Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Hướng mới trong điều trị bệnh đái tháo đường docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (173.72 KB, 10 trang )

Hướng mới trong điều trị bệnh đái
tháo đường
Đái tháo đường (ĐTĐ) là bệnh rối loạn chuyển hóa
chất đường do hormon insulin của tụy bị thiếu hay
giảm tác động trong cơ thể. Đây là căn bệnh trầm
trọng của thời đại vì ngày càng nhiều người mắc bệnh
và việc chữa trị hết sức nan giải. Gần đây các công
trình nghiên cứu ghép tế bào gốc để điều trị bệnh ĐTĐ
đã mang lại một hy vọng mới rất sáng sủa.
Căn bệnh thời đại
Bệnh ĐTĐ có hai thể chính: ĐTĐ
loại 1 do tụy tạng không tiết
insulin và loại 2 do tiết giảm
insulin và đề kháng insulin.
ĐTĐ loại 1 (týp 1): có khoảng 5-10% tổng số bệnh nhân
ĐTĐ thuộc loại 1, phần lớn xảy ra ở trẻ em và người trẻ
tuổi (dưới 30 tuổi). Các triệu chứng thường khởi phát đột
ngột và tiến triển nhanh nếu không điều trị. Giai đoạn toàn
phát có tình trạng thiếu insulin tuyệt đối gây tăng đường
huyết và nhiễm ceton. Triệu chứng điển hình là đi tiểu
nhiều, uống nhiều, đôi khi ăn nhiều, mờ mắt, dị cảm và sụt
cân, trẻ em chậm phát triển và dễ bị nhiễm khuẩn.
ĐTĐ loại 2 (týp 2): chiếm khoảng 90-95% số bệnh nhân,
thường gặp ở lứa tuổi trên 40, nhưng gần đây xuất hiện
ngày càng nhiều ở lứa tuổi 30, thậm chí cả lứa tuổi thanh
thiếu niên. Bệnh nhân ít có triệu chứng và thường chỉ
được phát hiện bởi các triệu chứng của biến chứng, hoặc
chỉ được phát hiện tình cờ khi đi xét nghiệm máu trước khi
mổ hoặc khi có biến chứng nặng như nhồi máu cơ tim, tai
biến mạch máu não; khi bị nhiễm khuẩn da kéo dài; bệnh
nhân nữ hay bị ngứa âm hộ do nhiễm nấm; bệnh nhân


nam bị liệt dương.
Các triệu chứng chủ yếu của cả hai thể bệnh là tiểu nhiều,
ăn nhiều, uống nhiều, sụt cân nhanh. Lượng nước tiểu
trong một ngày thường từ 3-4 lít hoặc hơn, nước tiểu
trong, khi khô thường để lại vết bẩn hoặc mảng trắng.
Tiểu dầm ban đêm do đa niệu có thể là dấu hiệu khởi phát
bệnh ở trẻ nhỏ. Với bệnh nhân ĐTĐ loại 2 thường không
có bất kỳ triệu chứng nào ở giai đoạn đầu và vì vậy bệnh
thường chẩn đoán muộn khoảng 7-10 năm. Một số triệu
chứng xét nghiệm: định lượng đường huyết lúc đói trên
126mg/dl ; sau khi ăn hoặc bất kỳ trên 200mg/dl; đo điện
tim có thể phát hiện sớm các biểu hiện thiếu máu cơ tim;
soi đáy mắt phát hiện tổn thương võng mạc
Những phương pháp điều trị phối hợp gồm: chế độ ăn
uống cần đảm bảo đủ chất đạm, đường, béo, vitamin,
muối khoáng, nước hợp lý. Hoạt động thể lực bình thường
hàng ngày. Duy trì được cân nặng ở mức hợp lý. Hạn chế
các yếu tố nguy cơ như rối loạn mỡ máu, tăng huyết áp,
suy thận Thuốc uống: insulin dùng cho bệnh nhân ĐTĐ
týp1 và chỉ dùng cho bệnh nhân ĐTĐ týp 2 khi đã thay đổi
chế độ ăn, luyện tập và dùng các thuốc điều trị ĐTĐ tổng
hợp mà không hiệu quả.
Một phương pháp tiên tiến trước đây là thay ghép tế bào
tụy của người tình nguyện cho bệnh nhân. Từ năm 1988,
hơn 500 trường hợp ghép những tế bào tụy tạng của
những người cho trên những bệnh nhân ĐTĐ týp 1 đã
được thực hiện trên thế giới. Tuy nhiên kết quả không
mấy khả quan vì: việc giữ gìn và chọn lọc những tế bào
được ghép vẫn rất khó khăn; kết quả chỉ ở mức khiêm
tốn: khoảng 11% bệnh nhân không cần tiêm insulin một

năm sau khi được ghép; tất cả bệnh nhân ghép kiểu này
phải được điều trị hủy bỏ miễn dịch suốt đời nên rất phức
tạp và tốn kém. Đặc biệt gần đây các nhà khoa học đã
nghiên cứu ghép tế bào gốc tự thân để điều trị bệnh ĐTĐ
với những kết quả rất đáng khích lệ.
Hy vọng mới từ việc ghép tế bào gốc để điều trị bệnh
ĐTĐ
Dựa trên cơ sở khoa học: thứ
nhất là tuyến tụy phải luôn luôn
giữ số lượng tế bào bêta không
thay đổi, nếu không sẽ xảy ra
bệnh ĐTĐ, do đó vấn đề chủ yếu
là sự đổi mới những tế bào này
như thế nào; thứ hai, năm 2003, Markus Stoffel thuộc Đại
học Rockfeller University đã nghiên cứu phát biểu rằng
trong tủy xương có một nguồn tế bào tiền bối của những
đảo nhỏ Langerhans tuyến tụy. Nhóm nghiên cứu của GS.
Richard Burt ở Trường đại học Northwestern University de

Chu trình sản xuất
insulin của tuyến tụy.
Chicago đã tiến hành thực nghiệm và công bố trong
Journal of the American Medical Association (JAMA) công
trình nghiên cứu theo dõi trong 3 năm trên một nhóm 23
bệnh nhân ĐTĐ. Nhóm bệnh nhân này đã được dùng
phương pháp ghép các tế bào gốc lấy trong tủy xương
của chính họ. Ưu điểm của kỹ thuật ghép này là bệnh
nhân nhận các tế bào của chính mình nên không phải đối
phó với hiện tượng cơ thể loại bỏ "mảnh ghép", không
phải điều trị hủy bỏ miễn dịch suốt đời. Kết quả rất khả

quan: 23 bệnh nhân không cần tiêm insulin mỗi ngày trong
14-50 tháng liền; một bệnh nhân trong hơn 4 năm, 4 bệnh
nhân trong 3 năm và 3 bệnh nhân khác trong 2 năm
không cần tiêm insulin; 15 bệnh nhân mới đã được thực
nghiệm những cải tiến mới nhất về kỹ thuật đã không cần
đến insulin 19 tháng.
Như vậy là sau phương thức ghép tế bào tụy tạng,
phương pháp ghép tế bào gốc tủy xương đã đánh dấu
một bước ngoặt mới trong việc điểu trị bệnh ĐTĐ, mang
lại hy vọng lớn cho bệnh nhân ĐTĐ.

×