Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Tiểu luận: Du lịch biển Việt Nam pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (615.04 KB, 14 trang )



Tiểu luận

Du lịch biển Việt
Nam



Thảo luận kinh tế môi trường

Phát triển du lịch biển bền vững

1

BẢN THU HOẠCH.

Như chúng ta biết Việt Nam là một quốc gia ven biển được thiên
nhiên ưu đãi với các bãi biển, nhiều vịnh, đảo, và dải san hô trù phú
Việt Nam có 3.260km bờ biển, đi dọc theo bờ biển Việt Nam chúng ta
có thể tận hưởng những bãi biển đẹp như: Trà Cổ, Sầm Sơn, Lăng Cô, Non
Nước, Nha Trang, Mũi Né, Vũng Tàu, Hà Tiên Có nơi núi ăn lan ra biển
tạo nên một vẻ đẹp kỳ vĩ như: Vịnh Hạ Long, đã được UNESCO công nhận
là di sản thiên nhiên thế giới . Giữa vùng biển Việt Nam còn có hệ thống đảo
và quần đảo gồm hàng ngàn đảo lớn nhỏ nằm rải rác từ Bắc đến Nam, trong
đó có hai quần đảo lớn là Hoàng Sa và Trường Sa.
Hiện nay biển Việt Nam đang được đưa vào sử dụng với nhiều mục
đích khác nhau. Đặc biệt là sử dụng trong hoạt động du lịch. Trong quá trình
sử dụng nguồn tài nguyên biển còn có nhiều vấn đề tồn tại. Những vấn đề
này nó có vi phạm nguyên tắc phát triển bền vững của Việt Nam nói chung,
cụ thể là vấn đề môi trường.


Do thời gian nghiên cứu và kiến thức còn hạn chế, nên nhóm chúng
tôi xin đi cụ thể nghiên cứu vào một vấn đề: “Du lịch biển Việt Nam ”. Xem
xét trên giác độ du lịch, chủ yếu xem xét phát triển bền vững du lịch biển.

NỘI DUNG TRÌNH BÀY CỦA NHÓM:
A- Phần mở đầu
- Khái niệm phát triển bền vững.
- Phát triển bền vững du lịch.
- Một số khái niệm.
Thảo luận kinh tế môi trường

Phát triển du lịch biển bền vững

2
B- Phần nội dung
- Tài nguyên biển của nước ta.
- Vai trò của biển.
- Đánh giá tác động của hoạt động du lịch tới biển Việt Nam.
- Nhận xét và định hướng phát triển du lịch biển bền vững.
C- Kết luận






Thảo luận kinh tế môi trường

Phát triển du lịch biển bền vững


3
A- Phần mở đầu
1. Khái niệm phát triển bền vững: Sự phát triển nhằm đáp ứng được các nhu
cầu của thế hệ hiện tại nhưng không làm phương hại đến khả năng và sự
đáp ứng các nhu cầu của thế hệ tương lai.
Như vậy nội của phát triển bền vững gồm 3 khía cạnh:


 Khía cạnh kinh tế: đòi hỏi đảm bảo kinh tế tăng trưởng nhanh, ổn
định, giả thiểu khủng hoảng mang tính chu kì, nâng cao đời sống vật
chất và tinh thần…
 Khía cạnh xã hội: đảm bảo tiến bộ công bằng xã hội, xóa đói giảm
nghèo, phát huy bảo sắc truyền thống văn hóa dân tộc…
 Khía cạnh môi trường: bảo vệ môi trường trong quá trình phát triển,
khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, bảo vệ các rừng quốc gia,
khu vực phòng hộ đầu nguồn, khu bảo tồn thiên nhiên, nâng cao ý
thức bảo vệ môi trường…

2. Khái niệm du lịch bền vững:
Phát
triển bền
vững
Khía
cạnh
kinh tế
Khía
cạnh môi
trường
Khía
cạnh xã

hội
Thảo luận kinh tế môi trường

Phát triển du lịch biển bền vững

4
- Du lịch bền vững là: việc đáp ứng các nhu cầu hiện tại của du khách
và vùng dùng du lịch mà vẫn bảo đảm những khả năng đáp ứng nhu
cầu cho các thế hệ tương lai.
- Du lịch bền vững đòi hỏi phải quản lý tất cả các dạng tài nguyên theo
cách nào đó để chúng ta có thể đáp ứng các nhu cầu kinh tế, xã hội và
thẩm mỹ trong khi vẫn duy trì được bản sắc văn hoá, các quá trình sinh
thái cơ bản, đa dạng sinh học và các hệ đảm bảo sự sống.
- Mục tiêu của Du lịch bền vững là:
 Phát triển, gia tăng sự đóng góp của du lịch vào kinh tế và môi trường.
 Cải thiện tính công bằng xã hội trong phát triển.
 Cải thiện chất lượng cuộc sống của cộng đồng bản địa.
 Đáp ứng cao độ nhu cầu của du khách.
 Duy trì chất lượng môi trường.
3. Một số khái niệm:
 Du lịch: là những hoạt động liên quan đến chuyến đi của con người
ngoài nơi cư trú của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu,
giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định.
 Tài nguyên du lịch: cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch
sử - văn hóa, công trình lao động sáng tạo của con người và các giá trị
nhân văn khác có thể sử dụng để đáp ứng các nhu cầu du lịch, là yếu
tố cơ bản hình thành các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô
thị du lịch.
 Du lịch biển: là những hoạt động du lịch có liên quan tới nguồn lực tài
nguyên biển.

 Môi trường du lịch: là môi trường tự nhiên và môi trường xã hội nơi
diễn ra các hoạt động du lịch.
Thảo luận kinh tế môi trường

Phát triển du lịch biển bền vững

5
4. Nguyên tắc phát triển du lịch:
Phát triển bền vững, theo quy hoạch kế hoạch, bảo đảm hài hòa giữa
kinh tế, xã hội và môi trường, phát triển có trọng tâm trọng điểm, theo
hướng du lịch văn hóa lịch sử, du lịch sinh thái, bảo tồn tôn tạo, phát
huy giá trị tài nguyên du lịch. (Theo Luật Du Lịch Việt Nam)

B- Phần nội dung
I. Tài nguyên biển ở nước ta:
 Việt Nam nằm ở bán đảo Đông Dương, diện tích đất liền khoảng
330.000km2, vùng biển đặc quyền kinh tế khoảng 1.000.000 km2. Có
trên 3000 hòn đảo.
 Nhiều khu vực bờ biển, cũng như các đảo ở nước ta có vị trí địa lý rất
trọng yếu đối với phát triển kinh tế và an ninh, quốc phòng.
 Biển Việt Nam rất giàu và đẹp:
o Môi trường sống cho các loài:
Ta đã phát hiện được chừng 11.000 loài sinh vật thuộc 20 kiểu hệ sinh
thái điển hình và thuộc 6 vùng đa dạng sinh học biển khác nhau, trong
đó có hai vùng biển: Móng Cái - Đồ Sơn, Hải Vân - Vũng Tàu có mức
độ đa dạng sinh học cao hơn các vùng còn lại. Trong 11.000 loài, cá
(khoảng 130 loài kinh tế) có 2.458 loài; tổng trữ lượng hải sản khoảng
3 - 4 triệu tấn, khả năng cho phép khai thác 1,5 – 1,8 triệu tấn/năm,
rong biển có 653 loài; động vật phù du có 657 loài; thực vật phù du có
537 loài; thực vật ngập mặn có 94 loài; tôm biển có 225 loài

o Rừng san hô:
Rừng san hô, cỏ biển: đây là các kiểu hệ sinh thái đặc trưng cho vùng
biển ven bờ, đặc biệt rạn san hô đặc trưng cho vùng biển nhiệt đới.
Thảo luận kinh tế môi trường

Phát triển du lịch biển bền vững

6
Quần xã rạn san hô rất phong phú bao gồm các nhóm động vật đáy
(thân mềm, giáp xác), cá rạn. Thảm cỏ biển thường là nơi cư trú của
nhiều loại rùa biển…
o Rừng ngập mặn:
Đây là nơi tập trung các hệ sinh thái với thành phần các loài thực vật,
động vật vùng rừng ngập mặn phong phú, đặc biệt là nơi cư trú của
nhiều loài chim nước.
o Kho tài nguyên khoáng sản:
- Dầu khí: biển nước ta có trữ lượng dầu khí lớn. Mức khai thác năm
2005 là 18,8 triệu tấn dầu thô và 6,89 tỷ m
3
khí, sản phẩm dầu thô hầu
như xuất khẩu toàn bộ, kim ngạch xuất khẩu đạt 7,44 tỷ USD, là
ngành có đóng góp lớn nhất cho GDP kinh tế biển hiện nay.
- Vật liệu xây dựng. các nguyên vật liệu khác…
o Biển còn là nhân tố có ý nghĩa lớn điều hoà khí hậu, là nơi chứa đựng các
nguồn năng lượng thuỷ triều, năng lượng gió
o Có tiềm năng phát triển du lịch, cảng hàng hải…

II. Vai trò của biển:
Biển có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội đất nước nói
chung, và trong phát triển nghành du lịch nói riêng.

1) Vai trò của biển đối với phát triển KT – XH.
Kinh tế:
• Vùng biển giàu có về tài nguyên, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát
triển nhiều ngành kinh tế:
 Sự phong phú về hải sản → Phát triển đánh bắt nuôi trồng thuỷ hải
sản.
Thảo luận kinh tế môi trường

Phát triển du lịch biển bền vững

7
 Tạo điều kiện cho việc đẩy mạnh ngành giao thông vận tải biển và các
ngành liên quan (đóng cửa và sửa chữa tàu biển v.v ).
 Khai thác dầu khí, nguyên vật liệu công nghiệp
 Một kho muối khổng lồ.

Xã hôi:
 Nước ta có tới 28 tỉnh, thành phố nằm ven biển ( Ví dụ: Quy Nhơn,
Nha Trang ).
 Diện tích các huyện ven biển chiếm 17% tổng diện tích cả nước,là nơi
sinh sống của hơn 17 triệu người.
2) Vai trò của biển đối với phát triển nghành du lịch
Biển nước ta có nhiều thắng cảnh, bãi tắm đẹp.Đây là cơ sở phát triển
nghành du lịch, thích hợp với nhiều loại hình du lịch biển hấp dẫn như
nghỉ dưỡng, thể thao mạo hiểm, sinh thái,văn hóa, tham quan - nghiên
cứu, du lịch tàu biển
Một số bãi tắm nổi tiếng: Titop( Hạ Long), Cửa Lò, bãi biển Nha
Trang
III. Đánh giá tác động của hoạt động du lịch tới biển Việt Nam.
1. Những tác động tích cực

 Bảo tồn và tôn tạo cảnh quan thiên nhiên: Du lịch góp phần khẳng
định giá trị và góp phần vào việc bảo tồn các diện tích tự nhiên quan
trọng, phát triển các Khu Bảo tồn và Vườn Quốc gia.
 Góp phần tôn tạo cảnh quan tự nhiên, đặc biệt là các khu du lịch, khu
vui chơi giải trí ở ven biển, ở các đảo.
 Góp phần bảo tồn đa dạng sinh học biển thông qua việc nuôi các loài
sinh vật quý hiếm ở các khu bảo tồn tự nhiên, các công viên biển, các
bảo tàng sinh thái phục vụ khách tham quan.
Thảo luận kinh tế môi trường

Phát triển du lịch biển bền vững

8
 Tăng cường chất lượng môi trường: Du lịch có thể cung cấp những
sáng kiến cho việc làm sạch môi trường thông qua kiểm soát chất lượng
không khí, nước, đất, ô nhiễm tiếng ồn, thải rác và các vấn đề môi trường
khác thông qua các chương trình quy hoạch cảnh quan, thiết kế xây dựng
và duy tu bảo dưỡng các công trình kiến trúc. Ví dụ: Góp phần chống
hiện tượng “cát bay” lấn các vùng đất canh tác ven biển bởi các dải cây
xanh phòng hộ được trồng với mục đích du lịch.
 Đề cao môi trường: Việc phát triển các cơ sở du lịch được thiết kế tốt có
thể đề cao giá trị các cảnh quan.
 Tăng cường hiểu biết về môi trường: của cộng đồng địa phương, góp
phần nâng cao nhận thức của khách du lịch trong nỗ lực bảo tồn tự nhiên
thông hoạt động du lịch sinh thái.
 Cải thiện hạ tầng cơ sở: Các cơ sở hạ tầng của địa phương như sân bay,
đường sá, hệ thống cấp thoát nước, xử lý chất thải, thông tin liên lạc có
thể được cải thiện thông qua hoạt động du lịch. Góp phần giảm khai thác
môi trường tự nhiên của cộng đồng thông qua việc tạo công ăn việc làm
cho người dân địa phương từ hoạt động du lịch.



2. Những tác động tiêu cực
 Ảnh hưởng tới nhu cầu và chất lượng nước: Du lịch là ngành công
nghiệp tiêu thụ nước nhiều, thậm chí tiêu hao nguồn nước sinh hoạt hơn
cả nhu cầu nước sinh hoạt của địa phương. Theo ước tính: Trung bình tối
thiểu khoảng 100 – 150 lít/ngày đối với khách nội địa, 200 – 250 lít/ngày
Thảo luận kinh tế môi trường

Phát triển du lịch biển bền vững

9
đối với khách quốc tế so với 80 lít/ngày đối với nhu cầu sinh hoạt của
người dân.
 Nước thải: Nếu như không có hệ thống thu gom nước thải cho khách sạn,
nhà hàng thì nước thải sẽ ngấm xuống bồn nước ngầm hoặc các thuỷ vực
lân cận (sông, hồ, biển), làm lan truyền nhiều loại dịch bệnh như giun
sán, đường ruột, bệnh ngoài da, bệnh mắt hoặc làm ô nhiễm các thuỷ vực
gây hại cho cảnh quan và nuôi trồng thủy sản.
 Rác thải: Vứt rác thải bừa bãi là vấn đề chung của mọi khu du lịch. Đây
là nguyên nhân gây mất cảnh quan, mất vệ sinh, ảnh hưởng đến sức khoẻ
cộng đồng và nảy sinh xung đột xã hội. Tăng áp lực về chất thải sinh
hoạt, đặc biệt ở các trung tâm du lịch, góp phần làm tăng nguy cơ ô
nhiễm môi trường đất, nước.Theo tính toán: Lượng chất thải trung bình
từ sinh hoạt của khách du lịch khoảng 0.67 kg chất thải rắn và 100 lít chất
thải lỏng/khách/ngày.→ Đây được xem là nguồn gây ô nhiễm nghiêm
trọng từ hoạt động du lịch tới môi trường.
 Ô nhiễm không khí: Tuy được coi là ngành "công nghiệp không khói",
nhưng du lịch có thể gây ô nhiễm khí thông qua phát xả khí thải động cơ
xe máy và tàu thuyền, đặc biệt là ở các trọng điểm và trục giao thông

chính, gây hại cho cây cối, động vật hoang dại và các công trình xây
dựng bằng đá vôi và bê tông.
 Năng lượng: Tiêu thụ năng lượng trong khu du lịch thường không hiệu
quả và lãng phí.
 Ô nhiễm tiếng ồn: Tiếng ồn từ các phương tiện giao thông và du khách
có thể gây phiền hà cho cư dân địa phương và các du khách khác kể cả
động vật hoang dại.
 Ô nhiễm phong cảnh: Ô nhiễm phong cảnh có thể được gây ra do khách
sạn nhà hàng có kiến trúc xấu, vật liệu ốp lát không phù hợp, bố trí các
Thảo luận kinh tế môi trường

Phát triển du lịch biển bền vững

10
dịch vụ thiếu khoa học, sử dụng quá nhiều phương tiện quảng cáo nhất là
các phương tiện xấu, dây điện, cột điện tràn lan, bảo dưỡng kém đối với
các công trình xây dựng và cảnh quan. Phát triển du lịch hỗn độn, pha
tạp, lộn xộn là một trong những hoạt động gây suy thoái môi trường tệ
hại nhất.
 Làm nhiễu loạn sinh thái: Việc phát triển hoạt động du lịch thiếu kiểm
soát có thể tác động lên đất (xói mòn, trượt lở), làm biến động các nơi cư
trú, đe doạ các loài động thực vật hoang dại (tiếng ồn, săn bắt, cung ứng
thịt thú rừng, thú nhồi bông, côn trùng ). Xây dựng đường giao thông và
khu cắm trại gây cản trở động vật hoang dại di chuyển tìm mồi, kết đôi
hoặc sinh sản, phá hoại rạn san hô do khai thác mẫu vật, cá cảnh hoặc
neo đậu tàu thuyền
Từ những phân tích trên đây ta thấy: Một số vấn đề cơ bản đặt ra cho
du lịch biển bền vững ở Việt Nam từ góc độ môi trường là:
 Sự xuống cấp về chất lượng môi trường.Chỉ số ô nhiễm dầu trong nước
đã vuợt quá tiêu chuẩn cho phép.Hàm lượng kim loại nặng ở nhiều khu

vực cũng vượt quá giới hạn cho phép
 Tình trạng xói lở biển: Ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại của các khu
du lịch ven biển.
 Tình trạng suy giảm rừng ven biển và trên các đảo.
 Tài nguyên sinh vật trong những năm gần đây giảm sút đáng kể, kéo
theo sự suy giảm về tính đa dạng sinh học.
IV. Nhận xét và định hướng phát triển du lịch biển bền vững.
1.Nhận xét:
Thảo luận kinh tế môi trường

Phát triển du lịch biển bền vững

11
 Tài nguyên biển là tài nguyên chia sẻ và thường bị khai thác tự do.
Mâu thuẫn lợi ích giữa phát triển du lịch biển và các nghành khác ở
ven bờ, hải đảo có chiều hướng tăng.
 Thiếu sự phối hợp liên nghành trong sử dụng và quản lý tài nguyên
biển, ven biển, đảo.
 Sự tham gia của cộng đồng địa vào phát triển và quản lý du lịch biển
còn hạn chế và thụ động.
 Thực thi pháp luật trên biển và ở các vùng ven bờ của nước ta còn
yếu, chính sách quản lý môi trường còn chưa đồng bộ.
 Đời sống nhân dân ven biển còn nhiều khó khăn, thu nhập chủ yếu
dựa vào tài nguyên biển. Trình độ dân trí chưa cao, cho nên việc pháp
triển du lịch biển bền vững gặp rất nhiều khó khăn.
 Ý thức môi trường của du khách vẫn chưa cao.
 Nằm trong khu vực biển khắc nghiệt và bất ổn về thời tiết, nên nước
ta thường gặp rủi ro thiên tai bão lũ.



2. Định hướng phát triển:
 Bổ sung và hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường biển
Việt Nam. Hoàn thiện các tiêu chuẩn về môi trường.
 Đẩy nhanh việc xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường
nghiêm trọng. Thành lập các trung tâm cứu hộ môi trường, đảm bảo
khắc phục nhanh chóng khi có sự cố môi trường xảy ra.
Thảo luận kinh tế môi trường

Phát triển du lịch biển bền vững

12
 Cần xây dựng chiến lược và kế hoạch phát triển biển bám chặt với
định hướng phát triển bền vững của quốc gia.
 Tăng cường tính liên nghành trong phát triển và quản lí du lịch biển,
quy hoạch lồng ghép, thành lập và quản lý các khu bảo tồn biển, bảo
tồn chức năng sinh thái của vùng biển cho phát triển biển bền vững.
 Đa dạng hóa các loại hình du lịch, khai thác và tận các yếu tố văn hóa
– xã hội để tạo ra các sản phẩm du lịch mới có chất lượng, bền vững.
 Du lịch sinh thái là nột hình thức mà hiện có nhiều địa phương sử
dụng:
“Du lịch sinh thái là du lịch có trách nhiệm với các khu thiên nhiên là
nơi bảo tồn môi trường và cải thiện phúc lợi cho nhân dân địa
phương".
Như vậy nội dung căn bản của Du lịch sinh thái là tập trung vào mức
độ trách nhiệm của con người đối với môi trường. Quan điểm thụ
động cho rằng Du lịch sinh thái là du lịch hạn chế tối đa các suy thoái
môi trường do du lịch tạo ra, là sự ngăn ngừa các tác động tiêu cực lên
sinh thái, văn hoá và thẩm mỹ. Quan điểm chủ động cho rằng Du lịch
sinh thái còn phải đóng góp vào quản lý bền vững môi trường lãnh thổ
du lịch và phải quan tâm đến quyền lợi của nhân dân địa phương.

 Tăng cường nâng cao nhận thức của công đồng ven biển, tạo cơ hội
cho họ tham gia vào các hoạt động du lịch biển bền vững.
 Tăng cường nhận thức cho du khách về du lịch biển bền vững.
 Nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ vào trong lĩnh vực bảo
vệ môi trường biển.
Thảo luận kinh tế môi trường

Phát triển du lịch biển bền vững

13
C – Kết luận
• Du lịch là một ngành kinh tế mũi nhọn của nước ta và du lịch biển là
một thế mạnh.
• Để phát triển bền vững du lịch, giảm thiểu các tác động môi trường từ
hoạt động du lịch, phải khuyến khích phát triển các loại hình du lịch
nhằm hạn chế đến mức thấp nhất các ảnh hưởng đến môi trường tự
nhiên và tài nguyên thiên nhiên.
• Muốn vậy thì trước hết phải hoàn thiện luật về môi trường, du lịch.
Trong quá trình quy hoạch, sử dụng và quản lý cần có sự phối hợp
giữa các nghành, các cấp chính quyền.
Hết!

×