Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Rượu Sakê và nét văn hóa mừng năm mới ở Nhật Bản - 1 pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (249.16 KB, 6 trang )

Rượu Sakê nét văn hóa Nhật Bản

Ra đời cùng với nghi lễ, uống trà, cắm hoa, uống rượu Sakê thời Murômi Chi
(1933-1573) là một trong những nét đặc trưng nhất của văn hóa Nhật Bản.
Ở Nhật Bản có ba trường phái uống Sakê: Trường phái quý tộc thì xem ai sành
nếm rượu, trường phái võ sĩ chú ý làm đúng nghi lễ, trường phá thương nhân
nhằm bày tỏ lòng hiếu khách Sakê có độ cồn 22o vào loại cao so các loại rượu trên
thế giới.


Rượu Sakê thường được đun nóng đựng trong vò hoặc lọ bằng gốm. Sakê thường
được uống trong khi giải trí như ngắm trăng, xem tuyết, ngắm hoa Anh đào
Nếm Sakê là một nghệ thuật tinh tế. Xưa kia thường có tục thi nếm Sakê để biết
rượu ở đâu làm Ngày nay, những người sành rượu có thể đánh giá được chất
lượng của Sakê. Họ rót rượu vào một cái chén bằng sứ trắng ở đó có vẽ hai vòng
tròn xanh thẫm lồng nhau tượng trưng cho mắt rắn. Đánh giá rượu Sakê theo ba
bước: nhìn để đánh giá độ trong, màu sắc, ngửi đánh giá hương vị và nếm. Ngôn
ngữ Nhật Bản có 20 tính từ đánh giá độ trong và màu sắc rượu, 80 từ đánh giá về
hương, và có hơn 70 từ đánh giá về chất lượng Sakê khi nếm. Loại rượu Sakê quý
nhất là Ghiugiô, có hương vị thơm thoảng như táo, chuối, dứa. Trước đây Ghiugiô
sản xuất ít thường được sử dụng trong những đợt thi nếm. Ngày nay do cạnh tranh
với bia, Whisky, rượu vang, Ghiugiô được sản xuất nhiều hơn. Hương vị đặc biệt,
rượu Sakê đã trở nên nổi tiếng trên thế giới, trong khu vực là một biểu tượng của
đời sống văn hóa tương đối cầu kỳ nhưng tinh tế của người Nhật.
Giáng Sinh và Năm Mới ở Nhật
Tết đến, trời đông hiu hắt mưa,
Nửa đêm nghe tiếng pháo giao thừa,
Người buồn tỉnh dậy mà thương nhớ,
Phòng lạnh mang hình năm tháng xưa
(Thơ Trần Vinh Kiên)
Khác với Tết nguyên đán mưa phùn ẩm ướt của ta hay dịp Năm Mới đầy băng


tuyết có khi tới dưới -25 độ C ở Nga, thời tiết mùa đông trên quần đảo Nhật Bản
thường rất đẹp: da trời xanh ngắt và nắng rực rỡ. Trừ vùng Hokkaido phía bắc nói
chung thời tiết không rét lắm. Vùng Kanto nhiệt độ thường loanh quanh 9 – 10 độ
C. Lễ Giáng Sinh và đón Năm Mới ở Nhật diễn ra không phô trương ồn ào, thậm
chí còn yên tĩnh hơn nhiều lễ hội mùa hè.
Nhật Bản chỉ có khoảng 0.5% dân số theo đạo Thiên Chúa và cũng không có lễ
Giáng Sinh chính thức. Ngày 25 tháng 12 ở Nhật là ngày làm việc bình thường.
Thay vào đó người Nhật lại được nghỉ vào ngày 23 tháng 12 vì đó là sinh nhật của
đương kim Hoàng Đế Nhật. Năm nay ông này 71 tuổi. Tuy nhiên người Nhật rất
thích hội hè. Biết được tâm lý này các cửa hàng lớn luôn bày ra các lễ hội để bán
hàng. Nhiều người cho rằng lễ Giáng Sinh ở Nhật thực chất là “sáng kiến” của các
cửa hiệu và siêu thị. Giáng Sinh ở Nhật không mang màu sắc tôn giáo như ở Italia
chẳng hạn. Từ đầu tháng 12 phố xá đã bắt đầu treo đèn trang trí. Các trung tâm lớn
ở Tokyo như ga Tokyo, Ikebukuro, Shinjuku, Shibuya, Roppongi, Ginza v.v. đều
treo đèn gọi là illumination rất đẹp. Đặc biệt nổi tiếng có lẽ là hành lang đèn có tên
“Tokyo Millenario" do đạo diễn mỹ thuật người Ý tên là Valerio Festi thiết kế
chạy dài 800 m tại Marunouchi gần ga Tokyo. Hành lang được bật lên từ đêm
24/12 và sáng như vậy vào buổi tối trong suốt một tuần đến 1/1. Hành lang này
được kế tiếp bởi đèn illumination dài 4 km của thành phố. Gần đến ngày Giáng
Sinh tại các quảng trường đều có đặt cây thông. Các siêu thị bán nhiều đồ của lễ
Giáng Sinh như giầy ủng đỏ đựng đầy bánh kẹo bên trong, các vòng lá thông gắn
băng lụa đỏ và chuông mạ vàng, có cả bánh ngọt mùa Giáng Sinh của châu Âu
như panettone có xuất xứ từ Italia. Một số nhân viên bán hàng hóa trang thành ông
già Noel khi phục vụ khách hàng. Các cửa hàng bách hóa lớn (department stores)
mở cửa đến 11 giờ đêm, làm việc cả 31 tháng 12 và 1 tháng 1. Trai gái thường lấy
mùa Giáng Sinh để tỏ tình, tặng quà nhau mang ý nghĩa đặc biệt, đưa nhau đi
Tokyo Disney Land hoặc Tokyo Disney Sea chơi, hoặc ăn uống tại các nhà hàng
sang trọng trong đêm Noel. Vé đi chơi Tokyo Disney Land và Tokyo Disney Sea
vào đêm Giáng Sinh và Năm mới phải mua trước cả năm. Vào đêm Giáng Sinh
các gia đình Nhật thường ăn bánh ngọt mùa Giáng Sinh do họ tự làm hoặc mua ở

hiệu.
Cây thông Noel tại Shibuya


Cây thông Noel tại Shibuya Tokyo Millenario
Nhật Bản đón Năm Mới theo công lịch như ở các nước Âu châu và Mỹ vậy.
Thông thường người Nhật làm việc đến ngày 28 tháng 12. Ngày đó các công sở
thường tổ chức ăn uống tiễn năm cũ. Đây là dịp các nhân viên được lĩnh tiền
thưởng cả năm (bằng 5 – 6 tháng lương) vì thế họ có tiền ăn chơi xả láng. Các nhà
hàng thường đông nghẹt khách vào các đêm trước cuối năm khoảng một tuần. Sau
đó ai về nhà nấy. Người thì đi du lịch nước ngoài. Người thì cùng gia đình về thăm
bố mẹ ở quê. Những người khác thì đón năm mới ở nhà. Vì thế phố xá trở nên
vắng vẻ lạ thường.
Đón Năm Mới, người Nhật thường có tục lệ gọi là Susuharai - lau rửa nhà cửa cả
trong lẫn ngoài để tẩy sạch các vết nhơ của năm cũ đi, làm nhà cửa sạch sẽ mới mẻ
đón năm mới. Sau đó họ trang trí hai bên cửa ngõ bằng cây thông để đón may mắn
vào nhà. Tục lệ này có tên là Kadomatsu. Có nhà thêm cả cây tre và cành mai.
Dưới vòm cửa ra vào không thể thiếu Shimenawa - một loại trang trí bắt nguồn từ
đạo Shinto, hình cái nùn rơm có cuốn băng giấy chữ chi - để ngăn không cho quỷ
lai vãng vào địa phận nhà, tương tự như phong tục cắm cây nêu ngày Tết của ta
vậy. Gửi thiếp chúc mừng Năm Mới - gọi là Nengajo- cho bạn bè, người quen v.v
là phong tục ai cũng làm ở Nhật. Nengajo giống như bưu thiếp và có số sổ xố ở
trên. Đầu Năm mới Nhà nước quay sổ xố và những ai nhận được nhiều Nengajo
thì có cơ may trúng thưởng nhiều hơn. Bưu điện Nhật thường quy định ngày gửi
Nengajo. Những Nengajo bỏ đúng thời gian quy định sẽ được đưa đến cho người
nhận đúng ngày 1 tháng 1 bất kể người đó ở nơi nào trên nước Nhật.

×