. Sẽ là những kỷ niệm khó quên đối với những người được thử làm nghệ
nhân làng gốm.
Đôi nét về làng gốm Hải Dương
Hải Dương nằm ở trung tâm vùng trọng điểm phát triển kinh tế Hà Nội – Hải
Phòng – Quảng Ninh, là một tỉnh có nhiều làng nghề thủ công truyền thống đặc
sắc, trong đó gốm Chu Đậu thuộc xã Thái Tân, Huyện Nam Sách đã nổi tiếng trên
thế giới từ hơn 500 năm nay. Các sản phẩm gốm Chu Đậu đang được lưu giữ tại
nhiều bảo tàng quốc gia trên thế giới như Thổ Nhĩ Kỳ, Pháp, Bỉ, Nhật Bản, Hà
Lan… và trong sưu tập cá nhân của nhiều nước trên thế giới.
Gốm Chu Đậu xuất hiện từ cuối thế kỷ 14 và rất phồn thịnh ở thế kỷ 15 và 16,
chuyên sản xuất các loại gốm men cao cấp với đỉnh cao mà nó đạt đến là “trong
như ngọc, mỏng như giấy, trắng như ngà và kêu như chuông”. Các sản phấm gốm
của Chu Đậu gồm: bát, đĩa, ấm, chén, bình, âu, liễn, chậu, bình vôi, lư hương …
với hình dáng được chắt lọc kế thừa sự thanh thoát của thời Lý, chắc khoẻ của thời
Trần. Các loại men nổi tiếng một thời của Chu Đậu được biết đến là men trắng
trong, hoa lam, men ngọc, xanh lục, xanh rêu, vàng nhạt, vàng đậm, men tam thái
(được vẽ bằng ba màu men là xanh lục, đỏ và vàng).
Một trong những điểm nổi bật của gốm Chu Đậu là các đường nét hoa văn. Hoa
văn cổ của Chu Đậu phần nhiều là sen, cúc, dưới nhiều dạng khác nhau và hàng
chục loại hoa văn cách điệu khác. Người thợ gốm xưa đã thổi hồn dân tộc vào

những nét hoa văn phong phú, phản ánh sinh động thiên nhiên vào cuộc sống dân
dã: hình người đội nón, áo dài, mục đồng chăn trâu, chim đậu trên cành hoa đào,
đàn chim ngói, chim cu bay trên cánh đồng Phương pháp chế tạo và kỹ thuật của
Chu Đậu đã đạt trình độ cao: chuốt, tạo dáng trên bàn xoay, ngắt sản phẩm thành
nhiều đoạn rồi lắp ghép lại, gia công bằng cách đắp nối, vẽ, khắc, vạch, nặn, đúc.

Gốm Chu Đậu từng được xuất khẩu đi các nước Hà Lan, Anh, Pháp, Nhật, Thổ
Nhĩ Kỳ và các vùng Đông Nam Á từ thế kỷ 15. Phong cách gốm Chu Đậu đã đưa
gốm sứ Việt Nam lên đến đỉnh cao vinh quang của nghệ thuật mà nhiều nước trên
thế giới đến nay vẫn còn khâm phục. Lọ gốm hoa lam cổ của Chu Đậu từng được
bán đấu giá với giá trúng thầu lên tới 521.000 USD.

Trải qua bao nhiêu thăng trầm của lịch sử, làng gốm Chu Đậu ngày nay đang được
làm sống dậy bởi những đôi bàn tay tài hoa của nhiều thế hệ người thợ, từ thợ vuốt
gốm bằng tay đến thợ vẽ hoa văn trên gốm…đang làm việc tại Xí nghiệp Gốm
Chu Đậu. Định hướng của xí nghiệp là phục hồi toàn bộ những màu men cổ xưa
của làng nghề Chu Đậu, đưa những mẫu gốm phỏng cổ ra thị trường thế giới vốn
đã nổi tiếng với thương hiệu của gốm Chu Đậu. Các sản phẩm hiện đang sản xuất
phổ biến tại Chu Đậu gồm có: các loại chậu hoa, bình hoa, quà tặng, tượng, bát đĩa
mỹ nghệ với số lượng hàng trăm nghìn sản phẩm mỗi tháng đã được xuất khẩu
sang Tây Ban Nha, Hồng Kông, Nhật Bản, Mỹ và được khách hàng trên thế giới
đánh giá rất cao.
Gốm Chu Đậu là niềm tự hào của nghệ thuật gốm Việt Nam và phong cách gốm
Chu Đậu là một phong cách thuần nhất của gốm Việt Nam.
Nghề dệt Thổ cẩm của người Ba Na - Gia Lai
Nghệ thuật trang trí của người Ba Na rất phong phú và độc đáo, thể hiện trên các
loại hoa văn, hoạ tiết sống động trên trang phục, đồ đan. Hoạ tiết thổ cẩm được sử
dụng nhiều ở thổ cẩm (áo, váy, chăn, đồ đan). Người Ba Na thường sử dụng các
màu: đen, đỏ, trắng, tạo ấn tượng mạnh mẽ. Hoạ tiết đối xứng phản ánh quan niệm
về vũ trụ, lý âm dương, trời đất lấy thiên nhiên làm hình mẫu, thổ cẩm của người

Ba Na không khác nào cảnh thiên nhiên thu nhỏ. Đó là cách điệu của hình học,
cảnh núi rừng


Hoa văn trên thổ cẩm làm màu sắc sặc sỡ, chủ yếu là chạy dọc theo chiều tấm vải,
màu đen là màu chủ đạo gây ấn tượng mạnh mẽ về phong cách, đây chính là
những hoa văn phản ánh đường nét văn hóa truyền thống và đời sống sinh hoạt
hàng ngày của người Ba Na. Thổ cẩm tươi sáng, rực rỡ bay bổng như ước mơ,
khát vọng. Mỗi màu lại có tiếng nói riêng, màu đen tượng trưng cho đất rừng trù
phú, màu đỏ của khát vọng và tình yêu. Khăn đội đầu của thiếu nữ mang trong
mình một giai thoại về tình yêu, lòng thuỷ chung, ngoài ra chiếc khăn đội đầu làm
cho duyên thêm các cô gái, những hàng cúc màu trắng, chuỗi cườm tua tủa, cúc
bạc lung linh bao hàm sự ước mơ, hạnh phúc luôn đầy đủ.
Trải qua năm tháng cùng với sự giao lưu phát triển nghệ thuật trang trí của người
Ba Na vẫn luôn được giữ gìn và phát huy, góp phần làm nên một bản sắc văn hóa
đặc thù. Ngày nay đến với buôn làng của người Ba Na vẫn còn in đậm nghệ thuật
trang trí thể hiện qua trang phục, đồ đan. Các sản phẩm được làm từ thổ cẩm đã
trở thành hàng hóa thời mở cửa và được nhiều người ưa thích.

×