Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Bệnh Ung thư "vùng cấm" ở nam giới potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (84.66 KB, 11 trang )

Bệnh Ung thư "vùng cấm" ở nam giới

Những năm gần đây, ung thư dương vật (UTDV) đang có
chiều hướng gia tăng ở nhiều đối
tượng nam giới.
Thống kê của Bệnh viện K - Hà
Nội, hầu hết số bệnh nhân đến
viện muộn, khả năng điều trị bảo tồn khó. Trên 60% bệnh
nhân đến viện sau khi dương vật (DV) đã xuất hiện tổn
thương 6 tháng trở lên, gần 30% để bệnh kéo dài trên 1
năm, 93% bệnh nhân trước khi đến viện đã điều trị không
đúng cách như đắp thuốc đông y, dùng thuốc tây y, kháng
sinh mạnh, thậm chí có người chích nặn, cắt rạch ở bệnh
viện tuyến dưới
Những năm gần đây, ung thư dương vật (UTDV) đang có
chiều hướng gia tăng ở nhiều đối tượng nam giới
Tháng 7-2008, bệnh nhân T. 43 tuổi ở Xuân Mai - Hoà
Bình bị viêm nhiễm, sùi, chảy máu “vùng cấm” chữa mãi
không khỏi. Đến khi toàn bộ “vùng cấm” bị sùi to, nổi
hạch bệnh nhân T đến Bệnh viện đa khoa Hồng Hà-Hà
Nội khám. Kết quả sinh thiết hạch cho thấy có nhiều tế
bào lạ.

Bệnh nhân K 24 tuổi ở Hưng Yên vào Bệnh viện K trong
tình trạng cơ quan sinh dục loét rộng, hai bên bẹn nổi
nhiều hạch to, rắn. Hơn một năm trước, K thấy “vùng
cấm” có nhiều nốt sùi, tiểu dắt, buốt. Đắp thuốc đông y
hơn 7 tháng bệnh không đỡ, K chuyển sang bôi và tiêm
kháng sinh. Vết loét vùng sinh dục càng to rộng Sau đó
bệnh nhân ho ra máu, vào Viện K khi bệnh đã di căn sang
phổi.



Tại Đơn vị Nam Khoa - Bệnh viện Bình Dân - TP Sài Gòn,
bệnh nhân H. 25 tuổi ở quận 9 được xác định bị UTDV.
Sau 5 tháng bị bệnh, “vùng cấm” của H ngày càng biến
dạng, đau đớn. H vào viện khi bệnh đã ở giai đoạn muộn,
phải cắt bỏ, tính mạng khó bảo tồn.

Theo PGS - TS Đoàn Hữu Nghị - Giám đốc Bệnh viện E -
Nguyên Phó giám đốc Bệnh viện K - Hà Nội, UTDV
thường gặp ở những người có biểu hiện một vùng quanh
sinh dục đổi màu, hoặc có các nốt sần sùi hình hạt đậu,
hoặc những mảng đỏ nổi lên, đôi khi loét ở giữa. Nhiều
người tự nặn các nốt sùi thấy có nước nhờn đục hoặc mủ
hôi chảy ra, có khi có dòi Bệnh nhân rất đau buốt và đau
âm ỉ ở DV, nhất là khi DV cương cứng hoặc va chạm. Sau
mỗi lần "quan hệ", DV rỉ máu, bệnh nhân tiểu khó, tiểu
buốt.

Phần lớn người bệnh dễ bị chẩn đoán nhầm sang các
bệnh giang mai, hạ cam, lậu Nếu không được phát hiện
và điều trị sớm, bệnh sẽ trở thành ác tính với những biến
chứng nặng như tắc niệu đạo, nhiễm khuẩn tại khối u gây
lở loét đau đớn, nhiễm khuẩn tại vùng hạch di căn gây
loét ngoài da hoặc chảy máu, khối loét sùi, hạch bẹn hai
bên nổi to kèm theo bội nhiễm trùng có mủ máu, nặng
mùi Đặc biệt khi bệnh đã di căn, tỉ lệ người bệnh sống
trên 5 năm chỉ còn 30%.

Nguyên nhân chính của UTDV được xác định là chít hẹp
bao quy đầu, sùi mào gà, các khối u lành tính khác hoặc

bệnh lây truyền qua đường tình dục. Ngoài ra còn do nam
giới thiếu vệ sinh sạch vùng sinh dục, làm cho chất bẩn và
vi khuẩn bám ở đầu DV gây viêm mạn tính niêm mạc bao
quy đầu.
Thống kê cho thấy, tỉ lệ UTDV ở Hà Nội là 2,1/100.000
dân, còn ở TP Sài Gòn là 3,4%. UTDV hay gặp ở độ tuổi
40-60. Song những năm gần đây, nam giới 20 - 30 tuổi
nhập viện vì UTDV có hướng tăng mạnh do vệ sinh kém,
quan hệ với gái mại dâm

GS Nguyễn Thu Nhạn - Chủ tịch Hội Nhi khoa Việt Nam
cho biết, 90% số trẻ là nam giới bị hẹp bao quy đầu. Tuy
nhiên rất ít cha mẹ có con trai nhỏ quan tâm đến vấn đề
này. Khi trở thành thiếu niên những trẻ này thường xấu
hổ, không dám đi khám và phẫu thuật. Đến tuổi thanh niên
và lập gia đình, nhiều người đã không thể làm chồng và
làm cha trọn vẹn.

Hẹp bao quy đầu khiến người bệnh đi tiểu không hết,
đọng lại ở quy đầu, lại không được vệ sinh sạch, sẽ tích tụ
chất cặn bã bẩn. Đây là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn
phát triển nhanh, lâu dần gây viêm nhiễm đường tiết niệu,
ảnh hưởng đến thận, gây khó cho quan hệ tình dục sau
này. Đặc biệt lâu ngày tế bào ở khu vực này sẽ bị ung thư
hoá.

UTDV thường phát sinh trong rãnh qui đầu hoặc trên quy
đầu rồi nhanh chóng làm cho bao quy đầu không kéo lên
được. Ung thư di căn theo đường bạch huyết vào các
hạch ở bẹn và sau bìu. Các hạch thường sưng tấy rất to,

lúc đầu mềm và đau do nhiễm khuẩn. Sau đó hạch to,
cứng và không di động. Hạch có thể ăn lan ra ngoài da và
bị loét, có khi ăn sâu xuống dưới, vào mạch máu, gây
chảy máu nhiều. 70 - 80% trường hợp bị UTDV phải cắt
bỏ.

Hiện nay việc chẩn đoán UTDV thường dễ, nhưng cũng
có khi khó do hẹp bao quy đầu. Người bệnh đến khám vì
thấy ở quy đầu hoặc rãnh quy đầu có vết loét, hay một
mầm mới nhú trên da cứng và chảy máu khi va chạm nhẹ.
UTDV là bệnh tiến triển chậm. Việc điều trị UTDV phụ
thuộc vào việc phát hiện và điều trị. Nếu phát hiện sớm thì
điều trị bằng hoá trị, xạ trị sẽ cho kết quả cao. Khi khối u
còn khu trú ở DV, chưa di căn, tỉ lệ sống trên 5 năm là 80
- 90%. Khi khối u đã lớn, phải phẫu thuật cắt bỏ đầu DV
hoặc điều trị bằng tia laser để ngăn sự lan toả. Đầu DV
được đậy bằng vạt da thừa và tạo lỗ tiểu mới.

Có trường hợp tiểu tiện bình thường, vẫn xuất tinh và có
thể có con. Song DV bị ngắn lại, rất khó trong hoạt động
tình dục, bệnh nhân phải đến các đơn vị Nam Khoa để
kéo dài DV. Nếu để bệnh đã di căn lên hạch chậu và ổ
bụng (gan và phổi) thì tỉ lệ sống chỉ còn dưới 30%

×