Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Dùng thuốc điều trị thương hàn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (219.21 KB, 6 trang )

Dùng thuốc điều trị thương hàn

Vi khuẩn gây thương hàn.
Thương hàn là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây bằng đường tiêu
hóa, do trực khuẩn salmonella typhi và salmonella paratyphi gây nên. Biểu
hiện lâm sàng là hội chứng nhiễm khuẩn, nhiễm độc toàn thân, kèm theo tổn
thương đặc hiệu tại đường tiêu hóa. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh
có nhiều diễn biến phức tạp, nhiều biến chứng có thể xảy ra, thậm chí có thể
tử vong.
Biểu hiện của bệnh
Bệnh thương hàn là do trực khuẩn salmonella typhi và salmonella paratyphi
gây nên. Bệnh lây truyền qua đường ăn uống bởi nước hay thức ăn bị nhiễm vi
khuẩn. Bệnh nhân bị bệnh cấp tính có thể lây ra môi trường nước xung quanh qua
phân, ở giai đoạn cấp các chất thải (phân) có chứa nồng độ vi khuẩn rất cao.
Trung bình sau khi nhiễm bệnh 7 - 15 ngày, ở giai đoạn này không có biểu
hiện gì, sẽ xuất hiện các triệu chứng quan trọng.
Sốt: đây là triệu chứng quan trọng và hằng định, sốt cao liên tục 39 - 40oC,
sốt hình cao nguyên và sốt nóng là chủ yếu. Tùy theo trường hợp, biểu hiện thần
kinh ở các mức độ khác nhau từ nhức đầu, mất ngủ, ù tai, nói ngọng, đến tình
trạng nằm bất động thờ ơ với ngoại cảnh, rồi có thể li bì, mê sảng hoặc hôn mê (ít
gặp).
Xuất hiện các ban dát nhỏ 2 - 3mm, màu hồng thường mọc ở bụng, mạn
sườn, ngực, còn gọi là hồng ban.
Gan to mềm, bụng chướng nhẹ, đau dọc hố chậu phải, đi ngoài khoảng 5 - 6
lần/ ngày, phân màu vàng nâu, đặc biệt mùi rất khắm.
Hình ảnh rìa lưỡi đỏ, giữa lưỡi phủ một lớp rêu màu trắng hoặc xám.
Mạch chậm tương đối so với huyết áp, huyết áp thấp.
Bệnh phó thương hàn (paratyphoid fever) cũng có hình ảnh lâm sàng tương
tự như bệnh thương hàn nhưng nhẹ hơn và tỷ lệ tử vong thấp hơn nhiều.

Sử dụng thực phẩm bị ô nhiễm, có thể gây thương hàn.


Biến chứng nào có thể xảy ra?
Đây có thể nói là một trong các bệnh có nhiều biến chứng nguy hiểm nhất
trong số các bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa. Biến chứng có thể do nhiều
nguyên nhân: do độc tố, do bội nhiễm vi khuẩn khác, do tai biến của kháng sinh.
Hiện này do có kháng sinh tốt, nên tỷ lệ biến chứng đã giảm nhưng vẫn có
thể gặp các biến chứng sau:
Xuất huyết tiêu hóa: gặp khoảng 15%, tùy mức độ mất máu mà có các biểu
hiện khác nhau như vã mồ hôi, da xanh, niêm mạc nhợt, đi ngoài phân đen, mạch
nhanh nhỏ, huyết áp tụt.
Thủng ruột: gặp khoảng 1 - 3%. Ngoài ra còn có thể gặp viêm cơ tim; trụy
tim mạch; viêm túi mật, viêm gan; viêm não, màng não; viêm cầu thận; viêm đài
bể thận.
Điều trị và dự phòng như thế nào?
Kháng sinh là thuốc đầu tay, hiện nay có rất nhiều kháng sinh có thể lựa
chọn với ưu tiên là các thuốc thuộc nhóm quinolon thế hệ hai, ngoài ra có thể sử
dụng các nhóm thuốc cũ như cefalosporin, choloramphenicol. Tùy theo tình trạng,
tùy theo mức độ và tùy theo điều kiện thực tế mà bác sĩ sẽ cho chỉ định điều trị
hợp lý.
Trong nhóm quinolon thế hệ 2, ciproflocacin là thuốc được lựa chọn đầu
tiên trong điều trị bệnh lý nhiễm khuẩn tiêu hóa do giá thành rẻ, hiệu quả cao.
Thuốc hấp thu nhanh và dễ dàng qua đường tiêu hoá, sinh khả dụng khoảng 70 -
95%. Thức ăn và các thuốc kháng acid làm chậm hấp thu thuốc. Phân bố rộng
khắp các mô và dịch cơ thể ít qua hàng rào máu não ở người bình thường, nhưng
khi màng não bị viêm thì xâm nhập tốt hơn. Qua được nhau thai và sữa mẹ. Tuy
nhiên, khi dùng thuốc có một số tác dụng không mong muốn có thể xảy ra như rối
loạn tiêu hóa, buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy; gây đau nhức xương khớp, kém phát
triển xương khớp nhất là ở tuổi đang phát triển; ngoài ra có thể có các biểu hiện
khác như nhức đầu, chóng mặt, buồn ngủ, có trường hợp kích động, động kinh
nhất là khi dùng cùng với theophylin, tăng bạch cầu ưa acid, giảm bạch cầu
lympho, giảm bạch cầu đa nhân, giảm tiểu cầu, thiếu máu.

Bên cạnh dùng kháng sinh thì các vấn đề khác cũng cần được chú ý như bù
nước và điện giải, trợ tim mạch, sinh tố an thần. Trong đó bù nước và điện giải hết
sức quan trọng vì với bệnh thương hàn bệnh nhân thường sốt cao. Thuốc được sử
dụng đầu tay chính là dung dịch bù nước và điện giải. Tuy không điều trị được
nguyên nhân nhưng đây là biện pháp căn bản để chống mất nước và điện giải, từ
đó tránh được các rối loạn do mất nước và điện giải gây ra.
Thường dùng là oresol (1 gói chứa 20g glucose khan, 3,5g natriclorit; 2,9g
natricitrat và 1,5g kaliclorit) 1 gói pha trong 1 lít nước sôi để nguội, uống liên tục
trong ngày, tùy theo mức độ mất nước có thể sử dụng 2 - 3 gói trong ngày.
Có thể thay thế oresol bằng viên hydrit, mỗi lần uống 1 viên pha vào 200ml
nước.
Cần chú ý pha thuốc đúng tỷ lệ, nếu quá loãng sẽ không cung cấp đủ lượng
chất điện giải cần thiết, nếu quá đặc sẽ dẫn đến tình trạng quá tải các chất điện
giải.

×