Hoàng đế Ashoka đã sống lại như thế nào? Và huyền
bí văn hóa Ấn Độ
Trong kho tàng văn hoá Ấn Độ Có nhiều huyền thoại, truyện cổ tích được kể lại
trong các tác phẩm còn được lưu truyền lại. Trong hằng hà sa số các nhân vật
trong văn chương còn lưu truyền lại, như các tác phẩm cổ điển Ramayana,
Mahabharala, Baghavad Gita cũng như bao huyền thoại về các nhân vật, vua chúa,
người ta biết là các nhân vật trên đều không có thật trong lịch sử cùng lắm chỉ là
huyền thoại, huyền sử thêu dệt quanh các sự kiện trong quá khứ. Một số các tác
phẩm liên hệ đến Phật giáo như Mahavamsa (sử biên niên huyền thoại của Tích
Lan), Asokavadana, Divyavadana có kể và nhắc đến vị vua tên là Ashoka (còn
được gọi là A Dục trong tiếng Việt).
Các câu truyện về Ashoka kể về một vị hoàng tử lúc đầu tàn ác, giết các anh em
mình để lên ngôi vua, nhưng sau này thay đổ, sám hối theo đạo Phật và đã sáng
suốt cai trị đất nước trong thaí bình. Ông cũng truyền bá Phật pháp khắp nơi từ Ấn
độ qua các nước lân bang. Các câu truyện kể là sự thay đổi của Ashoka qua đạo
Phật, sau khi ông chứng kiến một phép lạ: Vua Ashoka có một nhà tù nổi tiếng với
các cai ngục độc ác, ít có ai thoát sống an toàn khi đã vào đó. Một hôm, có một
nhà sư bị bắt mang vào đó, cai ngục đã phải báo với nhà vua vì có một sự kiện lạ
lùng. Vua Ashoka đã đích thân đến chứng kiến. Sau khi đã được lệnh, nhà sư bị bỏ
vào vạt nước sôi nhưng kỳ lạ thay, nhà sư không bị hề hấn gì mặc dầu đã bị bỏ vào
nhiều lần. Từ đó về sau, vua Ashoka đã dứt bỏ cái ác, theo đạo Phật và từ đó
vương quốc được cai trị độ lượng và hạnh phúc khắp nơi. Thầy Huyền Trang,
trong ký sự đi Tây vực từ Trung quốc đến Ấn độ vào những năm 629-645, đã có
nhắc đến về nhà tù xưa cũ của Ashoka vẫn còn được nhắc đến (3).
Trong văn học, các câu truyện trên đều không được coi trọng và dể quên bởi vì
có rất nhiều truyện và huyền thoại về các vị vua. Câu truyện quá tốt đẹp để có thể
tin được là ngoài đời có vị vua như vậy. Thường thì nhiều câu truyện được kể để
nói lên ước vọng của quần chúng về một vị vua lý tưởng hiện ra để có thể thay thế
vị vua độc đoán đang cai trị mình. Câu truyện về vua Ashoka cũng được coi như
vậy và quên lãng cho đến thế kỷ 19 khi các dòng chữ cổ trên các tượng cột, phiến
đá nằm rải rác khắp Ấn độ, Nepal, Pakistan, Afghanistan tưởng như không ai đọc
được, đã được giải mã bởi một nhà khoa học trong những trường hợp hi hữu trong
lịch sử khảo cổ học.
(1) Ấn độ huyền bí
Khi người Anh đến bán đảo Ấn độ đầu thế kỷ 17, triều đại Moghul Hồi giáo đã
cai trị trên đất Ấn. Dân Ấn lúc bấy giờ (và mãi đến hiện nay) đa số là theo Ấn độ
giáo và Hồi giáo. Tầng lớp cai trị theo đạo Hồi với những kiến trúc rực rỡ và gây
ấn tượng như Taj Mahal. Triều đại Moghul tạo một nề nếp văn hoá có qui củ từ
phương Bắc đi vào kết hợp với văn hoá bản địa Ấn, họ chi tiết viết ra những sự
kiện xảy ra. Lịch sử của triều đại Hồi giáo này đã được ghi lại tương đối đầy đủ
Tuy vậy trước triều Moghul (khoảng thế kỷ 16 trở về trước), sử liệu hầu như rất
thiếu sót, mờ mịt đầy những mảng trống, vài vết tích còn lại thì bị đi vào quên
lãng. Lý do là vì sự phá huỷ các vết tích cũ, công trình của các triều đại củ khi
người Hồi Moghul từ Tây Bắc xuống chinh phục Ấn độ và quan trọng không kém
là sự thiếu sót ghi lại chính thức các dự kiện của các triều đại cũ hay của các tiểu
quốc ở khắp bán đảo Ấn độ. Chỉ còn lại là một bảng liệt kê không đầy đủ tên của
các vị vua theo thứ tự thời gian từ các công nguyên trước Tây lịch, viết bằng chữ
Sanskrit (Phạn) được giai cấp Brahma còn giữ lại.
Đầu thế kỷ 19, một số kiến trúc phong phú và đặc sắc đã được khám phá từ các
hang động, thành phố đã bị bỏ hoang từ bao thế kỷ nay đã bị bao trùm trong rừng
rậm như : Elephanta, đảo Salsette, Ajanta, Ellora, Bagh, Karli. Đặc biệt là các đền
đài được tạo ra từ sự đục khắc từ một quả đồi, hay quả núi chứ không phải là được
xây lên từ các viên gạch, đá hay các nguyên liệu khác. Kiến trúc như vậy quả có
một không hai trong kiến trúc trên thế giới. Các đền đài đã bị bỏ hoang và là nơi
trú ngụ của các muông thú rừng kể cả cọp.
Lord Valencia, người thám hiểm khám phá các đền ở đảo Salsette gần Bombay,
tin chắc rằng pho tượng của một nhân vật ngồi với các tín đồ chung quanh ở đền
Karli là "Bodth" (Bụt), bởi vì ông cũng vừa đến từ Tích Lan nơi mà đạo Phật thờ
"Bụt" vẫn còn thịnh hành mặc dầu ở Ấn độ không còn mấy ai biết đến.
Tuy vậy nhiều học giả Tây phương cho rằng các đền đài và kiến trúc của văn
minh cổ này không phải xuất phát từ bản địa Ấn độ mà là từ bên ngoài đưa vào.
Hay ít nhất nghệ thuật Ấn độ là do truyền đạt từ yếu tố ngoại nhân. Họ nghĩ rằng
có thể là do các nhóm người Hy Lạp, Phoenecia, hay Do thái đến định cư ở Tây
Ấn từ các thế kỷ đầu kỷ nguyên Ki Tô. Có người cho rằng cũng có thể là từ Phi
châu của những chủ nhân đã xây Kim Tự Tháp trước kia. Họ dựa các giả thuyết
trên là vì các đền đài, kiến trúc cổ đại trên quá hùng vĩ, nghệ thuật quá sắc sảo
đáng ngạc nhiên mà người Ấn lúc bấy giờ làm sao có khả năng làm được khi mà
các kiến trúc ở các thành phố đang ở, mặc dầu có nghệ thuật nhưng chỉ là tầm
thường so với cái được khám phá.
Họ cũng lý luận rằng chỉ ở phía Tây bán đảo Ấn độ là có những di tích trên.
Nhưng sau đó có sự khám phá di tích Bảy chùa ở gần Madras, các cột tròn ở Bihar
(hàng ngàn dặm cách Delhi) và chung quanh Bombay, Madras và ở Karli với các
kiến trúc giống nhau cho thấy giả thuyết trên là sai.
(2) Bí ẩn cột đá
Năm 1616, Thomas Coryat trong lúc khảo sát thành phố Delhi đã bỏ hoang
(thành phố mới gần đó được gọi là New Delhi), ông tìm được ở Delhi giữa đống
hoang tàn trải hơn 10 dậm mà chỉ có dơi và khỉ trú trong các lâu đài đổ nát, một
cột tròn cao khoảng 20m, sáng trong ánh trăng. Cột tượng nổi bật ra vì nó khác lạ
với các kiến trúc đổ nát chung quanh và thêm nữa là niên đại có vẻ cổ hơn và
phong cách nghệ thuật đặc biệt của cột. Đứng xa thì tưởng như bạc, gần chút nữa
thì tưởng làcẩm thạch, nhưng thật ra là đá vôi cát (sandstone).
Với mặt nhẵn bóng như cẩm thạch và chữ khắc trông giống như chữ Hy Lạp.
Coryat cho rằng có thể Là do Alexander đại đế (hay các hậu duệ tướng lĩnh của
ông) dựng lên sau cuộc viễn chinh qua tận Á châu.
Năm mươi năm sau đó, John Marshall khám phá một cột tượng đá tương tự ở
Bihar, ông miêu tả là trên đầu cột có một tượng khắc hình sư tử, chữ viết rất lạ,
giống như các chữ viết tìm thấy ở các đền Karli và các đền khác.
William Jones, học giả thông thái Sanskrit (Phạn), người đầu tiên khám phá sự
liên hệ giữa các ngôn ngữ và tìm ra cây ngôn ngữ Ấn-Âu (Indo-European). Jones
thành lâp hội nghiên cứu về văn hoá, văn minh Ấn gọi là Asiatic Society. Với sự
thành lập hội, Jones hy vọng có thể qui tụ các trí thức và làm ra ánh sáng các sự
kiện lịch sử đã mất. Sự thành lập hội đã cho phép các nhà học giả có môi trường
để trình bày các khám phá của mình.
Charles Wilkins khám phá các cột ở Buddal (tiểu bang Bihar). Ông là người
Tây phương đầu tiên biết tiếng Phạn (Sanskrit) và ông đã giải được mã các dòng
chữ hơi cổ, các chữ này mặc dầu khác với loại chữ hiện đại đang dùng gọi là
Devanagari, nhưng giữa chúng có sự liên hệ và giống nhau. Ngày nay người ta
biết rằng chữ viết ở Ấn độ trải qua sự tiến hóa qua 4 giai đoạn sau: chữ cổ và thô
sơ nhất gọi là Ashoka Brahmi, chữ hơi văn hoa và hơi dứt đoạn Gupa Brahmi, chữ
tròn lẳng và cong Kutila Brahmi và chữ dùng hiện nay là Devanagari
Ashoka Brahmi > Gupta Brahmi > Kutila Brahmi > Devanagari
Các kiểu chữ mà Wilkins giải được là các chữ mà sau này được gọi là Kutila,
Gupta Brahmi. Ông trình bày sự khám phá của mình ở Hội Asiatic Society. Nhưng
đối với các sử gia thì cột ở Buddal không có thông tin mới lạ, nó chỉ nói lên nghi
thức tôn giáo đã biết.
Trong nhiều năm, Jones và nhiều người không ai giải được chữ trên cột Delhi
viết bằng chữ cổ Ashoka Brahmi. Sự khám phá của ông Wilkins cũng đi vào quên
lãng. Chỉ sau này người ta mới để ý nhớ tới khi các nhà nghiên cứu sau này, gồm
có Prinsep, thành công giải mã lại những gì ông đã làm trước kia.
(3) Prinsep và những bước đầu
James Prinsep đến Ấn độ năm 1819. Ông là nhà khoa học học về kiến trúc. Đến
Ấn độ làm việc ở Benares. Xây dựng hệ thống nước và chất thải công cộng. Ông
làm một thời gian, sau đó được thuyên chuyển đến sở đúc tiền hoàng gia. Khác với
Jones, Prinsep rất cẩn thận và tỉ mỉ. Ông làm việc trong sở đúc tiền. Thâu thập các
đồng tiền xưa ở khắp Ấn độ.
Vì có kinh nghiệm nghiên cứu các đồng tiền cổ và các chữ xưa khắc trên tiền,
sau đó ông đến Calcutta làm việc với ông Horace Wilson, học giả chữ Sanskrit
(Phạn) và là thư ký của Hội Asiatic Society. Ở đây, ông bắt đầu để ý nghiên cứu
đến các chữ cổ trên đồng tiền. Ông làm việc rất tỉ mỉ, chăm chỉ và có phương pháp
khoa học.
Trong thời gian này người ta lại tìm thêm được cột tượng ở Allahabad, tương tự
như cột ở Delhi. Trên cột tượng, ngoài các dòng chữ Ba Tư ở vào thời kỳ Moghul,
còn có hai loại chữ đã mờ và cổ hơn là Ashoka Brahmi và Gupta Brahmi.
Các bản facsimile được tạo ra từ các chữ viết trên cột tượng để gởi cho các nhà
nghiên cứu khắp nơi. Xưa kia các bản facsimile được tạo ra bằng phương pháp cổ
truyền là trước hết bôi in mực lên cột tượng, sau đó lấy giấy ấn bao bọc chung
quanh cột. Nhờ bản facsimile gởi tới Hội Asiatic Society năm 1834, Prinsep và