i
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình thực hiện đề tài và viết luận văn, tôi đã nhận được sự
giúp đỡ tận tình của các thầy cô Bộ môn Bệnh học Thủy sản trường Đại học Nha
Trang và các bạn đồng nghiệp để tôi thực hiện đề tài.
Trước hết tôi xin bài tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô PGS. TS Đỗ Thị Hòa đã tạo
điều kiện và cho tôi thực hiện một nội dung nhỏ trong đề tài cấp Bộ của cô.
Xin chân thành cảm ơn cô Hứa Thị Ngọc Dung đã hướng dẫn tận tình giúp
tôi hoàn thành tốt luận văn.
Xin chân thành cảm ơn thầy ThS Trần Vĩ Hích, thầy ThS Phan Văn Út, cô
ThS Phạm Thị Hạnh, đã cho tôi lời khuyên quý báo để thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè, những người luôn động viên,
giúp đỡ về tinh thần và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi hoàn thành đợt thực tập tốt
nghiệp này.
Xin gửi lời cảm ơn, chúc sức khỏe và thành công đến tất cả mọi người.
Nha Trang, tháng 6 năm 2011
Sinh viên thực hiện
LÂM QUANG TUYẾN
ii
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN i
MỤC LỤC ii
GIẢI THÍCH CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT iv
DANH MỤC CÁC BẢNG v
DANH MỤC CÁC HÌNH vi
LỜI MỞ ĐẦU 1
PHẦN I: TỔNG QUAN 3
1.1. Nuôi tôm thương phẩm ở Việt Nam và thế giới. 3
1.1.1. Nuôi tôm trên Thế giới. 3
1.2. Hội chứng đốm trắng do virus (WSS) ở tôm he. 5
1.2.1. Những nghiên cứu của thế giới về WSS ở tôm chân trắng. 6
1.2.2. Nghiên cứu về hội chứng đốm trắng (WSS) ở tôm biển tại Việt Nam 10
1.3. Dùng các sản phẩm có nguồn gốc thảo dược để phòng bệnh virus và vi khuẩn
ở tôm 11
1.3.1. Các công trình nghiên cứu của thế giới 11
1.3.2. Một số công trình nghiên cứu ở Việt Nam 15
1.4. Một số thông tin liên quan tới 2 sản phẩm Fucoidan và diệp Hạ châu 16
1.4.1. Fucoidan. 16
1.4.2. Diệp Hạ Châu 19
Phần 2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 22
2.1. Địa điểm, thời gian nghiên cứu 22
2.2. Vật liệu nghiên cứu. 22
2.2.1. Mẫu tôm chân trắng (Litopenaeus vannamei). 23
2.2.2. Các sản phẩm có nguồn gốc thảo dược đã được dùng trong thí nghiệm. 23
2.2.3. Chuẩn bị thức ăn của tôm thí nghiệm. 24
2.2.4. Dụng cụ và thiết bị dùng trong thí nghiệm 24
2.3. Phương pháp nghiên cứu và bố trí thí nghiệm 24
2.4. Phương pháp phân tích mẫu tôm. 27
iii
2.4.1. Phân tích mẫu bằng kỹ thuật PCR. 27
2.4.2. Phương pháp mô học 27
2.4.3. Phương pháp xác định một số yếu tố môi trường 28
2.4.4. Phương pháp xác định sinh trưởng của tôm trong thí nghiệm. 28
2.5. Phương pháp xử lý số liệu. 28
PHẦN 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 30
3.1. Kết quả dùng 2 sản phẩm Fucoidan và Diệp Hạ Châu để ngăn chặn sự bùng
phát hội chứng chết đỏ do WSSV gây ra ở tôm chân trắng (Litopennaeus
vennamei). 30
3.1.1. Kết quả đợt thí nghiệm thứ nhất 30
3.1.1.1. Tỷ lệ chết tích lũy (%) của tôm sau 14 ngày thí nghiệm của đợt I 31
3.1.1.2. Mô tả các dấu hiệu và trạng thái bệnh lý của tôm sau cảm nhiễm. 35
3.1.1.3. Kiểm tra PCR và mô bệnh học các mẫu tôm trước và sau đợt thí
nghiệm I 36
3.1.2. Kết quả thí nghiệm đợt thứ II 39
3.1.2.1. Tỷ lệ (%) chết tích lũy trung bình của tôm thí nghiệm trong đợt II. 40
3.1.2.2. Kiểm tra PCR và mô bệnh học các mẫu tôm trước và sau đợt thí
nghiệm II. 43
3.2. Kết quả kiểm tra sự ảnh hưởng của Fucoidan và Diệp Hạ Châu lên sự sinh
trưởng và tỷ lệ sống của tôm chân trắng trong điều kiện thí nghiệm. 44
3.3. Thảo luận kết quả 46
PHẦN IV: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN 49
4.1 Kết luận 49
4.2. Đề xuất ý kiến. 49
TÀI LIỆU THAM KHẢO 51
PHỤ LỤC 60
iv
GIẢI THÍCH CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT
Ctv: cộng tác viên
Cs: cộng sự
NT: nghiệm thức
ĐC: đối chứng
F: Fucoidan
D: Diệp Hạ Châu
NTTS: Nuôi trồng thủy sản
PCR: Nested Polymerase Chain Reaction (PCR)
SDS: Sodium Dodecyl Sulphate
PBS: Phosphate Buffer Saline
S.E: sai số chuẩn
TB: trung bình
v
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Thống kê sản lượng tôm nuôi ở Việt Nam qua các năm (…X 1000
tấn/năm) 5
Bảng 3.1: Tỉ lệ (%) chết tích lũy trung bình của tôm ở các nghiệm thức theo ngày
của đợt thí nghiệm I 33
Bảng 3.2. So sánh thống kê về tỷ lệ chết trung bình của tôm ở các nghiệm thức sau
khi đã bị cảm nhiễm đợt I (cảm nhiễm vào ngày thứ 8 của thí nghiệm) 34
Bảng 3.3. Kết quả kiểm tra các mẫu tôm trước và sau thí nghiệm phòng bệnh đợt I
37
Bảng 3.4: Tỉ lệ (%) tôm chết tích lũy trung bình theo ngày ở thí nghiệm đợt II 40
Bảng 3.5. So sánh thống kê về tỷ lệ chết trung bình của tôm ở các nghiệm thức sau
khi đã bị cảm nhiễm đợt II. (cảm nhiễm vào ngày thứ 5 của thí nghiệm) 42
Bảng 3.6. Kết quả kiểm tra mẫu tôm đợt thí nghiệm thứ II bằng PCR và mô bệnh
học. 43
Bảng 3.7. Khối lượng và chiều dài của tôm trước và sau thí nghiệm 45
vi
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1: Tổng hợp và ước tính sản lượng tôm nuôi toàn cầu từ 1991-2012.
(Anderson J, 2010) [23], [24]. 4
Hình 1.2: Tôm chân trắng (Litopenaeus vannamei) nuôi ở Thái Lan bị nhiễm hội
chứng đốm trắng (WSS). 7
Hình 1.3: Dấu hiệu chuyển màu đỏ bầm ở tôm chân trắng (Litopenaeus vannamei)
bị hội chứng chết đỏ ở Khánh Hòa 11
Hình 1.4: Một số loài rong mơ ở Việt Nam 18
Hình 1.5: Cây Diệp Hạ Châu (Phyllanthus urinaria) 20
Hình 1.6: Sản phẩm Diệp Hạ Châu dạng viên dùng trong y học, để hổ trợ điều trị
bệnh viêm gan siêu vi B 21
Hình 2.1: Fucoidan và Diệp Hạ Châu dùng trong thí nghiệm 23
Hình 2.2: Sơ đồ bố trí thí nghiệm phòng hội chứng chết đỏ ở tôm chân trắng
(Litopenaeus vannamei) trong điều kiện thí nghiệm bằng các chế phẩm đã chiết rút
từ thảo dược. 25
Hình 3.1. Hình ảnh chụp cơ sở thí nghiệm 30
Hình 3.2. Diễn biến nhiệt độ nước ở đợt thí nghiệm thứ I. 32
Hình 3.3. Diễn biến về tỷ lệ chết tích lũy của tôm ở các nghiệm thức TN đợt I 32
Hình 3.4. Hình ảnh tôm khỏe và tôm sau thí nghiệm phòng bệnh bằng Fucoidan và
Diệp hạ Châu: 35
Hình 3.5. Hình ảnh về bệnh lý ở mô và tế bào của tôm chân trắng (Litopenaeus
vannamei) 38
Hình 3.7. Tỉ lệ (%) tôm chết tích lũy trung bình theo ngày ở thí nghiệm đợt II 41
Hình 3.8. Các dấu hiệu bệnh lý đã quan sát được ở các con tôm chân trắng hấp hối
và chết trong thí nghiệm phòng bệnh đợt II. 42
1
LỜI MỞ ĐẦU
Tôm biển là những đối tượng nuôi có gía trị kinh tế rất cao và 75% sản lượng
tôm nuôi của thế giới tập trung ở các quốc gia thuộc châu Á. Tôm chân trắng có tên
khoa học Litopenaeus vannamei (tên tiếng Anh là pacific white shrimp) là loài tôm
có nguồn gốc từ Nam Mỹ, trước năm 2000, được nuôi chủ yếu ở các nước Nam và
Trung Mỹ. Những năm gần đây, tôm chân trắng đã được di nhập và nuôi phổ biến ở
các nước Nam và Đông Á, như Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam và Indonessia. Đến
năm 2008, sản lượng nuôi loài tôm he này đã chạm mức 2.300.000 tấn, chiếm khoảng
65-66% tổng sản lượng tôm nuôi trên toàn thế giới. (FAO, 2007, 2008, 2010).
Ở Việt Nam, tôm chân trắng đã được đưa vào nuôi từ năm 2002 và loài tôm này
đang có tỷ lệ % ngày một tăng trong sản lượng tôm biển được nuôi của cả nước. Tuy
nhiên, cũng như tôm sú, tôm chân trắng nuôi thương phẩm ở Việt Nam đã và đang gặp
những khó khăn do bệnh. Theo thông báo của FAO, 2010, sản lượng tôm nuôi ở Việt
Nam cũng đã giảm hơn 20% vào năm 2009 so với năm trước đó (2008) do tác hại của
bệnh [23], [24]. Trong vài năm gần đây, tôm chân trắng nuôi thương phẩm ở Khánh
Hòa, Phú Yên, Bình Định, Quảng Ngải và Ninh thuận đã chết hàng loạt với dấu hiệu
đỏ thân gây thiệt hại không nhỏ cho người nuôi và các địa phương này.
Sau hơn 1 năm thực hiện đề tài cấp Bộ với mã số B2010-13-52, nhóm nghiên
cứu đã xác định rằng, các mẫu tôm bệnh thu được từ các ao nuôi tôm chân trắng bị
hội chứng chết đỏ đã thể hiện dương tính với virus gây bệnh đốm trắng WSSV ở tỷ
lệ rất cao (>90% với n = 30 ao) và hoàn toàn âm tính với virus Taura (TSV) bằng
kỹ thuật PCR. Kết quả cảm nhiễm dịch lọc 0,2 µm cũng đã chứng minh rằng, khi bị
cảm nhiễm WSSV bằng phương pháp tiêm hoặc cho ăn, tôm chân trắng đã bộc lộ
dấu hiệu thân tôm chuyển màu đỏ tối rõ ràng, trước khi tôm bệnh xuất hiện dấu
hiệu đốm trắng và chết hàng loạt. Một số mẫu tôm bị chết đỏ thu ở ngoài ao nuôi và
từ thí nghiệm cảm nhiễm đã được quan sát mô và tế bào dưới kính hiển vi điện tử
(TEM) và đã chỉ ra rằng các mẫu tôm này đều đã bị nhiễm một loại virus có hình
2
dạng, cấu tạo và kích thước vi thể tương tự như WSSV: có dạng hình que, có vỏ
bao, sao chép trong nhân tế bào [số liệu chưa công bố]
Thực tế và kết quả đã nghiên cứu của đề tài mã số B2010-13-52 đã cho ta
thấy rằng, hội chứng chết đỏ là một bệnh nguy hiểm ở tôm chân trắng nuôi thương
phẩm. Do vậy, đặt vấn đề nghiên cứu các biện pháp khác nhau nhằm ngăn chặn
bệnh này bùng phát là cần thiết để giảm thiểu tác hại đối với tôm chân trắng nuôi
thương phẩm.
Để hoàn thành chương trình đào tạo cử nhân bệnh học học thủy sản, tôi đã
được Khoa Nuôi trồng Thủy sản, bộ môn Bệnh học Thủy sản và chủ nhiệm đề tài có
mã số B2010-13-52 cho phép thực hiện một nội dung nhỏ trong hướng nghiên cứu
này, đó là dùng các sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược để thử nghiệm phòng bệnh
chết đỏ ở tôm chân trắng trong điều kiện thí nghiệm.
Tên đề tài của luận văn:
“ THỬ NGHIỆM PHÒNG HỘI CHỨNG CHẾT ĐỎ Ở TÔM HE CHÂN
TRẮNG (Litopenaeus vannamei) BẰNG CÁC SẢN PHẨM ĐÃ CHIẾT RÚT
TỪ THẢO DƯỢC TRONG ĐIỀU KIỆN THÍ NGHIỆM ’’
Các nội dung chính:
1. Đánh giá hiệu quả phòng bệnh chết đỏ ở tôm chân trắng của 2 loại sản
phẩm: Fucoidan chiết suất từ rong mơ và Diệp Hạ Châu (dạng cao) được chiết
rút từ cây Diệp hạ châu (hay cây Chó đẻ răng cưa) trong điều kiện thí nghiệm.
2. Đánh giá ảnh hưởng của các sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược lên
sinh trưởng và tỷ lệ sống của tôm chân trắng trong điều kiện thí nghiệm.
Dù bản thân đã rất cố gắng để thực hiện thí nghiệm, xử lý số liệu và viết luận văn,
nhưng do lần đầu làm quen với công tác nghiên cứu khoa học, thời gian nghiên cứu
ngắn và kiến thức bản thân còn hạn chế nên luận văn không tránh khỏi các thiếu sót.
Rất mong sự giúp đỡ của quý thầy cô cùng các bạn đồng nghiệp để luận văn được
hoàn thiện hơn.
3
PHẦN I: TỔNG QUAN
1.1. Nuôi tôm thương phẩm ở Việt Nam và thế giới.
1.1.1. Nuôi tôm trên Thế giới.
Tôm biển là những đối tượng nuôi có gia trị kinh tế rất cao, có thể mang lại
hiệu quả kinh tế và xã hội lớn lao ở các quốc gia có nuôi các đối tượng này. Đến
năm 2007, 75% sản lượng tôm được nuôi từ các quốc gia châu Á, 25% còn lại được
nuôi ở các quốc gia ở bán cầu Tây. Trong đó, Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam và
Indonesia là là những nước có sản lượng tôm đứng hàng đầu thế giới. (FAO
databases, 2007).
Đến năm 2005, sản lượng nuôi tôm thế giới đã đạt tới 2.565.000 tấn và
chiếm hơn 11% tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản của thế giới. Trong đó chiếm
phần lớn là tôm he chân trắng (Litopenaeus vannamei) với 57% và tôm sú (Penaeus
monodon) có sản lượng chiếm 29% tổng sản lượng nuôi tôm trên thế giới. (Fao,
2005).
Tổng sản lượng các loại tôm nuôi trên thế giới đã tăng liên tục, mặc dù cũng
có năm giảm sút chút ít do tác hại của bệnh. Dựa trên số liệu tổng hợp của FAO,
2010, Anderson. J đã phân tích và dự báo rằng, mặc dù sản lượng tôm nuôi của thế
giới vào năm 2010 đã giảm đi 5,1% so với năm 2009, nhưng sẽ tiếp tục tăng lên vào
các năm 2011 và 2012.
4
Hình 1.1: Tổng hợp và ước tính sản lượng tôm nuôi toàn cầu từ 1991-2012.
(Anderson J, 2010) [23], [24].
Trước năm 2000, tôm sú (Penaeus monodon), tôm he Trung Quốc (P.
chinensis), tôm he Ấn Độ (P.indicus) là các loài tôm được nuôi phổ biến ở châu Á,
nhưng đến những năm gần đây, loài tôm chân trắng (Litopenaeus vannamei) đã và
đang được phát triển nuôi ở nhiều quốc gia châu Á. Theo Wyban.J (2007), khoảng
10 năm gần đây, sản lượng tôm chân trắng nuôi trên toàn thế giới đã tăng lên rất
nhanh và đã đạt 2 triệu tấn vào năm 2006. Nếu sản lượng loài tôm này chỉ đạt 25%
so với tổng sản lượng tôm nuôi biển vào năm 2000 thì đến năm 2006 đã đạt 75%
tổng sản lượng tôm nuôi nước mặn. [65].
Theo phân tích của GAA (Global Aquaculture Alliance) dựa trên số liệu
công bố của FAO (2010), sản lượng tôm chân trắng nuôi bắt đầu gia tăng mạnh từ
năm 2002 đến 2010, sản lượng nuôi của loài tôm này đã chiếm từ 65-66% tổng sản
lượng tôm nuôi trên toàn thế giới (bao gồm cả tôm càng xanh-Macrobranchium
5
rosenbergii), và ước tính trong 2 năm tới, tỷ lệ này vẫn không giảm xuống. [23],
[24].
1.1.2. Nuôi tôm ở Việt Nam.
Ngành nuôi trồng thủy sản được xem là ngành kinh tế mũi nhọn của Việt
Nam, trong đó nuôi tôm là một ngành sản xuất quan trọng, góp phần giải quyết việc
làm cho người dân ven biển và đem lại hiệu quả kinh tế cao. Theo thống kê của tổ
chức FAO (2010), từ năm 2001 đến nay, sản lượng tôm nuôi của Việt Nam luôn
tăng và đạt mức cao, đứng thứ 3 thế giới sau Trung Quốc và Thái Lan.
Bảng 1.1: Thống kê sản lượng tôm nuôi ở Việt Nam qua các năm (…X 1000
tấn/năm)
(Trích nguồn từ thống kê của FAO, 2007)
Nếu trước năm 2002, tôm sú (Penaeus monodon) là đối tượng nuôi chính ở
Việt nam, thì đến nay loài tôm chân trắng (Litopenaeus vannamei) có nguồn gốc từ
Nam Mỹ đã và đang được nuôi thay thế dần cho tôm sú, đặc biệt ở một số tỉnh miền
Trung và miền Bắc, diện tích nuôi và sản lượng loài tôm này đang dần chiếm ưu thế
so với các loài tôm nuôi khác, mang đến một xu thế phát triển mới cho nghề nuôi
tôm xuất khẩu ở Việt Nam.
1.2. Hội chứng đốm trắng do virus (WSS) ở tôm he.
Từ những năm 1992-1993 đến nay, những người nuôi tôm trên thế giới đều
đã biết về tác hại của hội chứng đốm trắng (White spot syndrome-WSS), gây ra do
virus WSSV đối với loài tôm sú (Penaeus monodon), tôm he Trung Quốc (P.
Chinensis), tôm he Ấn độ (P. indicus) và tôm he Nhật Bản (P. japonicus) nuôi
thương phẩm ở các nước châu Á. WSSV là loài virus có vỏ bao, dạng hình que, acid
1990
1991
1992
1993
1994
1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
32 36 37 39 45 55 46 45 52 55 90 150 181 232 276 327 349 377
6
nucleic là DNA, có kích thước khá lớn: 70-150 x 250-380 nm (Lightner, 1996), là
virus có độc lực rất cao, có thể gây chết tôm sú từ 90-100% trong vòng 3-7 ngày.
[4], [6], [16], [36], [40],…
Những năm gần đây, khi tôm chân trắng (Litopenaeus vannamei) đã được
đưa di nhập vào nuôi rất phổ biến ở các nước có nghề nuôi tôm phát triển ở châu Á
như Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia, Đài Loan và Việt Nam, thì WSSV lại tiếp
tục gây ra những tác hại rất lớn đối với loài tôm này. [21], [22], [23], [24], [55],
[58], [59].
Theo FAO (2009), sản lượng tôm chân trắng nuôi của thế giới đã giảm sút
đáng kể vào các năm 1999-2000, nguyên nhân chính là bệnh do virus gây hội chứng
đốm trắng (WSSV) đã bùng phát và gây tác hại cho tôm chân trắng nuôi ở các vùng
nuôi tôm thuộc các quốc gia Mỹ La tinh. [22].
NACA 2002, OIE 2003b thông báo rằng, đến năm 2002, bản đồ phân bố của
bệnh WSS do WSSV gây ra ở tôm nuôi trải rộng ở 14 nước nước thuộc khu vực
châu Á-Thái Bình Dương, bao gồm Bangladesh, Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia,
Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Pakistan, Philippines, Singapore, Sri Lanka, Đài
Loan, Thái Lan, Việt Nam và 9 nước ở khu vực châu Mỹ, như Colombia, Ecuador,
Guatemala, Honduras, Mexico, Nicaragua, Panama, Peru và Hoa Kỳ. [44].
1.2.1. Những nghiên cứu của thế giới về WSS ở tôm chân trắng.
Theo Lightner, 1996; Nunan & ctv, 1997; Flegel & ctv, 2005, đến những
năm cuối của thế kỷ 20, bệnh do WSSV đã xuất hiện và gây tác hại cho các loài tôm
nuôi ở khu vực Mỹ la tinh như Mexico, Ecuador…, trong đó đặc biệt là tôm chân
trắng (Litopenaeus vannamei) và loài tôm xanh Thái Bình Dương (Litopenaeus
stylirostris).[25], [35], [43].
Tổ chức sức khỏe động vật (OIE) và tổ chức liên minh nuôi trồng thủy sản
toàn cầu (GAA-Global Aquaculture Alliance) cho rằng, bệnh đốm trắng xuất hiện ở
các loài tôm he châu Mỹ, đặc biệt là tôm chân trắng (L. vannamei) nuôi ở các nước
7
Trung và Nam Mỹ vào những năm cuối của thế kỷ 20 là do một lượng rất lớn tôm
đông lạnh có nguồn gốc từ châu Á đã được nhập vào các nước này. [45].
Theo Sudha & ctv (2003), dựa vào các dấu hiệu bệnh lý ở tôm chân trắng bị
bệnh, đã chia diễn biến của hội chứng đốm trắng gây ra bởi WSSV ở tôm he thành 3
mức độ, bao gồm: Ở mức độ cao hơn cấp tính, tôm bệnh có màu hồng đỏ, các mô
của tôm đã bị cảm nhiễm virus ở mức độ rất cao và tôm bệnh có thể chết rất nhanh
với tỷ lệ cao chỉ trong 2-3 ngày. Ở mức độ cấp tính, các mô của vật chủ đã bị cảm
nhiễm virus từ trung bình đến cao, tôm bị chết nhiều trong vòng 7-10 ngày và thể
hiện rõ các đốm trắng tập trung chủ yếu ở giáp đầu ngực. Ở mức độ mãn tính, thể
hiện tôm bị nhiễm virus nhẹ, các dấu hiệu đốm trắng hoặc đỏ thân có thể không
xuất hiện, tôm bệnh chết rải rác trong khoảng thời gian dài từ 15-28 ngày. Tuy
nhiên, ở mức độ bệnh mãn tính, cơ thể tôm vẫn mang virus và có thể lây nhiễm cho
tôm khỏe. [55].
Wongmaneeprateep & ctv, 2010 đã công bố hiện tượng tôm chân trắng nuôi
ở Thái Lan bị bùng phát hội chứng đốm trắng (WSS) cấp tính do WSSV, tôm bệnh
chuyển màu đỏ bầm.
Hình 1.2: Tôm chân trắng (Litopenaeus vannamei) nuôi ở Thái Lan bị nhiễm hội
chứng đốm trắng (WSS).
- Ảnh trái: Tôm chân trắng bị bệnh do WSSV cấp tính bộc lộ cơ thể chuyển màu đỏ bầm
- Ảnh phải: Mô bệnh học của tổ chức mang tôm chân trắng nhiễm WSSV
(Wongmaneeprateep & ctv, 2010), [63], [64]
8
Nunan & ctv (1998), đã dùng dịch chiết rút từ các con tôm he cấp đông đã bộc lộ
các dấu hiệu của bệnh WSSV, đã được nhập vào quốc gia này từ châu Á, lọc qua
màng 0,45 µm, rồi cảm nhiễm vào các loài tôm he châu Mỹ, kết quả WSS đã xuất
hiện và gây tác hại ở các loài tôm he này. [43].
Wang & ctv (1999), đã tổ chức nghiên cứu về độc lực của các chủng WSSV
thu được từ các vùng khác nhau có dịch bệnh đốm trắng ở tôm tại một số quốc gia
châu Á và châu Mỹ lên tôm chân trắng L. vannamei và tôm Farfantepenaeus
duorarum ở giai đoạn ấu niên. Kết quả nghiên cứu cho phép các tác giả thông báo
rằng, độc lực lên tôm chân trắng của các chủng này không giống nhau, trong đó
chủng phân lập từ vùng nuôi tôm thuộc bang Texas có độc lực cao nhất. [60], [61].
Wongmaneeprateep & ctv (2010) đã thông báo về ảnh hưởng của điều kiện
nhiệt độ nước tới sự bùng phát và tác hại của WSSV tới tôm chân trắng. Nhóm tác
giả này đã chứng minh được rằng, ở nhiệt độ 32 ±1
0
C bệnh đốm trắng đã không
xuất hiện ở đàn tôm đã được cảm nhiễm WSSV sau 14 ngày, trong khi đó ở nhiệt
độ 28 ±1
0
C, tôm bị cảm nhiễm đã bắt đầu chết ở ngày thứ 2, chết 100% vào ngày
thứ 5 (cảm nhiễm bằng phương pháp cho ăn) và bắt đầu chết vào ngày thứ 3 và chết
hết vào ngày thứ 7 (cảm nhiễm bằng phương pháp ngâm). Đặc biệt, kết quả kiểm tra
PCR đã cho thấy ở nhiệt độ 32 ±1
0
C, virus WSSV đã bị đào thải hoàn toàn khỏi cơ
thể tôm vào ngày thứ 7 kể từ khi bị cảm nhiễm. Nghiên cứu này đã cho thấy, chọn
một vụ nuôi tôm chân trắng có điều kiện khí hậu >/= 32
0
C cũng là một giải pháp
phòng hội chứng đốm trắng (WSS) hiệu quả. [63], [64]. Tuy nhiên, cũng có các ý
kiến khác về vấn đề này như thông báo của Afsharnasab & cs (2006), rằng WSS đã
gây ra một tỷ lệ chết cao ở tôm he Ấn độ (P. indicus) và bệnh xảy ra quanh năm.
[12].
Esparza-Leal & ctv (2007) đã nghiên cứu về ảnh hưởng của WSSV và thay
nước tới tới sinh trưởng và tỷ lệ sống của tôm chân trắng (L. vannamei) nuôi bán
thâm canh vào mùa thu đông ở Mexico. Kết quả nghiên cứu này đã chỉ ra rằng,
WSSV đã làm giảm 30% sinh trưởng, 64% tỷ lệ sống, 69% sản lượng tôm chân
trắng nuôi, trong khi đó đã không tìm thấy sự khác biệt có ý nghĩa về sinh trưởng và
9
năng suất tôm ở những ao nuôi có thay nước và không thay nước. Điều đó cho thấy,
nuôi tôm chân trắng không thay nước được xem là phù hợp vào mùa thu đông. [20].
Những năm gần đây, nuôi tôm chân trắng tại Iran cũng đã bị thiệt hại với
virus WSSV. Afsharnasab & cs (2009) đã thông báo rằng, tôm chân trắng được
nhập vào nuôi ở Iran từ năm 2004 và hội chứng đốm trắng (WSS) đã xảy ra ở các
vùng nuôi đối tượng mới này bắt đầu từ năm 2008. Bệnh xuất hiện với các dấu hiệu
được mô tả như: tôm kém ăn một ngày trước khi bộc lộ trạng thái hôn mê, màu sắc
chuyển sang đỏ bầm, sau đó các đốm trắng xuất hiện. Tôm bệnh đã chết với tỷ lệ
70-100% trong vòng 7 – 30 ngày, trong khi đó khi bệnh này xảy ra ở tôm he Ấn Độ
(Penaeus indicus) đã gây chết dữ dội hơn, tôm bệnh đã chết 100% trong vòng 3-7
ngày. Do vậy, các tác giả này cho rằng tôm chân trắng nuôi ở Iran đã bị bệnh chỉ ở
mức độ mãn tính hoặc tôm chân trắng có sức chịu đựng với WSSV tốt hơn so với
tôm he Ấn Độ. [12].
Một hướng nghiên cứu khác về hội chứng đốm trắng là xác định độc lực của
WSSV với các chủng virus có kích thước genome khác nhau lên tôm he. Marks &
ctv (2005), cũng đã chứng minh rằng kích thước genome của WSSV khác nhau thì
khả năng gây chết ở tôm sú (P. monodon) cũng khác nhau. Tác giả đã dùng chủng
WSSV gây bệnh trên tôm sú nuôi ở Thái Lan làm thí nghiệm, và kết quả thí nghiệm
đã cho thấy, chủng virus có kích thước genome nhỏ nhất là 293 kb (WSSV-TH) đã
gây chết 100% tôm ở ngày thứ 8 sau khi tiêm, trong khi đó với chủng WSSV có
genome lớn hơn 312 kb (TH-96-II) thì gây chết chậm hơn và 100% tôm đã bị chết
vào ngày thứ 17 sau khi tiêm. [37], [38].
Tương tự như vậy, Lan & ctv (2002), đã cảm nhiễm ngược WSSV vào loài
tôm Penaeus clarkia, kết quả cho thấy chủng WSSV có kích thước của genome là
305 kb đã gây chết 100% tôm nhanh hơn so với chủng WSSV có kích thước
genome lớn (4,8 kb) [32].
Một số tác giả khác khi nghiên cứu về hội chứng đốm trắng ở tôm chân trắng
đã thông báo rằng, loài tôm này xem ra có khả năng kháng bệnh với WSSV cao hơn
10
các loài tôm khác [Briggs & CS, 2004], hoặc khi tôm chân trắng bị nhiễm WSSV,
thời gian chết kéo dài hơn so với các loài tôm khác. [14]. (Granja & CS, 2006).
1.2.2. Nghiên cứu về hội chứng đốm trắng (WSS) ở tôm biển tại Việt Nam.
Hội chứng đốm trắng bắt đầu xuất hiện và gây tác hại cho tôm sú (P.
monodon) nuôi thương phẩm ở Việt Nam từ năm 1994-1995. Các đợt dịch do
WSSV thường gây ra tác hại rất lớn đến năng suất, sản lượng tôm sú nuôi trong các
năm này. Đỗ Thị Hòa và ctv (2004) đã thông báo về hội chứng đốm trắng ở tôm sú
nuôi tại tỉnh Khánh Hòa, rằng trong năm 2000-2001, có tới gần 65% hộ nuôi tôm tại
địa phương này đã chịu tác hại của WSS, 78% trường hợp bệnh xuất hiện vào mùa
mưa, 86,9% trường hợp bệnh xuất hiện vào tháng nuôi thứ 2 trong chu kỳ nuôi tôm
4 tháng và có một tỷ lệ rất cao (63,2%) người nuôi tôm đã thả giống không qua
kiểm dịch. Ngoài ra các tác giả cũng thông báo một tỷ lệ nhiễm WSSV không cao ở
tôm sú bố mẹ và tôm giống tại địa phương này: 8,16% ở tôm mẹ (n=96), 12,5% ở
tôm giống (n=40) và 6,4% ở tôm poslarvae (n=265). [4], [5], [6].
Trong vài năm gần đây, do hiện tượng chết xảy ra thường xuyên ở tôm chân
trắng (L. vannamei) nuôi thương phẩm với dấu hiệu đỏ thân khi chết ở các tỉnh
miền Trung của Việt Nam, Đỗ Thị Hòa & ctv (2010), đã thu mẫu tôm và nghiên
cứu về hiện tượng chết này. Nghiên cứu bước đầu đã cho thấy, các mẫu tôm bệnh
thu được từ các ao nuôi tôm chân trắng bị hội chứng chết đỏ có tỷ lệ dương tính rất
cao với virus gây bệnh đốm trắng WSSV và hoàn toàn âm tính với virus Taura
(TSV) bằng kỹ thuật PCR và mô bệnh học. Kết quả cảm nhiễm dịch lọc 0,2 µm
cũng đã chứng minh rằng, khi bị cảm nhiễm WSSV bằng phương pháp tiêm hoặc
cho ăn, tôm chân trắng đã bộc lộ dấu hiệu thân tôm chuyển màu đỏ bầm rõ ràng,
trước khi tôm bệnh xuất hiện dấu hiệu đốm trắng và chết hàng loạt. [tài liệu chưa
công bố].
11
Hình 1.3: Dấu hiệu chuyển màu đỏ bầm ở tôm chân trắng (Litopenaeus
vannamei) bị hội chứng chết đỏ ở Khánh Hòa.
- Hình trái: Tôm khỏe và tôm bị hội chứng chết đỏ thu từ ngoài ao nuôi thươn phẩm.
- Hình phải: Tôm khỏe và tôm bị hội chứng chết đỏ thu từ thí nghiệm cảm nhiễm
nhân tạo. (Nguồn: lấy từ các dữ liệu của đề tài mã số: B2010-13-52).
1.3. Dùng các sản phẩm có nguồn gốc thảo dược để phòng bệnh virus và vi
khuẩn ở tôm.
1.3.1. Các công trình nghiên cứu của thế giới.
Chotigeat. W & ctv, (2004) đã sử dụng chất fucoidan thô chiết xuất từ rong
nâu (Sargassum polysystum), để đưa vào nghiên cứu đặc tính kháng virus, nhằm
phòng ngừa bệnh đốm trắng do virus ở tôm sú (P. monodon). Fucoidan thô được
trộn với thức ăn tôm với liều lần lượt là 100, 200 và 400 mg/kg tôm/ngày và tôm thí
nghiệm có khối lượng từ 5-8g/con và 12-15g/con. Các loại thức ăn đã trộn fucoidan
được dùng cho tôm ăn trước và sau thời điểm tôm bị thách thức với WSSV. Kết quả
thí nghiệm đã cho thấy, tỷ lệ sống của tôm sau 10 ngày cảm nhiễm ở các nghiệm
thức dùng thức ăn trộn với fucoidan là 46% và 93% tương ứng với cỡ tôm 5- 8
g/con, trong khi đó tỷ lệ sống ở các nghiệm thức đối chứng rất thấp. Các nghiên
cứu sâu hơn của các tác giả này đã chỉ ra rằng, tôm đã gây nhiễm virus khi được cho
ăn fucoidan có chỉ số thực bào và tỉ lệ số lượng thực bào cao hơn nhóm đối chứng.
Điều này chứng tỏ fucoidan có thể kích thích hệ miễn dịch không đặc hiệu của tôm,
tăng cường đáp ứng tế bào chống lại sự cảm nhiễm của virus. [17].
12
Tương tự như kết quả nghiên cứu đã nêu trên, Takahashi. Y & ctv (2002) đã
tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của thức ăn tôm đã được bổ sung Fucoidan nhằm
kiểm soát hội chứng đốm trắng do virus (WSS). Chất chiết suất Fucoidan (PPF-
Partially Purified Fucoidan) từ loài rong Okinawa- mozuku được trộn vào thức ăn
với các nồng độ 60 và 100 mg PPF/kg tôm/ngày và cho tôm ăn trong 15 ngày. Sau 4
ngày đầu cho ăn, tôm được cảm nhiễm virus WSSV bằng phương pháp ngâm. Tỷ lệ
chết được theo dõi trong vòng 10 ngày sau khi cảm nhiễm. Kết quả cho thấy, tỷ lệ
sống trung bình của các nhóm tôm dùng loại thức ăn có bổ sung Fucoidan nồng độ
60 và 100 mg/ kg tôm/ngày lần lược là 77% và 76.2% và sai khác có ý nghĩa so với
nghiệm thức đối chứng ăn thức ăn không bổ sung Fucoidan (p <0.01). Do đó, Các
nhà khoa học này đã kết luận rằng, Fucoidan có thể ngăn cản sự xâm nhập của virus
WSSV vào tế bào tôm và dùng sản phẩm này có thể kiểm soát được hội chứng đốm
trắng có hiệu quả (liều lượng tối thiểu có hiệu quả ở 60 mg/kg tôm trên ngày). [56],
[57].
Đồng thời trong thời gian đó, nhóm tác giả cũng tiến hành thí nghiệm với
hoạt chất Peptidoglucan (PG) chiết xuất từ rong biển và chứng tỏ được PG cũng có
khả năng làm tăng sức đề kháng của tôm he với bệnh WSSV. [57].
Cũng vào năm 2003, Selvin. J & ctv đã công bố kết quả sử dụng các chất
chuyển hóa thứ cấp từ sinh vật biển (MSM – Marine Secondary Metabolites) được
chiết rút bằng methanol từ loài rong biển (Ulva fascita) và loài hải miên (Dendrilla
nigra) có hoạt tính sinh học diệt tảo và diệt vi khuẩn gây bệnh trên tôm sú như:
Vibro alginolyticus, V.harveyi và V.fisheri. Theo Selvin, vi khuẩn V.alginolyticus có
thể được xem là tác nhân gây bệnh thứ cấp của bệnh đốm trắng. Các tác giả cho
thấy các vi khuẩn gậy bệnh đã được kiểm soát có hiệu quả bằng cách sử dụng chế
phẩm MSM trộn trong thức ăn cho tôm với liều lượng MSM từ U. fasciata là
1000mg/kg tôm và D. nigra 500mg/kg tôm. Đặc biệt là đối với tôm đã nhiễm loại vi
khuẩn này, khi được ngâm trong dung dịch (dd) chiết xuất từ loài rong Ulva
fasciata và loài hải miên D. nigra hầu hết tôm đều khỏi bệnh trong vòng 10 đến 15
ngày. [54].
13
Nấm được xem là loài cung cấp nhiều hợp chất có hoạt tính sinh học quan
trọng trong việc phòng trị bệnh và hiện nay chúng vẫn đang được tiếp tục nghiên
cứu nhiều hơn nữa. Kumar. S & ctv (2004) đã báo cáo về đặc tính kháng virus đốm
trắng (WSSV) ở tôm he của loài nấm biển (Marine actinomycetes). Kết quả của
nghiên cứu đó đã xác định được tính hiệu quả của loài nấm này trong việc kháng
virus đốm trắng trên tôm sú P. monodon khi được bổ sung vào thức ăn cho tôm he ở
giai đoạn juvenile trong 2 tuần trước khi gây nhiễm với virus WSSV và tôm bị cảm
nhiễm đã đạt đước tỉ lệ sống từ 11 - 83%. [31].
Sản phẩm Glucan được tìm thấy trong màng tế bào nấm cũng đã được thử
nghiệm, áp dụng trong nuôi tôm như là chất kích thích hệ miễn dịch. Các thử
nghiệm cho thấy Glucan chiết xuất từ Schizophyllumcommune có hiệu quả cao hơn
so với được chiết xuất từ men bánh mì (Saccharomyces cerevisiae). [31].
Vào tháng 10 năm 2005, cuộc họp bào lần thứ 31 về khoa học và công nghệ
của trường đại học công nghệ tại Thái Lan, các nhà khoa học đã báo cáo về hiệu
quả kháng khuẩn của PG (Polysaccharide gel), một polysaccharide α-(1→4)-
rhamnogalacturonic acid, khi chất này được thêm vào chế độ ăn của tôm đã có hiệu
quả tăng cường đáp ứng miễn dịch ở tôm sú. Hiệu quả của PG trong đáp ứng miễn
dịch thể hiện làm tăng hoạt động của hệ thống phenoloxidase và tăng số lượng các
tế bào máu ở nhóm tôm được bổ sung từ 1.0 - 2.0% PG. Kết quả thử nghiệm trong
điều kiện in vivo đã cho thấy, tỉ lệ sống của tôm được cho ăn thức ăn có bổ sung
PG với liều lượng 0.0%, 0.5%, 1.0% và 2.0% trong 4 tuần, sau khi bị cảm nhiễm
WSSV lần lượt là 0%, 4%, 4% và 33% sau 14 ngày gây nhiễm virus. Thí nghiệm
kiểm tra hoạt tính chống vi sinh vật của PG cũng chỉ ra nồng độ ức chế tối thiểu
sinh trưởng của vi khuẩn gram(-) V. harveyi là 12.5 mg/ml. Đồng thời cũng trong
nghiên cứu này đã cho thấy, với 1.0% PG thêm vào chế độ ăn cho ấu trùng tôm
dường như cũng kích thích hệ thống đáp ứng miễn dịch của ấu trùng tôm sú. [47].
Direkbusarakom. S, 1992 đã thử nghiệm dùng dịch chiết rút từ cây chó đẻ
răng cưa (Phyllanthus spp) trong ethanol để ngăn chặn sự bùng phát bệnh virus đầu
14
vàng (YHD) ở tôm sú, cho kết quả rất khả quan. Các thảo dược này (gồm 5 loài
khác nhau thuộc giống Phyllanthus: P. amarus, P. debilis, P. pulcher, P. reticulatus
và P. urinaria) được phơi khô, hạ thổ và chiết rút trong cồn etanol theo tỷ lệ 1/10,
sau đó làm bay hơi cồn và tạo một hỗn hợp giữa dịch chiết này với polyvinyl
pyrrolidone (PVP) với tỷ lệ 1/10 (khối lượng). Thí nghiệm được thực hiện bằng
cách dùng dịch virus YHV đã pha loãng 10
-5
rồi trộn với 10mg dịch chiết của từng
loài thảo dược nêu trên, ủ ở 25
0
C trong 2h. Sau đó 0,2ml của hỗn dịch này được
tiêm vào mỗi nhóm gồm 20 con tôm sú. Hoạt tính kháng virus của từng loại thảo
dược được đánh giá dựa vào tỷ lệ sống sót của tôm ở ngày thứ 14 sau khi tiêm. Kết
quả thí nghiệm đã cho thấy, tôm sú ở những nghiệm thức được tiêm dịch chiết rút từ
2 loài Phyllanthus amarus và P. urinaria đã có tỷ lệ sống và khỏe mạnh từ 80%-
100% sau khi tôm bị bị cảm nhiễm YHV, trong khi các lô đối chứng dương tôm
chết 100% sau 10 ngày cảm nhiễm. [18].
Rattanachaikunsopon. P & ctv, (2007) đã đánh giá hoạt tính của chất
Flavonoid chiết xuất từ lá cây ổi (Psidium guajava) có khả năng kháng vi khuẩn gây
bệnh ở cá. Kết quả thí nghiệm đã cho thấy chất Flavonoids chiết xuất từ lá ổi đã có
khả năng ức chế các vi khuẩn gây bệnh ở cá sử dụng trong thí nghiệm như:
Aeromonas hydrophila; A. salmonicida subsp; Samonicida ATCC 14174;
Flavobaterium columnare ATCC 23463; Lactococcus garvieae ATCC 49156;
Streptococcus agalactiae; Vibrio salmonicida ATCC 43839. [51].
Mdlolo. C.M, Shandu. J.S anh Oyedeji. O.A, (2007) đã nghiên cứu thành
phần hóa học và khả năng kháng khuẩn của 2 loài thuộc giống cây Phyllanthus
(Phyllanthus parvulus và P. burchellii) ở phía nam Châu phi đã thông báo rằng, các
sản phẩm trao đổi chất thứ cấp trong dịch chiết từ lá của 2 loài thảo dược trên bao
gồm: Tannin, Alkaloid, Saponia, Anthraquinon và Flavonoid. Nhóm nghiên cứu
này cũng đã chứng minh rằng dịch chiết của 2 thảo dược nói trên trong cồn metanol
và nước cất đã có khả năng ức chế hầu hết các loài vi khuẩn sau: Escherichia coli,
Pseudomonas aeruginosa, Proteus mirabilis, Serratia marcesens trong điều kiện thí
15
nghiệm, thậm chí ở cả nồng độ thấp 0.16 ppm.Trong đó hoạt tính kháng khuẩn của
dịch chiết từ loài P. parvulus có hoạt tính tốt hơn. [39].
Trong 2 năm (1997-1998), công ty IAB (International Aquaculture
Biotechnologies) liên kết với một trại nuôi tôm chân trắng ở Hondras để nghiên cứu
hoạt tính bảo vệ tôm chống lại độc lực của virus Taura (TSV) của một sản phẩm có
bản chất là L-polysaccharid (LPS). Tôm he chân trắng P. vannamei giai đoạn
postlarvae được tắm với dịch LPS và sau đó ngâm với nước có pha virus trong 24
giờ. Thí nghiệm đã cho thấy những con tôm được tắm với LPS đã thể hiện khả năng
chịu đựng lớn hơn với TSV. Sau 24 giờ ngâm và sau 6 ngày thí nghiệm, tỷ lệ sống
của tôm postlarvae thì có thể gia tăng 141% và 89% khả năng chống virus so với
nhóm đối chứng. [42]
1.3.2. Một số công trình nghiên cứu ở Việt Nam.
Năm 1993 bộ môn bênh cá Viện Nghiên cứu Nuôi trông Thủy sản I đã công
bố tác dụng diệt khuẩn của dịch chiết rút từ cây chó đẻ răng cưa với vi khuẩn
Aeromonas hydrophyla và Edwasdsiella tarda gây bệnh hoại tử ở cá trê, đã cho
vòng kháng khuẩn đạt 11-20mm.
Một nghiên cứu khác Đỗ Thị Hòa và ctv (1998) đã thử nghiệm bằng phương
pháp đào rãnh và đã thông báo rằng, dịch chiết rút từ cây chó đẻ răng cưa
(Phyllanthus spp) có khả năng diệt khuẩn cao với một số vi khuẩn gây bệnh ở tôm
và cá như: Vibrio parahaemolyticus, V.alginolyticus và Aeromonas hydrophyla,
đường kháng khuẩn có độ lớn từ 1,8-2,0 cm khi được chiết rút với dung môi là cồn
etanol.
Phan Xuân Thanh và ctv (2002) đã chọn một số cây có chứa chất 2-hydroxy
6- pentadeca- trienylbenzoat để làm nguyên liệu sản xuất ra một số loại thuốc phòng
trừ bệnh cho vi khuẩn và vi nấm gây ra tôm he như như bệnh phát sáng, bênh đóng
rong, bệnh đen mang, bệnh mang vàng, bệnh tôm đỏ và bệnh hoại tử phụ bộ trên
tôm Sú,… Cứ 15 ngày xử lý thuốc một lần với nồng độ 0.5-1 ppm giúp phòng bệnh
và liều dùng trong trị bệnh với nồng độ 1-3 ppm, sau 3-5 ngày lặp lại lần 2. [11].
16
Trong thời gian gần đây, Viện Nghiên cứu và Ứng dụng công nghệ Nha
Trang đã tạo ra được một chế phẩm sinh học có chứa fucoidan có nguồn gốc từ rong
biển và đã thông báo rằng sản phẩm này có hoạt tính kháng virus, đã thể hiện hiệu
quả khi dùng để phòng ngừa bệnh đốm trắng trong nuôi tôm sú thương phẩm. Công
nghệ sản xuất sản phẩm này đã được chuyển giao cho Công ty cổ phần các chế
phẩm sinh học từ rong biển, có nhà máy dự kiến đặt tại Suối Dầu- Khánh Hòa với
công suất 1.5 tấn fucoidan/năm. [9].
1.4. Một số thông tin liên quan tới 2 sản phẩm Fucoidan và diệp Hạ châu.
1.4.1. Fucoidan.
Fucoidan là một polysaccharides (phân tử cacbohydrat hỗn hợp) có cấu trúc
độc đáo được tìm thấy ở thành tế bào của vài loài rong biển. Ngoài ra, cũng có một
loại Fucoidan được tìm thấy ở một số động vật sống ở biển pnhư: nhím biển, hải
sâm. Fucoidan là tên của Polysaccharide này, nhưng vẫn có một số tên gọi khác như
fucan, fucoidan hay sulfated fucan. So sánh với các sulfated polysaccharides khác
thì fucoidan được thu rộng rãi từ các nguồn rẻ hơn, và ngày càng được nghiên cứu
để ứng dụng làm dược phẩm và bổ sung vào các thực phẩm chức năng.[17], [18],
[34], [48].
Kể từ năm 1913, Kylin và ctv đã lần đầu tiên tách chiết được fucoidan, thì
cho đến nay đã có rất nhiều loại fucoidan có cấu trúc khoa học khác nhau đã được
tách chiết từ các loại rong biển. Fucoidan từ loài rong Fucus vesiculosus có cấu trúc
đơn giản với thành phần chủ yếu bao gồm fucose và sulfate. Tuy nhiên, thành phần
hóa học của đa phần các fucoidan có nguồn gốc khác nhau đều rất phức tạp, bên
cạnh fucose và sulfate còn có các monosaccharide (mannose, galactose, glucose,
xylose, etc) và các acid uronic, thậm chí còn có nhiều nhóm acetyl và protein. [35].
Thêm vào đó, thành phần hóa học của các fucoidan từ các loài rong khác
nhau cũng khác nhau và hiện nay thành phần hóa học của rất ít trong số chúng đã
được làm sáng tỏ. Năm 1962, Schweiger. G.R & ctv, đã tách chiết được một
polysaccharide từ Macrocytis pyrifera, trong đó có tỷ lệ giữa fucose và galactose là
17
18:1, sau đó lần đầu tiên ông báo cáo rằng fucoidan không phải là một fucan sulfate
tinh khiết mà là một chuỗi của các fucose, galactose và xylose. Fucoidan chiết xuất
từ loài rong biển Fucus vesiculosus đã có thành phần bao gồm 41.1% fucose, 26.3%
sulfate và 31.1% chất tro và một số ít aminoglucose. [53].
Fucoidan được chiết xuất bằng các phương pháp khác nhau cũng có cấu trúc
hóa học khác nhau. Ponce & ctv (2003), báo cáo rằng fucoidan của loài rong
Adenocytis utricularis được chiết xuất tại nhiệt độ phòng thì có thành phần chủ yếu
là fucose, galactose và sulfate ester nên được gọi là “galactofucan”. Nhưng nếu
chiết rút ở 70°C thì thành phần chủ yếu là fucose cùng với những monosaccharide
khác như mannose, glucose, xylose, rhamnose, galactose, với số lượng đáng kể của
acid uronic và một tỷ lệ thấp sulfate ester, nên được gọi là “uronofucoidan”. [48].
Chevolot, L. và ctv (2001) đã dùng phương pháp metyl hóa và cộng hưởng
từ hạt nhân 1D và 2D đã xác định được mạch polymer của fucoidan trong loài rong
Ascophylum nodosum. Theo tác giả này, cấu trúc hóa học của Fucoidan gồm một
đơn nguyên chứa các liên kết 1-3 và 1-4 của các monomer α-L-fucobiranose với 2
nhóm sulfate (1-3) α-L-Fucp(2SO3¯ )-(1-4)-α-L-Fucp(2SO3¯ )-(1-….). Các gốc
sulfate trong thành phần cấu trúc của fucoidan được xem là đóng vai trò quan trọng
trong việc ngăn chặn sự gắn kết và xâm nhiễm của tác nhân gây bệnh, bằng cách ức
chế sự sao chép của các virus có vỏ bọc. Đây chính là cơ sở khoa học cho việc thử
nghiệm dùng sản phẩm fucoidan để ngăn chặn sự phát bệnh và giảm tác hại của các
virus có vỏ bao đối với vật chủ. [16].
Sau nhiều nghiên cứu và thí nghiệm, người ta đã xác định được rằng,
fucoidan có một số vai trò đối cơ thể động vật dùng nó như sau: [16], [17], [34],
[48].
- Hỗ trợ hệ miễn dịch bằng cách gia tăng số lượng bạch cầu mạnh khỏe, từ đó
cũng gia tăng hoạt động thực bào.
- Cản trở virus xâm nhập vào tế bào vật chủ, ngăn cản sự sao chép của virus.
trong tế bào vật chủ, đặc biệt với các virus có vỏ bao.
18
- Thúc đẩy phản ứng viêm của hệ thống miễn dịch
- Cải thiện và nâng cao chức năng gan.
- Thúc đẩy khả năng tái sinh mô và cơ quan.
Hình 1.4: Một số loài rong mơ ở Việt Nam
-Trên trái: Sargassum cinereu; Trên phải: Sargassum polycystm
-Dưới trái: Sargassum polyphyllum; Dưới phải: Sargassum muticum
Đến nay các nhà khoa học đều đã biết rằng, chất fucoidan tồn tại phổ biến trong
các loài rong nâu. Ở Việt Nam đã phát hiện được khoảng 300 loài rong Nâu với trữ
lượng khai thác ước tính đạt khoảng 10.000 tấn khô/ năm. [9]. Theo tiến sĩ Bùi
Minh Lý, Phân viện trưởng Phân viện KHVL cho biết, trong 10 năm gần đây,
fucoidan đã trở thành đối tượng của hơn 300 công trình nghiên cứu khoa học trên
thế giới. [9]. Sau đây là một số loài rong mơ phân bố nhiều ở vùng biển Việt Nam
đã trở thành nguồn nguyên liệu để sản xuất Fucoidan.
19
Bùi Minh Lý & và ctv, (2010) đã hoàn thành đề tài “chiết xuất fucoidan từ
các loài rong biển và thử nghiệm hiệu quả của nó để ngăn ngừa các bệnh nhiễm
khuẩn ở tôm, cá và nhiễm WSSV tôm sú. Sản phẩm của đề tài là hàng chục kg
fucoidan đã được sản xuất và một báo cáo khoa học khẳng định vai trò của sản
phẩm này trong việc hỗ trợ phòng bệnh cho tôm. [9].
Hiện nay Fucoidan đã và đang được nghiên cứu và ứng dụng nhiều trong
lĩnh vực y học và được xem như một dược liệu quý giá của sự sống. Tuy nhiên, ứng
dụng dùng Fucoidan trong nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là với mục đích phòng ngừa
một bệnh do virus nguy hiểm (WSSV), trên động vật không xương sống như tôm
chân trắng là một vấn đề cần được nghiên cứu thấu đáo để đánh giá vai trò kháng
virus trực tiếp, hoặc khả năng kích thích hệ miễn dịch và những ảnh hưởng bất lợi
lên cơ thể tôm nuôi rất cần được nghiên cứu sâu hơn nữa.
1.4.2. Diệp Hạ Châu.
Theo GS.TS Đỗ Tất Lợi, (2003), cây Diệp hạ châu (Phyllanthus spp), còn có
tên địa phương khác là Chó đẻ răng cưa, Diệp hòe thái, Lão nha châu thuộc họ Thầu
dầu (Euphorbia ceae). Cây cao chừng 20-30cm, thân mọc thẳng đứng mang cành.
Lá mọc so le, lưỡng bội trông như lá kép, phiến lá thuôn, dài 5-15mm, rộng 2-5mm,
đầu nhọn hay hơi tù, mép lá có răng cưa rất nhỏ, mặt dưới màu xanh lơ, không
cuống. Hoa mọc ở kẻ lá, nhỏ, màu đỏ nâu, dơn tính, hoa đực và hoa cái ở cùng
cành: đực ở đầu cành, cái ở cuối cành. Quả treo lủng lẳng dưới lá, đường kính quả
có thể đạt tới 2-3mm, hình trứng, màu nâu nhạt có cơ ngang.