Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Để mối quan hệ đồng nghiệp tốt đẹp pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (105.82 KB, 4 trang )

Để mối quan hệ đồng nghiệp tốt đẹp
Trưởng phòng nói luôn ủng hộ cũng như luôn lưu ý đề bạt cô lên một
chức vụ cao hơn nhưng mỗi khi cô nêu ý tưởng thì trưởng phòng luôn
nói phương án của cô chưa hoàn thiện hoặc không khả thi. Dần dần, Lệ
Mai ý thức được rằng giữa cô và nữ trưởng phòng tồn tại sự cạnh tranh
"ngầm" trong công việc.

Trong thế giới công việc, tình đồng nghiệp vô cùng quan trọng. Nhưng
mối quan hệ giữa đồng nghiệp với nhau lại rất phức tạp. Vậy làm thế
nào để mối quan hệ của bạn với đồng nghiệp trở nên tốt đẹp?
1. Không có đồng nghiệp không thể kết thân
Có rất nhiều lý do khiến bạn không có cảm tình với một đồng nghiệp
như: nhìn không “thuận mắt”, nói chuyện không ăn ý hay một vài
nguyên nhân khác. Nhưng nếu chỉ vì những nguyên nhân “cỏn con” đấy
mà bạn tuyệt giao với họ thì đó là thiệt thòi lớn. Trong công việc, nhiều
người có năng lực nhưng lại không có “khiếu” ăn nói. Điều này làm cho
nhiều đồng nghiệp cảm thấy không thể nói chuyện được với họ hoặc nói
câu trước thì câu sau không biết nói gì Nhưng nếu thực sự hiểu được
họ, bạn sẽ thấy họ thú vị. Có thể họ không khéo nói, không đẹp nhưng
lại am hiểu những kiến thức về công việc. Chỉ cần mở lòng mình một
chút, chủ động giao tiếp với họ thì bạn sẽ có thêm những đồng nghiệp
mới, rất có thể sau này họ lại trở thành những người bạn tốt của bạn.
2. Chủ động hoà giải vấn đề
Nếu đồng nghiệp đắc tội với bạn hay ngược lại, nhưng không ai chịu
“nhận lỗi” với ai thì mối quan hệ đó sẽ ngày càng căng thẳng và cả hai
đều cảm thấy không thoải mái. Nếu cần thiết, bạn nên chủ động là người
hoá giải vấn đề. Làm được như vậy, rất có thể bạn và người đồng nghiệp
kia sẽ hiểu nhau hơn và dễ dàng trở thành những đồng nghiệp tốt. Còn
nếu bạn chủ động rồi mà vẫn chưa giải quyết được vấn đề thì đồng
nghiệp đó cũng hiểu được “thành tâm” của bạn, ít nhất bạn cũng bớt
được một “địch thủ tiềm tàng”.


Rất ít người làm được điều này vì họ cho rằng như thế là mất mặt. Nếu
gạt bỏ được nỗi sợ "mất mặt" đó để chủ động “làm lành” với đối phương
thì không những bạn nhận được sự tôn trọng của họ mà còn có ích cho
công việc của bạn. Nếu tâm trạng không thoải mái thì bạn khó làm tốt
công việc được.
3. Không phải đối thủ thì là đồng nghiệp
Một số người thực hiện nguyên tắc sau: “Không phải là đồng nghiệp thì
là đối thủ”. Nếu như vậy, số lượng “đối thủ” sẽ tăng lên và “đồng
nghiệp” sẽ ít đi, và hệ quả kéo theo là sự cô độc. Song, nếu bạn thực
hiện theo nguyên tắc ngược lại: “Không phải là đối thủ thì là đồng
nghiệp” thì đương nhiên kết quả cũng sẽ ngược lại: có nhiều đồng
nghiệp và ít đối thủ hơn.
4. Từ bỏ tính kiêu ngạo
Tính kiêu ngạo là một trong những trở ngại lớn nhất khi bạn muốn kết
thân với đồng nghiệp. Đây cũng là nguyên nhân làm cho tình cảm giữa
bạn và đồng nghiệp có khoảng cách. Đừng tưởng mình là thạc sĩ , tiến sĩ
hay chức vụ mình cao mà xem thường và coi khinh những nhân viên lao
động chân tay như tạp vụ hay bảo vệ. Nếu như bạn có thái độ như vậy
với cấp dưới của mình thì không ai muốn kết thân với bạn cả, vì họ đều
cho rằng bạn là người quá kiểu cách và kiêu căng. Và như vậy nếu sau
này bạn gặp khó khăn, ít người sẵn lòng giúp đỡ bạn.
Nếu muốn có được những đồng nghiệp tốt thì trước hết bạn phải là một
đồng nghiệp tốt của họ. Đừng đòi hỏi họ phải đối xử với bạn như thế nào
mà bạn phải xem lại thái độ của mình với đồng nghiệp. Chúc bạn sẽ luôn
có những đồng nghiệp tốt!

×