Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Nghiên cứu chiết xuất tinh dầu từ vỏ bưởi năm roi bằng phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.61 MB, 87 trang )


i
LỜI CẢM ƠN

Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến quý thầy cô trong khoa Chế biến đã
hết lòng giảng dạy, truyền đạt cho em những kiến thức cơ bản về lĩnh vực công
nghệ thực phẩm - là hành trang quý giá cho em vững bước vào đời.
Em vô cùng biết ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của quý thầy cô phụ trách Bộ môn
Hóa, phòng thí nghiệm Hóa Cơ bản và phòng thí nghiệm Công nghệ Thực phẩm.
Em xin chân thành cảm ơn TS. Hoàng Thị Huệ An đã tận tình hướng dẫn và
tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho em trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Qua đây, em cũng gởi lời cảm ơn chân thành tới anh Nguyễn Đức Tuấn-
chuyên viên phân tích (Trung tâm Phân tích phân loại hàng hoá xuất khẩu nhập
khẩu Miền Trung, số 10 Ngô Quyền, Quận Sơn Trà, Thành Phố Đà Nẵng) đã giúp
đỡ em cũng như cung cấp những kiến thức cơ bản trong phương pháp sắc ký ghép
khối phổ
Xin cảm ơn gia đình và bạn bè em đã luôn động viên, giúp đỡ và đóng góp
nhiều ý kiến quý báu, giúp em hoàn thiện tốt hơn đề tài tốt nghiệp này.

Nha Trang, ngày 20 tháng 6 năm 2011
Sinh viên thực hiện

NGUYỄN ĐẮC PHÁT










ii
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN i
MỤC LỤC ii
DANG MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT v
DANH MỤC CÁC BẢNG vi
DANH MỤC CÁC HÌNH vii
MỞ ĐẦU 1
Chƣơng 1. TỔNG QUAN 3
1.1. Giới thiệu về giống bƣởi Năm Roi 3
1.1.1. Nguồn gốc và đặc điểm 3
1.1.2. Cấu tạo, thành phần hóa học và công dụng của vỏ bƣởi 4
1.2. Tổng quan về tinh dầu 5
1.2.1. Khái niệm tinh dầu 5
1.2.2. Phân loại các thành phần có trong tinh dầu 5
1.2.2.1. Phân loại theo hàm lƣợng 6
1.2.2.2. Phân loại theo tính chất vật lý 6
1.2.2.3. Phân loại theo bản chất hóa học 6
1.2.3. Tính chất vật lý và hóa học chung của tinh dầu 8
1.2.3.1. Tính chất vật lý 8
1.2.3.2. Tính chất hóa học 8
1.2.4. Quá trình sinh tổng hợp tinh dầu trong cơ thể thực vật 8
1.2.5. Vai trò của tinh dầu trong đời sống thực vật 9
1.2.6. Ứng dụng của tinh dầu 10
1.2.6.1.Trong công nghệ thực phẩm 10
1.2.6.2.Trong y học 10
1.2.6.3.Trong công nghiệp sản xuất mỹ phẩm 10
1.3.Các phƣơng pháp sản xuất tinh dầu 11
1.3.1. Phƣơng pháp chƣng cất (Hydrodistillation) 11

1.3.1.1. Những yếu tố chính ảnh hƣởng hiệu suất chƣng cất tinh dầu 11

iii
1.3.1.2. – Ƣu và nhƣợc điểm 13
1.3.1.3. Ƣu- nhƣợc điểm của phƣơng pháp chƣng cất 15
1.3.2. Phƣơng pháp chiết (Extraction) 15
1.3.2.1. Yêu cầu của dung môi chiết 16
1.3.2.2. Ƣu và nhƣợc điểm của phƣơng pháp 17
1.3.3. Phƣơng pháp ƣớp (Enfleurage) 17
1.3.4. Phƣơng pháp ngâm (Hot Maceration) 17
1.3.5. Phƣơng pháp ép (Expression hay Cold Pressing) 17
1.4. Các dạng sản phẩm trong quá trình tách chiết tinh dầu 18
1.5. Thu 19
1.5.1. Thu hoạch nguyên liệu 19
1.5.2. Bảo quản và sơ chế nguyên liệu 19
1.6. Tình hình nghiên cứu về tinh dầu họ Citrus 20
1.6.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới 20
1.6.2. Tình hình nghiên cứu trong nƣớc 22
Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 24
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu 24
2.1.1. Nguyên liệu chính 24
2.1.2. Dụng cụ - Thiết bị - Hóa chất 24
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu 25
2.2.1. Xác định thành phần khối lƣợng của quả bƣởi Năm Roi 25
2.2.2. Chuẩn bị nguyên liệu 25
2.2.3. Đề xuất quy trình tách chiết tinh dầu từ vỏ bƣởi 25
2.2.4. Khảo sát các yếu tố ảnh hƣởng đến hiệu suất thu hồi tinh dầu 27
2.2.4.1. Ảnh hƣởng của tỷ lệ nƣớc/nguyên liệu (v/w) 27
2.2.4.2. Ảnh hƣởng của nồng độ NaCl trong dịch ngâm 28
2.2.4.3. Ảnh hƣởng của thời gian ngâm muối NaCl 29

2.2.4.4. Ảnh hƣởng của thời gian chƣng cất 30
2.2.5. Tối ƣu hóa quy trình tách chiết tinh dầu 31

iv
2.2.6. Thử nghiệm quy trình chƣng cất- Đánh giá hiệu suất và chất lƣợng tinh
dầu thu đƣợc 32
2.2.6.1. Thử nghiệm quy trình chƣng cất - Đánh giá hiệu suất thu hồi tinh
dầu 32
2.2.6.2. Xác định các tính chất lý- hóa cơ bản của tinh dầu 32
2.2.6.3. Định danh các cấu tử có trong tinh dầu vỏ bƣởi 32
2.2.7. Xử lý số liệu 34
Chƣơng 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 35
3.1. Kết quả xác định thành phần khối lƣợng của quả bƣởi Năm Roi 35
3.2. Kết quả xác định tỷ lệ nƣớc/nguyên liệu thích hợp 36
3.3. Kết quả xác định nồng độ NaCl thích hợp 37
3.4. Kết quả xác định thời gian ngâm muối NaCl thích hợp 39
3.5. Kết quả xác định thời gian chƣng cất thích hợp 40
3.6. Kết quả xác định điều kiện tối ƣu để chƣng cất tinh dầu 40
3.7. Quy trình hoàn thiện tách chiết tinh dầu từ vỏ bƣởi 43
3.8. Kết quả xác định hiệu suất tách tinh dầu 44
3.9. Kết quả đánh giá tính chất cảm quan và xác định các chỉ số lý- hóa của sản
phẩm 45
3.9.1. Đánh giá tính chất cảm quan 45
3.9.2. Kết quả xác định các chỉ số lý- hóa 45
3.10. Kết quả xác định thành phần hóa học của tinh dầu 46
3.11. Tính toán sơ bộ giá thành sản phẩm trong phòng thí nghiệm 52
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 53
TÀI LIỆU THAM KHẢO 54
PHỤ LỤC


v
DANG MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

VIẾT TẮT

TIẾNG ANH

TIẾNG VIỆT
GC
Gas chromatography
Sắc ký khí
GC-MS
Gas chromatography-Spectroscopy
Sắc ký khí ghép khối phổ
H
Hour
Giờ
Min
Minute
Phút
R
2
Correlation coefficient
Hệ số tƣơng quan
v/w
Volume/weight
Thể tích/khối lƣợng
w/v
Weight/volume
Khối lƣợng/thể tích

IA
Acide Index
Chỉ số acide
IS
Saponification Index
Chỉ số xà phòng
IE
Esters Index
Chỉ số este








vi
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Các mức và khoảng biến thiên của các yếu tố ảnh hƣởng đến hiệu suất
thu hồi tinh dầu 31
Bảng 3.1. Thành phần khối lƣợng của quả bƣởi Năm Roi 35
Bảng 3.2. Thể tích tinh dầu thu đƣợc ở các tỷ lệ nƣớc/nguyên liệu khác nhau 36
Bảng 3.3. Thể tích tinh dầu thu đƣợc khi ngâm ở các nồng độ NaCl khác nhau 37
Bảng 3.4. Thể tích tinh dầu thu đƣợc ở các thời gian ngâm NaCl khác nhau 39
Bảng 3.5. Sự phụ thuộc của thể tích tinh dầu thu đƣợc theo thời gian chƣng cất 40
Bảng 3.6. Kết quả thí nghiệm khảo sát sự phụ thuộc của lƣợng tinh dầu chƣng cất
vào các yếu tố ảnh hƣởng theo phƣơng án TNYT 2
4
41

Bảng 3.7. Hiệu suất tách tinh dầu từ vỏ bƣởi Năm Roi 45
Bảng 3.8. Tính chất cảm quan của tinh dầu vỏ bƣởi 45
Bảng 3.9. Kết quả xác định chỉ số lý-hóa của tinh dầu bƣởi 45
Bảng 3.10. Kết quả định danh một số cấu tử chính trong tinh dầu vỏ bƣởi Năm Roi
48
Bảng 3.11. Ƣớc tính chi phí nguyên vật liệu để tách tinh dầu từ 100kg vỏ bƣởi Năm
Roi 52


vii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Bƣởi Năm Roi 3
Hình 1.2. Hoa bƣởi Năm Roi 3
Hình 1.3. Cấu trúc phân tử isopren và bộ khung cơ bản của các terpenoid 5
Hình 1.4. Cấu trúc phân tử của một số hợp chất có trong tinh dầu 7
Hình 1.5. Cơ quan chứa tinh dầu vỏ bƣởi dạng túi tiết 8
Hình 1.6. Thiết bị chƣng cất bằng nƣớc 13
Hình 1.7. Thiết bị chƣng cất hơi nƣớc không có nồi hơi riêng 14
Hình 1.8. Thiết bị chƣng cất hơi nƣớc có nồi hơi riêng 15
Hình 2.1. Sơ đồ quy trình dự kiến tách chiết tinh dầu từ vỏ bƣởi 26
Hình 2.2. Sơ đồ bố trí thí nghiệm xác định tỷ lệ nƣớc/nguyên liệu thích hợp 27
Hình 2.3. Sơ đồ bố trí thí nghiệm xác định nồng độ muối NaCl thích hợp 28
Hình 2.4. Sơ đồ bố trí thí nghiệm xác định thời gian ngâm muối NaCl thích hợp . 29
Hình 2.5. Sơ đồ bố trí thí nghiệm xác định thời gian chƣng cất thích hợp 30
Hình 2.6. Chƣơng trình nhiệt độ khi phân tích tinh dầu vỏ bƣởi bằng phƣơngpháp
GC/MS/MS 33
Hình 3.1. Ảnh hƣởng của tỷ lệ nƣớc/nguyên liệu đến lƣợng tinh dầu chƣng cất 36
Hình 3.2. Ảnh hƣởng của nồng độ NaCl đến lƣợng tinh dầu chƣng cất 38
Hình 3.3. Ảnh hƣởng của thời gian ngâm NaCl đến lƣợng tinh dầu chƣng cất 39
Hình 3.4. Ảnh hƣởng của thời gian chƣng cất đến lƣợng tinh dầu chƣng cất 40

Hình 3.5. Bề mặt đáp ứng mô tả sự phụ thuộc của lƣợng tinh dầu chƣng cất vào tỷ
lệ nƣớc/nguyên liệu (X
1
) và nồng độ muối NaCl (X
2
) 42
Hình 3.6. Bề mặt đáp ứng mô tả sự phụ thuộc của lƣợng tinh dầu chƣng cất vào
thời gian ngâm muối NaCl (X
3
) và thời gian chƣng cất (X
4
) 42
Hình 3.7. Bề mặt đáp ứng mô tả sự phụ thuộc của lƣợng tinh dầu chƣng cất vào
nồng độ muối NaCl (X
2
) và thời gian chƣng cất (X
4
) 42
Hình 3.8. Bề mặt đáp ứng mô tả sự phụ thuộc của lƣợng tinh dầu chƣng cất vào tỷ
lệ nƣớc/nguyên liệu (X
1
) và thời gian ngâm muối NaCl (X
3
) 42
Hình 3.9. Sơ đồ quy trình tách chiết tinh dầu từ vỏ bƣởi 43

viii
Hình 3.10. Sắc kí đồ GC của tinh dầu vỏ bƣởi Năm Roi (RT = 0 – 29 min) 49
Hình 3.11. Sắc kí đồ GC của tinh dầu vỏ bƣởi Năm Roi (RT = 29 – 38 min) 50
Hình 3.12. Sắc kí đồ GC của tinh dầu vỏ bƣởi Năm Roi (RT = 38 – 60 min) 51


1
MỞ ĐẦU

Từ xa xƣa, tinh dầu đã đƣợc mệnh danh là báu vật của thiên nhiên. Con
ngƣời đã phát hiện và biết cách sử dụng tinh dầu vào nhiều mục đích khác nhau nhƣ
chữa bệnh, làm đẹp, chăm sóc da, giúp thƣ giãn, giảm stress Ngày nay, vai trò của
tinh dầu ngày càng trở nên thiết yếu hơn. Chúng đƣợc sử dụng rộng rãi trong các
lĩnh vực thực phẩm, mỹ phẩm, dƣợc phẩm Chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp sự
hiện diện của tinh dầu trong rất nhiều sản phẩm, từ những sản phẩm cao cấp nhƣ
nƣớc hoa, kem dƣỡng da cho đến các mặt hàng bình dân hơn nhƣ nƣớc giải khát,
nồi xông hơi trị cảm Đặc biệt, con ngƣời ngày càng chú ý và ƣa chuộng hơn tới
những loại tinh dầu có nguồn gốc tự nhiên vì tính an toàn cao của chúng. Trong số
các loại tinh dầu thực vật, tinh dầu bƣởi là một sản phẩm rất đƣợc ƣa chuộng và có
giá trị kinh tế cao (115.000 VNĐ/10 ml) [18] do nó có mùi thơm nhẹ, dễ chịu và có
nhiều ứng dụng trong công nghiệp dƣợc phẩm, mỹ phẩm.
Việt Nam, với điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa, rất thuận lợi cho việc
sinh trƣởng của nhiều loài cây ăn quả có giá trị. Trong số đó, bƣởi Năm Roi (Citrus
grandis (L.) Osbeck var. grandis) là một đặc sản nổi tiếng của vùng đồng bằng sông
Cửu Long. Loại bƣởi này đƣợc ngƣời tiêu dùng trong nƣớc cũng nhƣ trên thế giới
ƣa chuộng nhờ có vị ngọt thanh, rất mọng nƣớc. Đây là loại trái cây đầu tiên của
Việt Nam đƣợc đăng ký thƣơng hiệu thông qua doanh nghiệp chế biến rau quả xuất
khẩu Hoàng Gia (Vĩnh Long). Hiện nay, qua doanh nghiệp Hoàng Gia, bƣởi Năm
Roi đã đƣợc xuất khẩu sang các thị trƣờng Hà Lan, Đức, Hoa Kỳ, Phần Lan, Nga,
Trung Quốc… Ngoài việc xuất khẩu dƣới dạng quả tƣơi, bƣởi Năm Roi cũng đã
đƣợc đa dạng hóa sản phẩm bằng cách chế biến nƣớc ép bƣởi đóng lon. Sản phẩm
này đang đƣợc tiêu thụ rộng rãi trên thị trƣờng trong nƣớc và đã xuất khẩu sang
Đức, Tây Ban Nha, Pháp… [22]
Tuy nhiên, cùng với sản lƣợng tiêu thụ lớn, ngành công nghiệp chế biến
nƣớc ép bƣởi Năm Roi hàng năm cũng đang đối mặt với việc phải xử lý một lƣợng

lớn phế liệu vỏ bƣởi. Vì vậy, việc tìm kiếm các giải pháp tận dụng phế liệu vỏ bƣởi

2
để sản xuất các sản phẩm có giá trị gia tăng nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của quá
trình sản xuất, giảm thiểu rác thải môi trƣờng là vấn đề đang đƣợc các doanh nghiệp
này quan tâm. Một trong những sản phẩm giá trị có thể khai thác từ nguồn phế liệu
này là tinh dầu vỏ bƣởi. Thực vậy, theo một số nghiên cứu, hàm lƣợng tinh dầu
trong lớp vỏ ngoài của quả bƣởi khá cao (khoảng 1,4 - 1,6%) [3]. Do vậy, việc
nghiên cứu tách chiết tinh dầu từ vỏ bƣởi Năm Roi nhằm phục vụ cho nhu cầu trong
nƣớc và xuất khẩu là hƣớng nghiên cứu rất triển vọng hiện nay.
Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn trên đây, đƣợc sự đồng ý của khoa Chế Biến
và bộ môn Công nghệ Thực phẩm, dƣới sự hƣớng dẫn của TS. Hoàng Thị Huệ An,
em đã nghiên cứu và thực hiện đề tài: “Nghiên cứu chiết xuất tinh dầu từ vỏ bƣởi
Năm Roi (Citrus grandis (L.) Osbeck var. grandis) bằng phƣơng pháp chƣng
cất lôi cuốn hơi nƣớc”.
Mục đích nghiên cứu của đề tài là xây dựng quy trình công nghệ thích hợp
cho việc chiết xuất tinh dầu từ vỏ bƣởi Năm Roi bằng phƣơng pháp chƣng cất lôi
cuốn hơi nƣớc.
Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể xem là cơ sở khoa học ban đầu của việc
xây dựng quy trình sản xuất tinh dầu từ vỏ bƣởi trên quy mô công nghiệp cũng nhƣ
cung cấp những dẫn liệu khoa học về thành phần hóa học và tính chất lý-hóa cơ bản
của tinh dầu vỏ bƣởi Năm Roi.
Do kiến thức và kinh nghiệm nghiên cứu còn hạn chế cũng nhƣ khó khăn về
điều kiện thực nghiệm, nguồn kinh phí eo hẹp nên mặc dù đã rất cố gắng song đề tài
này không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong đƣợc sự chỉ bảo của quý thầy cô
cũng nhƣ sự góp ý kiến từ các bạn sinh viên để đề tài này đƣợc hoàn thiện hơn.

Nha Trang, ngày 20 tháng 6 năm 2011
Sinh viên thực hiện


NGUYỄN ĐẮC PHÁT


3
Chƣơng 1. TỔNG QUAN
1.1. Giới thiệu về giống bƣởi Năm Roi
1.1.1. Nguồn gốc và đặc điểm [21]
Theo Phạm Hoàng Hộ, bƣởi Năm Roi có tên khoa học là Citrus grandis L.
Osbeck var. Grandis (Syn. Citrus decumana Murr.; Citrus maxima Merr.), thuộc
chi Citrus, họ Rutaceae.
Bƣởi Năm Roi có nguồn gốc từ huyện Long Tuyền (Cần Thơ) đƣợc mang về
trồng ở huyện Bình Minh (tỉnh Vĩnh Long). Đã từ lâu, bƣởi Năm Roi là loại trái cây
nổi tiếng ở đồng bằng sông Cửu Long và cả nƣớc, đã trở thành trái cây đầu tiên của
Việt Nam đƣợc đăng ký thƣơng hiệu thông qua doanh nghiệp chế biến rau quả xuất
khẩu Hoàng Gia (Vĩnh Long). Hiện nay bƣởi Năm Roi đƣợc trồng nhiều ở các tỉnh
Bến Tre, Tiền Giang, Cần Thơ, Vĩnh Long,
Cây bƣởi Năm Roi cao trung bình từ 5-10m. Chồi non có lông mềm, cành có
gai nhỏ dài khoảng 2,5- 5cm. Lá rộng hình trái xoan, tròn ở gốc, mép nguyên, có
khớp trên cuống lá. Cụm hoa mọc thành chùm ở nách lá, gồm 7-10 hoa to, cánh hoa
có màu màu trắng ngà, rất thơm.
Quả to, dạng trái hình quả lê đẹp, đƣờng kính từ 15-30cm, nặng trung bình từ
0,9 - 1,45 kg/trái. Vỏ trái khi chín có màu xanh vàng đến vàng sáng, dễ lột và dày
trung bình từ 15-18 mm. Tép màu vàng nhạt, bó chặt, dễ tách khỏi vách múi. Nƣớc
quả nhiều có vị ngọt chua (độ Brix : 9-11%, pH khoảng 4,2).

Hình 1.1. Bƣởi Năm Roi

Hình 1.2. Hoa bƣởi Năm Roi

4

Tuổi thọ bình quân của cây bƣởi từ 10 – 20 năm, nếu đất tốt cây có thể sống
lâu hơn. Cây trồng sau 3 năm đã cho trái quanh năm. Theo nông dân mùa thu họach
bƣởi chính vào khoảng tháng 8 - tháng 9 và mùa nghịch vào tháng 2 – tháng 4.
Ngoài ra mùa Tết (20 -25 tháng chạp) bƣởi đƣợc neo lại chờ bán với giá cao.
1.1.2. Cấu tạo, thành phần hóa học và công dụng của vỏ bƣởi [20]
Cũng giống nhƣ các loại trái cây thuộc chi Citrus, vỏ bƣởi có 2 lớp:
a) Lớp ngoài (đƣợc gọi là flavedo do chứa các hợp chất flavonoid): Rất
mỏng, dày khoảng 1mm, có màu xanh hay xanh vàng chứa các túi tinh dầu.
Tinh dầu vỏ bƣởi chứa các thành phần chủ yếu nhƣ d-limonen, alpha-pinen,
linalool, geraniol, citral. Chúng có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa và trị cảm cúm, thƣờng
đƣợc dùng trong liệu pháp nấu nồi xông giải cảm. Trong dân gian, vỏ bƣởi thƣờng
đƣợc dùng nấu nƣớc gội đầu giúp cho tóc bớt rụng, bóng mƣợt, mềm và chắc hơn.
Vỏ bƣởi còn chứa nhiều flavonoid nhƣ narigin, hesperidin, diosmin, hesperitin có
tác dụng bảo vệ thành mao mạch, giúp cho mao mạch đàn hồi và bền vững hơn, nhờ
đó giúp ngăn ngừa những tai biến do vỡ các mao mạch, gián tiếp giúp hạ huyết áp.
b) Lớp trong (gọi là albedo): Dày khoảng 2- 4cm, có màu trắng, là phần chủ
yếu của vỏ bƣởi. Lớp này chứa nhiều đƣờng, pectin, cellulose, hemicellulose và
pentosan.
Pectin không cung cấp năng lƣợng nhƣng có nhiều giá trị phòng, chữa bệnh
nhƣ:
- Kéo dài thời gian tiêu hóa thức ăn trong ruột, có tác dụng tăng hấp thu
dƣỡng chất trong thức ăn.
- Giảm béo (do tạo cảm giác no bụng kéo dài, giảm năng lƣợng ăn vào, do đó
giúp giảm cân ở ngƣời béo phì).
- Giảm hấp thu lipid, giảm cholesterol toàn phần trong máu, đặc biệt là giảm
cholesterol xấu (LDL) ở ngƣời rối loạn lipid máu.
- Khống chế tăng đƣờng huyết trƣớc và sau bữa ăn ở ngƣời có bệnh tiểu
đƣờng.
Ngoài ra, pectin còn có tác dụng chống táo bón, cầm máu


5
Cả 2 phần flavedo và albedo tạo thành phần vỏ (pericarp)
Trong cuốn “Nam dược thần hiệu”, Tuệ Tĩnh đã viết: “Vỏ quả bưởi gọi là
cam phao, vị đắng cay, tính không độc, thông lợi, trừ đờm táo thấp, hoà huyết, giảm
đau; trị tràng phong, tiêu phù thũng”. Chính vì vậy trong các bài thuốc đông y, vỏ
quả bƣởi đƣợc dùng trị đờm kết đọng ở cổ họng và cuống phổi, đau bụng do lách to,
còn dùng trị đau dạ dày, đầy bụng, ăn uống không tiêu, ho nhiều, hen, đau thoát vị.
1.2. Tổng quan về tinh dầu [3, 4, 6, 8, 10, 17, 19]
1.2.1. Khái niệm tinh dầu
Tinh dầu là những chất thơm hay chất mùi có trong một số bộ phận của cây cỏ
(nhƣ hạt, rễ, củ, vỏ cây, hoa, lá, quả, dầu, nhựa cây) hay động vật (túi tinh dầu).
Tinh dầu có trong các nguồn nguyên liệu trên với nồng độ rất khác nhau, có thể
thay đổi từ phần triệu đến phần trăm. Khối lƣợng phân tử của các hợp chất có trong
tinh dầu vào khoảng 300 amu. Khác với các loại dầu không bay hơi (glycerid, acid
béo), tinh dầu tƣơng đối dễ bay hơi.
Đa số thành phần chính của các loại tinh dầu đều là các hợp chất terpenoid
đƣợc cấu tạo từ các đơn vị isopren (C
5
H
8
) nối với nhau theo quy tắc “đầu nối với
đuôi”. Terpenoid đơn giản nhất đƣợc cấu tạo từ 2 đơn vị isopren đƣợc gọi là
monoterpenoid. Nếu có nhiều hơn 2 đơn vị isopren thì đƣợc gọi là sesquiterpenoid
(ứng với 3 đơn vị isopren), diterpenoid (ứng với 4 đơn vị isopren), triterpenoid (ứng
với 6 đơn vị isopren )

a) Phân tử
isopren

b) Bộ khung terpenoid cơ bản


Hình 1.3. Cấu trúc phân tử isopren và bộ khung cơ bản của các terpenoid

1.2.2. Phân loại các thành phần có trong tinh dầu
Thành phần tinh dầu đƣợc phân loại theo các cách sau:

6
1.2.2.1. Phân loại theo hàm lượng [4]
Theo cách phân loại này các thành phần trong tinh dầu đƣợc chia thành 3
nhóm:
- Thành phần chính: là thành phần có hàm lƣợng trên 1%. Thành phần
chính là tiêu chuẩn chủ yếu để đánh giá chất lƣợng tinh dầu
- Thành phần phụ: là thành phần có hàm lƣợng từ 0,1-1%
- Thành phần vết: là thành phần có hàm lƣợng không quá 0,1% trong toàn
bộ tinh dầu.
1.2.2.2. Phân loại theo tính chất vật lý [10]
Tinh dầu của mỗi loài thực vật là một hỗn hợp bao gồm hàng trăm hợp chất
thuộc các nhóm hữu cơ khác nhau. Các hợp chất có trong tinh dầu thƣờng đƣợc
phân thành hai nhóm chính:
- Nhóm thành phần dễ bay hơi: chiếm tới 90 – 95% tổng lƣợng tinh dầu
- Nhóm còn lại: gồm các hợp chất ít bay hơi chỉ chiếm 1 – 10%.
Tỷ lệ các thành phần riêng lẻ có thể thay đổi rất lớn tùy theo giống cây trồng,
điều kiện canh tác, mùa vụ và các bộ phận khác nhau của cây tuy nhiên số lƣợng
của các thành phần là không thay đổi trong phạm vi loài.
1.2.2.3. Phân loại theo bản chất hóa học [17]
Các hợp chất trong tinh dầu đƣợc chia thành các nhóm:
- Monoterpen mạch hở (ví dụ: myrcen, ocimen)
- Monoterpen mạch vòng (ví dụ: p-cymen, pinen, sabinen)
- Monoterpen mạch hở bị oxy hóa (nhƣ farnesol, linalool, neral)
- Monoterpen mạch vòng bị oxy hóa (nhƣ terpineol, geraniol)

- Sesquiterpen mạch hở (ví dụ: farnesen)
- Sesquiterpen mạch vòng (ví dụ: copaen, humulen)
- Sesquiterpen mạch hở bị oxy hóa (nhƣ nerolidol)
- Sesquiterpen mạch vòng bị oxy hóa (nhƣ nootkaton, spathulenol)
- Các hợp chất thơm (ví dụ: indol)
- Các hydrocarbon mạch dài (nhƣ tetradecanal, dodecanal)

7

Hình 1.4. Cấu trúc phân tử của một số hợp chất có trong tinh dầu

8
1.2.3. Tính chất vật lý và hóa học chung của tinh dầu [8, 17]
1.2.3.1. Tính chất vật lý
Để xác định tính chất vật lý của tinh dầu, thông thƣờng ngƣời ta tiến hành
xác định các chỉ số nhƣ tỷ trọng, chiết suất, tỷ lệ hòa tan trong cồn 90
0
ở 25
0
C, nhiệt
độ sôi, năng suất quay cực, màu sắc.
Hầu hết tỷ trọng của các loại tinh dầu thƣờng nhỏ hơn 1, do vậy chúng
thƣờng nhẹ hơn nƣớc.
.
Tinh dầu không tan hoặc rất ít tan trong nƣớc nhƣng chúng hòa tan tốt trong
đa số các dung môi hữu cơ nhƣ eter, cồn
Mặc dù thành phần hóa học của mỗi loại tinh dầu là khác nhau, nhƣng nhìn
chung chúng có nhiệt độ sôi khoảng 100
0
C – 200

0
C, dễ bay hơi và có mùi thơm.
Về màu sắc, tinh dầu thƣờng không màu hoặc có màu vàng nhạt. Một số ít
tinh dầu có màu (ví dụ: tinh dầu ngải cứu có màu xanh lơ, tinh dầu quế có màu nâu
sẫm) là do sự có mặt của các hợp chất có màu đƣợc lôi kéo theo tinh dầu trong quá
trình chiết xuất (ví dụ: màu xanh do có chlorophyll, màu vàng do có carotenoid,…).
Còn mùi và vị của tinh dầu chủ yếu gây ra do các cấu tử bị oxy hóa.
1.2.3.2. Tính chất hóa học
Các thành phần trong tinh dầu là các hợp chất terpenoid (tức các
hydrocarbon không no) nên chúng dễ bị thủy phân (nhất là ở nhiệt độ cao) và bị
phân hủy bởi ánh sáng thành các hợp chất khác. Vì vậy, ngƣời ta thƣờng bảo quản
tinh dầu trong những lọ sẫm màu, có miệng nhỏ và đậy nút kỹ.
1.2.4. Quá trình sinh tổng hợp tinh dầu trong cơ thể thực vật [3, 6]
Theo quan điểm hiện nay, ngƣời ta
cho rằng tinh dầu đƣợc sinh tổng hợp trong
các tế bào tiết (nằm trong thành phần cấu
trúc tiết), sau đó đƣợc vận chuyển và tập
trung ở cấu trúc chuyên biệt (gọi là khoang
chứa tinh dầu) nhờ hệ thống ống nội bào.

Hình 1.5. Cơ quan chứa tinh dầu vỏ
bƣởi dạng túi tiết

9
Sinh tổng hợp tinh dầu là một quá trình bao gồm hàng loạt các phản ứng hóa
học. Tùy theo mức độ phức tạp của cấu trúc, mỗi hợp chất có thể phải trải qua nhiều
phản ứng hóa học khác nhau. Nhiều nghiên cứu đều khẳng định rằng tất cả các phản
ứng tổng hợp đều xảy ra trên bề mặt của màng các cơ quan tử và tế bào.
Ở mỗi cơ quan của thực vật, trong các giai đoạn phát triển khác nhau, các
quá trình tổng hợp và biến đổi của tinh dầu xảy ra không nhƣ nhau. Điều này giải

thích sự khác biệt về hàm lƣợng và thành phần tinh dầu trong các cơ quan của cùng
một cây hoặc ở các giai đoạn sinh trƣởng khác nhau trong quá trình phát sinh cá thể.
Nguyên liệu cho quá trình sinh tổng hợp tinh dầu trong cây từ lâu đã đƣợc
thừa nhận là các sản phẩm của quá trình quang hợp và sự tổng hợp tinh dầu cũng
chỉ xảy ra trong điều kiện đƣợc chiếu sáng. Song gần đây, ngƣời ta cũng đã chứng
minh đƣợc rằng quá trình tổng hợp tinh dầu cũng có thể xảy ra cả trong điều kiện
không có ánh sáng và trong trƣờng hợp này rõ ràng nguyên liệu cho quá trình tổng
hợp là các sản phẩm trung gian của quá trình hô hấp.
Nhƣ vậy, sự tổng hợp tinh dầu trong cây là một quá trình vô cùng phức tạp
và đây cũng là vấn đề còn nhiều tranh cãi, cần phải nghiên cứu tiếp tục trong thời
gian tới.
1.2.5. Vai trò của tinh dầu trong đời sống thực vật [6, 19]
Vai trò của tinh dầu trong đời sống của cây đã đƣợc đề cập tới trong rất
nhiều công trình nghiên cứu. Nhìn chung, tinh dầu có nhiều chức năng sinh học
quan trọng đối với quá trình sinh trƣởng của thực vật nhƣ bảo vệ cây khỏi các tác
động của sâu bệnh, che phủ các vết thƣơng ở cây gỗ, ngăn chặn các bệnh do nấm,
biến đổi sức căng bề mặt của nƣớc trong cây do đó thúc đẩy sự vận chuyển nƣớc,
tăng hiệu quả của các phản ứng enzym. Ngoài ra, tinh dầu còn tham gia tích cực vào
quá trình trao đổi chất của cây. Mutxtiatse (1985) đã chứng minh rằng, các thành
phần tinh dầu đƣợc tích lũy trong tuyến tiết không phải là các chất tiết cố định mà
còn tham gia tích cực vào quá trình trao đổi chất của cây; do vậy thành phần hóa
học của tinh dầu ở trong cây luôn luôn đƣợc đổi mới. Qua các bằng chứng thực
nghiệm, có thể khẳng định chắc chắn rằng, nhiều thành phần hóa học của tinh dầu,

10
ví dụ một số acide có phân tử lƣợng thấp, rƣợu, các aldehyde mạch vòng là những
nguyên liệu khởi đầu để tổng hợp hàng loạt các chất có hoạt tính sinh học. Tuy
nhiên, để đánh giá chính xác vai trò của tinh dầu trong hoạt động sống ở cây, cần
phải tiến hành nghiên cứu từng thành phần riêng lẻ của tinh dầu hoặc các hợp chất
có cấu trúc gần nhau.

1.2.6. Ứng dụng của tinh dầu [8]
1.2.6.1. Trong công nghệ thực phẩm
Tinh dầu giữ vai trò quan trọng trong công nghệ sản xuất các loại bánh kẹo,
thức uống. Mặc dù sử dụng với lƣợng vô cùng nhỏ và dƣới những dạng khác nhau,
tinh dầu đã góp phần tạo hƣơng cho các loại thức ăn, đồ uống, làm cho chúng thêm
phần hấp dẫn. Gần đây, nhờ hoạt tính kháng vi sinh vật và khả năng chống oxi hóa
ƣu việt của nó, trong công nhệ thực phẩm cũng đã xuất hiện xu hƣớng sử dụng tinh
dầu nhƣ một chất bảo quản thực phẩm tự nhiên và an toàn thay cho các chất bảo
quản tổng hợp.
1.2.6.2. Trong y học
Tinh dầu là loại dƣợc phẩm đƣợc sử dụng nhiều nhất trong y học cổ truyền.
Mỗi loại tinh dầu có thành phần hóa học và cấu phần chính khác nhau nên những
hoạt tính trị bệnh cũng khác nhau, có loại tác dụng lên hệ thần kinh trung ƣơng, có
loại lại kích thích dịch tiêu hóa, dịch dạ dày, dịch ruột và dịch mật. Vì vậy, chúng
đƣợc điều chế thành thuốc chữa trị các bệnh về đƣờng hô hấp, tuần hoàn, tiêu hóa,
chữa đau bụng, nôn mửa, xoa bóp các chỗ đau, giảm mệt mỏi và kích thích hoạt
động của cơ bắp. Ví dụ: tinh dầu bạc hà có hàm lƣợng mentol cao có tác dụng kích
thích các đầu dây thần kinh, gây cảm giác lạnh và giảm đau tại chỗ do đó đƣợc
dùng làm chế phẩm cao xoa, dầu xoa; tinh dầu hƣơng nhu cung cấp eugenol dùng
làm thuốc sát trùng, thuốc giảm đau, chất dùng trong việc trám răng tạm thời; tinh
dầu thuộc họ cam quýt dùng làm thuốc kích thích tiêu hóa, trị cảm
1.2.6.3. Trong công nghiệp sản xuất mỹ phẩm
Ngày nay, ngành công nghiệp mỹ phẩm phát triển rất mạnh, tinh dầu không
những đƣợc sử dụng trực tiếp trong các spa cao cấp mà chúng còn là nguồn nguyên

11
liệu chủ yếu để sản xuất các sản phẩm nhƣ nƣớc hoa, kem đánh răng, xà phòng
thơm, dầu gội đầu, các loại kem dƣỡng da, son môi
1.3. Các phƣơng pháp sản xuất tinh dầu [2, 6, 7, 9, 17]
Hiệu suất và chất lƣợng tinh dầu cần tách phụ thuộc vào đặc tính lý-hóa của

tinh dầu cần tách, bộ phận mà chất thơm chứa trong nguyên liệu và phƣơng pháp
chiết xuất. Các phƣơng pháp chiết xuất tinh dầu thông dụng là chƣng cất, chiết, ƣớp
ngâm và ép.
1.3.1. Phƣơng pháp chƣng cất (Hydrodistillation)
Đây là phƣơng pháp đầu tiên đƣợc dùng để tách tinh dầu ra khỏi nguyên liệu
thực vật. Cơ sở của phƣơng pháp này là nhiệt độ sôi của hỗn hợp sẽ thấp hơn nhiệt
độ sôi của các cấu tử thành phần. Do đó, khi chƣng cất hơi nƣớc các cấu tử tinh dầu
sẽ đƣợc tách ra ở nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ sôi của nƣớc, vì vậy sẽ hạn chế sự biến
tính hóa học (sự oxy hóa, nhiệt phân ) các cấu tử tinh dầu. Trong quá trình chƣng
cất, hơi nƣớc sẽ đƣợc thẩm thấu vào các mô nguyên liệu, sau đó sẽ hòa tan, khuếch
tán và lôi cuốn theo các hợp chất hữu cơ trong thành phần tinh dầu. Dịch chƣng cất
sẽ đƣợc ngƣng tụ và phân tách thành 2 lớp (lớp tinh dầu bên trên và lớp nƣớc ở bên
dƣới) trong hệ thống ngƣng tụ. Sự khuếch tán sẽ dễ dàng khi tế bào chứa tinh dầu
trƣơng phồng do nguyên liệu tiếp xúc với hơi nƣớc bão hòa trong một thời gian nhất
định. Trƣờng hợp các mô thực vật có các hợp chất khó bay hơi (nhƣ sáp, nhựa, acid
béo dây dài mạch thẳng) thì quá trình chƣng cất phải đƣợc thực hiện trong một thời
gian dài vì những hợp chất này làm giảm áp suất hơi chung của hệ thống và làm cho
sự khuếch tán trở nên khó khăn.
1.3.1.1. Những yếu tố chính ảnh hưởng hiệu suất chưng cất tinh dầu
a) Sự khuếch tán
Ngay cả khi nguyên liệu đƣợc làm vỡ vụn thì chỉ có một số mô chứa tinh dầu
bị vỡ và cho tinh dầu thoát tự do ra ngoài theo hơi nƣớc lôi cuốn đi. Theo Von
Rechenberg, ở nhiệt độ sôi của nƣớc phần lớn tinh dầu còn lại trong các mô thực vật
sẽ đƣợc hòa tan vào trong nƣớc có sẵn trong tế bào thực vật. Dung dịch này sẽ thẩm
thấu dần ra bề mặt nguyên liệu và bị hơi nƣớc cuốn đi. Còn nƣớc sẽ thẩm thấu vào

12
nguyên liệu theo chiều ngƣợc lại và tinh dầu lại tiếp tục bị hòa tan vào lƣợng nƣớc
này. Quy trình này lặp đi lặp lại cho đến khi tinh dầu trong các mô thoát ra ngoài
hết. Nhƣ vậy, sự hiện diện của nƣớc rất cần thiết, cho nên trong trƣờng hợp chƣng

cất sử dụng hơi nƣớc quá nhiệt, chú ý tránh đừng để nguyên liệu bị khô. Tuy nhiên,
nếu lƣợng nƣớc sử dụng thừa quá thì cũng không có lợi, nhất là trong trƣờng hợp
tinh dầu có chứa những cấu phần tan dễ trong nƣớc.
Ngoài ra, vì nguyên liệu đƣợc làm vỡ vụn ra càng nhiều càng tốt, cần làm cho
lớp nguyên liệu có một độ xốp nhất định để hơi nƣớc có thể đi xuyên ngang lớp này
đồng đều và dễ dàng.
Vì các cấu phần trong tinh dầu đƣợc chƣng cất hơi nƣớc theo nguyên tắc nói
trên cho nên thông thƣờng những hợp chất nào dễ hòa tan trong nƣớc sẽ đƣợc lôi
cuốn trƣớc. Thí dụ, khi chƣng cất hơi nƣớc hạt caraway, đối với hạt không nghiền
thì carvon (có nhiệt độ sôi cao nhƣng tan nhiều trong nƣớc) sẽ ra trƣớc, còn limonen
(có nhiệt độ sôi thấp, nhƣng ít tan trong nƣớc) sẽ ra sau. Nhƣng với hạt caraway
nghiền nhỏ thì kết quả chƣng cất ngƣợc lại.
b) Sự thủy phân
Những cấu phần este trong tinh dầu dễ bị thủy phân cho ra acide và alcol khi
đun nóng trong một thời gian dài với nƣớc. Do đó, để hạn chế hiện tƣợng này, sự
chƣng cất hơi nƣớc phải đƣợc thực hiện trong một thời gian càng ngắn càng tốt.
c) Nhiệt độ
Nhiệt độ cao sẽ làm phân hủy tinh dầu. Do đó, khi cần thiết phải dùng hơi
nƣớc quá nhiệt (trên 100
0
C) nên thực hiện việc này trong giai đoạn cuối cùng của sự
chƣng cất, sau khi các cấu phần dễ bay hơi đã lôi cuốn đi hết. Thực ra, hầu hết các
tinh dầu đều kém bền dƣới tác dụng của nhiệt nên vấn đề là làm sao cho thời gian
chịu nhiệt độ cao của tinh dầu càng ngắn càng tốt.
Tóm lại, dù 3 ảnh hƣởng trên đƣợc xem xét độc lập nhƣng thực tế thì chúng có
liên quan với nhau và quy về ảnh hƣởng của nhiệt độ. Khi tăng nhiệt độ, sự khuếch
tán, thẩm thấu sẽ tăng, sự hòa tan tinh dầu trong nƣớc sẽ tăng nhƣng sự phân hủy
cũng tăng theo.

13

1.3.1.2. – Ưu và nhược điểm
Trong công nghiệp, ngƣời ta chia các phƣơng pháp chƣng cất hơi nƣớc ra
thành ba dạng chính: chƣng cất bằng nƣớc (water distillation), chƣng cất bằng nƣớc
và hơi nƣớc (water and steam distillation) và chƣng cấy bằng hơi nƣớc trực tiếp
nƣớc (direct steam distillation).
a) (Water Distillation):



Hình 1.6. Thiết bị chƣng cất
bằng nƣớc

b) (Water and Steam
Distillation):

Nƣớc +
Nguyên
liệu
Sinh
hàn
Bình
hứng

14


Hình 1.7. Thiết bị chƣng cất hơi nƣớc không có nồi hơi riêng

c) (Steam Distillation):


Nguyên
liệu
Vỉ nồi
Ống ngƣng tụ
Nguồn nhiệt
Van xả
nƣớc ngƣng
Van
khóa

15

Hình 1.8. Thiết bị chƣng cất hơi nƣớc có nồi hơi riêng

1.3.1.3. Ưu- nhược điểm của phương pháp chưng cất
a) Ưu điểm:
- Quy trình kỹ thuật tƣơng đối đơn giản.
- Thiết bị gọn, dễ chế tạo.
- Không đòi hỏi vật liệu phụ nhƣ các phƣơng pháp tẩm trích, hấp thụ.
- Thời gian chƣng cất tƣơng đối nhanh.
b) Nhược điểm:
- Không hiệu quả đối với những nguyên liệu có hàm lƣợng tinh dầu thấp.
- Chất lƣợng tinh dầu có thể bị ảnh hƣởng nếu trong tinh dầu có những cấu
phần dễ bị phân hủy.
- Không lấy đƣợc các loại nhựa và sáp có trong nguyên liệu (đó là những chất
định hƣơng thiên nhiên rất có giá trị).
- Trong nƣớc chƣng luôn luôn còn một lƣợng tinh dầu tƣơng đối lớn.
- Những tinh dầu có nhiệt độ sôi cao thƣờng cho hiệu suất rất kém.
1.3.2. Phƣơng pháp chiết (Extraction)
Cơ sở của phƣơng pháp dựa trên hiện tƣợng thẩm thấu, khuếch tán và hòa

tan của tinh dầu có trong các mô nguyên liệu khi tiếp xúc với dung môi hữu cơ.
Nhiệt
Hơi nƣớc
và hơi
tinh dầu
Hơi nƣớc
Nƣớc hoa
Nƣớc lạnh
Nƣớc nóng
Tinh
dầu

16
Phƣơng pháp chiết thƣờng dùng để tách các hƣơng liệu dễ bay hơi mà phƣơng pháp
chƣng cất tỏ ra kém hiệu quả.
Trong phƣơng pháp này nguyên liệu đƣợc ngâm trong dung môi hữu cơ thích
hợp, sau đó cất chân không để thu hồi dung môi, phần còn lại là hỗn hợp tinh dầu
và sáp đƣợc gọi là tinh dầu cô kết (gọi là “concrete oil”). Dùng cồn tuyệt đối hòa
tan “concrete oil” rồi để lạnh, khi đó phần sáp sẽ đông đặc và đƣợc tách loại, phần
dịch còn lại đƣợc đem chƣng cất lôi cuốn hơi nƣớc để thu tinh dầu tinh khiết (gọi là
“absolute oil”). Đây cũng chính là hai dạng sản phẩm chính của chất thơm hiện lƣu
hành trên thị trƣờng.
1.3.2.1. Yêu cầu của dung môi chiết
Yếu tố quan trọng nhất cho sự thành công của phƣơng pháp này là phẩm chất
và đặc tính của dung môi sử dụng, do đó dung môi chiết cần phải đạt đƣợc những
yêu cầu sau:
 Hòa tan hoàn toàn và nhanh chóng các cấu phần có mùi thơm trong
nguyên liệu.
 Hòa tan kém các hợp chất khác nhƣ sáp, nhựa dầu có trong nguyên liệu.
 Không có tác dụng hóa học với tinh dầu.

 Không biến chất khi sử dụng lại nhiều lần.
 Hoàn toàn tinh khiết, không có mùi lạ, không độc, không ăn mòn thiết
bị, không tạo thành hỗn hợp nổ với không khí và có độ nhớt kém.
 Nhiệt độ sôi thấp vì khi chƣng cất dung dịch ly trích để thu hồi dung
môi, nhiệt độ sôi cao sẽ ảnh hƣởng đến chất lƣợng tinh dầu. Điểm sôi
của dung môi nên thấp hơn điểm sôi của cấu phần dễ bay hơi nhất trong
tinh dầu.
 Ngoài ra, cần có thêm những yếu tố phụ khác nhƣ: giá thành thấp,
nguồn cung cấp dễ tìm, …
Thƣờng thì không có dung môi nào thỏa mãn tất cả những điều kiện kể trên.
Ngƣời ta sử dụng cả dung môi không tan trong nƣớc (nhƣ dietyl ete, ete dầu hỏa,

17
hexan, cloroform…) lẫn dung môi tan trong nƣớc (nhƣ etanol, axeton…). Trong
một số trƣờng hợp cụ thể, ngƣời ta còn dùng một hỗn hợp dung môi.
1.3.2.2. Ưu và nhược điểm của phương pháp
- Ưu điểm: Sản phẩm thu đƣợc theo phƣơng pháp này thƣờng có mùi thơm tự
nhiên. Hiệu suất sản phẩm thu đƣợc thƣờng cao hơn các phƣơng pháp khác.
- Khuyết điểm: Yêu cầu cao về thiết bị, thất thoát dung môi, quy trình tƣơng
đối phức tạp.
1.3.3. Phƣơng pháp ƣớp (Enfleurage)
Cơ sở của phƣơng pháp dựa trên hiện tƣợng hấp phụ chất thơm bởi các chất
béo dạng lỏng hay rắn (vaselin, parafin, dầu oliu hoặc mỡ động vật) đã tinh chế.
Ngƣời ta dùng các khay sâu 8cm, rộng 60cm, dài 100cm đáy là mặt kính có phủ lớp
chất béo để hấp phụ chất thơm. Các khay có thể xếp chồng lên nhau, trên mặt khay
xếp đều nguyên liệu để trích hƣơng và để yên trong khoảng từ 12-72 giờ tùy từng
loại nguyên liệu, sau đó thay lớp nguyên liệu mới và để hấp phụ từ 10-15 lần cuối
cùng thu đƣợc chất béo có mùi thơm. Đem lắc chất béo với etanol cao độ để trích ly
tinh dầu, sau đó để lạnh -10
0

C để loại bỏ hết chất béo bị kéo theo rồi cô đuổi etanol
dƣới áp suất thấp để thu tinh dầu. Kỹ thuật này thuờng đƣợc dùng để chiết hƣơng
thơm của các loài hoa để thu sản phẩm dƣới dạng tinh dầu cô đặc (“essence
concentrée”) dùng trong mỹ phẩm.
1.3.4. Phƣơng pháp ngâm (Hot Maceration)
Phƣơng pháp này dựa trên hiện tƣợng hấp thụ chất thơm bởi các loại dầu
béo. Hoa đƣợc ngâm trong dầu béo đã tinh chế trong một thiết bị đƣợc làm nóng bởi
hơi nƣớc ở 45-60
0
C trong thời gian từ 1-2h. Sau mỗi lần ngâm, vớt hoa ra cho vào
máy vẩy ly tâm để thu hồi dầu và cho tiếp nguyên liệu mới vào. Mỗi mẻ dung môi
có thể dùng để chiết 10-15 lần. Dầu béo đã bão hòa chất thơm đƣợc đem lắc với
etanol rồi cô dƣới áp suất thấp để thu đƣợc tinh dầu cô đặc tƣơng tự nhƣ trong
phƣơng pháp ƣớp.
1.3.5. Phƣơng pháp ép (Expression hay Cold Pressing)

×