Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

Phân tích mối quan hệ thất nghiệp ,lạm phát và tốc độ tăng trưởng kinh tế ,đồng thời minh họa trên số liệu thực tế của Việt Nam những năm gần đây

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (386.79 KB, 26 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Trong giai đoạn hiện nay, khi đất nước đang trên đà phát triển rực rỡ, chúng ta ngày
càng thấy được tầm quan trọng của vấn đề tăng trưởng kinh tế và lạm phát,thất
nghiệp. Đó là ba vấn đề cơ bản của kinh tế vĩ mô, ảnh hưởng trực tiếp đến thành
quả của quá trình phát triển kinh tế trong nhiều thập kỉ qua và trong hiện tại ,lẫn
tương lai của mỗi đất nước sau này. Mối quan hệ giữa ba vấn đề này thu hút nhiều
sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu kinh tế.Tuy vậy, sự tác động và ảnh hưởng
qua lại giữa tăng trưởng kinh tế và lạm phát,thất nghiệp là hết sức phức tạp và
không phải lúc nào cũng tuân theo những nguyên tắc kinh tế. Trong đó, lạm phát là
một vấn đề không phải xa lạ, nó chính là một đặc điểm của nền kinh tế hàng hoá.Ở
mỗi thời kỳ kinh tế với các mức tăng trưởng kinh tế khác nhau sẽ có những mức
lạm phát và mức thất nghiệp khác nhau của nền kinh tế. Trong thời gian gần
đây,kinh tế thế giới có nhiều biến động,hơn đó là cuộc khủng hoảng toàn cầu,làm
giảm tốc đọ tăng trưởng và khiến lạm phát tăng cao ở nhiều nước .
Vì vậy, trong quá trình phát triển kinh tế của mỗi quốc gia, đặc biệt là nước ta, đang
trên đà hội nhập và phát triển như hiện nay, việc tìm hiểu thất nghiệp,lạm phát, sự
ảnh hưởng và phù hợp với tăng trưởng và phát triển kinh tế là vô cùng quan trọng.
Từ những lý do trên, chúng tôi muốn “Phân tích mối quan hệ thất nghiệp ,lạm phát
và tốc độ tăng trưởng kinh tế ,đồng thời minh họa trên số liệu thực tế của Việt Nam
những năm gần đây.
Để nghiên cứu về đề tài này chúng ta đi tìm hiểu theo trình tự
A/ Cơ sở lý thuyết chung về lạm phát ,thất nghiệp và tăng trưởng kinh tế.
B/ Phân tích mối quan hệ của lạm phát ,thất nghiệp và tăng trưởng kinh tế.
C/ Mịnh họa qua số liệu của nền kinh tế việt nam những năm gần đây.
A/ Cơ sở lý thuyết chung về lạm phát ,thất nghiệp và tăng trưởng kinh tế.
I ). Tìm hiểu về thất nghiệp.
Thất nghiệp luôn là vấn đề quan tâm trong xã hội.
Vậy thất nghiệp là gì ? Ai là người thất nghiệp ?
Dòng người thất nghiệp ở mĩ trong đại khủng hoảng Làn sóng sinh viên Hàn đòi giải quyết nạn thất nghiệp
1. Khái niệm về thất nghiệp:
- Một người được coi là thất nghiệp khi :


+ Trong độ tuổi lao động
+Có khả năng ,có nhu cầu lao động
+Không tìm được việc làm ,việc làm không ổn định.
-Lực lượng lao động là tổng cuả số người có việc làm và số người thất
nghiệp.
2. Các chỉ tiêu thể hiện tình trạng thất nghiệp
2.1/Số người thất nghiệp
Được tính theo 2 cách:
- Thống kê theo các dấu hiệu thất nghiệp
Dân số
Trong độ tuổi
lao động
Lực lượng lao động Có việc
Thất nghiệp
Ngoài lực lượng lao động
("ốm đau, nội trợ, không
muốn tìm việc)
Ngoài độ tuổi
lao động
- Tính từ lực lượng lao động xã hội và người có việc làm.
Số người thất nghiệp = Tổng lực lượng lao động xã hội – số người trong danh sách
lao động của các đơn vị lao động
2.2/Tỷ lệ thất nghiệp
Để đo lường mức thất nghiệp trong nền kinh tế chúng ta sử dụng chỉ tiêu “ tỷ lệ thất
nghiệp”:
2.3/ Thời gian thất nghiệp
Thời gian thất nghiệp bao giờ cũng được hiểu là thời gian trung bình, được tính theo
phương pháp bình quân gia quyền.
2.4/Tần số thất nghiệp
-Là số lần trung bình 1 người lao động bị thất nghiệp trong 1 thời kỳ nhất định

(ví dụ: 1 năm bị thất nghiệp 3 lần).
Tỷ lệ thất nghiệp(%) =
Số người thất nghiệp
Lực lượng lao động
x100
-Tần số thất nghiệp phụ thuộc vào:
+ Sự thay đổi nhu cầu lao động của các doanh nghiệp.
+ Sự gia tăng tỷ lệ tham gia vào lực lượng lao động.
Trong ngắn hạn,khi tổng cầu không đổi mà có sự biến động về cơ cấu của nó và khi
có tỷ lệ tăng dân số cao thì tần số thất nghiệp bị đẩy lên nhanh.Tần số thất nghiệp
lớn, nghĩa là thường xuyên có số thất nghiệp nhiều, tỷ lệ thất nghiệp sẽ cao.
3/ Phân loại thất nghiệp và các loại thất nghiệp
3.1. Phân theo đặc tính của người thất nghiệp
Phân theo các tiêu chí sau đây:
- Tiêu chí tuổi tác.
- Tiêu chí giới tính.
- Tiêu chí ngành nghề.
- Tiêu chí lãnh thổ.
- Tiêu chí dân tộc.
3.2. Phân loại theo lý do thất nghiệp
- Bỏ việc
- Mất việc
- Chưa có việc
- Ngoại lệ
3.3. Phân loại theo tính chất của thất nghiệp
a. Thất nghiệp tạm thời
Loại này chủ yếu bao gồm những người đang đi tìm việc, xuất thân từ thành
phần bỏ việc cũ tìm việc mới, hoặc từ thành phần mới gia nhập hay tái nhập lực
lượng lao động.
b. Thất nghiệp cơ cấu (gọi là thất nghiệp bất tương xứng) Xảy ra khi có sự mất cân

đối về mặt cơ cấu giữa cung và cầu về lao động. Đây là loại thất nghiệp gắn với sự
biến động cơ cấu kinh tế và khả năng điều chỉnh cung trên thị trường lao động.Sự

×