Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Hiểu đúng về điều trị ngạt mũi, sổ mũi pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (147.31 KB, 6 trang )

Hiểu đúng về điều trị ngạt mũi, sổ
mũi

Hiểu đúng về cách phòng và chống sự “tấn công” của
chứng ngạt mũi, sổ mũi sẽ giúp bạn thoát khỏi sự
“hành hạ” của bệnh trong mùa
đông này!
1. Ăn cam quanh năm chặn được
sự tấn công của chứng sổ mũi
Sai.
Vitamin C có trong rau xanh và hoa quả không dễ dàng
“xua đuổi” được chứng sổ mũi trong mùa đông giá lạnh.
Tuy nhiên, quan điểm của các chuyên gia về vấn đề này
còn chưa thống nhất.
2. Một liều magiê giúp đẩy lùi vi khuẩn
Sai.
Trong trường hợp bạn đang mệt mỏi, magiê có thể ngăn
chặn được stress và giúp tinh thần phấn chấn hơn.
Nhưng, magiê lại không có chút khả năng nào trong việc
chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn.
3. Trong trường hợp bị ngạt mũi, bạch đàn giúp dễ
thở hơn
Đúng.
Bạch đàn hay còn gọi là cây khuynh diệp, lá cây có chứa
nhiều tinh dầu eucalypol mang đến rất nhiều công dụng.
Thoa tinh dầu bạch đàn lên mũi hoặc nhỏ 5-10 giọt vào
một ly nước nóng (250ml) để xông mũi. Ngoài ra, tinh dầu
bạch đàn còn dùng để xoa bóp chỗ đau. Bên cạnh đó,
dùng lá sắc nước uống hoặc hãm nước sôi với liều 3-4 lá
trong 1 ly nước, ngày uống 3-5 lần, sẽ chữa được các
bệnh thuộc đường hô hấp như viêm phế quản cấp và mãn


tính, cảm cúm, ho, hen suyễn, các bệnh đường tiết niệu,
sốt rét, ký sinh trùng đường ruột…
4. Nước nóng chữa hắt hơi sổ
mũi
Đúng.
Nước thuốc sắc, nước nóng vắt
thêm vài giọt chanh, sữa nóng (pha thêm 1 thìa mật ong
để làm “dịu” cổ họng) có tác dụng khai thông và kích thích
sự hoạt động của màng nhầy đường hô hấp.
5. Thuốc lá không ảnh hưởng đến ngạt mũi, sổ mũi
Sai.
Trong trường hợp bị ngạt mũi hay sổ mũi, cần hạn chế hút
thuốc hoặc dừng hút thuốc. Thuốc lá làm khô màng nhầy
của đường hô hấp, tạo điều kiện thuận lợi cho vi rút phát
triển mạnh mẽ hơn.

×