Tải bản đầy đủ (.pdf) (194 trang)

Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch MICE tại nha trang, khánh hòa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.99 MB, 194 trang )

i

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1
1. Sự cần thiết của đề tài : 1
2. Mục tiêu nghiên cứu: 3
3. Đối tượng nghiên cứu: 3
4. Phạm vi và thời gian nghiên cứu: 3
5. Phương pháp nghiên cứu: 3
6. Đóng góp của đề tài: 4
7. Hạn chế của đề tài: 4
8. Nội dung kết cấu của đề tài: 5
CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ DU LỊCH MICE 6
1.1. Khái quát chung về du lịch và các loại hình du lịch: 6
1.1.1. Khái niệm về du lịch: 6
1.1.2. Các loại hình du lịch: 7
1.1.3. Các tác động của du lịch tới kinh tế - xã hội: 9
1.1.3.1. Ý nghĩa về mặt kinh tế của phát triển du lịch: 9
1.1.3.2. Ý nghĩa xã hội của phát triển du lịch đối với đất nước: 10
1.2. Khái quát về du lịch MICE 10
1.2.1. Khái niệm du lịch MICE 10
1.2.2. Đặc điểm du lịch MICE 13
1.2.2.1. Đặc điểm khách MICE 13
1.2.2.2. Đặc điểm loại hình du lịch MICE 17
1.1.3. Điều kiện đảm bảo cho sự phát triển du lịch MICE 17
1.1.3.1. Điều kiện về Kinh tế - Chính trị, Văn hóa - Xã hội 18
1.1.3.2. Điều kiện về tài nguyên du lịch 18
1.1.3.3. Điều kiện cơ sở hạ tầng 19
1.1.3.4. Điều kiện về con người 19
1.1.3.5. Điều kiện công nghệ kỹ thuật 20


ii

1.1.4. Lợi ích du lịch MICE mang lại 20
1.3. Tình hình phát triển du lịch MICE trên thế giới 21
1.3.1. Tình hình phát triển chung 21
1.3.2. Kinh nghiệm từ một số quốc gia có thị trường MICE phát triển 25
1.3.2.1. Singapo 25
1.3.2.2. Hồng Kông 26
1.3.2.3. Trung Quốc 27
1.4. Tình hình phát triển du lịch MICE tại Việt Nam 28
1.4.1. Tình hình phát triển chung trong thời gian qua 28
1.4.2. Thuận lợi và khó khăn 32
1.4.2.1. Thuận lợi 32
1.4.2.2. Khó khăn: 34
CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH MICE TẠI NHA
TRANG – KHÁNH HÒA 37
2.1.1. Tổng quan về Nha Trang – Khánh Hòa 37
2.1.2. Thực trạng hoạt động kinh doanh du lịch 39
2.1.2.1. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu phát triển du lịch chủ yếu 39
2.1.2.2. Đánh giá chung 45
2.2. Thực trạng du lịch MICE tại Nha Trang – Khánh Hòa 48
2.2.1. Tổng quát về du lịch MICE tại địa bàn 48
2.2.2. Về thị trường khách MICE 62
2.2.2.1 Khách MICE quốc tế 62
2.2.2.2. Khách MICE trong nước 65
2.2.2.3. Khách MICE theo từng loại hình 69
2.2.3. Về hoạt động kinh doanh du lịch MICE tại địa bàn 71
2.2.3.1. Tại các công ty du lịch lữ hành 72
2.2.3.2. Tại các khách sạn 86
2.2.4. Về nguồn nhân lực trong hoạt động kinh doanh MICE 98

2.2.5. Về hoạt động quảng bá du lịch MICE của địa phương 102
iii

2.3. Tiềm năng phát triển du lịch MICE tại Nha Trang – Khánh Hòa 106
2.3.1. Các yếu tố tiềm năng cho sự phát triển thị trường du lịch MICE tại
NT-KH 106
2.3.1.1. Điều kiện về Kinh tế - Văn hóa - Xã hội 106
2.3.1.2. Điều kiện về tài nguyên du lịch 108
2.3.1.3. Điều kiện cơ sở hạ tầng 113
2.3.1.4. Điều kiện về nhân lực 125
2.3.1.5. Điều kiện công nghệ kỹ thuật 126
2.3.2. Hệ thống dịch vụ hậu cần hỗ trợ cho kinh doanh du lịch MICE tại
NT- KH 126
2.3.2.1. Dịch vụ tổ chức sự kiện 126
2.3.2.2. Dịch vụ biểu diễn ca múa nhạc nghệ thuật: 127
2.4. Đánh giá những mặt đạt được và chưa đạt được của tình hình kinh
doanh MICE tại Nha Trang – Khánh Hòa 134
2.4.1. Những mặt đạt được 134
2.4.2. Những mặt chưa đạt được 135
CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP THAM KHẢO NHẰM PHÁT TRIỂN DU
LỊCH MICE TẠI NHA TRANG - KHÁNH HÒA 138
3.1. Cơ sở đề ra giải pháp: 138
3.1.1. Phương hướng phát triển du lịch của nước ta trong thời gian tới 138
3.1.2. Phương hướng phát triển du lịch Nha Trang – Khánh Hòa trong thời
gian tới 140
3.2. Các giải pháp đề xuất: 142
3.2.1. Giải pháp 1: Đào tạo nguồn nhân lực 142
3.2.1.1. Sự cần thiết của giải pháp 142
3.2.1.2. Nội dung giải pháp 143
3.2.1.3. Hiệu quả dự kiến: 145

3.2.2. Giải pháp 2: Nâng cấp, phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch và
các dịch vụ hỗ trợ tổ chức sự kiện 146
3.2.2.1. Sự cần thiết của giải pháp: 146
iv

3.2.2.2. Nội dung giải pháp: 147
3.2.2.3. Hiệu quả dự kiến: 150
3.2.3. Giải pháp 3: Xúc tiến công tác quảng bá 150
3.2.3.1. Sự cần thiết của giải pháp: 150
3.2.3.2. Nội dung giải pháp: 152
3.2.3.3. Hiệu quả dự kiến: 157
3.2.4. Tạo nét đặc trưng riêng biệt cho sản phẩm du lịch tại Nha Trang-
Khánh Hòa 158
3.2.4.1. Sự cần thiết của giải pháp: 158
3.2.4.2. Nội dung giải pháp: 159
3.2.4.3. Hiệu quả dự kiến: 162
3.2.5. Xây dựng thêm khu mua sắm, vui chơi cao cấp: 162
3.2.5.1. Sự cần thiết của giải pháp: 162
3.2.5.2. Nội dung giải pháp: 163
3.2.5.3. Hiệu quả dự kiến: 163
CHƯƠNG KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 164
1. Kết luận: 164
2. Một số kiến nghị đề xuất: 165
2.1. Kiến nghị với Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa: 165
2.2. Kiến nghị với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Khánh Hòa: 166
TÀI LIỆU THAM KHẢO 168











v

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

MICE : Du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo, sự kiện.
NT - KH : Nha Trang – Khánh Hòa
DN : Doanh nghiệp
UBND : Ủy ban nhân dân
ICCA : Hiệp hội Hội nghị và Hội thảo quốc tế
UNWTO : Hiệp hội Du lịch thế giới













vi



DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1: Các sự kiện MICE trên toàn thế giới từ năm 2000 – 2009 22
Bảng 1.2: Các quốc gia có số lượng hội nghị được tổ chức nhiều nhất 22
Bảng 1.3: Các thành phố có số lượng hội nghị được tổ chức nhiều nhất 23
Bảng 1.4: Các sự kiện và triển lãm tại Việt Nam năm 2011 30
Bảng 2.1: Nhiệt độ và lượng mưa trung bình tại Nha Trang 38
Bảng 2.2: Tình hình du lịch tại Khánh Hòa giai đoạn 2006 – 2010 40
Bảng 2.3: 10 thành phố du lịch tốt nhất trên thế giới 46
Bảng 2.4: 10 thành phố du lịch tốt nhất tại Châu Á 47
Bảng 2.5: 5 đảo du lịch tốt nhất tại Châu Á được du khách quốc tế bình chọn 47
Bảng 2.6: Thông tin đánh giá của du khách về chất lượng dịch vụ MICE tại Nha
Trang theo từng tiêu chí 55
Bảng 2.7: Thông tin đánh giá của du khách về chất lượng dịch vụ MICE tại Nha
Trang theo từng nhóm điều kiện 60
Bảng 2.8: Khách MICE quốc tế đến Việt Nam giai đoạn 2005 - 2010 62
Bảng 2.9: Khách quốc tế đến Nha Trang theo mục đích du lịch MICE (chia theo
thị trường khách) 65
Bảng 2.10: Thông tin thị trường khách MICE nội địa 66
Bảng 2.11: Thông tin về thị trường loại hình doanh nghiệp 68
Bảng 2.12 : Thông tin về thời điểm thường xuyên tham gia sự kiện 69
Bảng 2.13: Thông tin hoạt động kinh doanh MICE của các cơ sở lữ hành tại Nha
Trang 72
Bảng 2.14: Thông tin về loại hình MICE khối lữ hành kinh doanh 76
Bảng 2.15: Thông tin về đối tượng doanh nghiệp MICE khối lữ hành phục vụ chủ
yếu nhất 77
Bảng 2.16: Thông tin về thị trường khách MICE quốc tế của khối lữ hành 80
vii


Bảng 2.17: Thông tin về hình thức xúc tiến quảng bá MICE của khối lữ hành 79
Bảng 2.18: Thông tin về hình thức đào tạo nhân viên phụ trách MICE của khối lữ
hành 80
Bảng 2.19: Thông tin về khó khăn trong hoạt động kinh doanh loại hình MICE
của khối lữ hành 82
Bảng 2.20: Thông tin hoạt động kinh doanh MICE của các khách sạn tại Nha
Trang 87
Bảng 2.21: Thông tin về thị trường khách sạn tổ chức MICE 88
Bảng 2.22: Thông tin về loại hình MICE khối khách sạn phục vụ chủ yếu nhất 90
Bảng 2.23: Thông tin về đối tượng MICE khối khách sạn phục vụ chủ yếu nhất 91
Bảng 2.24: Thông tin về thị trường khách MICE quốc tế của khối khách sạn 92
Bảng 2.25: Thông tin về hình thức đào tạo cho nhân viên phụ trách MICE khối
khách sạn 92
Bảng 2.26: Thông tin về khó khăn trong hoạt động kinh doanh loại hình MICE
của khối khách sạn 93
Bảng 2.27: Báo cáo và dự kiến nguồn nhân lực ngành du lịch KH……………….101
Bảng 2.28: Thông tin chuyến bay hiện có tại sân bay Cam Ranh 114
Bảng 2.29: Các khách sạn có phòng họp, hội nghị tại Nha Trang (từ 3 sao trở lên)
117
Bảng 2.30: Đánh giá tiềm năng phát triển du lịch MICE tại Nha Trang của du
khách 128
Bảng 2.31: Kết quả đánh giá của du khách về chất lượng du lịch MICE tại một số
thành phố lớn 132
Bảng 3.1: Kết quả đánh giá yếu tố ưu tiên đầu tư 141







viii


DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ


Biểu đồ 2.1: Lượt khách du lịch tới Nha Trang từ năm 2006 – 2010 43
Biểu đồ 2.2: Tổng doanh thu du lịch của Khánh Hòa từ năm 2005-2010 43
Biểu đồ 2.3: Cơ cấu tổng sản phẩm (GDP) Khánh Hòa 46
Biểu đồ 2.4: Cơ cấu khách quốc tế đến Khánh Hòa năm 2010 theo mục đích
chuyến đi 65
Biểu đồ 2.5: Thông tin thị trường khách MICE theo từng loại hình 71
Biểu đồ 2.6: Đánh giá tiềm năng phát triển MICE tại NT – KH 132
Sơ đồ 1.1 : Trình tự đặt tour MICE 15
Sơ đồ 3.1 : Sơ đồ tổ chức Trung tâm Xúc tiến Hội nghị và Sự kiện 153





















ix

DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1: Bản đồ tỉnh Khánh Hòa 38
Hình 2.2: Quảng cáo Festival Biển 2011 52
Hình 2.3: Triển lãm nghệ thuật điêu khắc Cát – GTO thực hiện 75
Hình 2.4: Bản đồ Trường Sa ghép từ hạt cà phê – GTO thực hiện 76
Hình 2.5: Hội trường sự kiện tại VinPearl 90
Hình 2.6: Nội thất thiết kế phòng Vinpearl Luxury 124
Hình 2.7: Bể bơi tại khu Vinpearl Luxury 124
Hình 3.1: Minh họa đón tour khách quốc tế 160
Hình 3.2: Minh họa biểu diễn nghệ thuật dân tộc cho du khách…………………161





















x

LỜI CẢM ƠN

Trước hết, em xin bày tỏ lời cảm ơn tới toàn thể các thầy cô của trường Đại
học Nha Trang. Bài khóa luận được hoàn thành không chỉ là sự cố gắng của bản
thân mà còn là thành quả của những năm tháng học tập tại trường dưới sự chỉ dẫn
và giúp đỡ tận tâm của tất cả các thầy cô, đặc biệt là đến quý thầy cô bộ môn Kinh
Tế Thương Mại.
Em xin được gửi lời cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo Thạc Sỹ Võ
Hoàn Hải đã giúp em hoàn thành bài khóa luận này tốt nhất. Ngoài ra, xin cảm ơn
sự hợp tác và giúp đỡ của các cơ quan, các nhà quản lý cũng như các nhân viên
trong ngành du lịch thành phố Nha Trang nói chung, đặc biệt là phòng kinh doanh
Khách Sạn Quê Hương nói riêng và tất nhiên không thể thiếu đó là sự nhiệt tình hợp
tác của quý du khách từ mọi miền đất nước đến Nha Trang tham dự hội nghị, hội
thảo, sự kiện trong thời gian nghiên cứu.
Do điều kiện thời gian và nguồn tài liệu cũng như kiến thức của bản thân còn
nhiều hạn chế nên bài khóa luận này chắc chắn không tránh khỏi những sai sót.
Kính mong nhận được sự góp ý quý báu của các thầy cô để bài khóa luận của em
được hoàn thiện và thiết thực hơn.
Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn!


Nha Trang, tháng 7 năm 2011
Sinh viên thực hiện



Hoàng Thanh Xuân
1

LỜI MỞ ĐẦU
o0o
1. Sự cần thiết của đề tài :
Nhu cầu du lịch của con người ngày càng đa dạng và phong phú, trên thế giới
hiện nay cũng đã xuất hiện nhiều loại hình du lịch mới, trong đó nổi lên loại hình du
lịch tham quan kết hợp hội nghị, hội thảo hay còn gọi là du lịch MICE. Du lịch MICE
được các quốc gia Châu Âu, Châu Mỹ sớm khai thác phát triển và đã mang về nguồn
lợi nhuận khổng lồ cho ngành du lịch của nhiều quốc gia trên thế giới, gấp từ 4 – 6 lần
lợi nhuận từ các loại hình du lịch thông thường. Giá trị thu được từ du lịch MICE trên
toàn thế giới hàng năm khoảng 30 tỉ USD và nó có mối quan hệ với các lĩnh vực kinh
tế khác, tạo ra giá trị gần 5.490 tỉ USD - chiếm hơn 10% GDP thế giới.Trong thời gian
gần đây, MICE đã dành được sự quan tâm rất lớn và trở thành xu hướng phát triển du
lịch mạnh mẽ tại nhiều quốc gia, nhất là các quốc gia thuộc khu vực Châu Á – Thái
Bình Dương. Vì vậy, không thể phủ nhận rằng du lịch MICE đang là thị trường du lịch
có nhiều tiềm năng.
Trong năm 2010 vừa qua, ngành du lịch Việt Nam đạt mức doanh thu 96.000 tỷ
đồng, đóng góp 5% GDP cả nước, tạo việc làm cho 1,4 triệu lao động. Cho thấy, ngành
du lịch tại nước ta đang ngày càng khẳng định vị thế của mình đối với nền kinh tế quốc
dân. Trong sự phát triển đó, du lịch MICE cũng đã góp phần không nhỏ vào sự đa
dạng, hấp dẫn của thị trường du lịch Việt Nam. Từ năm 2006 đến nay, nước ta đã tổ
chức một số hội nghị lớn mang tầm quốc tế như: Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Hợp

tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương APEC (2006), Sự kiện Việt Nam gia nhập tổ
chức thương mại thế giới WTO (2007), đại lễ Phật đản Liên hiệp quốc lần thứ 5 Vesak
(2008), Hội nghị cấp cao ASEAN 17 (2010)…Sự tổ chức thành công các hội nghị trên
đã làm tiền đề cho ngành du lịch nước ta bắt đầu có sự quan tâm, đầu tư thích đáng cho
loại hình du lịch này. Tổng cục du lịch đã xác định trong chiến lược phát triển sản
phẩm – thị trường du lịch trong thời gian tới thì du lịch MICE là một trong những thị
tiềm năng mà Việt Nam đang hướng tới, nếu được đầu tư và phát triển đúng hướng sẽ
2

phát triển mạnh mẽ, Việt Nam có thể vượt qua Thái Lan và Singapore - 2 nước dẫn đầu
trong du lịch MICE của khu vực hiện nay.
Nằm trong khu vực duyên hải miền Trung, Nha Trang - Khánh Hòa là một trong
những địa phương được thiên nhiên ưu đãi về “thiên thời địa lợi, mưa thuận gió hòa”
cùng với điều kiện về cơ sở hạ tầng cũng như kinh nghiệm tổ chức nhiều sự kiện lớn
mang tầm quốc gia và quốc tế. Vì vậy, trong thời gian gần đây Nha Trang luôn được
các cơ quan, doanh nghiệp trong và ngoài nước chọn là địa điểm lý tưởng để tổ chức
các hội nghị, hội thảo, các sự kiện văn hóa, chính trị lớn trong nước và quốc tế, điển
hình như: Hội nghị chuyên viên tài chính APEC lần thứ 22, Hội nghị cấp Thứ trưởng
ngoại giao ASEAN 2006, Hội nghị ngoại giao văn hóa Việt Nam, Hội nghị Bộ trưởng
Tài chính ASEAN lần thứ 14 năm 2010, các cuộc thi: Hoa hậu Hoàn vũ năm 2008,
Hoa hậu Việt Nam, Hoa hậu Thế giới người Việt, Hoa hậu Trái đất 2010. Với những
lợi thế nêu trên, thành phố biển Nha Trang (Khánh Hòa) được các chuyên gia đánh giá
là có điều kiện vô cùng thuận lợi để phát triển du lịch MICE, hứa hẹn sẽ là thị trường
vô cùng tiềm năng cho loại hình du lịch mới này.
Tuy nhiên, du lịch MICE là loại hình còn rất mới mẻ tại Việt Nam cũng như tại
Nha Trang – Khánh Hòa. Mặc dù du lịch được xem là thế mạnh, là ngành mũi nhọn
chiếm tỷ trọng chính trong đóng góp vào kinh tế của Tỉnh. Đã có rất nhiều ý kiến của
cộng đồng du khách quốc tế đánh giá Nha Trang – Khánh Hòa là địa điểm du lịch được
thiên nhiên vô cùng ưu đãi, có phần vượt trội hơn các địa danh nổi tiếng khác trong
khu vực như Bali (Indonesia), Phuket (Thái Lan), Singapore… nhưng chất lượng dịch

vụ cũng như sự đầu tư phát triển chưa tương xứng với tiềm năng. Việc xây dựng và
phát triển còn gặp nhiều khó khăn như: chưa có sự quan tâm đầu tư đồng bộ vào hệ
thống cơ sở hạ tầng đạt tiêu chuẩn quốc tế, chưa tạo ra được một sản phẩm du lịch
MICE đặc trưng hay một thương hiệu điểm đến hấp dẫn, công tác xúc tiến quảng bá
vẫn còn hạn chế Vì vậy, qua việc tìm hiểu vai trò, đánh giá thực trạng phát triển thị
trường MICE trên thế giới, cũng như Việt Nam và tại Nha Trang, tôi hy vọng ít nhiều
sự tìm hiểu cũng mang ý nghĩa đóng góp thực tiễn vào sự phát triển của du lịch Tỉnh
3

nhà. Đó là lý do tôi chọn đề tài “Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch MICE tại
Nha Trang – Khánh Hòa” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp.
2. Mục tiêu nghiên cứu:
Đề tài được tiến hành với những mục tiêu cụ thể như sau:
- Nghiên cứu đặc điểm loại hình du lịch MICE, đặc điểm và yêu cầu của thị
trường khách MICE.
- Đánh giá, phân tích khách quan thực trạng kinh doanh và phát triển loại hình
du lịch MICE tại Nha Trang - Khánh Hòa.
- Đồng thời nghiên cứu sơ bộ các yếu tố tác động đến kinh doanh du lịch MICE
tại Nha Trang. Xác định mức độ hài lòng của du khách và những mong muốn của họ
trong việc nâng cao chất lượng du lịch MICE tại Nha Trang.
- Đề xuất một vài giải pháp nhằm góp phần định hướng phát triển kinh doanh
MICE, cũng như về hoạt động xúc tiến quảng bá, nâng cao tính cạnh tranh và thu hút
thị trường, xây dựng thương hiệu điểm đến du lịch MICE tại thành phố Nha Trang.
3. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các công ty du lịch lữ hành và các khách sạn
có kinh doanh loại hình du lịch MICE. Ngoài ra, đề tài còn tiến hành điều tra đánh giá
của những khách hàng đã từng tham gia du lịch MICE được tổ chức tại Nha Trang.
4. Phạm vi và thời gian nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu mang tầm vĩ mô, đòi hỏi cần phân tích nhiều yếu tố, khía cạnh
cũng như thời gian và trình ðộ chuyên môn. Do khuôn khổ có hạn, ðề tài xin ðýợc tập

trung nghiên cứu trong phạm vi nhý sau:
- Tiến hành tập trung nghiên cứu các khách sạn từ 3 sao trở lên.
- Đặc biệt nghiên cứu sâu các khách sạn, các doanh nghiệp lữ hành lớn đã từng tổ
chức nhiều sự kiện MICE điển hình (Yasaka – Saigon – Nha Trang, Vinpearl,
Vietravel, Saigontourist) tại địa bàn thành phố Nha Trang.
- Thời gian thực hiện nghiên cứu từ tháng 4 đến tháng 6 năm 2011.
5. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp phỏng vấn chuyên gia.
4

- Phương pháp nghiên cứu tại bàn: thu thập thông tin thứ cấp về du lịch nói chung
và MICE nói riêng trên thế giới, Việt Nam và Nha Trang.
- Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình: thu thập kinh nghiệm phát triển
du lịch MICE của các quốc gia khác.
- Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế : tiến hành phát phiếu điều tra các doanh
nghiệp du lịch, các khách sạn, và khách hàng tham dự MICE.
- Phương pháp phân tích và tổng hợp.
- Phương pháp thống kê.
6. Đóng góp của đề tài:
- Cung cấp một số thông tin, số liệu và kết quả nghiên cứu thiết thực về tình hình
kinh doanh và phát triển loại hình du lịch MICE tại Nha Trang hiện nay.
- Tìm ra một vài điểm mới trong nhu cầu của từng loại khách MICE mà cụ thể
làsự khác nhau trong yêu cầu tổ chức chương trình của khách hội nghị, khách khuyến
thưởng hoặc khách sự kiện.
- Làm tài liệu tham khảo hữu ích cho các cá nhân, sinh viên, tổ chức, doanh
nghiệp, đoàn thể có cùng mối quan tâm về ngành du lịch MICE hoặc những đề tài sau
tiếp tục phát triển.
- Đóng góp vào công cuộc phát triển du lịch nói chung và du lịch MICE nói riêng
tại quê hương Nha Trang – Khánh Hòa.
7. Hạn chế của đề tài:

Do gặp hạn chế về thời gian, trình độ chuyên môn, điều kiện cũng như khả năng,
đề tài có những hạn chế như sau:
- Mẫu điều tra khách tham dự và cơ sở kinh doanh MICE là ngẫu nhiên nên chưa
mang tính đại diện chính xác cao.
- Chưa đánh giá, so sánh một cách toàn diện thực trạng và chất lượng du lịch
MICE của Nha Trang – Khánh Hòa so với các tỉnh, thành phố khác có loại hình MICE
phát triển như Đà Nẵng, Phan Thiết, Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội…
- Chưa có điều kiện để tiếp cận trực tiếp đoàn MICE quốc tế trong thời gian tiến
hành điều tra.
5

- Chỉ tiến hành nghiên cứu tập trung các khách sạn từ 3 sao trở lên và một số cơ
sở lữ hànhlớn tại địa bàn Nha Trang.
- Hạn chế về thu thập số liệu phân tích loại hình du lịch MICE, đặc biệt là số
lượng khách MICE qua mỗi năm, do đây là loại hình còn rất mới, các doanh nghiệp
khách sạn, lữ hành cũng như các sở, ban ngành chưa đơn vị nào thống kê về MICE.
8.Nội dung kết cấu của đề tài:
Bố cục đề tài chia làm 3 phần:
Chương I : Cơ sở lý thuyết về du lịch MICE
Chương II : Phân tích thực trạng kinh doanh du lịch MICE tại Nha Trang
Chương III : Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động du lịch MICE tại Nha
Trang – Khánh Hòa.














6

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ DU LỊCH MICE


1.1. Khái quát chung về du lịch và các loại hình du lịch:
1.1.1. Khái niệm về du lịch:
Ngày nay, du lịch đã trở thành một hiện tượng kinh tế xã hội phổ biến không chỉ
ở các nước phát triển mà còn ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Tuy
nhiên, cho đến nay, không chỉ ở nước ta, nhận thức về nội dung du lịch vẫn chưa thống
nhất. Do hoàn cảnh khác nhau, dưới mỗi góc độ nghiên cứu khác nhau, mỗi người có
một cách hiểu về du lịch khác nhau. Do vậy có bao nhiêu tác giả nghiên cứu về du lịch
thì có bấy nhiêu định nghĩa.
Dưới con mắt của Guer Freuler thì “du lịch với ý nghĩa hiện đại của từ này là một
hiện tượng của thời đại chúng ta, dựa trên sự tăng trưởng về nhu cầu khôi phục sức
khoẻ và sự thay đổi của môi trường xung quanh, dựa vào sự phát sinh, phát triển tình
cảm đối với vẻ đẹp thiên nhiên”.
Kaspar cho rằng du lịch không chỉ là hiện tượng di chuyển của cư dân mà phải là
tất cả những gì có liên quan đến sự di chuyển đó. Chúng ta cũng thấy ý tưởng này
trong quan điểm của Hienziker và Kraff “du lịch là tổng hợp các mối quan hệ và hiện
tượng bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú tạm thời của các cá nhân tại những
nơi không phải là nơi ở và nơi làm việc thường xuyên của họ”. (Về sau định nghĩa này
được hiệp hội các chuyên gia khoa học về du lịch thừa nhận).
Còn theo các nhà kinh tế, du lịch không chỉ là một hiện tượng xã hội đơn thuần
mà nó phải gắn chặt với hoạt động kinh tế. Nhà kinh tế học Picara- Edmod đưa ra định

nghĩa: “du lịch là việc tổng hoà việc tổ chức và chức năng của nó không chỉ về phương
diện khách vãng lai mà chính về phương diện giá trị do khách chỉ ra và của những
khách vãng lai mang đến với một túi tiền đầy, tiêu dùng trực tiếp hoặc gián tiếp cho
các chi phí của họ nhằm thoả mãn nhu cầu hiểu biết và giải trí”.
7

Khác với quan điểm trên, các học giả biên soạn bách khoa toàn thư Việt Nam đã
tách hai nội dung cơ bản của du lịch thành hai phần riêng biệt. Theo các chuyên gia
này, nghĩa thứ nhất của từ này là “một dạng nghỉ dưỡng sức tham quan tích cực của
con người ngoài nơi cư trú với mục đích: nghỉ ngơi, giải trí, xem danh lam thắng
cảnh…”. Theo định nghĩa thứ hai, du lịch được coi là “một ngành kinh doanh tổng hợp
có hiệu quả cao về nhiều mặt” nâng cao hiểu biết về thiên nhiên, truyền thông lịch sử
và văn hoá dân tộc, từ đó góp phần làm tăng thêm tình yêu đất nước, đối với người
nước ngoài là tình hữu nghị với dân tộc mình, về mặt kinh tế, du lịch là lĩnh vực kinh
doanh mang lại hiệu quả rất lớn; có thể coi là hình thức xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ
tại chỗ.
Để tránh sự hiểu lầm và không đầy đủ về du lịch, chúng ta tách du lịch thành hai
phần để định nghĩa nó. Du lịch có thể được hiểu là:
- Sự di chuyển và lưu trú qua đêm tạm thời trong thời gian rảnh rỗi của cá nhân
hay tập thể ngoài nơi cư trú nhằm mục đích phục hồi sức khoẻ, nâng cao tại chỗ nhận
thức về thế giới xung quanh, có hoặc không kèm theo việc tiêu thụ một số giá trị tự
nhiên, kinh tế, văn hoá và dịch vụ của các cơ sở chuyên cung ứng.
- Một lĩnh vực kinh doanh các dịch vụ nhằm thoả mãn nhu cầu nảy sinh trong quá
trình di chuyển và lưu trú qua đêm tạm thời trong thời gian rảnh rỗi của cá nhân hay
tập thể ngoài nơi cư trú với mục đích phục hồi sức khoẻ, nâng cao nhận thức tại chỗ về
thế giới xung quanh.
1.1.2. Các loại hình du lịch:
Hoạt động du lịch có thể phân nhóm theo các nhóm khác nhau tuỳ thuộc tiêu chí
đưa ra. Hiện nay đa số các chuyên gia về du lịch Việt Nam phân chia các loại hình du
lịch theo các tiêu chí cơ bản dưới đây.

 Phân chia theo môi trường tài nguyên: Du lịch thiên nhiên
Du lịch văn hoá
 Phân loại theo lãnh thổ hoạt động: Du lịch quốc tế
Du lịch nội địa
Du lịch quốc gia
8

 Phân loại theo đặc điểm địa lý của điểm du lịch: Du lịch miền biển
Du lịch núi
Du lịch đô thị
Du lịch thôn quê
Du lịch tham quan
Du lịch giải trí
Du lịch nghỉ dưỡng
Du lịch khám phá
 Phân theo mục đích chuyến đi: Du lịch thể thao
Du lịch lễ hội
Du lịch tôn giáo
Du lịch nghiên cứu (học tập)
Du lịch hội nghị (du lịch MICE)
Du lịch thể thao kết hợp
Du lịch chữa bệnh
Du lịch thăm thân
Du lịch kinh doanh
 Phân loại theo phương tiện giao thông: Du lịch xe đạp
Du lịch ô tô
Du lịch bằng tàu hoả
Du lịch bằng tàu thuỷ
Du lịch máy bay
 Phân loại theo loại hình lưu trú: Khách sạn

Nhà trọ thanh niên
Camping (trại)
Bungaloue (nhà ở nhỏ riêng biệt)
Làng du lịch
 Phân loại theo độ dài chuyến đi: Du lịch ngắn ngày
Du lịch dài ngày
9


 Phân loại theo lứa tuổi du lịch: Du lịch thiếu niên
Du lịch thanh niên
Du lịch trung niên
Du lịch người cao tuổi
 Phân loại theo hình thức tổ chức: Du lịch tập thể
Du lịch cá thể
Du lịch gia đình
1.1.3. Các tác động của du lịch tới kinh tế - xã hội:
1.1.3.1. Ý nghĩa về mặt kinh tế của phát triển du lịch:
 Ý nghĩa về mặt kinh tế của phát triển du lịch nội địa:
- Tham gia tích cực vào quá trình tạo nên thu nhập quốc dân (thông qua các hoạt
động: sản xuất đồ lưu niệm, chế biến thực phẩm, xây dựng các cơ sở vật chất kỹ
thuật…), làm tăng thêm tổng sản phẩm quốc nội.
- Tham gia tích cực vào quá trình phân phối lại thu nhập quốc dân giữa các vùng.
- Du lịch nội địa phát triển tốt sẽ củng cố sức khỏe cho nhân dân lao động và do
vậy góp phần làm tăng năng suất lao động xã hội. Ngoài ra du lịch nội địa giúp cho
việc sử dụng cơ sở vật chất kỹ thuật của du lịch quốc tế được hợp lý hơn.
- Du lịch góp phần thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển theo như cơ sở hạ
tầng kinh tế (mạng lưới giao thông, điện nước, phương tiện thông tin đại chúng, cơ sở
lưu trú…)
 Ý nghĩa về mặt kinh tế của phát triển du lịch quốc tế:

- Tác động tích cực vào việc làm tăng thu nhập quốc dân thông qua thu ngoại tệ,
đóng góp vai trò lớn trong cân bằng cán cân thanh toán quốc tế.
- Du lịch là hoạt động xuất nhập khẩu hiệu quả cao nhất thông qua hình thức
“xuất khẩu tại chỗ” và “xuất khẩu vô hình” hàng hóa du lịch. Hàng hóa và dịch vụ bán
thông qua du lịch đem lại lợi nhuận kinh tế cao hơn do tiết kiệm được đáng kể các chi
phí đóng gói, bao bì, bảo quản và thuế xuất - nhập khẩu, khả năng thu hồi vốn nhanh
và lãi suất cao do nhu cầu du lịch là nhu cầu cao cấp có khả năng thanh toán.
10

- Du lịch khuyến khích và thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Du lịch đem lại tỷ suất
lợi nhuận cao vì vốn đầu tư vào du lịch tương đối ít so với các ngành công nghiệp
nặng, giao thông vận tải mà khả năng thu hồi vốn lại nhanh, kỹ thuật không phức tạp.
- Du lịch góp phần củng cố và phát triển các mối quan hệ kinh tế quốc tế
1.1.3.2. Ý nghĩa xã hội của phát triển du lịch đối với đất nước:
- Du lịch góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người dân. Năm 2010, du lịch
tạo khoảng 150 triệu việc làm trên toàn thế giới, tập trung ở khu vực Châu Á – Thái
Bình Dương.
- Du lịch làm giảm quá trình đô thị hóa ở các nước kinh tế phát triển.
- Du lịch là phương tiện tuyên truyền quảng cáo có hiệu quả cho các nước chủ nhà.
- Du lịch đánh thức các nghề thủ công mỹ nghệ cổ truyền của dân tộc.
- Du lịch làm tăng tầm hiểu biết chung về xã hội của người dân thông qua người
ở địa phương khác, quốc gia khác (về phong cách sống, thẩm mỹ, ngoại ngữ…)
- Du lịch làm tăng thêm tình đoàn kết, hữu nghị, mối quan hệ hiểu biết của nhân
dân giữa các vùng với nhau và của nhân dân giữa các quốc gia với nhau.
1.2. Khái quát về du lịch MICE
1.2.1. Khái niệm du lịch MICE
MICE là cụm từ viết tắt theo các chữ cái đầu tiếng Anh của các từ: Meeting (gặp
gỡ, hội họp), Incentive (khen thưởng), Convention/ Conference (hội nghị/ hội thảo) và
Exhibition/ Event ( triển lãm/ sự kiện). Như vậy, MICE tour là sự kết hợp của Meeting
tour, Incentive tour, Convention tour và Exhibiton tour, hay nói cách khác, MICE là

một loại hình du lịch kết hợp hội nghị, hội họp, khen thưởng, triển lãm, sự kiện được
kinh doanh bởi các công ty, các doanh nghiệp du lịch có tiếng tăm, uy tín và năng lực
chuyên môn cao cũng như bởi các tổ chức kinh tế, xã hội, chính trị có chức năng và
thẩm quyền. Theo đó, MICE tour bao gồm các hoạt động kinh doanh sau:
 Meeting tour:
Đây là loại hình du lịch kết hợp với việc gặp gỡ giữa các cá nhân hoặc tổ chức
nhằm trao đổi, thảo luận về những vấn đề hoặc chủ đề riêng biệt như thông tin mới về
11

1 loại sản phẩm hoặc việc tìm ra giải pháp cho 1 vấn đề đang tồn tại Hoạt động
Meeting này bao gồm 2 loại:
- Association Meeting: Đây là hoạt động gặp gỡ, trao đổi thông tin giữa các
nhóm người có cùng quan tâm hoặc cùng nghề nghiệp. Nguồn khách của Association
Meeting thường là các thành viên của các tổ chức quốc tế, các nhà cung ứng, các nhà
thiết kế sản phẩm Quy mô của loại hình này thường nhỏ (khoảng 50 người đến 200
người), được tổ chức trên nền tảng thường xuyên, trung bình mất từ 4 đến 5 ngày, thời
gian chuẩn bị đòi hỏi phải mất ít nhất 1 năm và được tổ chức luân phiên ít nhất là ở 3
nước khác nhau.
- Corporate Meeting: chia làm 2 loại:
+ Internal Meeting: là hoạt động hội thảo của những người trong cùng một tổ
chức hay cùng một nhóm của công ty nhằm trao đổi thông tin hoặc khen thưởng trong
nội bộ công ty.
+ External Meeting: là hoạt động hội thảo giữa công ty này với công khác nhằm
trao đổi với nhau về việc hợp tác, đầu tư trong kinh doanh và những phát minh mới.
Thời gian chuẩn bị cũng như quy mô của hoạt động gặp gỡ này nhỏ hơn
Association Meeting.
 Incentive tour:
Là hoạt động du lịch nhằm trao thưởng và khuyến khích tất cả các thành viên
hoặc các người khác có quyền lợi hay công việc liên quan đến một công ty hoặc một
tập đoàn, qua đó động viên các thành tích, thúc đẩy sự đoàn kết, gắn bó giữa các cá

nhân với nhau và với công ty.
Các tour du lịch như vậy do hãng tài trợ là một hình thức khuyến khích, thưởng
cho nhân viên của mình về những đóng góp của họ cho sự phát triển công ty. Chính
đặc điểm như vậy mà số lượng khách tham gia thường khá lớn. Thông thường 1 tour
du lịch lớn trung bình, số lượng khách thường chỉ dao động từ 100 – 150 khách, kéo
dài từ 4 – 5 ngày hoặc từ 8 – 9 ngày với những hoạt động mang tính tập thể, được tổ
chức trong nhà hoặc ngoài trời phụ thuộc vào thời tiết
12

Nội dung của Incentive tour được tập trung vào hoạt động tập thể đề ra theo yêu
cầu riêng của từng hãng. Bên cạnh những tour du lịch được tổ chức cho những đối
tượng khách tập trung có cùng một đặc điểm thành phần nào đó nhưng không phải
thuộc về hãng hay công ty nào. Có thể thấy một số tour du lịch quen thuộc có ít nhiều
mang dáng dấp của một tour Incentive như các chuyến đi du lịch của học sinh, sinh
viên, theo đơn vị lớp, khoa, trường, các đợt tập huấn, dã ngoại của cán bộ các đoàn thể,
tổ chức xã hội như Hội cựu chiến binh, Hội phụ nữ Những chuyến du lịch này cũng
nhằm mục đích khuyến khích những người tham gia phát huy được năng lực của mình và
cũng thường có các hoạt động tập thể để nâng cao tinh thần đoàn kết của các thành viên.
 Convention/Congress/Conference tour:
Là loại hình du lịch kết hợp với hoạt động hội nghị, hội thảo giữa những chuyên
gia có trình độ ngang hàng nhằm trao đổi thông tin với nhau. Số lượng tham gia
khoảng từ 300 – 1500 người, thời gian chuẩn bị không dưới 2 năm. Thông thường hoạt
động này được tổ chức trước thềm các sự kiện quốc gia, quốc tế lớn và bao gồm 2 loại:
- Convention organized by members (Hội nghị được tổ chức bởi các thành viên
luân phiên): là loại hội nghị được tổ chức lần lượt ở các nước theo vần ABC.
- Bid to host a convention (Hội nghị do nước chủ nhà được lựa chọn xin đăng
cai tổ chức): Hội nghị này do một nước tổ chức, các thành viên gửi đại diện tham dự,
đòi hỏi kinh phí lớn, cần có sự hỗ trợ của cả phía nhà nước và phía tư nhân, thời gian
chuẩn bị khá dài.
Đặc điểm của Convention tour là tính toàn bộ, tính định kì, diễn ra ở một địa

điểm cố định với lượng người tham dự đông.
 Exhibition/ Event tour:
- Exhibition tour: là hoạt động du lịch kết hợp với việc giới thiệu hàng hóa và
dịch vụ cho thị trường mục tiêu và những đối tượng có quan tâm, qua đó quảng bá rộng
rãi cho công chúng, bao gồm 2 loại:
+ Trade show: là một cuộc triển lãm được tổ chức đặc biệt cho giới lãnh đạo
kinh doanh.
13

+ Consumer show: là một cuộc triển lãm nhằm giới thiệu cho người tiêu dùng
sản phẩm, hàng hóa cũng như lợi ích khi sử dụng các sản phẩm, hàng hóa đó.
- Event tour: là hoạt động tổ chức các chương trình có qui mô, tầm cỡ không cố
định và thu hút sự quan tâm, chú ý của một lượng lớn các đối tượng khác nhau nhằm
đạt được những mục đích cụ thể như xúc tiến, quảng bá hay tôn vinh một giá trị nào
đó thông qua đó cũng đạt được những mục tiêu về phát triển du lịch. Các hội thi, các
chương trình liên hoan, chương trình năm du lịch là những ví dụ tiêu biểu của loại
hình này.
Theo ICCA (Tổ chức hiệp hội, hội nghị thế giới) thị trường du lịch MICE gần
đây đã dần được chuyển sang tên gọi là “The Meetings Industry” để bao hàm tất cả các
yếu tố nêu trên.
1.2.2. Đặc điểm du lịch MICE
1.2.2.1. Đặc điểm khách MICE
 Đặc điểm chung của khách MICE
- Khách MICE thường là những người giữ những cương vị, địa vị quan trọng
trong xã hội cũng như có tầm ảnh hưởng nhất định đến các hoạt động chính trị, kinh tế,
văn hóa, xã hội. Họ có thể là các nguyên thủ quốc gia, các vị lãnh đạo nhà nước, các
quan chức cấp cao của chính phủ, bộ, ban, ngành, các nhà khoa học, chính trị gia, các
nhà hoạt động xã hội, văn nghệ sĩ, nhà quản lý, thương gia và thường gồm nhiều
quốc tịch hoặc đến từ nhiều tổ chức, hiệp hội, tập đoàn, công ty khác nhau ở trong và
ngoài nước.

- Mục đích của khách MICE không cơ bản là vì công việc, ngoài yêu cầu lợi ích
kinh tế của tổ chức, khách MICE còn có nhu cầu hưởng thụ lợi ích cá nhân sau chương
trình hội nghị như thư giãn, khám phá cuộc sống tại địa phương, tham quan danh lam
thắng cảnh, mua sắm, giao lưu học hỏi …
- Thời gian lưu trú của khách MICE ngắn, chương trình hoạt động do vậy tương
đối dày đặc và chặt chẽ.
- Các đoàn khách MICE thường đến với số lượng rất đông (vài trăm hoặc vài
nghìn khách) và thông thường họ được đài thọ kinh phí bởi một số tổ chức, chính phủ
14

cùng với khả năng thu nhập và chi trả cao nên họ có nhu cầu về các dịch vụ cung ứng
hoàn hảo, đặc biệt, chất lượng (mức chi tiêu cao hơn khách đi du lịch bình thường từ 4
đến 6 lần). Chính vì vậy mà họ yêu cầu sử dụng những dịch vụ cao cấp và địa điểm ưa
thích của khách MICE lựa chọn là những nơi có cơ sở hạ tầng phát triển.
- Chi tiêu của họ không chỉ trong hội nghị mà còn ngoài hội nghị. Một du khách
chỉ chi 1 đồng khi họ tham dự một sự kiện nào đó của MICE thì bên ngoài họ chi đến
15 đồng. Đó là đối với các nước phát triển, còn những nước đang phát triển thì mức chi
tiêu là 25 đồng ở bên ngoài
- Các nhu cầu thiết yếu của khách MICE tại một khách sạn thường bao gồm:
• Phòng ở
• Phương tiện ăn uống
• Phương tiện tiệc, hội nghị
• Phương tiện vận chuyển
• Phương tiện dành cho khách thương gia (phòng tổ chức, trung tâm
kinh doanh, hệ thống cuộc gọi hội thảo trực tuyến, cuộc gọi quốc tế trực tuyến băng
thông rộng…)
• Các phương tiện giải trí (các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, phòng tập
thể dục, spa, bars…)
• Các cửa hàng, trung tâm mua sắm chất lượng cao
• Các dịch vụ hỗ trợ (đặt tour, thông tin các điểm đến, các địa danh du lịch,

đặt vé máy bay, bộ phận hỗ trợ kỹ thuật tại hội nghị hoặc sự kiện, âm thanh ánh sáng,
trang trí, dàn nhạc, thiết bị …)
Trình tự yêu cầu của một đoàn khách MICE thông thường như sau:
15



















Sơ đồ 1.1: Trình tự đặt tour MICE
(Nguồn:Bài giảng Quản trị hội họp)
 Đặc điểm của từng loại khách MICE
a) Phân theo lãnh thổ: Thị trường khách MICE có thể được chia thành 2 nhóm:
khách MICE trong nước và khách MICE ngoài nước. Đây là cách phân chia tương đối
dựa trên phần đông đối tượng tham gia, phạm vi lãnh thổ chuyến đi và xuất phát trụ sở
của tổ chức đặt tour MICE.

• Thị trường khách MICE trong nước là thị trường mà nơi xuất phát các yêu
cầu là từ các công ty, trụ sở đặt tại Việt Nam và nơi quyết định và thực hiện từ hình
thức, tính chất của sự kiện và thanh toán cho toàn bộ sự kiện là các công ty, trụ sở tại
Chọn địa điểm
Yêu c

u đ

t gi

ch


Lưu trữ
Báo giá
Hợp đồng/ Đặt cọc
Chu

n b

ph

c v

/ theo
dõi các thay đổi
Ngày đến
Các ho

t đ


ng theo k
ế

hoạch
Thanh toán
Tiền trạm
Chuy

n yêu c

u t

ch

c đoàn/
tiệc cho các bộ phận
Đoàn r

i kh

i đ

a đi

m. Rút
kinh nghiệm sau khi kết thúc
- Họp trước hội nghị
- Ký hợp đồng với các
nhà cung cấp

- Họp mặt chuẩn bị

Đ

ng
ý ?




Không
Không

×