Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Duy trì nồng độ đường huyết ở "vùng an toàn" pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (116.11 KB, 8 trang )

Duy trì nồng độ đường
huyết ở "vùng an toàn"

Đái tháo đường (ĐTĐ) là một bệnh rối loạn chuyển
hóa được biết từ rất lâu. Các rối loạn có thể khiến
người bệnh bị các biến chứng cấp tính như tình trạng
dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn nặng và về lâu dài,
bệnh gây ra các biến chứng ở mạch máu lớn và mạch
máu nhỏ, vì vậy ảnh hướng tới hầu như tất cả các phủ
tạng trong cơ thể.
Các nghiên cứu y học đã chứng
minh là bệnh ĐTĐ có những vùng
đường huyết nguy hiểm. Đó là khi
đường huyết của người bệnh tăng quá cao (180 mg/dl)
hay hạ quá thấp (<60 mg/dl). Đường huyết tăng cao, ngay
cả khi người bệnh hoàn toàn cảm thấy bình thường, thực
tế lúc đó bệnh nhân đã ở trong vùng "nguy hiểm" do nó có
thể làm tổn thương nhiều bộ phận trong cơ thể như tim
mạch, mắt và thận. Với mức độ tăng nhanh của các biến
chứng mạn tính, đặc biệt là các biến chứng mạch lớn
(như bệnh mạch vành, nhồi máu cơ tim, tắc mạch chi),
cũng như các biến chứng suy thận nên các chi phí để điều
trị cho những bệnh nhân này cũng tăng lên một cách ghê
gớm.
Một câu hỏi được đặt ra là ở mức đường huyết bao nhiêu
sẽ không bị biến chứng? Các nhà khoa học đã nhấn mạnh
mức đường huyết lúc đói càng gần mức bình thường bao
nhiêu càng hạn chế được các biến chứng mạn tính bấy
nhiêu, đặc biệt là các biến chứng mạch máu. Bên cạnh
đường huyết lúc đói, đường huyết sau ăn tăng cao cũng
là mối đe dọa đối với các bệnh nhân ĐTĐ. Ngay cả khi


đường huyết lúc đói bình thường nhưng đường huyết sau
các bữa ăn vượt quá 9,0 mmol/l cũng làm tăng cao nguy
cơ biến chứng mạch máu.
Theo Hiệp hội ĐTĐ Mỹ, đối với đa số bệnh nhân bị bệnh
ĐTĐ, vùng đường huyết an toàn là: nồng độ đường huyết
trước ăn 5,0 - 6,2 mmol/l và nồng độ đường huyết sau khi
ăn 2 giờ là 6 - 9mmol/l, không được vượt quá 19mmol/l.
Điều mà các thầy thuốc nghiên cứu bệnh ĐTĐ nhấn mạnh
là không phải chỉ có người có biểu hiện triệu chứng mới là
người bị bệnh mà vấn đề chính là làm thế nào để phát
hiện sớm bệnh và giáo dục cho cộng đồng ý thức phát
hiện bệnh sớm mới hy vọng ngăn ngừa được biến chứng
do bệnh gây ra.
Một trong các trở ngại chính trong công tác điều trị bệnh
ĐTĐ hiện nay là người bệnh thường chủ quan, không tiếp
cận sớm với các dịch vụ y tế. Rất nhiều người bệnh ĐTĐ
nói rằng họ vẫn cảm thấy bình thường sau khi đi khám
bệnh hay kiểm tra sức khoẻ được thầy thuốc chẩn đoán bị
tăng nồng độ đường trong máu hay bị bệnh ĐTĐ. Người
bệnh có thể sống hoàn toàn như những người khoẻ mạnh
khác nhiều năm với một mức nồng độ đường trong máu
rất cao mà không hề biết là căn bệnh đang gặm nhấm và
làm tổn thương nhiều bộ phận trong cơ thể của mình đến
khi biến chứng xuất hiện.
Theo Hiệp hội ĐTĐ Mỹ, đối với đa số bệnh nhân bị bệnh
ĐTĐ, vùng đường huyết an toàn là: nồng độ đường huyết
trước ăn 5,0 - 6,2 mmol/l và nồng độ đường huyết sau khi
ăn 2 giờ là 6 - 9mmol/l, không được vượt quá 19mmol/l.
Mục đích này hoàn toàn có thể thực hiện được nếu người
bệnh tuân thủ các hướng dẫn của thầy thuốc chuyên khoa

và tự theo dõi nồng độ đường huyết của mình hằng ngày
tại nhà bằng máy đo nồng độ đường huyết cá nhân. Các
kết quả theo dõi đường huyết bằng máy cá nhân tại nhà
sẽ giúp người bệnh và bác sĩ đánh giá được hiệu quả của
quá trình kiểm soát bệnh và dựa vào kết quả này, bác sĩ
chuyên khoa sẽ quyết định điều chỉnh phác đồ điều trị sao
cho đạt hiệu quả nhất.

×