TÀI LIỆU KIẾN TRÚC
GVHD:TRẦNVĂN HIẾN
Căn nhà nhiệt đới
Công trình “Nhà nhiệt đới” với tác giả là KTS Trần Thị Ngụ Ngôn và KTS Phan Thanh Hùng
đã đạt giải thưởng kiến trúc TP.HCM ở tiêu chí dành cho kiến trúc sư dưới 30 tuổi
SVTH: NGUYỄN VĂN DŨNG_C09X2/ TRANG:1
TÀI LIỆU KIẾN TRÚC
GVHD:TRẦNVĂN HIẾN
Căn nhà thiết kế tại Đồng Nai, đó là một công trình nhà ở kết hợp văn phòng làm
việc nằm trong khuôn viên một phân xưởng sản xuất. Như vậy, giải pháp đặt ra cho
hai kiến trúc sư trẻ là không chỉ xử lý thông thoáng để chống lại cái nắng, cái nóng
nhiệt đới mà còn phải quan tâm đến bụi, đến tiếng ồn.
Thoạt nhìn bên ngoài, đây là một công trình vừa phải, có hình khối đẹp với tỷ lệ hợp
lý. Vì là nhà ở kết hợp với văn phòng làm việc nên có yêu cầu làm sao để từ nhà
vẫn quan sát được công việc bên ngoài.
Mặt tiền nhà tính theo hướng chính nam nhưng “mặt tiền” dài hơn là phần hông nhà
dài mở ra hướng đông. Hướng bên hông này là phần lộ diện, có thể quan sát được
bố cục của ngôi nhà. Đây cũng chính là hướng quay về phía xưởng thép.
Giải pháp “che chắn” ở đây gồm tường hai lớp có các khung bao che bên ngoài
được thiết kế mảng khối lớn để cách ly bụi và tiếng ồn. Những lõm khoét bên hông
tường tạo những khoảng cách nhiệt cho căn nhà do cây xanh và bóng râm của
tường bao che tạo nên. Một hàng cây xanh được trồng bên hông, cản bớt ánh nắng
chiếu vào nhà. Sự kết hợp mảng đặc rỗng tạo nên khối nhà có sự mềm mại.
Bản vẽ mặt bằng tổng thể với vị trí ngôi nhà trong phân xưởng
SVTH: NGUYỄN VĂN DŨNG_C09X2/ TRANG:2
TÀI LIỆU KIẾN TRÚC
GVHD:TRẦNVĂN HIẾN
Bản vẽ mặt đứng ngôi nhà với giải pháp xử lý chắn nắng, chống nóng
Mặt bằng tầng trệt
Bên trong nhà, cảm giác mát mẻ còn tăng lên khi người thiết kế sử dụng nhiều hồ
nước chạy dọc hai bên và trước nhà. Gió từ bên ngoài đưa hơi mát vào bên trong.
SVTH: NGUYỄN VĂN DŨNG_C09X2/ TRANG:3
TÀI LIỆU KIẾN TRÚC
GVHD:TRẦNVĂN HIẾN
Một khoảng trống của bức tường hai lớp
cũng là lối vào bên hông nhà
Đắng sau búc tường là hồ nước
Hai góc nhìn khác nhau của “hành lang giải nhiệt” nằm ở phía tây của ngôi nhà
SVTH: NGUYỄN VĂN DŨNG_C09X2/ TRANG:4
TÀI LIỆU KIẾN TRÚC
GVHD:TRẦNVĂN HIẾN
MẶT BẰNG TỔNG THỂ KHU CÔNG NGHIỆP
Dự án thuộc quy hoạch trong tổng thể chung của Khu công nghiệp & Đô thị Bàu Bàng, nằm
tiếp giáp đại lộ rộng 60 m và nối liền với Đại lộ Bình Dương đi các tỉnh miền Đông và hàng
loạt các khu công nghiệp trọng điểm của Bình Dương. Các đường nội bộ và vành đai rộng 16
m với đầy đủ hệ thống chiếu sáng, cây xanh đạt tiêu chuẩn cho khu đô thị hiện đại bậc nhất.
SVTH: NGUYỄN VĂN DŨNG_C09X2/ TRANG:5
TÀI LIỆU KIẾN TRÚC
GVHD:TRẦNVĂN HIẾN
Bản đồ quy hoạch Bản vẽ tổng thể
Khách Sạn Suối Mơ
Khách Sạn Suối Mở Hạ Long (Halong Spring Hotel) là khách sạn tiêu biểu tại Hạ Long hàng năm đón
vài chục ngàn khách du lịch tới Hạ Long có nhu cầu ăn nghỉ tai khách sạn.
Khách sạn đạt tiêu chuẩn 4* tại Hạ Long, phòng rộng, nội thất trang trí bắt mắt, giá phòng hợp lý từ:
45$ - 115$
MẶT BẰNG TỔNG THỂ KHU THỂ THAO
SVTH: NGUYỄN VĂN DŨNG_C09X2/ TRANG:6
TÀI LIỆU KIẾN TRÚC
GVHD:TRẦNVĂN HIẾN
* Tổng mặt bằng quy hoạch chi tiết xây dựng TL 1:500 Trung tâm huấn luyện Câu lạc
bộ bóng đá SHB - Đà Nẵng:
MẶT BẰNG TỔNG THỂ CHỢ LỚN QUY NHƠN
Phối cảnh tổng thể dự án
Chợ được xây dựng tại khu đất rộng hơn 12.000m2, mặt tiền giáp các đường Tăng Bạt Hổ -
Cao Thắng - Đinh Bộ Lĩnh trên trục đường chính Trần Hưng Đạo, gồm khối nhà lồng nằm ở
trung tâm chợ, các khối kiôt vây xung quanh khối nhà lồng, nhà ăn hình bát giác, kho hàng,
nhà vệ sinh công cộng…
Đây là chợ hạng nhất theo tiêu chuẩn quốc gia, kinh doanh tổng hợp các ngành hàng và thực
phẩm tươi sống.
SVTH: NGUYỄN VĂN DŨNG_C09X2/ TRANG:7
TÀI LIỆU KIẾN TRÚC
GVHD:TRẦNVĂN HIẾN
Theo kế hoạch, chợ sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng trong tháng 12-2010, tạo điều kiện
kinh doanh ổn định cho các hộ thuộc chợ Lớn Quy Nhơn cũ.
Cụ thể, chủ đầu tư sẽ dành 244 lô để ưu tiên cho các hộ tiểu thương bị thiệt hại nặng do vụ
hỏa hoạn đêm 16-12-2006.
MẶT BẰNG NHÀ Ở NÔNG THÔN
PHONG CÁCH BIỆT THỰ TRONG THỜ ĐẠI MỚI
Biệt thự từ xưa đến nay luôn là mô hình nhà ở cao cấp với không gian công cộng cho cả gia đình,
không gian riêng cho mỗi thành viên và những góc vườn giúp thư giãn, nghỉ ngơi. Biệt thự được xây
dựng trên khu đất đủ lớn để công trình không có mặt nào liền kề khu đất khác và thường có chiều
cao từ 1 đến 3 tầng.
SVTH: NGUYỄN VĂN DŨNG_C09X2/ TRANG:8
TÀI LIỆU KIẾN TRÚC
GVHD:TRẦNVĂN HIẾN
M
ô
hì
nh
nh
à
ở
bi
ệt
th
ự
có
th
ể
nó
i
là
m
ột
tr
on
g
nh
ữn
g
m
ô
hì
nh
nh
à
ở
lâ
SVTH: NGUYỄN VĂN DŨNG_C09X2/ TRANG:9
TÀI LIỆU KIẾN TRÚC
GVHD:TRẦNVĂN HIẾN
u
đờ
i
nh
ất
th
ế
gi
ới
Những ngôi biệt thự xưa không có gara để ô tô, xe máy như bây giờ. Thay vào đó là khu chuồng
ngựa ở cạnh để “nhốt” phương tiện đi lại. Những chiếc ti vi không thấy xuất hiện trong căn phòng.
Không có điều hòa nhiệt độ và cũng chẳng có hệ thống trang âm, hệ thống báo cháy, báo khói…
Ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học, công nghệ, các nhà sản xuất liên tục cho ra đời loại
vật liệu mới và trang thiết bị mới phục vụ xây dựng. Diện tích đất để xây dựng biệt thự không còn
rộng nữa… Vì vậy kiến trúc của những ngôi biệt thự cũng thay đổi theo để phù hợp với nếp sống của
con người thời đại mớ
MẶT BẰNG NHÀ KHO
MẶT BẰNG TRƯỜNG HỌC
SVTH: NGUYỄN VĂN DŨNG_C09X2/ TRANG:10
TÀI LIỆU KIẾN TRÚC
GVHD:TRẦNVĂN HIẾN
MẶT BẰNG TỔNG THỂ CHUNG CƯ
Chung cư Phú Hoà cho người có thu nhập thấp tại Bình Dương
Công trình toạ lạc tại thị xã Thủ Dầu Một, gồm một trệt, năm lầu với 117 căn hộ (có ba loại căn hộ
diện tích 30 – 60m2), giải quyết chỗ ở cho khoảng 600 người. Đây là công trình nhà ở xã hội đầu tiên
trên địa bàn tỉnh sử dụng nguồn vốn ngân sách để xây dựng, nhằm góp phần giải quyết chỗ ở cho
công nhân và người lao động có thu nhập thấp.
SVTH: NGUYỄN VĂN DŨNG_C09X2/ TRANG:11
TÀI LIỆU KIẾN TRÚC
GVHD:TRẦNVĂN HIẾN
Chung cư Phú Hoà cho người có thu nhập thấp tại Bình Dương - Ảnh minh hoạ
SVTH: NGUYỄN VĂN DŨNG_C09X2/ TRANG:12
TÀI LIỆU KIẾN TRÚC
GVHD:TRẦNVĂN HIẾN
SVTH: NGUYỄN VĂN DŨNG_C09X2/ TRANG:13
TÀI LIỆU KIẾN TRÚC
GVHD:TRẦNVĂN HIẾN
NHẬN XÉT VỀ KIẾN TRÚC XUA VA NAY-XU
HƯỜNG THỜI KỲ MỚI
Xu hướng sáng tác & Những biểu hiện hình thức trong kiến trúc Việt Nam thời kỳ đổi
mới([ sưu tầm được bài phát biểu của Ts.kts.Lê Thanh Sơn trong 1 hội thảo
ktr])
Khảo sát kiến trúc Việt nam trong thời kỳ đổi mới, chúng tôi nhận thấy có mấy biểu hiện sau
đây:
1. VỀ MẶT ĐỊNH LƯỢNG: số lượng KTS có nhiều hơn 3 công trình kiến trúc được thiết kế với
cùng một phong cách gần như không có. Có thể nhiều KTS có nhiều công trình thiết kế đẹp,
nhưng mỗi thiết kế lại theo một phong cách khác nhau, phù hợp với quan điểm, với cá tính
của KTS thì ít mà phải phù hợp với định mức đầu tư, với “quan điểm” & sự thay đổi bất
thường của giới chủ đầu tư thì nhiều. Điều đó nói lên sự thiếu ổn định để có được một xu
hướng trong sáng tác kiến trúc hiện nay. Thực trạng không mấy đáng phấn khích trong sáng
tác nghệ thuật những năm vừa qua phần nào đã được bộc bạch thẳng thắn trong suy nghĩ
của điêu khắc gia Nguyễn Hải: “thực sự tôi đã và đang làm công việc của một nhà chuyên
môn nhiều hơn công việc của một người sáng tác”.
Nếu có KTS nào đó kiên trì phong cách kiến trúc của mình trong hơn 3 công trình – như KTS
Võ Trọng Nghĩa với các kiến trúc sử dụng vật liệu thảo mộc địa phương – thì cũng vẫn chỉ là
một hiện tượng riêng lẻ, chưa có nhiều KTS khác chia sẻ quan điểm này trong thực hành,
mặc dù anh đã đạt được nhiều giải thưởng liên quan đến kiến trúc có màu sắc sinh thái &
bền vững.
2. VỀ MẶT ĐỊNH TÍNH thì “phong cách”, “trường phái” hay “xu hướng” trong sáng tác là một
nội dung quan trọng để đánh giá hoạt động kiến trúc. Cho đến nay, chưa thực sự có những
kiến trúc sư hội đủ điều kiện về số lượng công trình thiết kế đã được xây dựng, thật sự
khẳng định về khuynh hướng sáng tác (đến mức có thể nhận diện được), để tiến hành một
cuộc phân hóa giữa họ về “phong cách”, “trường phái” hay “xu hướng”. Mặt khác, do phụ
thuộc nhiều yếu tố khác nhau mà chất lượng thiết kế của từng tác giả cũng chưa ổn định. Đó
là chưa kể đến sự thiếu vắng những công trình kiến trúc đủ tầm vóc đánh dấu thời đại, tạo
ra những ảnh hưởng có tính “chuyển hướng” cho “đoàn tàu” kiến trúc của VN. Những thực
tế đó là lý do để có thể kết luận: hoạt động kiến trúc ở VN tại thời điểm này các vấn đề liên
quan đến “trường phái” hay “xu hướng” là chưa thể đặt ra. Báùo cáùo “Mười năm kiến trúc
Việt Nam 1975 – 1985“ của Hội Kiến trúc sư Việt Nam, vẫn tỏ ra đúng đắn khi cho rằng:
“ kiến trúc của chúng ta cho đến nay dường như vẫn còn chưa có khuynh hướng”.
Có một thực tế là khi thiết kế, giới KTS chúng ta thường hay tham khảo, nhặt nhạnh từ
những công trình, sách báo, tạp chí nước ngoài những hình thức, chi tiết để đưa vào trong
sáng tác của mình. Và chủ đầu tư cùng giới quản lý kiến trúc rất ít khi quan tâm đến điều
này, một trong những nguyên nhân là trình độ chuyên môn và thẩm mỹ của họ không đủ để
đề cập đến những vấn đề này. Ơû những nước phát triển, KTS & chủ đầu tư được luật pháp
đảm bảo cho quyền sở hữu những hình mẫu đã được sáng tạo. Theo đó, những ai muốn sao
chép ít nhiều gì từ bản quyền của họ phải được cho phép và quan trọng nhất là phải trả tiền
TKP cho việc sử dụng lại bản quyền đó một cách hợp pháp. Ơû VN điều này có thể còn rất
SVTH: NGUYỄN VĂN DŨNG_C09X2/ TRANG:14
TÀI LIỆU KIẾN TRÚC
GVHD:TRẦNVĂN HIẾN
mới để có thể tiếp thu và thực thi.
Những biểu hiện hình thức trong kiến trúc VN trong những năm qua còn cho thấy nguyên
nhân sâu sa của việc chúng ta chưa có điều kiện cập nhật và làm phong phú hóa các cơ sở lý
luận để làm “bệ phóng” hay ít ra cũng có tác dụng định hướng cho con đường phát triển của
kiến trúc nước nhà. Con đường tiếp thu những tinh hoa khoa học kỹ thuật và vốn lý luận
phục vụ cho các sáng tạo kiến trúc của nhân loại chưa thực sự được mở ra một cách có hệ
thống và chính qui. Mặt khác, nền kinh tế của chúng ta chưa vượt qua giai đoạn “hội nhập”
để tiến vào giai đoạn “cất cánh”. Với một tiềm lực kinh tế chưa đủ mạnh như vậy, giới kiến
trúc nước ta bị hạn chế rất nhiều vì không có được cơ hội thực hành thiết kế trong những
công trình kiến trúc có tầm vóc lớn. Những nỗ lực lẻ tẻ, có tính chất cá thể của hầu hết giới
hành nghề thiết kế kiến trúc trong việc tiếp thu những tinh hoa kiến trúc của thời đại chủ
yếu thông qua con đường sao chép máy móc, đôi khi khá sống sượng, thiên về những “hình
thức” và “trực quan” từ sách báo, tư liệu nước ngoài, ít sàng lọc.
Có thể thấy rõ kiến trúc ở VN ngày nay chịu ảnh hưởng từ những xu hướng khác nhau trên
thế giới là một tất yếu. Nhìn những ngôi nhà căn phố, biệt thự, công sở… theo “kiểu Pháp”,
người ta có thể liên hệ đến kiến trúc Hậu – Hiện đại; với những quán cà phê cố tình xiêu
vẹo, người ta có thể liên hệ đến ảnh hưởng của Giải tỏa kết cấu; còn với những mảng tường
kính lớn, liên kết bởi những spider trên hệ khung bằng inox sáng loáng, người ta có quyền
phấn khởi rằng Việt Nam đã có kiến trúc Hi – Tech… Còn nếu có cuộc thi lớn về kiến trúc thì
người ta ép bằng được các không gian kiến trúc của công trình vào những hình thể tròn -
vuông và cứ tin tưởng rằng như thế đã là “khai thác văn hóa truyền thống”. Điều đó không
sai, thế nhưng nó vừa gây phản cảm lại vừa làm tầm thường hóa cái gọi là di sản văn hóa
dân tộc.
Trong các công trình nghiên cứu về văn hóa VN của Phan Ngọc và Trần Ngọc Thêm có nêu
mấy đặc điểm đáng chú ý liên quan trực tiếp đến phương cách hành nghề kiến trúc ở nước
ta hiện nay. Phan Ngọc thì nhấn mạnh đến tính chất ưa sao chép, cắt xén, gán ghép cái này
với cái khác mà ông gọi là collage. Tức là cái đặc tính không làm ra cái gì, dù là làm theo cái
đã có khuôn mẫu một cách hoàn chỉnh, rồi sau đó mới tiến hành cải biên, chế biến, cải tiến.
Cái tác phong đó có ở người Nhật, còn người VN ta ưa tiến hành công đoạn 2, ngay cả khi
chưa thực sự nắm vững công đọan 1. Trần Ngọc Thêm thì đề cập đến tính tư hữu, tính cộng
đồng và tính linh hoạt. Tư hữu thì liên quan đến cung cách làm ăn nhỏ, manh mún, lo vun
vén lợi ích cá nhân hoặc cục bộ. Cộng đồng liên quan đến việc ít thừa nhận vai trò cá nhân,
thiếu mạnh dạn trong đề xuất, đột phá, ưa ỷ lại vào ý kiến tập thể, thích chiều theo đám
đông. Linh hoạt là nguyên nhân dẫn đến cách làm tuỳ tiện, giải quyết cái trước mắt, thiếu
chiến lược lâu dài.
3. VỀ MẶT KHÁI NIỆM thì hiện nước ta có một thực trạng không ai vui thích nhưng lại lớn
mạnh khác thường & dường như lấn át những mầm mống tốt đẹp khác trong kiến trúc, đó
là hiện tượng kiến trúc giả cổ phương Tây, giả dân tộc, giả Hi – Tech đang tràn lan khắp nơi,
từ miền xuôi đến miền ngược, từ thành thị đến nông thôn. Cái hiện tượng kỳ quặc này
không ai bảo ai và cũng không ai thực sự đứng ra hô hào, cổ vũ, nhưng nếu xét về số lượng
thì những hoạt động xây dựng nêu trên dường như đã định hình nên một vài “xu hướng”
kiến trúc ở VN hiện nay. Có điều những xu hướng đó không phải là những biểu hiện của một
SVTH: NGUYỄN VĂN DŨNG_C09X2/ TRANG:15
TÀI LIỆU KIẾN TRÚC
GVHD:TRẦNVĂN HIẾN
nền kiến trúc lành mạnh và cũng không có cá nhân hay tổ chức nào muốn đứng ra nhận lãnh
trách nhiệm về những xu hướng đó cả.
Một nền kiến trúc rõ nét trước hết phải là một nền kiến trúc được ghi nhận thông qua sáng
tạo của những nhóm KTS có quan điểm gần nhau trong sáng tạo kiến trúc. Chỉ khi nào hội
đủù các dấu hiệu nêu trên thì mới có thể nói rằng nền kiến trúc ấy đang có một xu hướng
hẳn hoi. Xu hướng khai thác đặc tính văn hóa truyền thống trong kiến trúc Nhật Bản thập
niên 1960 hoặc “Làn sóng mới” (New Waves) thập niên 1980 – 1990 là một trong những ví
dụ đặc sắc.
Tại Hội thảo này, nếu nhiệm vụ của chúng ta là phải xác định “Các xu hướng sáng tác kiến
trúc ở VN trong những năm Đổi mới” thì theo ý kiến chúng tôi có nghĩa là phải chỉ ra các dấu
hiệu đầy đủ về quan điểm sáng tác của các cá nhân KTS hoặc nhóm KTS nếu có. Vậy nên thế
nào là một quan điểm kiến trúc sẽ là câu trả lời cho nhiệm vụ này. Vì nếu không có những
quan điểm về kiến trúc thì cũng không có cơ sở để hình thành nên một xu hướng kiến trúc.
Kiến trúc Giải tỏa kết cấu (Deconstruction) dẫu có làm cho nhiều KTS lúng túng trong cảm
nhận bởi những hình thể mới lạ, vặn vẹo, xiên đổ…. thì cũng vẫn cứ đàng hoàng là một thứ
kiến trúc có quan điểm riêng biệt, độc đáo.
Các KTS theo xu hướng này lại có những bút pháp nghề nghiệp hết sức đa dạng, không ai
muốn là bản sao của người khác, và chính vì điều ấy mà họ là những ngôi sao sáng của một
xu hướng kiến trúc. Peter Eisenman tạo ra những khối kiến trúc kỳ dị, bùng nhùng trong khi
Frank Ó Gehry ưa thích sự văn vẹo, xộc xệch; Daniel Libeskind thường sử dụng những khối
hình gãy đổ kết hợp với những đường rạch thủng xiên chéo; gần đây Haza Hadid lại thiên về
những khối hình lượn, vặn liên tục, thuôn dài trong không gian; dường như bà không còn ưa
chuộng những hình thức chênh vênh đã quá quen thuộc lúc trước nữa. Mặc dù vậy, điểm
chung giữa họ là không tiếp tục thừa nhận những hình thức thuần túy của kiến trúc nữa mà
hướng đến những “giấc mơ”, ở trong thế giới đó “hình thức được sinh ra từ chí tưởng
tượng” như chính Bernard Tschumi đã khẳng định. Như thế, một xu hướng sáng tác kiến
trúc đã được xác định, trong đó có nhiều KTS có cùng quan điểm nhưng lại khác nhau về
phong cách.
Vậy thì nhiệm vụ xác định xu hướng sáng tác kiến trúc ở VN của Hội thảo này theo ý kiến của
chúng tôi là bất khả thi nếu xét theo những tiêu chí vừa nêu. Thực tế hơn cả là hãy xem xét
những biểu hiện hình thức trong kiến trúc giai đoạn vừa qua như là một cách hữu hiệu để
bàn về một điều gì đó tương tự như là những “xu hướng kiến trúc”.
KIẾN TRÚC NGẪU HỨNG
SVTH: NGUYỄN VĂN DŨNG_C09X2/ TRANG:16
TÀI LIỆU KIẾN TRÚC
GVHD:TRẦNVĂN HIẾN
SVTH: NGUYỄN VĂN DŨNG_C09X2/ TRANG:17
TÀI LIỆU KIẾN TRÚC
GVHD:TRẦNVĂN HIẾN
BIỆT THỰ PHỐ
SVTH: NGUYỄN VĂN DŨNG_C09X2/ TRANG:18
TÀI LIỆU KIẾN TRÚC
GVHD:TRẦNVĂN HIẾN
BIỆT THỰ VƯỜN
SVTH: NGUYỄN VĂN DŨNG_C09X2/ TRANG:19
TÀI LIỆU KIẾN TRÚC
GVHD:TRẦNVĂN HIẾN
NHÀ TRÊN THÁC NƯỚC VÀ BẢO TÀNG
NHÀ PHỐ KẾT HỢP KINH DOANH TẦNG 2
SVTH: NGUYỄN VĂN DŨNG_C09X2/ TRANG:20
TÀI LIỆU KIẾN TRÚC
GVHD:TRẦNVĂN HIẾN
KHU BẾP ĂN NHÀ HÀNG
SVTH: NGUYỄN VĂN DŨNG_C09X2/ TRANG:21
TÀI LIỆU KIẾN TRÚC
GVHD:TRẦNVĂN HIẾN
NHÀ Ơ GIA ĐÌNH
SVTH: NGUYỄN VĂN DŨNG_C09X2/ TRANG:22
TÀI LIỆU KIẾN TRÚC
GVHD:TRẦNVĂN HIẾN
NHÀ LÔ PHỐ
MẶT BẰNG NHÀ CHUNG CƯ
SVTH: NGUYỄN VĂN DŨNG_C09X2/ TRANG:23
TÀI LIỆU KIẾN TRÚC
GVHD:TRẦNVĂN HIẾN
SVTH: NGUYỄN VĂN DŨNG_C09X2/ TRANG:24