TÀI LIỆU ÔN THI
I. Quản lý hành chính nhà nước về kinh tế, tài chính
1/ Trình bày chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của hệ thống các cơ quan trong bộ
máy nhà nước của nước ta hiện nay?
Theo hiến pháp năm 1992, ở nước ta có các loại cơ quan trong bộ máy nhà nước sau
đây:
1
- Các cơ quan quyền lực nhà nước (quốc hội là cơ quan quyền lực nhà
nước cao nhất. Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa
phương)
- Các cơ quan hành chính nhà nước gồm: Chính phủ, các bộ, cơ quan
ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh,
huyyện, xã và các cơ quan chuyên môn thuộc UBND.
- Các cơ quan xét xử (Toà án nhân dân tối cao, Toà án quân sự, các Toà án
nhân dân địa phương, Toà án đặc biệt và các Toà án khác do luật định).
2
- Các cơ quan kiểm sát (Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát
quân sự, Viện Kiển sát nhân dân địa phương)
Chủ tịch nước là một chức vụ nhà nước, một cơ quan đặc biệt thể hiện sự thống
nhất của quyền lực, có những hoạt động thực hiện quyền lập pháp, hành pháp và tư
pháp, nên khống xếp vào bất kỳ một loại cơ quan nào.
Tất cả các cơ quan nhà nước tạo thành bộ máy nhà nước. Nhưng bộ máy nhà
nước không phải là một tập hợp đơn giản các cơ quan nhà nước mà là một hệ thống
thống nhất các cơ quan có mối liên hệ ràng buộc qua lại chặt chẽ với nhau vận hành
theo một cơ chế đồng bộ.
3
Quốc hội
Vị trí của Quốc hội trong bộ máy nhà nước được ghi nhận trong Hiến pháp. Điều
83, Hiến pháp 1992 ghi nhận: “Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ
quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân. Quốc hội do cử tri cả nước bầu ra
theo chế độ bầu cử phổ thông đầu phiếu, trực tiếp và bỏ phiếu kín.
Là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
Việt Nam, Quốc hội có các chức năng sau:
4
- Lập hiến và lập pháp: Lập hiến là làm ra hiến pháp và sửa đổi hiến pháp,
lập pháp là làm luật và sửa đổi luật.
- Quốc hội quyết định những chính sách cơ bản về đối nội và đối ngoại,
nhiệm vụ kinh tế-xã hội quốc phòng, an ninh của đất nước, những
nguyên tắc chủ yếu về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, về
quan hệ xã hội và hoạt động của công dân.
- Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của
Nhà nước.
Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước
5
Chủ tịch nước có quyền tham dự các phiên họp của Uỷ ban thường vụ quốc hội.
Khi cần thiết, Chủ tịch nước có quyền tham dự các phiên họp của Chính phủ, Chủ tịch
nước có quyền đề nghị Uỷ ban thường vụ Quốc hội xem xét lại pháp lệnh trong thời
hạn mười ngày kể từ ngày pháp lệnh được thông qua; nếu pháp lệnh đó vẫn được Uỷ
ban Thường vụ quốc hội biểu quyết tán thành mà Chủ tịch nước vẫn không nhất tri, thì
Chủ tịch nước trình quốc Hội quyết định tại kỳ họp gần nhất.
Chủ tịch nước đề nghị Quốc hội bầu miễn nhiệm, bổ nhiệm Phó Chủ tịch nước,
Thủ tướng Chính phủ, Chánh án toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát
nhân dân tối cao.
6
Căn cứ vào Nghị quyết của quốc hội, Chủ tịch nước bổ nhiệm, miễm nhiệm,
cách chức Phó Thủ tướng, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ.
Chủ tịch nước công bố hiến pháp, luật, pháp lệnh. Căn cứ vào Nghị quyết của Uỷ
ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước ra lệnh tổng động viên hoặc động viên cục bộ,
ban bố tình trạng khẩn cấp; trong trường hợp Uỷ ban thường vụ Quốc hội không thể
hợp được, ban bố tình trạng khẩn cấp trong cả nước hoặc ở từng địa phương.
Nhiệm vụ, quyền hạn về những công việc do Chủ tịch nước tự quyết định như:
Chủ tịch nước thống lĩnh các lực lượng vũ trang nhân dân và giữ chức vụ Chủ tịch Hội
đồng quốc phòng và an ninh; quyết định phong hàm cấp sĩ quan cấp cao trong các lực
7
lượng vũ trang nhân dân, hàm, cấp đại sứ, những hàm cấp nhà nước trong các lĩnh vực
khác; quyết định tặng thưởng huân chương, huy chương, giải thưởng nhà nước và danh
hiệu vinh dự nhà nước. Cử, triệu hồi đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Việt Nam; tiếp
nhận đặc sứ đặc mệnh toàn quyền của nước ngoài; tiến hành đàm phán, ký kết Điều
ước quốc tế nhân danh nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam với người đứng
đầu nhà nước khác; trình Quốc hội phê chuẩn điều ước quốc tế đã trực tiếp ký; quyết
định phê chuẩn hoặc gia nhập Điều ước quốc tế, trừ trường hợp cần trình Quốc hội
quyết định. Để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Chủ tịch nước ban hành lệnh,
quyết định
8
Chính phủ có nhiệm vụ và quyền hạn.
- Lãnh đạo công tác của các Bộ, các cơ quan ngang Bộ và các cơ quan
thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các cấp, xây dựng và kiện toàn hệ
thống thống nhất bộ máy hành chính nhà nước từ Trung ương đến cơ sở
hướng dẫn, kiểm tra Hội đồng nhân dân thực hiện các văn bản của cơ
quan nhà nước cấp trên; tạo điều kiện để Hội đồng nhân dân thực hiện
nhiệm vụ và quyền hạn theo luật định; đào tạo, bồi dưỡng, sắp xếp và sử
dụng đội ngũ viên chức nhà nước;
9
- Bảo đảm việc thi hành Hiến pháp và pháp luật trong các cơ quan nhà
nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang và công dân, tổ
chức và lãnh đạo công tác tuyên truyền, giáo dục. Hiến pháp và pháp luật
trong nhân dân;
- Trình dự án luật, pháp lệnh và các dự án khác trước Quốc hội và Uỷ ban
thường vụ Quốc hội;
- Thống nhất quản lý việc xây dựng, phát triển nền kinh tế quốc dân, phát
triển văn hoá, giáo dục, y tế, khoa học và công nghệ, các dịch vụ công;
quản lý và bảo đảm sử dụng có hiệu quả tài sản thuộc sở hữu toàn dân;
10
thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước,
chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia.
- Thi hành những biện pháp bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của
công dân, tạo điều kiện cho công dân sử dụng quyền và làm tròn nghĩa
vụ của mình, bảo vệ tài sản lợi ích của Nhà nước và của xã hội, bảo vệ
môi trường.
- Củng cố và tăng cường nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, bảo
đảm an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội, xây dựng các lực lượng
11
vũ trang nhân dân; thi hành lệnh động viên, lệnh ban bố tình trạng khẩn
cấp và mọi biện pháp cần thiết khác để bảo vệ đất nước.
- Tổ chức và lãnh đạo công tác kiểm kê, thống kê của Nhà nước; công tác
thanh tra và kiểm tra Nhà nuớc, chống quan liêu, tham nhũng trong bộ
máy nhà nước; công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân.
- Thống nhất quản lý công tác đối ngoại; đàm phán, ký kết Điều ước quốc
tế nhân danh Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trừ trường
hợp do Chủ tịch nước ký với người đứng đầu nhà nước khác; đàm phán,
ký, phê duyệt, gia nhập điều ước quốc tế nhân danh Chính phủ; chỉ đạo
12
việc thực hiện các điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam ký kết hoặc gia nhập, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, lợi ích chính
đáng của tổ chức và công dân Việt Nam ở nước ngoài.
- Thực hiện chính sách xã hội, chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo;
- Quyết định việc điều chỉnh địa giới các đơn vị hành chính dưới các tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương.
- Phối hợp với uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ban chấp
hành Tổng liên đoàn lao động Việt Nam, Ban chấp hành Trung ương của
13
các đoàn thể nhân dân trong khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của
mình; tạo điều kiện để các tổ chức đó hoạt động có hiệu quả.
Bộ, Cơ quan nganh Bộ.
Bộ, cơ quan nganh Bộ (gọi chung là Bộ) gồm hai loại: Bộ quản lý theo ngành,
Bộ quản lý đối với lĩnh vực (Bộ quản lý chức năng hay Bộ quản lý liên ngành).
Bộ quản lý ngành là cơ quan của Chính phủ có chức năng quản lý những ngành
kinh tế, kỹ thuật, văn hoá, xã hội nhất định (như nông nghiệp, công thương, giao thông
vận tải, xây dựng, văn hoá, giáo dục, y tế )Bộ quản lý ngành có chức năng, quyền hạn,
14
lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện các cơ quan, đơn vị hành chính-sự nghiệp, kinh doanh do
mình quản lý về mặt nhà nước.
Bộ quản lý theo lĩnh vực là cơ quan của Chính phủ có chức năng quản lý nhà
nước theo từng lĩnh vực (kế hoạch, tài chính, khoa học-công nghệ, môi trường, lao
động, tổ chức và công vụ ) liên quan tới hoạt động của tất cả các Bộ, các ngành, các
cấp, các cơ quan nhà nước, tổ chức và công dân. Bộ quản lý theo lĩnh vực có nhiệm vụ
giúp Chính phủ nghiên cứu và xây dựng chiến lược kinh tế-xã hội chung; xây dựng các
dự án kế hoạch tổng hợp và cân đối liên ngành; xây dựng các quy định, chính sách, chế
độ chung tham mưu cho Chính phủ, hoặc mình ban hành những văn bản quy phạm
15
pháp luật về lĩnh vực mình phụ trách, hướng dẫn các cơ quan nhà nước và các tổ chức
kinh tế, văn hoá, xã hội thi hành; kiểm tra và bảo đảm sự chấp hành thống nhất pháp
luật của Nhà nước trong hoạt động của các Bộ và các cấp về lĩnh vực mình quản lý,
đồng thời có trách nhiệm phục vụ và tạo điều kiện thuận lợi cho Bộ quản lý ngành hoàn
thành nhiệm vụ. Bộ quản lý theo lĩnh vực chỉ quản lý một mặt hoạt động nào đó có liên
quan tới hoạt động của các Bộ, các ngành, các cấp chính quyển, cơ quan, tổ chức. Vì
vậy, chỉ có quyền kiểm tra về mặt hoạt động thuộc lĩnh vực do mình quản lý, không
can thiệp vào những mặt hoạt động khác của các cơ quan, tổ chức đó.
Hội đồng nhân dân
16
Là một thiết chế hoạt động có chức năng quản lý nhà nước ở địa phương “căn cứ
vào hiến pháp, luật, văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên. Hội đồng nhân dân ra Nghị
quyết về các biện pháp bảo đảm thi hành nghiêm chỉnh hiến pháp và pháp luật ở địa
phương và kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách về quốc phòng, an ninh ở
địa phương; về biện pháp ổn định và nâng cao đời sống của nhân dân, hoàn thành mọi
nhiệm vụ mà cấp trên giao cho, làm tròn nghĩa vụ đối với cả nước “ (Điều 120 Hiến
pháp 1992).
Hiến pháp và Luật tổ chức Hội đồng nhân dân quy định nhiệm vụ quyền hạn của
Hội đồng nhân dân từng cấp. Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân thực hiện nhiệm
17
vụ, quyền hạn của mình theo hiến pháp, luật và các văn bản của cơ quan nhà nước cấp
trên, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa,
ngăn ngừa và chống các biểu hiện quan liêu, vô trách nhiệm, hách dịch, cửa quyền,
tham nhũng, lãng phí và các biểu hiện tiêu cực khác trong cơ quan, cán bộ, công chức
nhà nước và trong bộ máy chính quyền địa phương.
Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cấp mình và xuất phát từ lợi ích
chung của đất nước; của nhân dân địa phương, Hội đồng nhân dân quyết định những
chủ trương, biện pháp để xây dựng và phát triển địa phương về mọi mặt kinh tế, văn
hoá-xã hội, y tế, giáo dục ,làm tròn nghĩa vụ của địa phương với cả nước.
18
Uỷ ban nhân dân
- Tuyên truyền giáo dục pháp luật, kiểm tra việc chấp hành Hiếp pháp, luật và
các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên và Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng
cấp trong cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị lực lượng vũ trang
nhân dân và công dân ở địa phương.
- Bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, thực hiện nhiệm vụ xây dựng lực
lượng vũ trang và xây dựng quốc phòng toàn dân quản lý hộ khẩu, hộ tịch ở địa
phương, việc cư trú, đi lại của người nước ngoài ở địa phương;
19
- Phòng chống thiên tai, bảo vệ tài sản của nhà nước và của công dân, chống
tham nhũng, buôn lậu, làm hàng giả và các tệ nạn xã hội khác;
- Quản lý tổ chức, biên chế, lao động, tiền lương, đào tạo cán bộ, công chức, bảo
hiểm xã hội;
- Tổ chức và chỉ đạo công tác thi hành án ở địa phương;
- Tổ chức thực hiện việc thu, chi ngân sách của địa phương, phối hợp các cơ
quan hữu quan để đảm bảo thu đúng, thu đủ, thu kip thời các loại thuế của các khoản
thu khác ở địa phương.
20
Ngoài ra, Uỷ ban nhân dân còn có nhiệm vụ quản lý địa giới đơn vị hành chính ở
địa phương; phối hợp với thường trực Hội đồng nhân dân và các Ban của Hội đồng
nhân dân cùng cấp chuẩn bị nội dung các kỳ họp của Hội đồng nhân dân, xây dựng đề
án trình Hội đồng nhân dân xét và quyết định.
Toà án nhân dân
Cơ quan xét xử của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam gồm có Toà án
nhân dân tối cao, các toà án nhân dân địa phương, các toà án quân sự và các toà án
khác do luật định. Trong tình hình đặc biệt, Quốc hội có thể quyết định thành lập toà án
đặc biệt.
21
Toà án nhân dân tối cao là cơ quan xét xử cao nhất của nước Cộng hoà xã hội
Chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền giám đốc việc xét xử của tòa án nhân dân địa
phương và các toà án quân sự, giám đốc việc xét xử của toà án đặc biệt và các toà án
khác; trừ trường hợp Quốc hội quy định khác khi thành lập toà án đó. Nhiệm vụ, quyền
hạn của toà án nhân dân tối cao được quy định tại Điều 19, 20 Luật Tổ chức toà án
nhân dân năm 2002.
Toà án nhân dân các cấp có chức năng xét xử các vụ án hình sự, dân sự, kinh tế,
lao động, hôn nhân gia đình, hành chính.
Viện kiểm sát nhân dân
22
Trong bộ máy nhà nước, Viện kiểm sát là cơ quan có những đặc điểm, đặc thù so
với các cơ quan khác của nhà nước. Viện kiểm sát được tổ chức thành một hệ thống
thống nhất, nghiêm ngặt, làm việc theo chế độ thủ trưởng. Viện Kiểm sát do Viện
trưởng lãnh đạo. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp dưới chịu sự lãnh đạo của
Viện kiểm sát nhân dân và Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự chịu sự lãnh đạo thống
nhất của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Viện Kiểm sát nhân dân tối cao thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt
động tư pháp góp phần bảo đảm cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống
nhất.
23
Các Viện kiểm sát nhân dân địa phương, các Viện Kiểm sát quân sự thực hành
quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp trong phạm vi trách nhiệm do luật
định.
Viện kiểm sát thực hiện chức năng:
- Thực hành quyền công tố;
- Kiểm sát các hoạt động tư pháp
CÂU 1: Trình bày sự cần thiết khách quan quản lý nhà nước về kinh tế
24
Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là nền kinh tế thị
trường có điều tiết-nền kinh tế thị trưuờng có sự quản lý vĩ mô của Nhà nước theo định
hướng xã hội chủ nghĩa. Điều đó có nghĩa là, nền kinh tế nước ta chịu sự điều tiết của
thị trường và chịu sự điều tiết của nhà nước (sự quản lý của Nhà nước). Sự quản lý nhà
nước đối với nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là sự
cần thiết khách quan, vì những lý do sau đây:
Thứ nhất , phải khắc phục những hạn chế của việc điều tiết của thị trường, bảo đảm
thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế xã hội đã đề ra.
25