Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Trở thành cha mẹ hoàn hảo -2 doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (154.9 KB, 8 trang )

Các bậc phụ huynh thường chỉ tập trung vào hành vi của con cái mà quên chú ý
đến hành vi, cư xử của chính mình. Tại sao các ông bố bà mẹ không nhìn lại bản
thân từ những mong chờ của con trẻ?
Trong một cuộc khảo sát tiến hành ở 100.000 đứa trẻ, với câu hỏi con cái cần gì
nhất ở cha mẹ, 10 câu trả lời dưới đây rất đáng cho các đấng sinh thành suy ngẫm:

1. Con cái không muốn cha mẹ cãi nhau trước mặt chúng

Trẻ con có khuynh hướng bắt chước bố mẹ. Cách bạn giải quyết những mâu
thuẫn, xung đột gia đình sẽ tác động đến tâm lý và hành vi cư xử của trẻ. Hãy
kiềm chế và xử lý bất đồng trong ôn hòa, nhã nhặn.

2. Muốn được cha mẹ đối xử công bằng như mọi thành viên khác

Đối xử công bằng với con cái không phải là cào bằng mọi thứ. Mỗi đứa con là
một cá thể độc lập, nhưng tất cả đều cần tình yêu thương và sự cảm thông như
nhau.

3. Cha mẹ là những người lương thiện, thành thật

Khi bạn bảo người tiếp thị qua điện thoại rằng bạn không có ở nhà nhưng thực
tế bạn đang ngồi cạnh các con trong nhà, bạn đã gieo vào đầu con ý nghĩ không tốt
về sự nói dối của người lớn.

4. Cha mẹ là những người bao dung, rộng lượng

Khi bạn có lòng khoan dung với mọi người, trẻ sẽ học được điều đó trong cư xử
với những người xung quanh.

5. Niềm nở với các bạn của con


Khi con đưa bạn về nhà chơi, bạn sẽ dễ dàng nhận biết con mình kết thân với
những ai và giúp con định hướng tình bạn. Hãy rộng mở cánh cửa đón chào bạn
của các con.

6. Cha mẹ xây dựng tinh thần tập thể cho con cái

Mọi thành viên trong gia đình sẽ có trách nhiệm với nhau hơn, gắn bó hơn. Ý
thức tập thể sẽ giúp con bạn phát triển tốt hơn trong môi trường học đường.

7. Cha mẹ là những người biết lắng nghe và giải đáp thắc mắc của con

Có bao giờ bạn cảm thấy có lỗi khi bảo “bây giờ cha/ mẹ bận lắm. Chúng ta hãy
nói về việc này sau nhé”. Và vấn đề ấy bị lãng quên, không được đề cập đến dù
thời gian “sau này” đã qua không biết bao lần. Hãy dành thời gian để giải đáp
những thắc mắc của con cái. Nếu bạn không có câu trả lời thì nên ghi nhận lại và
giúp con tìm lời giải đáp sau.

8. Tránh kỷ luật con trước mặt người ngoài

Cha mẹ có thể phạt trẻ khi cần thiết nhưng không nên thực hiện trước mặt người
lạ, đặc biệt là trước bạn bè của con. Chúng cũng cần được tôn trọng và đối xử như
người lớn.

9. Cha mẹ nên tập trung vào ưu điểm hơn là khuyết, nhược điểm của con

Hãy ghi nhận những điểm tốt và điểm chưa tốt của con và lựa lúc thích hợp chỉ
ra cho chúng thấy để phát huy mặt mạnh và hạn chế mặt yếu.

10. Cha mẹ nên nhất quán và kiên định


Đôi khi sự linh động và mềm dẻo của bạn không làm hỏng trẻ; nhưng cần làm
cho con cái hiểu tình yêu mà bạn dành cho chúng là không thay đổi và những
nguyên tắc, những giới hạn bạn đặt ra cho trẻ là nhất quán.
Theo Triệu Tú Vân / Người Lao Động

Con gái và bố
Các cô bé thường có xu hướng thân với bố hơn mẹ nhưng theo năm tháng, những
e ngại về giới tính đã khiến khoảng cách giữa 2 bố con ngày càng mở rộng. Con
gái không còn bé bỏng nữa. Mới cách đây không lâu còn thoải mái sà vào lòng bố
nũng nịu mà giờ đây, đã lảng tránh mọi sự vỗ về thân mật. Đó chính là do bản
năng e ngại giới tính.Giúp bố và con gái vượt qua những trở ngại này là trách
nhiệm của người mẹ.

Đáng lo là điều này sẽ tạo ra sự mất cân bằng tâm lý cho cả hai. Người bố đột
nhiên cảm thấy mất mát khi không còn được thể hiện tình yêu thương với con
bằng những cách thức mình đã quen làm trong hơn 10 năm qua. Ngược lại, điều
đó cũng được con gái cảm nhận trong sự thất vọng lớn vì dường như “Bố không
còn thương con như trước!”.

Tệ hơn nữa, có những điều hồi trước con gái mè nheo và được bố nhượng bộ thì
nay không còn như vậy. Con gái không hiểu rằng đó là vì bố cần dạy dỗ cho con
trở thành một thiếu nữ trưởng thành, hiểu biết mà lại diễn dịch theo hướng tiêu
cực.

Giúp bố và con gái vượt qua những mâu thuẫn, trở ngại này là trách nhiệm của
người mẹ. Dù con cái trở nên xa cách với cha mẹ khi bước vào tuổi mới lớn thì
người mẹ vẫn tiếp cận với con gái dễ dàng hơn và sử dụng cách nói tương đồng về
giới tính để giúp con hiểu bố.

Khi nào con gái tâm sự với mẹ rằng: “Con cảm thấy mẹ dễ gần hơn bố vì dường

như bây giờ bố khó với con hơn trước” thì đó là cơ hội tốt để người mẹ phân tích
cho con gái hiểu những điều sau:

Bố khác với mẹ

Hiển nhiên là vậy, nhưng có khi cả mẹ lẫn con gái lại quên mất điều đó. Bố ứng
xử khác với mẹ và con gái. Công việc của bố có thể cần đến thế lực nhiều hơn
(hoặc trí tuệ hơn). Cách các ông bố đặt vấn đề cũng như cách lý giải cuộc sống
càng khác với mẹ và con gái. Người mẹ có thể đặt một câu hỏi đơn giản “Con có
muốn cha mẹ của mình lại giống nhau y hệt không?” để giúp con gái hiểu điều này
và hiểu rằng chính những sự khác biệt đó khiến bố là người đặc biệt trong gia
đình.

Hầu hết đàn ông không có khả năng xử lý nhiều việc cùng một lúc như đa số
phụ nữ có thể làm. Hãy dặn dò con gái rằng, điều đó có nghĩa là khi mẹ vắng nhà
thì bố sẽ phải “chiến đấu vất vả” mới có thể làm xong tất cả những công việc hằng
ngày như lo ăn sáng, ăn trưa, đưa đón con đi học, mua sắm, coi sóc con cái làm bài
tập bên cạnh công việc cá nhân và công việc mưu sinh ngoài xã hội của bố. Nhà
cửa có thể lộn xộn hơnn và bố sẽ rất dễ nổi nóng. Đừng trêu chọc bố, đừng quấy
rầy mè nheo thêm! Hãy thông cảm và giúp đỡ bố việc gì mà con thấy có thể làm
được.

Bố là người thế nào?

Lúc các cô con gái tuổi mới lớn cảm thấy ấm ức và có suy nghĩ tiêu cực về bố
do bố không đáp ứng những điều con gái muốn được bố làm cho, để con chờ dài
cổ một chầu kem chỉ có hai bố con như đã hứa chẳng hạn. Người mẹ hãy cho con
biết rằng hầu hết các ông bố đều chịu áp lực rất lớn trong công việc, có rất nhiều
điều phải tính toán trong đầu nhưng cũng hiểu rất rõ trách nhiệm đối với gia đình.


Tuy nhiên, càng nhiều trách nhiệm như vậy thì bố càng dễ bị stress. Có thể bố
không rảnh để làm những điều mà con gái muốn. Những lúc ông bố làm cho con
gái thất vọng, người mẹ hãy khuyên con gái đừng cằn nhằn trách móc, cũng đừng
giữ trong lòng nỗi hờn giận.

Hãy bảo con rằng một cuộc nói chuyện có định thời gian, có chủ đề, bằng lời
nói đơn giản dễ hiểu và hẹn trước sẽ giúp con có được sự tập trung hoàn toàn của
bố và dễ đạt kết quả hơn. Đừng quên nhắc con gái nói với bố rằng con đã nhớ bố
như thế nào khi bố không có mặt và rằng bố là thành viên quan trọng trong gia
đình đối với nó.

Chia sẻ với bố những mối quan tâm chung

Cách để gần gũi tự nhiên nhất với bố là tham dự vào những thú vui bố thích mà
con gái có thể chơi như đánh golf, tennis, xem đá bóng, đi nghe hòa nhạc Người
mẹ hãy nói với con gái rằng cho dù có thể con không thực sự cảm thấy thích
những trò chơi đó thì cũng đáng để đầu tư thời gian vì nó cho hai cha con cơ hội
làm việc chung, chia sẻ niềm vui, mối quan tâm chung; và quan hệ giữa bố và con
gái sẽ phát triển tốt đẹp hơn.

Hãy nói với con rằng không ai biết trước mình có thể sống được bao lâu và
khoảng thời gian gia đình hạnh phúc bên nhau sẽ kéo dài bao lâu; bởi thế, thật
đáng tiếc khi chúng ta lãng phí thời gian. Con gái sẽ rất biết ơn mẹ đã khuyến
khích mình dành thời gian chia sẻ với bố. Đến một ngày, con sẽ tự hiểu rằng đấy
là khoảng thời gian con làm bố cảm thấy hạnh phúc nhất, cũng là khoảng thời gian
con hạnh phúc nhất.

Thế kỷ 21 của con gái bạn là một thế kỷ nhân loại chứng kiến nhiều thành tựu
khoa học kỹ thuật vượt bậc hơn thời cha mẹ nó. Dù vậy, "đàn ông sao Hỏa đàn bà
sao Kim" vẫn là chuyện có thực, hai giới sẽ còn chưa hiểu hết nhau.


Hãy nói với con gái rằng chìa khóa để con hiểu về quan hệ với người khác phái
chính là mối quan hệ với bố. Nên gần gũi với bố sẽ mở toang một thế giới kinh
nghiệm mà con gái không thể tìm thấy ở mối quan hệ nào khác. Nói với con rằng
hãy kính trọng, yêu thương bố, kiên nhẫn với bố khi bố ngày một già đi và tận
hưởng niềm vui có bố trong đời.
Theo Doanh nhân Sài Gòn

Mẹ sinh thêm em bé
Từ ngày nhà có thêm em bé, My bỗng thấy mình như “người thừa”. Mọi sự quan
tâm, chú ý bố mẹ đều dành cho “nhân vật” mới. My trở nên ương bướng và quấy
rối không giống cô bé ngoan ngoãn ngày xưa tẹo nào. Bố quát “My hư”, mẹ cằn
nhằn: “Càng lớn càng khó bảo”.

Không riêng gì My mà nhiều đứa trẻ khác cũng rơi vào trường hợp tương tự khi
mẹ sinh thêm em bé. Trước, bố mẹ chỉ quan tâm, săn sóc mình nó, giờ thì Mẹ cả
ngày bên em bé, âu yếm xuýt xoa; bố đi làm về là chạy ngay lại bế bé cưng nựng.
My thấy mình như bị bỏ rơi, bị cô lập và nó trở nên quậy phá.

Nhiều đứa trẻ như My trở nên lầm lì, ít nói hoặc tìm mọi cách gây sự chú ý của
người lớn. Có đứa trẻ nghịch phá đồ đạc, bôi bẩn nhà cửa làm bố mẹ phát cáu:
“Sao con hư thế hả?” Càng mắng mỏ, đứa trẻ càng thấy mình bị hắt hủi, càng tỏ
thái độ ghét em bé. Thậm chí có những đứa ban đầu chỉ là giả vờ nổi loạn để gây
sự chú ý, sau thì trở thành những đứa trẻ ngỗ ngược, nổi loạn thật.

Nhiều ông bố bà mẹ không hiểu nổi tại sao đứa trẻ lại thế, và không ít người đã
có cách cư xử sai lầm. Thực ra để xử lý tình huống này chỉ cần các vị phụ huynh
nhạy cảm hơn một chút, để hiểu rằng:

- Khi có thêm em bé, mọi người trong gia đình đều dồn tình yêu và sự quan tâm

cho thành viên mới. Đứa trẻ cần được chăm sóc cẩn thận nhưng cũng không vì thế
mà sao nhãng chăm sóc, chơi đùa với ông anh hoặc bà chị của bé.

- Lứa tuổi mầm non rất dễ bị tổn thương về mặt tình cảm. Chỉ cần câu nói hay
hành động vô ý của bậc phụ huynh cũng có thể đẩy đứa trẻ đến phản ứng dại dột.
Nên nhẹ nhàng, vui đùa và quan tâm đến con cái.

- Khi người mẹ chăm sóc em bé mới sinh có thể đưa đứa trẻ “nhập cuộc” như
“My xem em bé yêu chưa? Y như con ngày bé ấy”. Hay “Chị My lấy giúp cái
khăn để mẹ lau cho em”. Ba mẹ con chơi đùa với nhau, đứa trẻ sẽ thấy vui hơn,
yêu em bé hơn.

- Không nên chê đứa trẻ và khen em bé trước mặt những người khách đến chơi,
dù chỉ là câu nói trêu đùa vui vẻ.

- Nên công bằng, không phân biệt anh lớn, em bé vì đứa con nào cũng thế, cần
được yêu thương như nhau.
Thu Nguyên

Đọc truyện cho con
Cha mẹ là cầu nối đưa con đến với thế giới tri thức trong những trang sách.
Thời gian đọc truyện là khoảng thời gian thích hợp nhất để các bậc cha mẹ dạy
dỗ con, uốn nắn tâm hồn trẻ thơ, đồng thời tạo mối quan hệ gắn kết đặc biệt giữa
cha mẹ và con cái.

Vì sao phải đọc truyện?

Tất cả trẻ em, không có ngoại lệ, đều muốn được nghe đọc truyện, đọc đi và đọc
lại và trao đổi với người lớn về nội dung truyện. Cha mẹ đừng dành thú vui đó cho
cô giáo. Việc cha mẹ đọc truyện cho con cái trong khuôn khổ hai người chính là

một thú vui đặc biệt.

Những cuốn sách đầu tiên là một phương tiện để cho trẻ chuyển từ ngôn ngữ
nói sang ngôn ngữ viết. Cuốn sách từ ngữ rất phong phú, cấu trúc phức tạp nhưng
người lớn có quyền đọc theo ý mình muốn, thậm chí còn "bịa" thêm nhiều câu
khác nếu thấy rằng những câu trong sách là khó hiểu đối với trẻ. Nhưng hãy coi
chừng vì nếu cha mẹ đọc đi đọc lại sách nhiều lần thì trẻ sẽ phát hiện những chỗ
bịa ra và thường bắt buộc cha mẹ phải đọc đúng theo sách.

Một nhiệm vụ khác của người lớn là phải làm cho sách dễ hiểu bằng cách đọc
như đọc thơ, có giọng trầm bổng. Người đọc sách tốt là phải biết làm rung động
tâm hồn của trẻ, làm trẻ buồn, trẻ khóc hoặc kinh ngạc tuỳ theo câu chuyện và
theo cách đọc.

Chọn truyện gì?

Truyện ngày nay không thiếu và có nhiều truyện rất hay. Người lớn nhiều khi
thật khó chọn. Cách tốt nhất là chọn theo yêu cầu của con cái.

×