Một số thuốc mới điều trị bệnh đái
tháo đường type 2
Khoảng 20 năm trở lại đây, các nhà khoa học đã có
nhiều cố gắng phát triển thêm một số loại thuốc mới.
Các thuốc này đều nhằm tới hormon incretin GLP-1.
GLP-1 được tiết ra bởi tế bào L ở ruột có khả năng
điều chỉnh đường máu thông qua nhiều cơ chế khác
nhau.
Trong cơ thể người, GLP-1 bị mất tác dụng rất nhanh bởi
men DPP-IV. Mọi nỗ lực tạo thuốc mới nhằm vào 2
hướng: ức chế hoạt tính men DPP-IV; và tạo ra chất giống
GLP-1 nhưng kéo dài được thời gian tác dụng.
Byetta
Byetta (exenatide = exendin-4)
được chiết xuất từ nước bọt một
loại thằn lằn độc ở Nam Mỹ có tác
dụng giống incretin (GLP 1) do ruột
Cấu trúc phân tử
insulin.
tiết ra tác động đến tụy kích thích tiết insulin, làm giảm tiết
glucagon (một hormon do tụy tiết ra làm tăng đường
máu), làm chậm hoạt động của ruột. Do đó, byetta làm
giảm đường máu và có thể dùng kèm theo các thuốc hạ
đường máu khác như nhóm sulfonylurea, nhóm
metformin.
Giống như các loại thuốc trị bệnh đái tháo đường trước
đây, byetta không chữa khỏi được bệnh đái tháo đường,
byetta chỉ tạo thêm một lựa chọn khác cho bệnh nhân khi
những thuốc trước đây tỏ ra mất tác dụng. Khi dùng
byetta, HbA1c giảm được khoảng 0,5-1%.
Không dùng được byetta trong trường hợp mắc đái tháo
đường type 1 (vì tụy không còn tiết insulin nữa); vì byetta
thải chủ yếu qua thận nên nếu bệnh nhân suy thận nặng
(mức lọc cầu thận dưới 30ml/phút) cũng không được sử
dụng loại thuốc này. Ngoài ra, nếu bị mẫn cảm với thuốc
hoặc bị bệnh đường ruột nghiêm trọng cũng không thể
dùng byetta.
Tác dụng phụ chủ yếu của thuốc là buồn nôn, nôn, đi
ngoài gặp tới 30-45% số người dùng. Các tác dụng phụ
khác ít gặp hơn bao gồm chóng mặt, đau đầu, yếu cơ,
phù, chán ăn, trào ngược dạ dày-thực quản. Một tác dụng
phụ khác rất nặng là thuốc byetta có thể gây nên hoại tử
tụy cấp.
Byetta được dùng như thế nào?
Tiêm dưới da ngày 2 lần trước bữa ăn sáng và chiều
5mcg/lần ít nhất 60phút trước ăn. Sau một tháng nếu
đường máu chưa đạt được mức yêu cầu có thể tăng liều
lên gấp đôi (10mcg/lần). Không dùng cho trẻ em. Loại
byetta LAR dùng tiêm 1 lần/tuần đang trong quá trình thử
nghiệm. Byetta được chính thức sử dụng từ ngày
28/4/2005.
Thuốc ức chế men DPP-IV
Có 2 thuốc đang được lưu hành: sitagliptin được dùng ở
cả châu Âu và Mỹ, vildagliptin mới chỉ được dùng ở châu
Âu. Cả 2 loại thuốc này đều dùng theo đường uống, có
tác dụng ức chế men DPP-IV nên làm tăng lượng GLP-1
có sẵn trong cơ thể. Tác dụng phụ chủ yếu là đau đầu,
buồn nôn và nôn. Ngoài ra, thuốc còn có tác động lên hệ
miễn dịch tạo thuận lợi cho viêm đường hô hấp trên, viên
họng. Không được dùng nhóm thuốc này cho bệnh nhân
mắc tiểu đường type 1. Vì là nhóm thuốc rất mới (dùng từ
17/10/2006) nên những tác động dài hạn (cả tốt và xấu)
vẫn còn phải được theo dõi thêm.
Đồng phân amylin tổng hợp - pramlintide
Hiện chỉ có duy nhất một thuốc được Mỹ phê chuẩn dùng
cho bệnh nhân tiểu đường type 2 – pramlintide.
Khi được tiêm dưới da trước các bữa ăn Pramlintide có
tác dụng làm giảm đường máu sau ăn; giảm lượng thức
ăn đưa vào khiến bệnh nhân giảm cân. Theo các thử
nghiệm, pramlitide làm giảm đường máu mức độ nhẹ khi
mà chỉ số HbA1c chỉ giảm được 0,5-0,7%. Cân nặng giảm
được 1-1,5kg sau 6 tháng sử dụng.
Pramlintide dùng được cho cả bệnh nhân tiểu đường type
1 và type 2. Tác dụng phụ chủ yếu là đau đầu, chóng mặt,
ho và nhất là tác dụng phụ trên đường tiêu hóa gây đau
bụng, buồn nôn, nôn. Pramlintide được phê chuẩn sử
dụng từ tháng 3/2005. Giá điều trị tối thiểu từ 189-293,9
USD/tháng.
Tóm lại, các thuốc mới phát hiện gần đây tuy có đem lại
thêm một số lựa chọn cho người mắc bệnh tiểu đường
type 2. Nhưng thuốc còn quá mới nên các công trình
nghiên cứu tác động lâu dài còn thiếu để đánh giá hết tác
dụng lợi/hại của thuốc. Mặt khác giá thành điều trị rất đắt
và chưa sẵn có ở Việt Nam cũng hạn chế việc sử dụng
các loại thuốc này. Hiện tại, các thuốc kinh điển gồm
sulphonylurea, metformin, glitazone, insulin là những
thuốc mang lại hiệu rất tốt nếu biết dùng đúng cách.