Tải bản đầy đủ (.pdf) (155 trang)

Giải pháp phát triển du lịch MICE tại Nha Trang.pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.59 MB, 155 trang )

MỤC LỤC



DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG ĐỀ TÀI
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH TRONG ĐỀ TÀI
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TRONG ĐỀ TÀI
LỜI MỞ ĐẦU
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ DU LỊCH MICE
1.1 NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ DU LỊCH MICE: ......................................... 1
1.1.1 Khái niệm về du lịch MICE .......................................................................... 1
1.1.1.1 Meeting .......................................................................................................
1.1.1.2 Intensive ...................................................................................................... 1
1.1.1.3 Conference .................................................................................................. 1
1.1.1.4 Event ........................................................................................................... 1
1.1.2 Đặc điểm của du lịch MICE.......................................................................... 2
1.1.2.1 Đặc điểm về loại hình MICE ....................................................................... 2
1.1.2.2 Đặc điểm về khách MICE ............................................................................ 3
1.1.3 Các yếu tố bảo đảm cho sự thành công của du lịch MICE ............................. 3
1.1.4 Lợi ích do du lịch MICE đem lại .................................................................. 4
1.2 NHỮNG RỦI RO TRONG VIỆC PHÁT TRIỂN DU LỊCH MICE ................... 4
1.2.1 Kinh tế............................................................................................................ 4
1.2.2 Xã hội ............................................................................................................. 4
1.2.3 Văn hoá .......................................................................................................... 6
1.2.4 Công nghệ ...................................................................................................... 7
1.2.5 Chính trị ......................................................................................................... 7
1.2.6 Con người....................................................................................................... 7
1.2.7 Điều kiện tự nhiên .......................................................................................... 8
1.2.8 Cơ sở hạ tầng .................................................................................................. 9
1.3 XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH MICE TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT
NAM


1.3.1 Xu hướng phát triển MICE trên thế giới ......................................................... 9
1.3.2 Xu hướng phát triển MICE tại Việt Nam ....................................................... 10
1.4 KINH NGHIỆM THỰC TIỂN TRONG DU LỊCH MICE ................................ 10
1.4.1 Kinh nghiệm của Singapore ............................................................................ 10
1.4.2 Kinh nghiệm của thành phố Hồ Chí Minh...................................................... 11
1.4.3 Kinh nghiệm của Vũng Tàu ............................................................................ 12
1.4.4 Những bài học rút ra ....................................................................................... 12
Kết luân chương 1
CHƯƠNG II: TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCCH
MICE TẠI NHA TRANG-KHÁNH HOÀ
2.1 TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH MICE TAI NHA TRANG-KHÁNH
HOÀ
2.1.1 Điều kiện tự nhiên ........................................................................................ 14
2.1.2 Văn hoá, lễ hội, con người ............................................................................ 15
2.1.3 Cơ sở hạ tầng ................................................................................................ 17
2.1.4 Ẩm thực ....................................................................................................... 18
2.2 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐỂ DU LỊCH MICE NHA TRANG –
KHÁNH HOÀ ........................................................................................................ 19
2.2.1 Kinh tế.......................................................................................................... 19
2.2.2 An ninh-chính trị-luật pháp ........................................................................... 20
2.2.2.1 Chính trị- luật pháp ...................................................................................... 20
2.2.2.2 An ninh....................................................................................................... 21
2.2.3 Giao thông và những ảnh hưởng của nó ........................................................ 21
2.2.4 Môi trường công nghệ .................................................................................. 22
2.3 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH MICE TẠI NHA TRANG-KHÁNH
HOÀ TRONG NHỮNG NĂM VỪA QUA ....................................................... 22
2.3.1 Khách du lịch ............................................................................................... 22
2.3.1.1 Tình hình chung về thị trường du khách quốc tế .......................................... 22
2.3.1.2 Khách du lịch MICE .................................................................................... 23
2.3.2 Kết quả hoạt động kinh doanh về thị trường MICE ....................................... 23

2.3.2.1 Khối lữ hành ................................................................................................ 24
2.3.2.2 Khối khách sạn ............................................................................................ 25
2.3.3 Thị trường nhà cung cấp dịch vụ MICE và hướng đầu tư phát triển phục vụ
du lịch MICE ................................................................................................ 25
2.3.3.1 Hệ thống cơ sở lưu trú ................................................................................. 25
2.3.3.2 Các câu lạc bộ hội nghị hội thảo .................................................................. 27
2.3.3.3 Trung tâm hội nghị triển lãm ....................................................................... 27
2.3.3.4 Hãng vận chuyển ......................................................................................... 27
2.3.3.5 Nhà cung cấp dịch vụ phụ trợ ...................................................................... 28
2.3.4 Nguồn nhân lực phục vụ du khách ................................................................ 28
2.3.5 Các hoạt động quảng bá xúc tiến du lịch ....................................................... 29
2.4 NHỮNG ĐIỂM MẠNH, ĐIỂM YẾU CỦA DU LỊCH MICE TẠI NHA
TRANG-KHÁNH HOÀ.................................................................................... 30
2.4.1 Những điểm mạnh ........................................................................................ 30
2.4.2 Những điểm yếu ........................................................................................... 30
2.5 CƠ HỘII VÀ THÁCH THỨC CHO VIỆC PHÁT TRIỂN DU LỊCH MICE
TẠI NHA TRANG-KHÁNH HOÀ ................................................................... 30
2.5.1 Cơ hội .......................................................................................................... 30
2.5.2 Thách thức .................................................................................................... 31
Kết luận chương 2
CHƯƠNG III: CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH MICE TẠI NHA
TRANG-KHÁNH HOÀ
3.1 MỤC TIÊU, QUAN ĐIỂM ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ......................................... 32
3.1.2 Mục tiêu của giải pháp .................................................................................. 32
3.1.2 Quan điểm đề xuất các giải pháp .................................................................. 32
3.2 CƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ...................................................................... 32
Bảng phân tích SWOT
3.3 CÁC GIẢI PHÁP ........................................................................................... 33
3.3.1 Giải pháp1: Giải pháp liên kết để phát triển thị trường MICE ....................... 33
3.3.1.1 Nội dung của giải pháp ................................................................................ 33

3.3.1.2 Điều kiện thực hiện...................................................................................... 35
3.3.1.3 Lợi ích dự kiến của giải pháp ....................................................................... 35
3.3.2 Giải pháp 2: Giải pháp thành lập trung tâm xúc tiến phát triển du lịch MICE
3.3.2.1 Nội dung của giải pháp ................................................................................ 35
3.3.2.2 Điều kiện thực hiện...................................................................................... 37
3.3.2.3 Lợi ích dự kiến của giải pháp ....................................................................... 37
3.3.3 Giải pháp 3: Giải pháp xây dựng và phát triển du lịch MICE tại Nha Trang . 38
3.3.3.1 Mục tiêu của giải pháp ................................................................................. 38
3.3.3.2 Nội dung của giải pháp ................................................................................ 38
3.3.3.3 Lợi ích mong đợi từ giải pháp ...................................................................... 41
3.3.4 Giải pháp 4: Giải pháp thu hút vốn đầu tư tại Nha Trang – Khánh Hoà........ 41
3.3.4.1 Mục tiêu của giải pháp ................................................................................. 41
3.3.4.2 Nội dung của giải pháp ................................................................................ 41
3.3.4.3 Lợi ích dự kiến từ giải pháp ......................................................................... 43
3.3.5 Giải pháp 5: Xây dựng khu trung tâm văn hoá ẩm thực quốc tế tại Nha
Trang
3.3.5.1 Mục tiêu của giải pháp ................................................................................. 43
3.3.5.2 Nội dung của giải pháp ................................................................................ 43
3.3.5.3 Lợi ích dự kiến từ giải pháp ......................................................................... 45
3.3.6 Giải pháp 6: Giải pháp phát triển sản phẩm mới ........................................... 45
3.3.6.1 Mục tiêu của giải pháp ................................................................................. 45
3.3.6.2 Nội dung hoạt động ..................................................................................... 45
3.3.6.3 Hiệu quả của giải pháp mang lại .................................................................. 48
3.3.7 Giải pháp 7: Giải pháp đào tạo, phát triển nguồn nhân lực ............................ 48
3.3.7.1 Mục tiêu của giải pháp ................................................................................. 48
3.3.7.2 Nội dung hoạt động ..................................................................................... 48
3.3.7.3 Hiệu quả của giải pháp ................................................................................ 49
3.4 CÁC KIẾN NGHỊ .......................................................................................... 50
3.4.1 Kiến nghị đối với chính quyền ...................................................................... 50
3.4.2 Kiến nghị đối với sở du lịch tỉnh Khánh Hoà ................................................ 50

3.4.3 Kiến nghị đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch ........... 50
Kết luận chương 3
Kết luận
Danh mục tài lịêu tham khảo
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Phiếu khảo sát và kết quả khảo sát
Phụ lục 2: Quy hoạch và đầu tư
Phụ lục 3: Kinh nghiệm phát triển du lịch MICE
Phụ lục 4: Một số tiềm năng phát triển du lịch MICE tại Nha Trang-Khánh Hoà.








DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ SỬ DỤNG
TRONG CÔNG TRÌNH

Chương 2:
trang
Biểu đồ 2.1: Đánh giá của du khách về tình hình an ninh tại Nha Trang……21

Chương 3:
Biêu đồ 3.1: Khảo sát về địa điểm tổ chức du lịch
MICE…………………...38
Biểu đồ 3.2: Đánh giá của du khách về những thuân lợi chi việc phát triển du
lịch MICE tại Nha
Trang…………………………………………………………39

Biểu đồ 3.3: Đánh giá của khách MICE về việc xây dựng trung tâm văn hoá-
ẩn thực quốc
tế………………………………………………………………….43





DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ SỬ DỤNG
TRONG CÔNG TRÌNH

Chương 1:
Hình 1.1: Cấu trúc của một ngành du lịch MICE…………………………..2
HÌNH 1.2: TRUNG TÂM TỔ CHỨC HỘI NGHỊ Ở SINGAPORE…………………10
Chương 2:
HÌNH 2.1: CÁC DI TÍCH VĂN HOÁ TẠI NHA TRANG…………………………..15
HÌNH 2.2: CÁC THẮNG CẢNH THIÊN NHIÊN……………………………………16
HÌNH 2.3: CÁC KHU DU LỊCH NỔI TIẾNG TẠI NHA TRANG………………….25
Chương 3:
Hình 3.1: Sơ đồ trung tâm xúc tiến phát triển MICE thành phố Nha Trang –
Khánh Hòa………………………………………………………………….36
Hình 3.2 : Sơ đồ phân công công việc “ngày hội đầu tư”………………….42







Danh mục các bảng sử dụng trong công trình


Chương 1:
Bảng 1.1: Các trung tâm hội thảo ở
Singapore…………………………………..11

Chương 2:
Bảng 2.1: Vốn tích lũy của các nhà đầu tư vào Nha Trang-Khánh
Hoà………....19
Bảng 2.2: Đóng góp của ngành du lịch vào doanh thu của tỉnh Khánh
Hoà…….19
Bảng 2.3: Doanh thu ngành du lịch Khánh
Hoà…………………………………19
Bảng 2.4: Doanh thu của ngành du lịch tỉnh Khánh
Hoà………………………..20
Bảng 2.5: Chỉ số giá tiêu dung của các tháng cuối năm so với năm
trước………20
Bảng 2.6: Lượng khách quốc tế đến Việt Nam và Nha Trang – Khánh Hoà
(lượt khách) trong giai đoạn 2001 –
2007.......................................................................22
Bảng 2.7: Khách công vụ quốc tế đến Việt Nam (số lượt) từ năm 2001 –
2007..23
Bảng 2.8: Tỷ lệ tour của công ty lữ hành ở Nha
Trang………………………….24
Bảng 2.9: Cơ sở lưu trú trên địa bàn tỉnh Khánh Hoà, theo phân
hạng…………25
Bảng 2.10: Các khách sạn có phòng hội nghị, hội thảo hiện nay tại Nha
Trang (từ 3* trở
lên)………………………………………………………………………..26
Bảng 2.11: Các khách sạn có phòng hội nghị, hội thảo dự kiến sẽ hoàn tất
trong những năm gần

đâu……………………………………………………………...26


LỜI MỞ ĐẦU

1/Lý do chọn đề tài:
Du lịch là một ngành công nghiệp không khói rất phát triển hiện nay. Lợi
ích mà nó mang lại là hết sức to lớn nên phần lớn các quốc gia trên thế giới đều
lấy nó làm mũi nhọn để phát triển đặc biệt là loại hình du lịch MICE. MICE là loại
hình du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo, triển lãm, tổ chức sự kiện, du lịch khen
thưởng của các công ty cho nhân viên, đối tác. MICE có một khối lượng khách
hàng lớn với mức chi tiêu cao đồng thời giá trị của loại hình du lịch này lớn hơn
rất nhiều so với du lịch cá nhân và du lịch nhóm khác (theo tính toán của các công
ty du lịch, loại hình du lịch này có giá trị cao gấp sáu lần so với du lịch thông
thường) nên sức hấp dẫn của nó đặc biệt lớn. Theo thống kê từ Tổ chức du lịch thế
giới cho thấy, giá trị thu được từ thị trường du lịch MICE trên toàn thế giới hằng
năm khoảng 300 tỉ USD và nó có mối quan hệ với các lĩnh vực kinh tế khác tạo ra
trị giá gần 5.490 tỉ USD, chiếm hơn 10% GDP thế giới.
Việt Nam ta hiện đã gia nhập vào WTO – một tổ chức thương mại lớn nhất
hiện nay, vì thế hình ảnh đất nước cũng như tiềm năng phát triển là rất lớn đã góp
phần tạo động lực cho ngành du lịch nói chung và ngành du lịch MICE nói riêng
phát triển mạnh.
Những năm gần đây, hình thức du lịch MICE cũng đang có những bước phát triển
khá mạnh mẽ ở Việt Nam bởi ngoài việc được đánh giá là một điểm đến an toàn
và thân thiện, Việt Nam còn là điểm đầu tư hấp dẫn. Thêm vào đó các sự kiện
MICE, nhất là hội nghị khách hàng hay họp mặt toàn công ty, là những chính sách
thường kỳ của các công ty và tập đoàn đa quốc gia. Mỗi lần tổ chức, các công ty
thường thích thay đổi địa điểm và di chuyển từ quốc gia này sang quốc gia khác để
phục vụ nhu cầu du lịch của những người tham dự. Việt Nam là điểm mà nhiều
khách du lịch muốn đến tham quan, trước hết là vì sự mới mẻ của quốc gia này,

khi những quốc gia khác trong khu vực đang trở nên nhàm chán đối với họ.Đánh
giá về tiềm năng phát triển MICE ở nước ta, nhiều chuyên gia cho rằng Việt Nam
có tiềm năng rất lớn về loại hình du lịch MICE và nếu phát triển nó thì Việt Nam
sẽ là đối thủ cạnh tranh lớn của Singapore (trung tâm thu hút MICE lớn nhất Đông
Nam Á hiện nay).
Nha Trang – một thành phố biển xinh đẹp hiền hòa, có biển Nha Trang –
được xếp vào một trong 29 vịnh đẹp nhất thế giới với hàng nghìn hòn đảo lớn nhỏ
khác. Nơi đây có những cảnh đẹp làm say đắm lòng người, một địa điểm rất lý
tưởng cho sự phát triển của du lịch MICE. Thêm vào đó Nha Trang lại được chọn
là nơi tổ chức cuộc thi Hoa Hậu Hoàn Vũ – cuộc thi sắc đẹp danh giá nhất thế giới
vào tháng 7/2008 đã góp phần quảng bá hình ảnh Việt Nam và Nha Trang –
Khánh Hòa đến bạn bè trên khắp thế giới và khẳng định tên tuổi của mình trong
việc tổ chức được các sự kiện lớn trên thế giới. Trung tâm Hội nghị Hồng Kông,
nơi mà trước đây được chính quyền Hồng Kông xây dựng để tổ chức lễ chuyển
giao cho Trung Quốc, trở thành cơ hội khai thác thị trường MICE của ngành du
lịch Hồng Kông thì đối với Nha Trang, Diamond Bay Resort & Golf – nơi tổ chức
Hoa Hậu Hoàn Vũ 2008 sẽ là một cơ hội lớn cho việc khai thác thị trường MICE.
Nhìn chung Nha Trang – Khánh Hòa hội đủ tiềm năng cũng như cơ hội để phát
triển loại hình du lịch MICE nhưng hiện nay việc phát triển loại hình này cũng còn
nhiều hạn chế và chưa xứng tầm.
Ai cũng nhận thấy rằng đây là một loại hình du lịch thu được giá trị kinh tế
cao song làm thế nào để khai thác tốt nó lại không dễ dàng. Du lịch MICE có yêu
cầu đặc thù về cơ sở hạ tầng, hệ thống các dịch vụ đi kèm với nó cũng như các
dịch vụ khác như: ăn uống, vui chơi, mua sắm... nên chỉ những trung tâm du lịch,
những thành phố lớn của nước ta mới đáp ứng được đòi hỏi "cao cấp" của loại
hình này. Tuy du lịch Mice hiện nay cũng đã phát triển mạnh ở nước ta nhưng
nhìn chung vẫn còn có nhiều hạn chế và khai thác chưa tốt. Một số nước trên thế
giới đã khác thác rất tốt ngành này và thu về một lợi nhuận rất lớn chẳng hạn như
Singapore, Thái Lan, Malaysia….Đặc biệt đối với Nha Trang – Khánh Hòa du lịch
MICE cũng còn là loại hình khá mới mẻ vì thế những yếu tố chính cho việc phát

triển MICE cũng còn nhiều hạn chế. Chẳng hạn hiện nay thành phố chưa có một
cơ quan chuyên trách và một tổ chức chuyên nghiệp về MICE, chưa có đội ngũ
nhân viên có đủ trình độ chuyên môn về loại hình này hay chưa có đủ khu ăn
uống, mua sắm, vui chơi… đạt tiêu chuẩn quốc tế…
Trong những năm tới, nếu như những khó khăn trên được cải thiện sớm, thì
triển vọng thu hút khách MICE đến Vỉệt Nam và Nha Trang – Khánh Hòa sẽ rất
khả quan. Do nhóm nghiên cứu là những người rất quan tâm đến ngành du lịch,
đặt biệt rất hứng thú đến du lịch MICE – ngành du lịch có yêu cầu cao nhưng
mang lại lợi nhuận lớn cho đất nước. Là những người con xứ trầm hương nên
nhóm cũng muốn có những đóng góp nho nhỏ cho sự phát triển của tỉnh vì vậy
nhóm đã quyết định chọn đề tài:
“GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH MICE TẠI NHA TRANG –
KHÁNH HÒA”
Với công trình nghiên cứu này nhóm mong nó có thể được coi là một tài
liệu tham khảo hữu ích đối với mọi thành viên có liên quan đến lĩnh vực MICE,
nhất là đối với những giới chức quản lý và các doanh nghiệp kinh doanh du lịch
MICE tại Nha Trang – Khánh Hòa cũng như các địa phương khác trong bối cảnh
có nhiều thời cơ phát triển hiện nay.

2/Mục đích công trình:
 Thực hiện công trình này nhóm nghiên cứu đã đề ra các mục tiêu sau:
 Đánh giá, phân tích toàn diện một cách khách quan thực trạng kinh doanh
loại hình du lịch MICE ở Việt Nam nói chung và Nha Trang nói riêng trong thời
gian qua. Đánh giá các mặt thuận lợi, khó khăn, cơ hội và nguy cơ đối với du lịch
MICE ở Việt Nam và đặc biệt là hướng tới Nha Trang – Khánh Hòa.
 Thông qua việc phân tích được thực trạng chung trong kinh doanh MICE ở
Việt Nam và Nha Trang, nhóm nghiên cứu đề xuất những kiến nghị, những giải
pháp mang tầm nhìn chiến lược và dài hạn nhằm nâng cao hiệu quả tổ chức và
kinh doanh cũng như khả năng cạnh tranh trong lĩnh vực du lịch MICE hấp dẫn
này trong xu thế hội nhấp kinh tế thế giới.

 Phát triển thị trường nội địa và thâm nhập thị trường thế giới.
 Đưa du lịch MICE trở thành loại hình mang lại lợi nhuận cao và hoạt động
chuyên nghiệp ở Nha Trang và Việt Nam.
 Và điều quan trọng, nhóm muốn góp phần mang đến một tài liệu tham khảo
cho những ai quan tâm đến tổ chức và kinh doanh MICE, đặt biệt là các cấp lãnh
đạo, các ban ngành của các địa phương để có cái nhìn toàn diện và khái quát hơn
về tình hình và giải pháp mà nhóm nghiên cứu đã đưa ra, qua đó sẽ có sự quan tâm
hơn cho sự phát triển của loại hình này mà có những chính sách chiến lược cụ thể
trong tương lai.
3/ Đối tượng nghiên cứu:
Nhận thức tầm quan trọng và tính cấp thiết của đề tài, đối tượng nghiên cứu
của nhóm tập trung vào tình hình kinh doanh của các công ty du lịch ở thành phố
Hồ Chí Minh và ở Nha Trang cũng như những người đã từng tham gia du lịch
MICE tai Nha Trang đồng thời tìm hiểu nhận thức của họ về việc phát triển du lịch
MICE, những nhân tố ảnh hưởng cũng như những rủi ro ảnh hưởng đến sự phát
triển của loại hình này, bài học kinh nghiệm tổ chức quản lý của các quốc gia, đia
phương có loại hình MICE phát triển mạnh, các chính sách đúng đắn cũng như các
mô hình liên kết ở một số quốc gia trên thế giới. Từ đó, rút ra những kết luận làm
cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp.
4/ Phạm vi nghiên cứu:
Đây là một đề tài rộng lớn mang tầm vĩ mô đòi hỏi phải phân tích nhiều
khía cạnh kinh tế, chính trị, xã hội, cần nhiều thời gian và trình độ chuyên môn. Vì
thế nhóm nghiên cứu tập trung vào các phạm vi sau:
Phạm vi không gian: Vì giới hạn về thời gian, tài chính cho nên quá trình
nghiên cứu cũng còn có nhiều hạn chế, nhóm tập trung tại Nha Trang và có tham
khảo tại thành phố Hồ Chí Minh.
Thành phố Nha Trang có phong cảnh đẹp và vị trí thuận lợi nên rất có tiềm
năng trong việc phát triển và đẩy mạnh loại hình du lịch MICE.Vì vậy nhóm
nghiên cứu đã tập trung nghiên cứu những điều kiện cần có ở Nha Trang để đẩy
mạnh phát triển loại hình du lịch đòi hỏi chất lượng cao này. Nhóm cũng tham

khảo ý kiến của các công ty du lịch tại Nha Trang về vấn đề phát triển du lịch
MICE tại đây.
Về thành phố Hồ Chí MÌnh, vì đây là một trung tâm lớn nên đa phần khách
đến Nha Trang đều được luân chuyển từ đây nên nhóm đã tập chung nghiên cứu
thu thập ý kiến cũng như nhu cầu thị hiếu của du khách khi tham gia du lịch MICE
ở Nha Trang. Các công ty du lịch tại Nha Trang đa phần là chi nhánh của các công
ty du lịch lớn ở thành phố Hồ Chí Minh vì vậy nhóm nghiên cứu cũng đã thu thập
ý kiến của các công ty du lịch tại thành phố Hồ Chí Minh về vấn đề phát triển loại
hình MICE tại Nha Trang.
Ngoài ra, để công trình có cái nhìn trên quy mô thế giới, nhóm nghiên cứu
đã tiến hành tìm hiểu qua sách báo, tạp chí và internet về tình hình tổ chức và kinh
doanh MICE tại một số nơi trên thế giới và Việt Nam như Singapore, Malayxia,
thành phố Hồ Chí Minh, Vũng Tàu thông qua đó rút ra những bài học kinh nghiệm
cho việc phát triển du lịch MICE ở thành phố Nha Trang – Khánh Hòa.
Phạm vi thời gian: do muốn vấn đề được thuyết phục, sáng tỏ và chính xác
nhóm nghiên cứu đã tiến hành thu thập số liệu, dữ liệu từ năm 2001 đến 5 tháng
đầu 2008Nhóm nghiên cứu đã cố gắng bám sát vào thực tiễn để có những nhận
định chính xác và khách quan hơn.
Phạm vi lĩnh vực nghiên cứu: lĩnh vực nghiên cứu chủ yếu của công trình là
tập trung đi sâu vào việc tìm hiểu những điều kiện thuận lợi, khó khăn của thành
phố Nha Trang trong việc phát triển loại hình MICE cùng với thực trạng phát triển
hiện nay của loại hình này. Nhóm nghiên cứu cũng đưa ra những bài học phát triển
của một số quốc gia và địa phương để từ đó có hướng phát triển đúng đắn cho Nha
Trang đồng thời công trình cũng đề cập đến một vài khía cạnh về cách thức quảng
bá loại hình du lịch MICE ở Nha Trang nói riêng và Việt Nam nói chung đến thị
trường thế giới. thêm vào đó công trình cũng đưa ra một số ý tưởng để loại hình
du lịch MICE ngày càng hấp dẫn và phát triển.
5/Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu tại bàn: thu thập thông tin thứ cấp về du lịch nói
chung và MICE nói riêng của Việt Nam và Nha Trang.

- Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình: thu thập kinh nghiệm phát
triển du lịch MICE của các quốc gia khác và một vài địa phương.
- Phương pháp điều tra thực tế: thu thập thông tin sơ cấp từ các cơ sở kinh
doanh và khách hàng du lịch MICE ở Nha Trang. Nhóm đã tiến hành điều tra để
lấy ý kiến của các công ty du lịch ở Nha Trang và thành phố Hồ Chí Minh đồng
thời cũng lấy ý kiến của một số người ở thành phố Hồ Chí Minh đã tham gia
MICE ở Nha Trang để có thế có cái nhìn thực tế về tình hình kinh doanh và tổ
chức MICE.
6/ Những điểm mới của công trình:
Loại hình du lịch MICE tuy là loại hình đã phát triển khá lâu ở nhiều quốc
gia trên thế giới nhưng đối với Việt Nam nói chung và Nha Trang nói riêng thì đây
còn là loài hình khá mới mẻ và đang bước đầu phát triển. Vì vậy, hiện nay có khá
ít sách báo cũng như công trình nghiên cứu về du lịch MICE đặc biệt là điển hình
cho một khu vực địa phương ở Việt Nam.
Công trình có những điểm mới, đó là:
 Phân tích, đánh giá những điểm thuận lợi, khó khăn, cơ hội, thách thức
cũng như thực trạng của Nha Trang trong việc tổ chức, kinh doanh và phát triển du
lịch MICE.
 Nghiên cứu kinh nghiệm một số nước lớn trên thế giới và những địa
phương phát triển ở Việt Nam trong việc phát triển loại hình du lịch MICE như
Singapore, Malaisia, thành phố Hồ Chí Minh, Vũng Tàu …
 Nghiên cứu, phát hiện những rủi ro trong ngành du lịch nói chung và du
lịch MICE nói riêng để có hướng khắc phục và phát triển.
 Nghiên cứu đi sâu vào tìm hiểu thực trạng để đưa ra những cách thức quảng
bá cho hình ảnh du lịch MICE ở Việt Nam nói chung và Nha Trang nói riêng.
 Điểm mới cuối cùng là nhóm nghiên cứu đã đưa ra một số các giải pháp
trên các phương diện có tính khoa học nhằm đẩy mạnh nâng cao hiệu quả tổ chức
kinh doanh loại hình du lịch MICE ở Nha Trang – Khánh Hòa.
Mặc dù có nhiều hạn chế về kinh nghiệm, thời gian, kinh phí, trình độ am hiểu
kiến thức thực tiễn chuyên môn nhưng nhìn chung công trình đã nêu được tính cấp

thiết của tình hình hiện tại của ngành tổ chức kinh doanh MICE ở Việt Nam nói
chung và Nha Trang nói riêng. Thông qua đó, khái quát thành một hệ thống các
giải pháp phát triển ngành này trong tương lai.
7/Bố cục công trình:
Với những ý nghĩa và mục tiêu như trên, công trình gồm 50 trang được kết
cấu trong 3 chương:
Chương I: Những vấn đề cơ bản về du lịch MICE
Chương II: Tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch MICE tại Nha Trang
- Khánh Hoà
Chương III: Các giải pháp phát triển du lịch MICE tại Nha Trang-Khánh
Hoà:
Vì thời gian và kinh phí hạn chế, mặc dù đã cố gắng hết sức với một niềm
tin và ý chí, sự mong mỏi lớn lao là được hoàn thành công trình một cách toàn
diện và có hệ thống, nhưng nhóm nghiên cứu chắc chắn rằng công trình không
tránh khỏi các thiếu sót. Chính vì vậy, nhóm nghiên cứu mong nhận được sự góp ý
chân thành của quý thầy cô, các bạn sinh viên, các bạn đọc cùng quan tâm. Những
sự đóng góp này sẽ là bài học kinh nghiệm quý báu để nhóm nghiên cứu khắc
phục và tiếp tục mở rộng trong tương lai.
Nhóm nghiên cứu cũng hy vọng rằng qua đề tài này sẽ có nhiều đề tài tiếp
tục nghiên cứu về ngành du lịch MICE trong tương lai nhằm góp phần đẩy mạnh
và nâng cao lợi nhuận mà ngành này mang lại cho đất nước, làm cho nhiều người
dân có công ăn việc làm cũng như thu nhập cao do ngành du lịch MICE mang lại.
Từ đó, bạn bè trên thế giới sẽ biết nhiều hơn đến Việt Nam và Nha Trang – Khánh
Hòa với phong cảnh hữu tình, con người thân thiện và sự giàu có, trù phú nơi đây.

1.3 Những lý luận chung về du lịch MICE:
1.1.1 Khái niệm về du lịch MICE:
MICE là tên ghép chữ đầu của các từ chuyên biệt: Meeting (hội nghị), Incentive
(khuyến mãi), Conference (hội thảo) và Exhibition (triển lãm). Có thể định nghĩa chung
nhất, loại hình du lịch MICE chính là sự kết hợp hài hòa giữa các yếu tố cấu thành nên

một mô hình du lịch đem lại sự hứng khởi, tham gia của du khách thông qua phong cách
giao tiếp với nhà tổ chức tour du lịch, giúp cho du khách thấu hiểu hơn tính cách văn hóa-
xã hội, định hướng phát triển kinh tế của từng vùng, từng miền du khách đến tham
quan.Có thể nói một cách cụ thể như sau:
1.1.1.1 Meeting: là các cuộc họp được tổ chức bởi một tổ chức hoặc bởi các cá nhân,
trong đó họ cùng nhau thảo luận về một số vấn đề.Theo Davision (Business travel and
Tourism, trang 5), thì hội họp là những sự kiện mà các thành viên tham dự cùng thảo luận
một vấn đề quan tâm cần được chia sẽ, có thể là lĩnh vực thương mại hoặc phi thương
mại.Các cuộc hội họp được chia làm hai lọai:
- Cuộc hội họp giữa các công ty với nhau (Association meetings).
- Các cuộc họp giữa các thành viên trong một công ty (Coporate meetings).
1.1.1.2 Incentive:
Theo SITE (Business travel and Tourism, trang 6), thì du lịch khuyến thưởng là
loại hình kết hợp mang tính kinh doanh và thư giãn, được sử dụng như là một phần
thưởng cho những cá nhân xuất sắc tại nơi làm việc.Về bản chất Incentives được xem
như những cuộc họp nhưng mục đích của nó thì khác so với meeting, Incentive thường
được tổ chức:
- Nhằm tập hợp những lực lượng bán hàng mạnh nhất để thảo luận những
chiến lược trong tương lai.
- Liên kết các nhà quản lý cấp cao với các lực lượng hàng đầu trong bán
hàng trong môi trường làm việc bên ngòai.
- Nhằm mục đích tuyên dương nhân viên nhân viên xuất sắc, khen thưởng
các đại lý bán hàng vượt chỉ tiêu.
Đặc điểm của du lịch khen thưởng là phải họach định trước một năm
1.1.1.3 Conference/ Convention:
Ở Anh, thì người ta gọi hội nghị là Coference.Đây là cuộc họp được tổ chức ở nơi
được thuê, thời gian họp kéo dài tối thiểu 4 tiếng đồng hồ; số người tham dự hội hop ít
nhất là 8 người; phải có chương trình được bố trí trước. Một sự kiện được tổ chức phải
nhằm mục đích trao đổi những quan điểm, truyền đạt những thông điệp, đưa ra những
vấn đề tranh luận hoặc công khai ý kiến vào một vấn đề cụ thể.

Ở Mỹ, Úc và các quốc gia Châu Á, thì gọi là Convention. Đây là một nhóm người
vì muc tiêu chung là trao đổi những quan điểm, ý kiến và thông tin cần được chia sẻ đối
với nhóm. Để chuẩn bị cho cuộc họp loại này thì phải mất tối thiểu 2 năm vì qui mô lớn
và nó thường được tổ chức bởi ngững hiệp hội quốc tế.
Thuật ngữ này được sử dụng ở Pháp. Những sự kiện hàng năm được nhóm họp
với số đại biểu tham dự từ vài trăm đến vài ngàn người. Những cuộc họp này có xu
hướng được tổ hức bởi những tổ chức, những liên đoàn, mà các đại biểu tham dự cùng
thảo luận một đề tài đặc biệt. Một cuộc hội thảo, thường kéo dài khoảng vài ngày, có các
phiên họp xảy ra đồng thời.
Hình thức hội nhập này có quy mô lớn hơn so với meeting hay incentive. Các
cuộc hội họp này được tổ chức bởi những tổ chức quốc tế và quy tụ nhiều thành viên
tham dự hơn (thường được gọi là các cuộc hội thảo).
1.1.1.4 Event/ Exhibition:
Theo Davision, triển lãm được xem là một phần của ngành du lịch MICE vì
chúng khuyến khích du lịch phát triển, tạo ra một nhu cầu cao về dịch vụ du lịch, về vấn
đề ăn ở.Đây là một hình thức của MICE mà qua đó nó thu hút được sự chú ý của khách
nước ngoài. Vì vậy hình ảnh của đất nước và con người quốc gia đó sẽ được biết đến
nhiều hơn.
Bao gồm hai hình thức sau:
 Coporate event/ exhibition là hình thức hội họp nhằm mục đích công nhận,
tuyên dương thành tích của nhân viên hay trình bày sản phẩm.
 Special event/ exhibition là hình thức đặc biệt vì quy mô của nó thu hút rất
nhiều báo, đài cũng như các phương tiện truyền thông khác và đây chính là các cuộc triển
lãm.
Hình 1.1: Cấu trúc của một ngành du lịch MICE

















Nguồn :Horner và Swarbrooke (Business Travel and Tourism, trang 7)
1.1.2 Đặc điểm của du lịch MICE:
1.1.2.1 Đặc điểm về loại hình MICE:
MICE là loại hình du lịch rất nhiều nước đẩy mạnh phát triển, vì giá trị của loại
dịch vụ này lớn hơn rất nhiều so với du lịch cá nhân hay du lịch nhóm. Kỳ thật, MICE
Khách hàng/ người tiêu dùng
 Công ty, tổ chức kinh doanh
 Hiệp hội, đoàn thể
 Các tổ chức thuộc lĩnh vực công
Cầu
Các tổ chức trung gian:
 Công ty chuyên tìm địa điểm tổ chức hội thảo
 Công ty “nghe nhìn” trong tổ chức hội thảo
 Đại lý du lịch chuyên về khuyến thưởng
 Công ty quản lý tại điểm đến
 Công ty lữ hành
 Nhà tổ chức hội chợ, triển lãm
Nhà cung cấp:
 Các điểm đến

 Các nơi hội họp
 Các cơ sở lưu trú
 Công ty vận chuyển
 Các dịch vụ phụ trợ
Các tổ chức
trung gian
Cung
không phải là loại sản phẩm du lịch mới, nó phát triển qua nhiều giai đoạn, theo nhận
thức khác nhau của những người làm du lịch. Ngày nay, MICE được xem là sản phẩm du
lịch tổng hợp của những sản phẩm du lịch đơn lẻ kết hợp với sự tổ chức và hạ tầng cơ sở
nhất định.
Thị trường du lịch MICE được đánh giá là tạo doanh thu lớn cho ngành du lịch
của một nước, nhờ đối tượng khách nhiều, tập trung và chi tiêu cao. So với khách đi lẻ,
khách đi nhóm, thì khách du lịch của MICE được xem là khách hạng sang, chủ yếu là các
thương nhân, chính khách... sẵn sàng chi để thưởng thức những dịch vụ cao, tiện ích tốt
và sản phẩm đắt tiền.
Du lịch MICE đòi hỏi tính chuyên nghiệp và tính năng động rất cao, vì đây là loại
hình du lịch đặc biệt với đối tượng du khách là các công ty, các tập đoàn lớn, các doanh
nhân thành đạt từ các nơi trên thế giới cũng như trong nước.Việc tổ chức đòi hỏi nhất
thiết phải có phòng họp có sức chứa lớn, đầy đủ các trang thiết bị hội nghị, hội thảo đạt
tiêu chuẩn quốc tế như hệ thống âm thanh, thông tin liên lạc, phiên dịch,...Một sự kiện
thuộc MICE phải được chuẩn bị từ 6 - 12 tháng với từng chi tiết nhỏ nhất, từ việc chuẩn
bị logo, tài liệu cho đến chương trình, âm thanh, ánh sáng, sân khấu, đặt phòng, tổ chức
đi lại, ăn uống… Đó là chưa kể đến những tình huống bất trắc có thể xảy ra như kẹt xe,
cháy nổ, khủng bố…
Các đoàn khách MICE thường rất đông (vài trăm khách) và đặc biệt mức chi tiêu cao hơn
khách đi tour bình thường (do Ban tổ chức các hội nghị quốc tế bao giờ cũng đặt phòng
cho khách ở khách sạn 4 - 5 sao, dịch vụ cao, tour sau hội nghị phải thiết kế chuyên biệt
theo yêu cầu…). MICE hiện là loại hình du lịch mang lại nguồn thu rất lớn cho ngành du
lịch ở các nước.

1.1.2.2 Đặc điểm về khách MICE:
Khách MICE đa số là các nhân vật có thành tích, có vị trí trong các tổ chức. Họ là
những người được mời, được những nhà tổ chức quan tâm một cách chu đáo. Khách
MICE là những khách sử dụng những dịch vụ cao cấp và có những yêu cầu mang tính đa
dạng bao gồm yêu cầu cả lợi ích kinh tế của tổ chức lẫn lợi ích hưởng thụ cá nhân. Yêu
cầu về lợi ích kinh tế là yêu cầu sau chuyến đi, nhà tổ chức phải đạt được mục đích kinh
tế của chuyến đi.Yêu cầu về lợi ích hưởng thụ cá nhân là yêu cầu được gia tăng kiến
thức, kinh nghiệm sống thông qua việc khám phá những nét đặc trưng về con người,
phong cách sống, cách làm việc, phong tục tập quán, các món đặc sản của địa
phương.Đây là yêu cầu được trải qua những cảm xúc mới lạ tại những địa hình, phong
cảnh thiên nhiên riêng biệt của điểm đến và được săn sóc phục vụ chu đáo về tâm sinh lý
sau những chuyến đi mệt mỏi.
Có thể phân nhóm khách thị trường MICE làm 2 nhóm: nội địa và quốc tế. Trong
thực tế, đôi khi khó phân biệt giữa 2 thị trường này khi mà một số công ty đa quốc gia
cùng họp mặt với nhau tại nước đặt trụ sở chính hay tại các thành viên.
Có thể nhận định một cách tổng quát như sau: thị trường MICE nội địa sẽ là thị
trường mà nơi xuất phát các yêu cầu là từ các công ty, trụ sở đặt tại Việt Nam và nơi
quyết định và thực hiện từ hình thức, tính chất của sự kiện và thanh toán cho toàn bộ sự
kiện là các công ty, trụ sở tại Việt Nam. Thành phần tham gia vào các cuộc hội họp, sự
kiện đa số là người Việt Nam, có thể có một số người nước ngòai nhưng chỉ là thiểu số.
Thị trường MICE quốc tế sẽ là thị trường mà nơi xuất phát là các công ty, trụ sở
tại nước ngòai, tất cả các yêu cầu, quyết định về hình thức dịch vụ, chất lượng đến giá cả,
thanh toán... đều do công ty tại nuớc ngoài quyết định và thực hiện.
“Kháh MICE có thể là những giám dốc, tổng giám đốc, những khách hàng, những đối tác
quan trọng, những cán bộ, nhân viên và những đại lý đạt thành tích tốt nhất…100 vị
khách có thể cần đến 100 xe đưa đón. Họ có thể được đưa đón tận chân thang máy bay,
được làm thủ tục trả phòng khách sạn khi đang tắm ở ngay hồ bơi. Phải nắm rõ ý thích
của từng vị khách để sắp xếp bữa ăn hàng ngày, để đừng xếp đặt chỗ ngồi kề cận giữa hai
người vốn không thuận thảo với nhau…Đó là chưa kể những ý muốn đột xuất mang tính
ngẫu hứng của các vị khách VIP này.”

(Ông Recardo Perran, Tổng giám đốc Công ty cổ phần du lịch Kỳ Vân)
1.1.3 Các yếu tố bảo đảm cho sự thành công của du lịch MICE:
Tính dễ tiếp cận, địa điểm tổ chức các cuộc hội nghị phải gấn các sân bay quốc tế,
có nhiều chuyến bay đi các nước trên thế giới.
Tính chuyên nghiệp, các cuộc hội họp, hội nghị phải đảm bảo tính chuyên nghiệp
cao về mặt tổ chức từ lúc đăng ký, nhận phòng, tài liệu, lễ khai mạc, giới thiệu, ánh sáng,
âm thanh, ẩm thực, lễ bế mạc.
Địa điểm, nơi tổ chức hội nghị phải được trang hòang rực rỡ, tiện nghi và
đầy đủ trang thiết bị như máy chiếu, micro, phiên dịch, máy quay phim, nhạc nền, thư
ký…
Các khách sạn được chọn càng gần địa điểm tổ chức hội nghị càng tốt.
Mức độ tin tưởng: đây là điều quan trọng cho các nhà tổ chức hội nghị trong việc
lựa chọn địa điểm tổ chức.
Tính đa dạng: nước đăng cai hội nghị phải có phong cảnh đẹp, văn hóa đa
dạng, đặc sắc, nhiều khu vui chơi giải trí, trung tâm thương mại.

1.1.4 Lợi ích do du lịch MICE đem lại:
Hội họp (meeting) , cho dù ở lĩnh vực kinh tế, thể thao, văn hóa, chính trị... đều có
thể mang lại giá trị du lịch cho một vùng. Ví dụ SEA Games, hay festival Huế... là những
sự kiện Meeting, mang lại cơ hội kinh doanh cho ngành du lịch, và tất nhiên cho nhiều
ngành khác. Incentive (khen thưởng) thì vừa hội họp vừa vui chơi, tức phát sinh nhu cầu
tham quan du lịch và thưởng ngoạn. Còn hội nghị , hội thảo (convention hay conference)
là những diễn đàn quốc tế, mà những đại biểu tham dự là đối tượng khách của ngành du
lịch. Trong khi đó, Exhibition (triển lãm) thì liên quan nhiều đến các hội chợ hay triển
lãm quốc tế, mà thành phần là những nhóm doanh nghiệp hoặc từng doanh nghiệp riêng
lẻ, lại cũng chính là khách hàng tiềm năng của các công ty du lịch.
Ông Nguyễn Hữu Thọ_tổng giám đốc công ty Sài Gòn tourist cho biết, chi tiêu
của khách MICE cao gấp 6 lần chi tiêu của khách du lịch thông thường. Chi tiêu của họ
không chỉ trong các hội nghị mà còn ở bên ngoài hội nghị. Theo một số liệu nghiên cứu
cho thấy, một du khách chi 1 đồng khi họ tham dự một sự kiện nào đó của MICE, thì bên

ngoài họ chi đến 15 đồng. Đó là chi tiêu ở nước phát triển, còn những nước kém phát
triển thì mức chi tiêu cao hơn là 25 đồng ở bên ngoài.
Những chương trình du lịch MICE thường có sự tham gia của các chính khách,
doanh nhân, nghệ sĩ, đây là cơ hội quảng bá tiếp thị tốt cho điểm đến du lịch. Theo đánh
giá của các chuyên gia, MICE là loại hình có bước tăng trưởng cao và sẽ là một trong
những nguồn khách chính của hoạt động du lịch.
1.2 Những rủi ro trong việc phát triển du lịch MICE:
1.2.1 Kinh tế:
Một vấn đền hiện nay cũng đang làm các nhà du lịch lo lắng không kém, đó là
vấn đề lạm phát. Các tour du lịch MICE thường là những tour đặt trước, do đó nếu tính
toán không kỹ, nhất là trong thời điểm hiện nay khi mà cơn bão giá luôn luôn rình rập có
thể nổi lên bất cứ lúc nào và sẵn sàng cuốn phăng tất cả trên đường đi của nó. Mặc dù từ
cuối năm 2007 nhà nước ta đã có nhiều chính sách để điều chỉnh nhưng vẫn không hề có
tác dụng gì. Theo báo Sài Gòn Tiếp Thị số ra ngày 17/3/2008 thì tỷ lệ lạm phát năm 2007
là 12.63%(lạm phát phi mã). Bên cạnh đó, theo ý kiến của báo Sài Gòn Tiếp Thị ra ngày
17/3/2008 thì ngay cả lĩnh vực vân tải cũng tăng giá từ 15 đến 20%. Như vậy những yếu
tố cần thiết cho du lịch nói chung và đặc biệt là du lịch MICE nói riêng đều có xu hướng
tăng giá, vì vậy nếu không tính toán cẩn thận, việc kinh doanh trong MICE sẽ găp nhiều
tổn thất hơn (nếu chấp nhận lỗ thì sẽ lỗ khá nhiều, còn nếu hủy hay đàm phán lại thì sẽ
khó và còn ảnh hưởng đến hình ảnh chung của du lịch Việt Nam nói chung và du lịh Nha
Trang nói riêng).Việc tổ chức các loại hình của du lịch MICE thực sự gặp khó khăn, do
loại hình này nhất thiết phải có sự hoàn hảo trong các khâu, nhất là khâu lưu trú và đi lại.
Đây là khâu quan trọng nhất trong du lịch MICE, thế nhưng nó lại đồng loạt tăng giá,
điều này gây không ít trở ngại cho các cơ sở kinh doanh, tổ chức du kịch MICE, cũng
như việc e ngại về giá của loại hình này tại Việt Nam so với các nước khác.
1.2.2 Xã hội:
1.2.2.1 Thái độ, cách cư xử:
Hiện nay, ý thức của người dân chúng ta vẫn chưa cao nói chi cho xa ngay tại Hà
Nội – thủ đô của nước Việt Nam ta mà lòng hiếu khách đối với người nước ngoài cũng
không được xem trọng.

Theo Huy Quốc – báo Sài gòn giải phóng thì bà Eileen 76, thành viên Diễn đàn du lịch
Lonely Palenet, khi đến Hà Nội với mấy người bạn và đang đứng gần bờ hồ để xác định
hướng đi thì bị người ta lấy cắp điện thoại và thái độ thờ ơ của người dân nơi đây trước
hành động ấy cũng như phong cách phục vụ không được thân thiện đã khiến bà không
muốn quay lại Việt Nam mà chọn Campuchia hay Lào. Ý kiến của vị khách trên đã cho
ta thấy vấn đề ý thức của người dân trong việc đối xử với du khách thật đáng báo động.
Những hành động khiếm nhã cộng thêm sự hờ hững của người dân trước tội ác cướp giật
đã khiến cho du khách có ấn tượng không tốt cả về đất nước và con người Việt Nam dẫn
đến việc họ không còn muốn quay lại với đất nước ta nữa. Đối với những người dân chưa
có sự hiểu biết thì ta còn có thể hiểu nhưng ngay cả những hướng dẫn viên du lịch- những
người được đào tạo để tiếp đón khách du lịch, giới thiệu cho họ những cảnh đẹp cũng như
những phong tục tập quán của dân tộc mà lại có những thái độ không thể chấp nhận
được.
Cũng trong bài báo trên anh Harry Ledger- du khách Australia, người từng ở Việt
Nam trong mười tháng cũng đưa ra các nhận định tương tự. Anh này đã viết trên BBC về
một chuyến đi “gian khổ” tới vịnh Hạ Long. Anh này đã lên án những hành vi hết sức
khiếm nhã của người hướng dẫn viên cũng như việc lừa du khách vào những cửa hàng đã
được móc nối với giá cao hơn trên thị trường. Nhưng đặc biệt là những câu khiếm nhã
như: “Tôi không thích du khách. Nhưng chị em nước ngoài thì đẹp thật, và quí vị sẽ thấy
khi đến Hạ Long”.
Vì vậy có nhiều du khách chẳng thà quay lại Lào, Thái Lan…hay những nước
xung quanh ta chứ không muốn quay lại đất nước ta thêm một lần nào nữa. Ta thấy mình
cần đặt một câu hỏi lớn cho ngành du lịch nước nhà. Tại sao Thái Lan hay Lào cũng làm
du lịch như ta cũng lấy tiền từ khách du lịch cho các sản phẩm du lịch nhưng họ lại cảm
thấy đó là sự phục vụ tuyệt vời và tận tình còn đối với ta đó là lừa gạt , “kiếm chác”? Đã
có nhiều người qua Thái Lan, Lào, Trung Quốc…những nước châu á quanh ta và họ nói
rằng việc kiếm tiền của du khách từ những nước đó hết sức tinh vi và khiến họ phải tự
nguyện làm điều đó chứ không hề ai bắt buộc. Chẳng hạn bạn đến một khu vui chơi ở
Thái Lan, khi bạn đang mãi miết chơi cùng bạn bè thì ở ngoài có người chụp lại những
khoảng khắc vui vẻ của bạn cùng bạn bè rồi đặt trên quầy ảnh, lúc này nếu bạn thích thì

có thể mua chúng không thì thôi không bắt buộc nhưng ít ai lại không mua những tấm
ảnh ghi lại chân thật cảm xúc vui vẻ của mình cùng bạn bè người thân lúc ấy.
Thật đáng xấu hổ khi chính những hướng dẫn viên du lịch lại đi nói xấu khách khi đang
đi với khách. Họ cứ nghĩ rằng những người khách đó không hiểu mình nói gì cho nên có
thể nói một cách tùy tiện mà không hề e dè và nếu họ nghĩ vậy thì thật là sai lầm. Họ
không nghĩ rằng “đi đêm lắm có ngày gặp ma” lỡ đâu trong những người khách ấy có
người biết tiếng việt thì sự việc sẽ tồi tệ đến mức nào và giờ đây khi Việt Nam ta đã hội
nhập nhiều người biết đến thì với sự hiếu kì của mình du khách sẽ học ít tiếng Việt để có
thể hiểu hơn về đất nước và con người Việt Nam.
Tóm lại điều đáng tệ hại nhất khi mất lòng du khách là việc họ nêu ý kiến trên các
phương tiện thông tin đại chúng như báo chí… mà ta đã đọc ở trên có thể nói là vấn đề
rất xấu cho hình ảnh của đất nước cũng như con người Việt Nam trong mắt các bạn bè
quốc tế khác. Đúng như Napoleon Bonaquarte đã từng viết: “ Four hostile newpapers are
more feared than a thousand bayonets” (bốn tờ báo không thân thiện còn đáng sợ hơn cả
ngàn lưỡi lê). Vì vậy chúng ta cần có những biện pháp cứng rắn đối với nhân viên trong
việc phục vụ du khách để tránh tình trạng “một con sâu làm rầu cả nồi canh”.
1.2.2.2 Hệ thống bảo hộ, an toàn thực phẩm:
Trong quá trình đưa khách đi tham quan chúng ta còn thấy nổi lên một vấn đề mà
khiến cho không ít du khách phải sợ hãi đó là hệ thống cứu hộ của ta với những trang
thiết bị nghèo nàn, thiếu thốn và lạc hậu đã không đảm bảo được an toàn cho du khách.
Chẳng hạn ở bãi biển của Nha Trang thì việc cắm cọc báo hiệu đọ sâu của nước vẫn chưa
được thực hiện thêm vào đó là chưa xây dựng được những đội cứu hộ trên biển khi có
những trường hợp bất thường, đây là vấn đề cần được khắc phục. Công thêm vào đó là
việc khi đi du lịch ra các đảo thì hệ thống phòng hộ cũng như áo phao cứu hộ vẫn còn
thiếu thốn rất nhiều. chưa kể tình trạng các chủ tàu vì lợi nhuận mà nhét người quá mức
quy định gây ra những tình trạng đáng tiếc.
Một vấn đề không kém phần quan trọng trong quá trình du lịch là việc bảo đảm vệ
sinh an toàn của thực phẩm. Vấn đề này hiện nay rất đáng được lo ngại khi xuất hiện
hàng loạt các vấn đề như trong nước tương có chứa chất 3MCPD gây ung thư hay nước
mắm có chứa urê….và một số vấn đề khác nữa gây ra sự hoang mang không chỉ cho

người tiêu dùng mà còn cho cả thực khách. Việt Nam ta nổi tiếng với những món ăn ngon
hương vị đậm đà vì thế để không làm mất thế mạnh này thì vấn đề an toàn thực phẩm cần
được chú trọng để không gây ra sơ xót đáng tiếc.. Khách du lịch ngoài đến Việt Nam để
thưởng thức vẻ đẹp thiên nhiên, con người … mà họ còn quan tâm đến ẩm thực Việt
Nam. Theo như Philip Kolter nói “Việt Nam là nhà bếp của thế giới”.
Ngoài ra vấn đề ăn xin cũng đang là một vấn đề đáng nói hiện nay. Khi những
người này đang quấy rầy khách du lịch, thậm chí có người giả dạng để tiến hành móc túi ,
cướp giật. Thậm chí có những người ăn xin khi không xin được thì ăn vạ và buông lời sỉ
vả, mắng nghiết du khách. Hiện tượng này thường xuyên xuất hiện trong công viên khiến
du khách hoảng sợ mỗi khi đi qua và có nhiều du khách khi thấy ăn xin đến thì phải bỏ
chạy vì không muốn rắc rối. Vì vậy thiết nghĩ các cấp chính quyền cần có những biện
pháp cụ thể để xóa bỏ tình trạng này. Chẳng hạn như ở Đà Nẵng hiện nay thì tình trạng
ăn xin không còn xuất hiện gây tâm lý bất an cho du khách. Chính vì thế các cấp chính
quyền nên tìm hiểu rỏ nguồn gốc để có biện pháp giải quyết thích đáng: một là tạo cho họ
công ăn việc làm, hai là đối với những người bất trị thì chúng ta cần cải tạo để họ có nhận
thức và đi tìm công việc mưu sinh…
1.2.3 Văn hoá
Mỗi nước có đều có một nền văn hóa khác nhau, và ngay cả mỗi miền cũng có
một nền văn hóa riêng biệt. Điều này cũng tạo thêm nhiều thú vị để lôi cuốn mọi người
để tìm hiểu và khám phá tuy nhiên đôi lúc cũng gây ra những rủi ro đáng tiếc. Chẳng hạn
khi có một đoàn khách người Trung Quốc đi tham quan và khi đưa khách về khách sạn
thì một người khách Trung Quốc đã được bố trí ở trong phòng số 4. Điều này sẽ làm họ
cảm thấy khó chịu và bực mình vì họ cho rằng phòng số 4 là xui xẻo (số 4 có nghĩa là tử).
Vì vậy, khi khách là người nước ngoài, và ngay cả người khác địa phương thì chúng ta
nên tìm hiểu kỹ lưỡng về phong tục tập quán, văn hoá của họ để tránh những điều tối kỵ.
Việc này cũng rất quan trọng vì nếu sơ xuất trong cách ứng xử, phong tục tập quán với
văn hoá của du khách sẽ làm khách không hài lòng, đôi lúc có thể họ sẽ rất bực bội.
Nhưng nếu chúng ta đã tìm hiểu kỹ về văn hóa cũng như phong tục tập quán của họ để có
thể phục vụ tốt hơn, và tránh những sai lầm không đáng có thì sẽ làm khách cảm thấy hài
lòng và có cảm giác được quan tâm chu đáo. Điều này sẽ để lại ấn tượng tốt cho khách và

lợi ích mang lại từ điều này cũng rất lớn.
Hiểu được văn hoá của đất nước khách để có thể tránh những sai sót là điều rất
nên làm. Nhưng đặc biệt, đối với những hướng dẫn viên thì trước hết nên hiểu kỷ về văn
hoá của nước mình. Thực tế, du khách nước ngoài không chỉ tham quan thắng cảnh mà
còn muốn tìm hiểu tập quán, phong cách sống của người Việt. Một thực trạng hiện nay là
hướng dẫn viên rất yếu về ngoại ngữ và thiếu về sự hiểu biết văn hóa. Có thể trước dẫn
khách đến một địa điểm nào đó thì người hướng dẫn viên đã tìm hiểu kỹ về nơi đó nhưng
cũng không thể tránh khỏi những rủi ro ngoài ý muốn.
Hướng dẫn viên du lịch chỉ thường biết học thuộc lòng mà không am tường về
văn hoá. Đăt biệt, theo ông Lưu Đức Kế, Giám đốc Công ty du lịch Bến Thành tại Hà
Nội, phàn nàn. Ông Kế đưa ví dụ, hướng dẫn Việt rất ngại giới thiệu về tháp Chàm vì
không hiểu gì về nền văn hóa Chăm. Trong khi đó, sách giới thiệu về di tích này rất nhiều
nên du khách có nhận xét không tốt về trình độ của "guide" Việt. Chính những rủi ro do
sự thiếu am hiểu về văn hoá của đất nước đã làm cho một số khách cảm thấy không hài
lòng về chất lượng tour và gây ra mất uy tín. Nghiêm trọng hơn có thể gây ra những sự
hiểu biết sai lệch về đất nước và con người Việt Nam thông qua những lời giới thiệu
thiếu hiểu biết của người hướng dẫn viên. Điều này có thể khắc phục bằng cách các
hướng dẫn viên nên trau dồi thêm kiến thức về văn hoá nước mình. Ngoài ra, trong xã hội
hiện nay có một số người lớn tuổi có trình độ ngoại ngữ tốt, đặc biệt là có sự am tường về
lịch sử cũng như văn hoá của đất nước và họ có nhiều thời gian rãnh, nếu họ yêu thích du
lịch thì có thể mời họ về làm cố vấn hay để họ học qua một khoá nghiệp vụ ngắn hạn về
du lịch. Vừa có trình độ và hiểu biết về văn hoá, em tin rằng họ có thể làm du khách hiểu
rõ hơn về đất nước và con người Việt Nam. Bên cạnh mỗi người hướng dẫn viên du lịch
lớn tuổi này ta nên kèm theo một hướng dẫn viên trẻ tuổi để có thể học hỏi và phụ giúp.
Vì người lớn tuổi thường có nhược điểm là sức khoẻ yếu.
1.2.4 Công nghệ
Hiện nay, vấn đề công nghệ kỹ thuật dường như ngày càng quan trọng và đôi lúc
lại là một yếu tố quyết định thành công của cả một công việc Ngay cả trong ngành công
nghiệp không khói này cũng cần đến những công nghệ cao. Trong các cuộc hội thảo, hội
họp chúng ta cần chuẩn bị kỹ những máy móc, trang thiết bị giúp cho việc giao lưu bàn

bạc trở nên xuông sẻ, thuận lợi. Nhưng nếu chẳng may nếu trong một cuộc hội thảo lớn
mà micro bị hỏng, nhưng lúc chuẩn bị không phòng trước rủi ro này thì những đối tác,
nhưng người tham dự sẽ nghĩ gì. Nhưng chắc một điều rằng họ sẽ cho là cuộc hội thảo đó
chưa được chuẩn bị tốt, và người chuẩn bị chưa thật sự xem trọng ý nghĩa của cuộc hội
thảo đó. Rủi ro kỹ thuật gây ra cho ngành du lịch cũng rất nhiều và rất đa dạng. Chẳng
hạn như trong Festival Huế trong lúc trình diễn văn nghệ thì có một trục trặc nhỏ mà làm
ảnh hưởng đến chất lượng của buổi lễ. Chỉ là do việc sắp xếp không được tính toán kỹ
lưỡng, khi hai chương trình đang diễn ra thì âm thanh hai bên bị lấn át nhau. Do vậy bên
này diễn, bên kia phải đợi. Nếu như vậy khán giả sẽ nghĩ gì về cách tổ chức của chúng ta.
Một chương trình lớn mà không chuẩn bị kỹ lưỡng, không tính toán để khách cảm thấy
không hài lòng. Đặc biệt là đối với khách du lịch MICE, việc đảm bảo công nghệ tốt và
có sự chuẩn bị tốt trong trang thiết bị để công việc của họ có thể diễn ra một cách nhanh
chóng suông sẽ thì điều này sẽ làm họ cảm thấy thoải mái và có nhiều thời gian tham
quan, nghỉ ngơi hơn.
1.2.5 Chính trị
Những chuyển biến trong lĩnh vực chính trị cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến
việc phát triển du lịch của một nước. Đặc biệt là trong ngành du lịch nói chung và khách
MICE_các khách cao cấp, các vị khách này đặc biệt nhạy cảm với cự bất ổn về chính trị,
chẳng hạn qua vụ bất ổn vừa qua tại Miến Điện, du khách quốc tế đã bỏ rơi đất nước xinh
đẹp và đầy tiềm năng về du lịch này. Ta nhận thấy việc bất ổn về mặt chính trị là một rào
cản rất khó vượt qua. Chưa hết, còn các chính sách của nhà nước và các ban ngành cũng
gây không ít khó khăn cho việc kinh doanh du lịch, cũng như mang lại các yếu tố rủi ro
trong việc kinh doanh du lịch. Điển hình là việc cho phép tăng giá vé máy bay của Bộ
Tài Chính, theo ông Nguyễn Văn My, Giám đốc Công ty lữ hành Lửa Việt than thở : Sau
khi Bộ Tài chính cho phép từ ngày 24-1 tăng giá vé máy bay từ 1,5 triệu đồng lên 1,7
triệu đồng với các tuyến bay nội địa, đã khiến ngành du lịch trong nước lại phải đối mặt
với chuyện tăng giá. Ngoài ra, mới đây thành phố Hà Nội đã đề xuất việc cấm ôtô, xe
máy, xe đạp trên 62 tuyến phố, điều này chắc hẳn sẽ gây không ít khó khăn cho ngành du
lịch nói chung và đặc biệt là du lịch MICE hiện nay đang khá phát triển ở Hà Nội.
1.2.6 Con người

Rủi ro về đội ngũ nhân viên hoạt động trong ngành du lịch: một đất nước có nền
du lịch phát triển thì cần phải có một đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp và có bằng cấp.
Những nhân viên, những hướng dẫn viên du lịch ở các nước có nền du lịch phát triển
mạnh đều được trang bị những kiến thức chuyên môn thông qua những lớp huấn luyện
Quốc tế. Đội ngũ nhân viên hoạt động trong lĩnh vực du lịch ở Việt Nam thường chưa
qua các lớp đào tạo và phần lớn chưa có những chứng chỉ, bằng cấp. Đây là một điểm
yếu lớn và cần sớm được khắc phục trong tương lai.
Chúng ta không những phải tạo ra được những hướng dẫn viên có tài mà còn phải
có đức. Hầu hết mọi người sau khi đi du lịch về không những họ bàn luận về cảnh đẹp
cũng như phong tục tập quán của nơi mà họ đến thì vấn đề hướng dẫn viên cũng được đề
cập rất nhiều. Họ nhận xét hướng dẫn viên này có tài không, có hóm hỉnh không, có khéo
ăn nói không… và điều này có ảnh hưởng rất nhiều đến chuyến đi. Và một điều mà mọi
người hiện nay đề cập là việc hướng dẫn viên khi được hỏi về một vấn đề liên quan đến
nơi mà mình đang hướng dẫn thì một là họ không biết và một điều tệ hại hơn nữa là khi
họ đã không biết thì thôi đằng này họ lại bịa ra một điều không biết để nói gây một sự
nhầm lẫn tai hại. chính vì thế mà hướng dẫn viên cần nắm vững những kiến thức cơ bản
và chuyên môn nơi mà họ sẽ giới thiệu cho khách tránh tình trạng trả lời bừa cho có.
Nhưng như thế chưa đủ cho một hướng dẫn viên tốt và chuyên nghiệp mà ở đây họ phải
có tâm và đạo dức nghề nghiệp khi hướng dẫn khách tránh tình trạng cò mồi, ép khách
vào những nơi được chia hoa hồng gây cảm tình không tốt cho khách du lịch.
Nhận thức con người là một vấn đề không thể một sớm một chiều có thể sữa đổi
được. khi nước ta đang ở thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội thì tiền và lợi nhuận được
xem là một vấn đề nóng bỏng. con người thường xem tiền là thước đo cho mọi sự việc vì
vậy có nhiều người chỉ thấy được cái lợi trước mắt mà không thấy được cái lợi lâu dài khi
làm du lịch. Nhiều khi họ đã quá “chặt, chém” khách khiến du khách thấy sợ và không
còn thiết tha khi mua sắm nữa và điều này là một rủi ro nhạy cảm cho những người là du
lịch. Do vậy,ngay từ bây giờ chúng ta nên có sự thay đổi nơi chính bản thân con người
chúng ta từ nhận thức đến hành động để có thể có cái nhìn đúng đắn trong việc làm du
lịch. Một mặt của việc làm du lịch là lợi nhuận nhưng mặt khác đó lại là việc quảng bá
cho đất nước và con người Việt Nam làm cho bạn bè trên thế giới có cái nhìn thiện cảm

hơn và yêu mến hơn dân tộc này.
1.2.7 Điều kiện tự nhiên
Trong những năm vừa, qua nhân loại chúng ta đã hứng chịu nhiều thảm họa do
thiên nhiên mang lại như sóng thần , dịch SARS, dịch cúm gia cầm H5N1, dịch heo tai
xanh … Chúng đã gây những ảnh hưởng to lớn đến đời sống, kinh tế, xã hội và ngay cả
ngành du lịch không khói cũng không phải là một ngoại lệ. Đôi lúc chính những thảm
họa này lại là nguyên nhân trực tiếp gây ra những rủi ro, khủng hoảng cho ngành du lịch.
Những hậu quả mà do rủi ro khủng hoảng này gây ra những thiệt hại rất lớn có thể nói là
nặng nề. Chẳng thế mà chủ tịch Hiệp hội khách sạn, nhà hang Indonesia Y. Sukamdani
tuyên bố "Khách du lịch có vẻ sợ cúm gia cầm bùng phát hơn cả tấn công khủng bố"
Theo số liệu khảo sát ban đầu của Sở Du lịch TP.HCM, có ít nhất 11 hãng du lịch
lữ hành trên địa bàn TP.HCM bị khách hàng nước ngoài bỏ tour vì lo ngại bị ảnh
hưởng bởi dịch cúm gia cầm đang bùng phát ở một số tỉnh thành Việt Nam.Ước tính sơ
bộ, trên 3.800 khách du lịch quốc tế yêu cầu hủy các tuyến du lịch đến Việt Nam mà họ
đã đặt mua trước đây từ 11 hãng du lịch lữ hành, một quan chức từ Phòng Quản lý Du
lịch của Sở Du lịch TP.HCM cho hay.Tuy nhiên, cũng theo Sở Du lịch, đây mới chỉ là số
lượng khách và tuyến tour bị hủy được 11 công ty báo cáo trên tổng số 60 hãng lữ hành,
khi xảy ra dịch cúm gia cầm. Khả năng, có ít nhất 30 hãng du lịch lữ hành chịu tác động
của dịch cúm gia cầm và ít nhất 30-40% lượng tour bị hủy cho đến khi dịch cúm được
kiểm soát hoàn toàn tại Việt Nam.
Khi dịch cúm gia cầm tạm lắng thì theo đó dịch SARS lại nổi lên khiến cho ngành
du lịch cũng một lần nữa điêu đứng. Vì vậy mà ngành du lịch TP.HCM cũng như Việt
Nam sẽ kêu gọi các công ty, đơn vị hoạt động trong lĩnh vực du lịch liên kết nhau để khắc
phục khó khăn, giảm bớt thiệt hại từ hàng loạt tour bị hủy, hàng ngàn vé bị hồi và hàng
ngàn phòng bị bỏ trống... Các hãng máy bay và khách sạn sẽ không yêu cầu hãng lữ
hành bồi thường 10% đối với vé trả lại hoặc tiền đặt cọc trước cho việc đăng ký phòng...
Đây cũng là điều mà các đơn vị này đã làm khi dịch SARS xảy ra.Tác động của SARS
trước đây và cúm gia cầm hiện nay đã làm giảm hiệu quả của ngành du lịch Việt Nam
trong việc tiếp thị tại các thị trường nước ngoài cũng như nâng cao hình ảnh của mình
qua những sự kiện quốc tế, mà SEA Games là một ví dụ.Không chỉ thế, nó còn làm nguội

những háo hức của Việt Nam vào một năm được đón lượng khách du lịch lớn từ Nhật,
Singapore và Indonesia sau khi đã miễn thị thực visa.
Dịch bệnh là điều thật khủng khiếp nhưng việc khủng khiếp hơn là khi đã bị mưa
lũ tàn phá nặng nề rồi người ta lại còn phải đương đầu và gánh chịu những hậu quả khủng
khiếp hơn mà nó sẽ mang lại đó là vấn đề đói và vệ sinh sau cơn lũ. Hàng ngàn người bị
mắc kẹt trên nóc nhà giữa mưa gió, rét, không điện, không đèn dầu, ăn gạo sống hoặc mì
gói cầm hơi. Ngoài vấn đề lương thực, người dân vùng lũ lụt còn thiếu nước sạch để
uống. Nước mưa không phải lúc nào cũng có, trong khi đó các dòng sông đều bị nhiễm
bẩn nặng nề bởi xác trâu, bò, lợn gà… trôi lềnh bềnh Trong khi đó, hàng ngàn các
phương tiện giao thông đường bộ cũng bị kẹt do đường xá bị phá hủy, ngập nước và
nhiều cây cầu bị xói mòn.
Có thể nói những rủi ro do thiên nhiên mang lại có thể coi là khủng hoảng của một địa
phương một quốc gia, nó có sức lan rộng mà chúng ta không thể khắc phục một sớm một
chiều được. Sự ảnh hưởng của nó liên quan đến cả tính mạng con người nên không thể
coi nhẹ mà phải cần có biện pháp của các chính quyền địa phương để khắc phục và hạn
chế bớt phần nào thiệt hại mà nó mang lại. Vì thế những biện pháp thay thế hay việc khắc
phục hậu quả là quan trọng để ngành du lịch không bị ảnh hưởng quá lớn từ vấn đề trên.
1.2.8 Cơ sở hạ tầng
Cơ sở hạ tầng và giao thông cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc phát triển du
lịch MICE, cũng như ẩn bên trong những thiếu sót đó là những rủi ro không thể tránh
khỏi. Về mặt cơ sở hạ tầng, các công ty lữ hành trong nước đã gặp không ít rủi ro trong
công tác chuẩn bị và nhận đặt các tour MICE.
Việc thiếu cơ sở hạ tầng không chỉ gây ra rủi ro trong du lịch MICE, mà còn là rủi
ro trong cả ngành du lịch. Việc thiếu nơi ăn, chốn ở cho du khách hiện nay đang là một
vấn đề nóng bỏng hiện nay, nhiều công ty đã phải từ chối các đoàn khách cao cấp do
không tìm được nơi thích hợp. Hoặc do quy mô không lớn, việc đón tiếp các đoàn khách
phải xé lẻ ra làm cho không khí thoải mái cho du khách, đồng thồi mang lại sự bất tiện.
Theo Ông Tào Văn Nghệ, thành viên Hiệp hội khách sạn thành phố khách MICE đang là
thị trường tiềm năng của Việt Nam và các khách sạn thành phố rất mong muốn được tiếp
nhận. Tuy nhiên, nếu một đoàn chừng 500 người đăng ký vào giai đoạn này thì hầu hết

khách sạn trên địa bàn đều không thể đáp ứng, chưa kể đến đoàn cả nghìn người. Kinh
nghiệm các nước du lịch phát triển trên thế giới, nếu công suất phòng đạt 70% trở lên thì
phải xây thêm khách sạn.Ta thấy ngay cả thành phố Hồ Chí Minh, một thành phố lớn của
cả nước, trung tâm kinh tế lớn mà vẫn chưa có đủ điều kiện nhằm đáp ứng cơ sở vật chất
của việc phát triển du lịch MICE, đây là một vấn đề cần phải được quan tâm nhằm đáp
ứng đủ điều kiện phát triển du lịch MICE.
1.3 Xu hướng phát triển du lịch MICE trên thế giới và ở Việt Nam:
1.3.1 Xu hướng phát triển du lịch MICE trên thế giới
Lọai hình du lịch MICE đã được các nhà tổ chức du lịch của các nước trên thế
giới quan tâm đặc biệt, vì nó đem lại nguồn lợi nhuận rất lớn, tạo ra nhiều việc làm, tạo
sự giao lưu văn hóa giữa các quốc gia. Theo số liệu điều tra của tổ chức hiệp hội, hội nghị
thế giới (ICCA) thì:
 Chi tiêu trung bình trong các cuộc hội họp quốc tế là 343 USD/ ngày/ người.
 Chi tiêu trung bình trong một năm của các hiệp hội, công ty lớn trên thế giới là 3 tỉ
USD.
 Chi tiêu tổng cộng các cuộc họp, du lịch khen thưởng (trong nước và quốc tế) đạt 280 tỉ
USD.
Những năm gần đây, loại hình du lịch kết hợp với hội nghị, hội thảo (MICE) đang
được các công ty trong ngành du lịch khai thác và bước đầu đã có kết quả khả quan. Đây
cũng là một Thống kê từ Tổ chức du lịch thế giới cho thấy, giá trị thu được từ thị trường
du lịch MICE trên toàn thế giới hằng năm khoảng 300 tỉ USD và nó có mối quan hệ với
các lĩnh vực kinh tế khác tạo ra trị giá gần 5.490 tỉ USD, chiếm hơn 10% GDP thế
giới.Trên thị trường du lịch MICE của thế giới hiện nay các nước châu Âu và châu MĨ có
những nhu cầu và khả năng cung ứng tốt cho các cuộc họp, hội thảo.Và một số quốc gia
đứng đầu về số lượng các cuộc hội họp, hội nghị: Mĩ, Anh, Đức, Nhật…..Còn những
quốc gia mà ngành du lịch MICE đã phát triển:Úc, Italia, Tây Ban Nha, Pháp,Phần Lan,
Đan Mạch…
Du lịch MICE đã dần dần phát triển mạnh ở các nước châu Á, là khu vực có sự
hấp dẫn bởi nền văn hóa phương Đông cổ kính với sự ưu đãi về thiên nhiên và khí hậu đã
tạo lực hấp dẫn lớn đối với du khách quốc tế và đặc biệt là du khách du lịch MICE. Các

quốc gia Châu Á có số lượng lớn các cuộc hội họp:Nhật Bản, Hàn Quốc,
Singapore,Malaysia,Trung Quốc,Đài Loan,Thái Lan,Hồng Kông,Ấn Độ….
1.3.2 Xu hướng phát triển MICE ở Việt Nam :
Hiện nay, do điều kiện cơ sở vật chất hạ tầng chưa thể đáp ứng đầy đủ nhằm phát
triển các loại hình với lượng khách lớn như: meeting, conference, event, … Do đó loại
hình incentive (khuyến khích) đang là xu hướng phát triển chủ yếu của du lịch MICE ở
nước ta."Đây là phân khúc rất tiềm năng mà Việt Nam có thể khai thác và hướng vào để
đẩy mạnh phát triển ngành du lịch quốc gia", ông Nguyễn Hữu Thọ, Tổng giám đốc
Saigon Tourist, nhận định
1.4 Kinh nghiệm thực tiển trong du lịch MICE:
1.4.1 Kinh nghiệm của Singapore:
Singapore – nơi hội tụ rất nhiều yếu tố để trở thành địa điểm tốt nhất cho du lịch
MICE trong khu vực Châu Á.Du lịch đến Singapore rất thuận tiện nhờ giao thông đi lại
dễ dàng, và hệ thống cơ sở hạ tầng mang đẳng cấp quốc tế. Singapore, chiếc cầu nối của
khu vực Châu Á, mang lại rất nhiều lựa chọn cho các chuyến du lịch kết hợp tới các địa
điểm lân cận trong khu vực như Malaysia, Indonesia, và Thái Lan, qua nhiều phương tiện
giao thông khác nhau: đường bộ, đường biển và đường hàng không.
Đối với những hội nghị lớn, Singapore đem đến nhiều sự lựa chọn về địa điểm tổ
chức như: Trung tâm Hội nghị & Triển lãm quốc tế Suntec Singapore, Singapore Expo,
Trung tâm Hội thảo Raffles City, và Trung tâm Hội nghị HarbourFront. Tât cả đều nằm
rất gần với các khu vực lưu trú và và ăn uống. Với những đoàn khách lớn, Singapore
cung cấp nhiều lựa chọn vô cùng phong phú về chỗ ở có chất lượng tại 100 khách sạn với
trên 30,000 phòng trên khắp đảo quốc.Có thế mạnh độc đáo của một quốc gia đa văn hoá
và sắc tộc, nền kinh tế tiên tiến, Singapore đem lại cho du khách những trải nghiệm tuyệt
vời về sự giao hoà trong văn hoá, nghệ thuật, giải trí, mua sắm và ẩm thực giữa Đông và
Tây
Hiện nay Singapore có thể nói là đứng đầu ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương
và đứng thứ 3 trên thế giới về thị trường khách du lịch MICE. Singapore đã tổ chức thành
công một số sự kiện có uy tính nhất trên thế giới như diễn đàn kinh tế thế giới 2005,
phiên họp lần thứ 117 của Ủy ban Olympic thế giới 2005 và hội nghị thường niên của

Quỹ tiền tệ thế giới và Ngân hàng thế giới vào năm 2006. Và các sự kiện thương mại như
tuần lễ trao đổi thương mại truyền thống Infocom, hội chợ hàng gia dụng quốc tế
Singapore…
Trong những năm qua , Singapore đã nhận được nhiều giải thưởng quan trọng, điều
này khơng những chứng tỏ được danh tiếng của họ mà còn góp phần quảng bá thêm cho
Singpore như một nơi đầy uy tín và chất lượng cho các sự kiện thương mại và MICE
như:
 PHỊNG TỔ CHỨC HỘI NGHỊ / VĂN PHỊNG DU LỊCH QUỐC GIA TỐT NHẤT VÀ
VỊ TRÍ THỨ BA TRONG CÁC THÀNH PHỐ TỐT NHẤT CHO CÁC SỰ KIỆN MICE (Giải
Lựa chọn của độc giả theo Khảo sát Cơng nghiệp thường niên của CEI Châu Á Thái Bình Dương
năm 2008)
 THÀNH PHỐ HỘI NGHỊ TỐT NHẤT CHÂU Á LẦN THỨ 9/ VỊ TRÍ THỨ BA CÁC
TRONG TOP CÁC THÀNH PHỐ HỘI NGHỊ CỦA THẾ GIỚI (Đánh Giá Tồn Cầu ICCA
2007).
 THÀNH PHỐ MICE TỐT NHẤT CHO DU KHÁCH DOANH NHÂN (Giải thưởng Du
lịch TTG năm 2007)
Khơng dừng lại ở đó, với mục đích tiếp tục xây dựng Singapore thành một thành
phố tồn cầu năng động, Tổng cục Du lịch Singapore đã trích 170 triệu đơ la Singapore,
trên tổng số 2 tỷ đơ la Singapore từ Quỹ Phát Triển Du Lịch, để đầu tư cho chương trình
“Các Sự Kiện Kinh Doanh tại Singapore” trong vòng 5 năm, từ 2006 đến 2010. Đây là
chương trình khuyến khích phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng và đa dạng
của du lich MICE. Được sự tư vấn của các chun gia hàng đầu trong lĩnh vực du lịch
MICE, chương trình này hỗ trợ việc tổ chức các sự kiện kinh doanh mới tại Singapore
cũng như khuyến khích các sự kiện sẵn có tại đây phát triển hơn. Tổng cục Du lịch
Singapore khơng những cung cấp hỗ trợ tài chính và phi tài chính cho các doanh nghiệp
tổ chức các sự kiện MICE tại quốc đảo này mà còn có một số ưu đãi cho chính các du
khách. Theo đó, ngồi các việc hỗ trợ làm thủ tục hải quan, miễn phí các chương trình
biểu diễn nghệ thuật, thơng điệp chào mừng... các đồn khách MICE còn có thể được hỗ
trợ đến 30% kinh phí tổ chức sự kiện tại đảo quốc này. Một ưu đãi thật tuyệt vời để
ngành du lịch MICE phát triển.

Văn phòng hội nghị và triển lãm Singapore đóng vai trò tích cực trong việc phát
triển du lịch MICE
 Cung cấp thơng tin tồn diện về các cơ sở vật chất, các địa điểm tổ chức và dịch
vụ ở Singapore.
 Phối hợp với các nhà tổ chức và các cơ quan chính phủ khác để đảm bảo các buổi
họp và các sự kiện được tổ chức thành cơng.
 Phối hợp với các nhà tổ chức kiểm tra địa điểm.
 Sắp xếp và tạo thuận lợi các cuộc gặp gỡ với các thành viên tham gia.
 Dàn dựng đề cương quảng cáo cho các thơng báo sơ bộ của các cuộc họp.
 Cung cấp tài liệu và thơng tin quảng cáo cho các cuộc họp.
Bảng1.1: Các trung tâm hội thảo ở Singapore


Khu vực triển lãm Phòng họp
Bên trong Bên Số Sức chứa

×