Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Lợi ích của kiểm tra nồng độ đường huyết

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (221.89 KB, 4 trang )

Lợi ích của kiểm tra nồng độ
đường huyết

Cần kiểm tra đường huyết hằng ngày
Tôi năm nay 58 tuổi, bị đái tháo đường týp 2, đã phát hiện bệnh 3 năm nay.
Tôi tuân thủ chế độ ăn theo hướng dẫn của bác sĩ nhưng uống thuốc không đều
đặn nên gần đây đường huyết tăng trên 23mmol/l. Tôi hiện đang phải điều trị tại
bệnh viện, xin hỏi quý báo điều trị như thế nào thì hiệu quả?

Bệnh đái tháo đường týp 2 là bệnh khá phổ biến hiện nay. Bệnh xảy ra do
nhiều nguyên nhân, có thể do di truyền, dùng thuốc, độc chất, lối sống thụ động,
chế độ ăn uống không điều độ... dẫn đến hủy hoại, suy giảm chức năng nội tiết của
tụy hoặc giảm hiệu quả của insulin nội sinh.



Muốn điều trị thành công bệnh đái tháo đường (ĐTĐ), khống chế đường
huyết ở mức bình thường, cần đạt được sự cân bằng giữa lượng thức ăn hằng
ngày, mức độ hoạt động thể lực với các loại thuốc điều trị bệnh ĐTĐ.

Đường huyết được giữ trong giới hạn bình thường sẽ hạn chế sự xuất hiện
các biến chứng của bệnh, như tim mạch, thận, mắt...

Trong thực tế, có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự cân bằng này, do đó
việc khống chế đường máu trong mức lý tưởng là khá khó khăn và có thể cần được
điều chỉnh liên tục thông qua chế độ ăn, thuốc điều trị...

Muốn vậy người bệnh cần được kiểm tra đường huyết thường xuyên. Lợi
ích của nó là:

Cung cấp cho người bệnh những thông tin chính xác về bệnh ĐTĐ của họ.


Hiểu biết rõ hơn về mối tương quan giữa nồng độ đường huyết và hoạt động thể
lực, các bài tập thể dục thể thao đang thực hiện, những loại thức ăn đang dùng
hoặc các yếu tố khác như lối sống, đi du lịch, stress hoặc khi đang bị ốm.

Cho biết lối sống đang được lựa chọn, các thuốc đang dùng có hiệu quả đến
mức nào đối với ĐTĐ. Phát hiện ngay các trường hợp đường huyết quá cao hoặc
quá thấp (hạ đường huyết) giúp bạn đưa ra những quyết định quan trọng như cần
phải ăn thêm trước khi tập thể dục thể thao, điều trị kịp thời hạ đường huyết hoặc
thông báo ngay cho bác sĩ điều trị.

Cho biết khi nào cần phải xin ý kiến của bác sĩ chuyên khoa về cách điều
chỉnh liều lượng insulin, thuốc viên hạ đường huyết, chế độ ăn... khi không kiểm
soát được đường máu trong thời gian khá dài.

×