Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Bệnh đường hô hấp tấn công người già và trẻ em docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (170.08 KB, 10 trang )

Bệnh đường hô hấp tấn công
người già và trẻ em

Vào thời điểm này, khí hậu đang trong giai đoạn
chuyển mùa, độ ẩm cao, nhiệt độ không khí luôn thay
đổi là điều kiện rất thuận lợi cho các loại nấm mốc
phát triển. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến số bệnh
nhân người cao tuổi mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn
tính (COPD) và số bệnh nhân nhi mắc hen phế quản
tăng đáng kể so với các thời điểm khác trong năm.
Mỗi tháng nhập viện một lần
Cụ bà Hoàng Thị Cam T., 89 tuổi, ở
Kim Liên - Hà Nội nhập Viện Lão
khoa quốc gia đã 10 ngày nay (từ
8/3/2010) khi có các biểu hiện mệt
mỏi, khó thở, ho nhiều, tăng huyết
áp. Sau khi được thăm khám, làm
các xét nghiệm cận lâm sàng, bác sĩ cho biết cụ đang

Người cao tuổi dễ
tái phát cơn COPD
cấp khi chuyển mùa.

trong giai đoạn cấp của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính đã
được sử dụng máy thở hỗ trợ hô hấp, tiêm kháng sinh và
kiểm tra huyết áp thường xuyên. Theo lời kể của gia đình,
mỗi khi thời tiết thay đổi, cụ T. lại tái phát bệnh và đây là
lần thứ ba cụ nhập viện trong vòng 3 tháng qua vì cùng
một căn bệnh. Cụ ông Đỗ Văn K., 74 tuổi, ở Yên Mỹ -
Hưng Yên cũng đã hai lần nhập viện trong khoảng hai
tháng qua do COPD.


ThS.BS. Nguyễn Trung Anh, Trưởng khoa Khám bệnh -
Viện Lão khoa cho biết, thời gian này, mỗi ngày bệnh viện
tiếp nhận khoảng 200 lượt bệnh nhân khám, trong đó có
khoảng 30 người mắc COPD, chiếm 15%. Đây là bệnh
kéo dài trong nhiều năm và người bệnh phải khám, nhập
viện trong những đợt cấp của bệnh. COPD thường xuất
hiện ở những người nghiện thuốc lá, thuốc lào, làm việc
trong môi trường khói bụi nhiều như công nhân mỏ than,
hầm lò, cảnh sát giao thông, công nhân vệ sinh, những
người sống gần các nhà máy lớn Bệnh đặc biệt xuất
hiện nhiều khi thay đổi thời tiết (gây co thắt phế quản), ở
những người có cơ địa dị ứng với phấn hoa, nấm mốc
Cẩn trọng với tiếng thở ở trẻ em
Theo PGS.TS. Nguyễn Tiến Dũng -
Trưởng khoa Nhi - Bệnh viện Bạch
Mai, số bệnh nhân nhi mắc hen phế
quản đến khám, nhập viện trong thời
gian này tăng do thời tiết thay đổi,
nấm mốc phát triển mạnh gây ra
hiện tượng dị ứng, khó thở dẫn đến
khởi phát cơn hen ở trẻ. Ở trẻ dưới
3 tuổi, bệnh hen phế quản khó xác định và dễ nhầm với


Khám phổi cho trẻ
nhỏ.
một số bệnh khác ở hệ hô hấp như viêm phế quản, viêm
phổi nhưng ở trẻ trên 5 tuổi thì các triệu chứng dễ phân
biệt hơn và chẩn đoán cũng chính xác hơn. Nhiều bậc phụ
huynh cho biết con họ có biểu hiện thở khò khè, khi áp tai

vào lưng trẻ thì nghe rất rõ tiếng khò khè hoặc tiếng rít.
Tuy nhiên, TS. Dũng cho biết, việc xác định tiếng thở của
trẻ là quan trọng nhưng không phải ai cũng phân biệt
được. Ở trẻ bình thường, tiếng thở không nghe được
nhưng nếu mắc bệnh lý đường hô hấp thì tiếng thở thay
đổi. Muốn biết trẻ có khó thở, cần quan sát lồng ngực và
đếm nhịp thở. Bình thường nhịp thở ở trẻ là 30 -
35nhịp/phút, trên 35 nhịp là thở nhanh. Ở những trẻ bị hen
phế quản, đường thở bị tắc nghẽn từng cơn, biểu hiện là
những cơn thở khò khè, khó thở, tức ngực và ho. Tiếng
thở khò khè trong bệnh hen phế quản là tiếng thở có thể
nghe được ở thì thở ra. Tiếng thở khò khè cần được phân
biệt với tiếng thở rít (có thể nghe được ở thì hít vào), thở
rên (thì thở ra ngắn), thở khụt khịt (có thể nghe được ở cả
thì hít vào và thở ra, nguyên nhân phần lớn là do ngạt
mũi) và cũng cần phân biệt với khó thở khi trẻ quấy khóc.
Đối với hen phế quản, nếu được phát hiện và điều trị kịp
thời thì tần suất tái phát sẽ thưa dần, có thể kéo dài 15
năm, cũng có khi lên đến 20 - 30 năm nhưng nếu không
được điều trị dễ dẫn đến các biến chứng như xẹp phổi,
nhiễm khuẩn phế quản, giãn phế nang đa tiểu thùy, tràn
khí màng phổi, tràn khí trung thất, tâm phế mạn tính, suy
hô hấp, ngừng hô hấp và có tổn thương não.
Phòng ngừa bệnh phổi ở người cao tuổi và trẻ em
Người cao tuổi và trẻ em là hai đối tượng rất khác nhau về
sự phát triển thể chất nhưng cả hai đều rất nhạy cảm với
sự thay đổi của khí hậu. Đối với người cao tuổi mắc
COPD, cần cách ly với môi trường gây bệnh, bỏ thuốc lá,
thuốc lào, các yếu tố gây dị ứng và sống trong môi trường
trong lành. Khi lên cơn cấp, người nhà cần nhanh chóng

cho bệnh nhân sử dụng các thuốc người bệnh vẫn sử
dụng như thuốc xịt, bơm giãn phế quản, dùng các thiết bị
hỗ trợ hô hấp nhằm tránh biến chứng suy hô hấp. Cần
đặc biệt chú ý không tự sử dụng thuốc mà không phải do
bác sĩ kê đơn, trong trường hợp hết thuốc người bệnh
đang dùng phải nhanh chóng đưa họ đến cơ sở y tế mà
bệnh nhân đã khám trước đó hoặc cơ sở y tế gần nhất.
Riêng với trẻ em, nhất là trẻ nhỏ chưa biết diễn tả biểu
hiện của bản thân, quan sát của người nhà nhiều khi
mang tính chủ quan, do vậy khi thấy bất cứ biểu hiện nào
khác thường của trẻ cần đưa trẻ đến bệnh viện để được
thăm khám sớm và có biện pháp điều trị thích hợp.

×