Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Những nhân tố ngoài gen gây ra bệnh tiểu đường docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (114.27 KB, 6 trang )

Những nhân tố ngoài gen gây ra
bệnh tiểu đường

Một nhóm nghiên cứu đã phát hiện các bằng chứng
cho thấy có những nhân tố gây ra bệnh tiểu đường
bên cạnh gen. Họ nhận thấy các tế bào hoàn toàn
giống nhau về mặt di truyền lại tích trữ lượng mỡ
khác nhau phụ thuộc vào các biến đổi trong quá trình
xử lý insulin của chúng.
Biết được cơ chế chính xác của
việc dự trữ mỡ trong tế bào sẽ
dẫn đến nhiều phương thức kiểm
soát béo phì. “Các thông tin từ nghiên cứu cũng rất quan
trọng để hiểu được vai trò chính xác của insulin trong
bệnh tiểu đường loại 2 hoặc bệnh béo phì”, P.GS Ji-Xin
Cheng thuộc Đại học Purdue, phát biểu.
Nghiên cứu cho thấy tế bào xử lý insulin càng nhanh, nó
tích mỡ càng nhiều. Các nhóm nghiên cứu khác trước đó
đã đưa ra giả thuyết một số “gen béo” có liên quan đến sự
tích trữ mỡ quá mức trong tế bào. Tuy nhiên, nhóm tại Đại
học Purdue khẳng định các gen này được biểu hiện ở mọi
tế bào dù sự biểu hiện này rất khác nhau tùy loại tế bào.
Trong nghiên cứu, nhóm tại Purdue đã tìm hiểu một quá
trình sinh học được gọi là “sự tạo mỡ”. Họ dùng dòng tế
bào 3T3-L1 vốn được dùng phổ biến trong nghiên cứu các
tế bào mỡ. Trong sự tạo mỡ, các tế bào này sẽ biến thành
tế bào mỡ.
“Kết quả làm nổi lên một quan điểm: không phải tất cả các
thông tin sinh học ở tế bào đều được quyết định bởi gen”,
Thuc T. Le, nghiên cứu sinh hậu tiến sĩ của Viện sức khỏe
quốc gia (Hoa Kỳ), đồng tác giả nghiên cứu cho biết.


“Chúng tôi nhận thấy lượng mỡ dự trữ biến đổi tùy vào sự
xử lý insulin ở các tế bào 3T3-L1”. Insulin là loại hormone
tiết bởi tụy sau bữa ăn để kích hoạt tế bào gan, cơ và mỡ
hấp thụ đường glucose trong máu.
Cheng cho hay hiện tượng này được quan sát khá kỹ
nhưng cơ chế của nó vẫn còn chưa đuợc hiểu rõ. Khác
biệt trong dự trữ mỡ không phụ thuộc vào sự biểu hiện
“gen béo” mà do các biến đổi trong sự truyền tín hiệu
insulin.
Nhóm nghiên cứu đã thu thập thông tin chi tiết về từng tế
bào bằng các kỹ thuật chụp ảnh để so sánh chính xác
lượng mỡ dự trữ ở các tế bào biểu hiện “gen béo” như
nhau. Thông tin này cho phép so sánh sự khác biệt giữa
từng tế bào một với nhau. “Các nhà nghiên cứu khác đã
quan sát thấy điều tương tự nhưng không ai giải thích
được vì sao. Nghiên cứu của chúng tôi giúp làm sáng tỏ
một phần hiện tượng trên”, Cheng nói. Phương pháp chụp
ảnh CARS kết hợp kỹ thuật sàng lọc chính xác tế bào
(flow cytometry) và kỹ thuật chụp ảnh hiển vi huỳnh quang
đã được dùng để cung cấp thông tin chi tiết từng biến đổi
bên trong tế bào và đó là lý do họ chọn phương pháp này,
Le cho giải thích.
Những người có tế bào “trơ” với insulin sẽ không thể hấp
thụ glucose từ máu vào tế bào và đây là nguyên nhân
chính gây tiểu đường loại II vốn ảnh hưởng đến gần 21
triệu người ở Mỹ.

×