Tải bản đầy đủ (.doc) (42 trang)

nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật dị hình vách ngăn có biến chứng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (237.23 KB, 42 trang )

ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong đời sống của con người, mũi đóng vai trò hết sức quan trọng. Đó
là cửa ngõ đầu tiên của đường hô hấp, đưa không khí vào phổi, nơi diển ra
quá trình trao đổi khí. Đó cũng là hàng rào bảo vệ đầu tiên của cơ thể với các
chức năng làm ấm, làm ẩm và lọc sạch không khí. Không chỉ thế, mũi còn có
khả năng ngăn cản vật lạ xâm nhập vào cơ thể thông qua phản xạ hắt hơi
nhằm tống các dị vật ra ngoài. Mũi cũng là một cơ quan rất quan trọng trong
thẩm mỹ góp phần tạo nên dáng vẻ của khuôn mặt, đây là vấn đề ngày càng
được mọi người hết sức quan tâm [ ], [ ], [ ]
Mũi còn liên quan đến các cơ quan khác xung quanh như xoang, mắt,
họng, tai, não [6], [11 [15]. Chính vì thế các bệnh lý ở mũi không chỉ ảnh
hưởng đến các chức năng mà còn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm ở
nhiều các cơ quan khác. Một trong những bệnh lý đó chính là bệnh lý dị hình
vách ngăn mũi.
Vách ngăn là một bộ phận (có dạng tấm phẳng) nằm trong hốc mũi chia
đôi hốc mũi thành 2 phần đều nhau là hốc mũi phải và hốc mũi trái, vách ngăn
được cấu tạo gồm phần sụn ở phía trước và xương ở phía sau, được bao bọc
bên ngoài bởi niêm mạc [2], [26], [70]. Bình thường thì vách ngăn hoàn toàn
không thẳng đứng mà thường ở dạng dị hình [ ], [ ], tuy nhiên nó không ảnh
hưởng đến hoạt động sinh lý của mũi và sự lưu thông không khí vẫn diển ra
tốt. Một khi dị hình vách ngăn gây ảnh hưởng đến chức năng hô hấp, khứu
giác, dẫn lưu xoang, biểu hiện các triệu chứng lâm sàng như đau đầu, nghẹt
mũi, chảy mũi, ngửi kém thì mới được xem là bênh lý dị hình vách ngăn
cần phải điều trị. [1], [16], [18], [19], [30], [35].
1
Phần lớn nguyên nhân dị hình là do bẩm sinh, tuy nhiên lúc đầu không
có biểu hiện gì. Khi lớn lên, cơ thể phát triển xương phát triển theo, lúc đó
những rối loạn do dị hình vách ngăn ngày càng một rõ hơn. Ngoài những
người mắc bệnh bẩm sinh, thì cũng có những trường hợp dị hình vách ngăn
mắc phải do chấn thương vùng mũi (té, va chạm, bị đánh , sang chấn tháp
mũi khi sinh) [17], [23], [24], [47].


Dị hình vách ngăn vào điều trị là một bệnh tương đối phổ biến trong khoa
Tai Mũi Họng. Theo Guya Settipane có khoảng 20% dân số vẹo vách ngăn mũi,
trong đó 1/4 phải sửa chữa lại vách ngăn, tức 5% dân số trong cộng đồng, trong
nghiên cứu của Nguyễn Văn Đức là 3% vẫn là một tỷ lệ khá lớn [38].
Rất nhiều người bị dị hình vách ngăn mũi vẫn chung sống bình thường
suốt đời với dị hình vách ngăn này, nhưng nếu các rối loạn mà dị hình gây ra
ngày một trở nên trầm trọng thì phải phẫu thuật để chỉnh hình lại [4], [6],
[22], [33], [47], [69].
Phẫu thuật dị hình vách ngăn mũi, là can thiệp vào vùng vách ngăn bị
dị hình để tạo lại một hình thái, vị trí giải phẩu tương đối bình thường nhằm
loại bỏ những rối loạn do dị hình vách ngăn đem lại. Phẫu thuật này đã được
các thầy thuốc Tai Mũi Họng áp dụng từ lâu và phổ biến tại các tuyến y tế cơ
sở có đủ điều kiện [24], [30], [51], [66].
Do tính quan trọng của mũi, tính phổ biến của bệnh và ảnh hưởng sức
khoẻ từ những rối loạn bệnh lý do dị hình vách ngăn đưa lại. Chúng tôi thực
hiện đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết
quả điều trị phẫu thuật dị hình vách ngăn có biến chứng” với 2 mục tiêu:
1. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng dị hình vách ngăn
mũi
có biến chứng
2. Đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật.
2
Chương 1
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
2.1.1. Mẫu nghiên cứu
Nghiên cứu 51 bệnh nhân dị hình vách ngăn có biến chứng được phẫu
thuật tại Khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Trung ương Huế (36 trường hợp) và
Khoa Liên chuyên khoa hệ ngoại, Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế
(15 trường hợp) trong thời gian từ tháng 4 năm 2007 đến tháng 4 năm 2008 .

2.1.2. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân
- Gồm tất cả bệnh nhân chẩn đoán dị hình vách ngăn mũi có biến chứng
được phẫu thuật không phân biệt tuổi, giới tính, nghề nghiệp, địa dư.
- Dị hình vách ngăn được xác định bằng thăm khám lâm sàng và
củng cố nội soi và được chỉ định phẫu thuật khi có ít nhất 1 trong 5 các
biểu hiện sau:
+ Nghẹt mũi một hoặc hai bên mũi, thường xuyên
+ Nhức đầu thường xuyên, ảnh hưởng đến sinh hoặt
+ Ngửi kém
+ Hắt hơi chảy mũi kiểu dị ứng
+ Viêm mũi xoang kéo dài.
Có thể kèm hay không một số biến chứng khác như: khô rát họng, ù
tai, suy nhược thần kinh [22], [36].
3
2.1.3. Tiêu chuẩn loại trừ
- Bệnh nhân có phẫu thuật nhưng không đồng ý mổ, thể trạng không
cho phép phẫu thuật, do mắc các bệnh lý toàn thân như tim mạch, lao Các
bệnh về máu như rối loạn chức năng đông máu
- Bệnh nhân có những bệnh lý vách ngăn kèm: u máu vách ngăn, áp xe
vách ngăn, thủng vách ngăn, chấn thương vách ngăn [17].
- Bệnh nhân có phẫu thuật vách ngăn nhưng không được tái khám theo hẹn.
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu tiến cứu mô tả có can thiệp lâm sàng [42].
2.2.2. Trang thiết bị nghiên cứu
- Dụng cụ khám khám chuyên khoa tai mũi họng
- Hệ thống nội soi mũi xoang
- Bộ dụng cụ phẫu thuật vách ngăn
2.2.3. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng cận lâm sàng
2.2.3.1. Phần hành chính

- Họ và tên, giới tính
- Tuổi: Chúng tôi chia các độ tuổi dựa theo sự phân chia của tác giả
Nguyễn Tư Thế ( <16 tuổi, 16-30 tuổi, 31-40tuổi, 41-50tuổi, >50tuổi )
- Nghề nghiệp: Chia ra các nhóm: Cán bộ công chức, công nhân, sinh
viên - học sinh, nông dân, lao động tự do khác.
- Địa chỉ: Chia ra theo vùng địa dư: Thành thị , nông thôn.
4
- Ngày vào. Ngày phẫu thuật. Ngày ra.
2.2.1.2 Ghi nhận lý do vào viện:
Theo các dấu hiệu lâm sàng mũi xoang hay gặp ở bệnh nhân dị hình
vách ngăn mũi
2.2.1.3. Ghi nhận tiền sử và bệnh sử
- Tiền sử có chấn thương vùng tháp mũi không
Nguyên nhân chấn thương: Tai nạn giao thông, tai nạn sinh hoặt, tai
nạn lao động, tai nạn thể thao, nguyên nhân không rõ.
2.2.1.4. Khám lâm sàng
- Các dấu hiệu lâm sàng :
+ Nhức đầu
+ Nghẹt mũi
Chúng tôi đánh giá mức độ nghẹt mũi như sau: Dùng gương Glatzel, là
một tấm kim loại được mạ kền và có 4 vòng khắc đã được chuẩn hóa. Đặt
gương Glatzel áp sát nhân trung vuông góc với tháp mũi, bảo bệnh nhân thở
đều. Hơi thở sẽ làm mờ gương. Tùy theo vết mờ ở một hoặc hai bên, to hay
nhỏ mà đánh giá bệnh nhân bị nghẹt ít hay nhiều, nghẹt một bên hay hai bên
[34].
+ Ngửi kém
Để đánh giá bệnh nhân ngửi kém, chúng tôi xử dụng lọ đựng nước
hoa để cho bệnh nhân ngửi qua đó đánh giá bệnh nhân có ngửi kém hay
không [34].
+ Cơn hắt hơi

+ Viêm mũi xoang
5
+ Một số dấu hiệu khác của biến chứng dị hình:
* Đau rát họng, Ù tai, Suy nhược thần kinh: Bệnh nhân có các biểu
hiện nặng đầu, giảm trí nhớ, cáu gắt không.
- Dấu hiệu thực thể DHVN.
Khám thông thường và khám nội soi (khi khám dụng cụ thông thường
không rõ) phát hiện vị trí, kiểu dị hình và các dấu hiệu bệnh lý khác của hốc mũi.
Khám mũi trước ghi nhận:
- Hốc mũi: Sạch thoáng hay có ứ đọng xuất tiết, dịch mũi nhày hay đặc
mũ ở sàn mũi. Niêm mạc còn bình thường hay phù nề.
- Dị hình vách ngăn có bị vẹo không, có mào hoặc gai vách ngăn không,
vị trí ở cao, thấp hoặc cả hai.
- Cuốn dưới: Còn bình thường hay quá phát. Nếu quá phát thì còn co hồi
với thuốc co mạch không.
- Khe giữa: Đánh giá khe giữa có bị nề, tắc không. Có mủ nhầy hoặc mủ
đặc đọng lại ở khe giữa, có gờ Kaufmann không. Có polyp ở khe giữa làm tắc sự
dẫn lưu của các xoang không.
- Cuốn giữa: Cuốn giữa còn bình thường, quá phát hay bị phù nề. Cuốn
giữa đã thoái hóa thành polyp chưa. Kết hợp trên phim chụp CT Scan xem cuốn
giữa có bị đảo chiều, có túi hơi cuốn giữa (concha bullosa).
- Có polyp mũi không
Soi mũi sau: Xem tình trạng cửa mũi sau còn thông thoáng hay có dịch
xuất tiết nhầy hoặc đặc đọng lại làm ảnh hưởng đến chức năng thở góp phần gây
nghẹt mũ. Có polyp lan ra cửa mũi sau trong những trường hợp bị bệnh lâu ngày
có polyp mũi.
6
Phần này, chúng tôi ghi nhận:
+ Kiểu dị hình: vẹo vách ngăn (chữ S, chữ C), gai vách ngăn, mào
vách ngăn, dị hình phối hợp.

+ Vị trí dị hình: Phần thấp, phần cao, vừa phần cao vừa phần thấp.
+ Đánh giá sự liên quan giữa vị trí và hình thái dị hình vách ngăn và
dấu hiệu lâm sàng.
2.2.1.5. Cận lâm sàng
- Chụp X quang (phim Blondeau) có thể cho thấy vẹo ở phần vách ngăn
xương, nhưng không cho thấy rõ vẹo phần sụn của vách ngăn.
Thường thì nó cũng không phải là xét nhiệm hữu ích và cũng không
cần thiết cho chẩn đoán [26].
- Phim CT Scan được chụp theo hai bình diện trán (coronal) và ngang
(axial). Trên X quang (phim Blondeau) hoặc trên phim coronal CT scan mũi xoang
chúng tôi ghi nhận:
+ Hình ảnh dị hình trên phim Blondeau và phim coronal CT scan mũi
xoang: có không.
+ Hình ảnh mờ xoang trên phim: có không.
2.2.4. Nghiên cứu về phẫu thuật
2.2.4.1. Các bước tiến hành phẫu thuật
2.2.4.2. Điều trị hậu phẫu
2.2.4.3. Biến chứng
Biến chứng trong phẩu thuật: Rách niêm mạc VN, Thủng VN, Chảy
máu, Chảy dịch não tủy. Biến chứng sau phẫu thuật: Abcess VN, Dính cuốn,
Sưng nề mũi.
7
2.2.5. Đánh giá kết quả phẫu thuật sau khi ra viện và sau 3 tháng tái
khám
2.2.5.1. Cơ năng
2.2.5.2. Thực thể
2.2.5.3. Cận lâm sàng
Đánh giá tốt: Hết thực thể, hết cơ năng. Trung bình: Hết thực thể, giảm
cơ năng. Xấu: Không hết thực thể, còn cơ năng.
2.2.4. Thu thập và xử lý số liệu

Thông tin thu thập được ghi chép đầy đủ vào bệnh án mẫu
Số liệu được thu thập, và xử lý bằng chương trình phần mềm Epi Info
6.0.

8
Chương 2
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG
3.1.1. Tuổi mắc bệnh
Bảng 3.1. Phân bố theo tuổi
Nhóm tuổi Số bệnh nhân Tỷ lệ %
≤ 15 1 1,9
16 - 30 21 41,2
31 - 40 16 31,4
41 - 50 11 21,6
> 50 02 3,9
Tổng số 51 100,0
X ± SD (năm)
32,02 ± 9,96
Biểu đồ 3.1. Phân bố theo tuổi
Nhóm tuổi 16-30 tuổi chiếm tỷ lệ 41,2%, sau đó là nhóm 31-40 tuổi
31,4%. Tuổi trung bình là 32,02 ± 9,96 tuổi, nhỏ nhất là 12 tuổi, lớn nhất là
51 tuổi.
9
Tỷ lệ %
Nhóm tuổi
3.1.2. Phân bố theo giới
Bảng 3.2. Phân bố theo giới
Giới Số bệnh nhân Tỷ lệ % p
Nam 34 66,7

< 0,05
Nữ 17 33,3
Tổng số 51 100
Biểu đồ 3.2. Phân bố theo giới
Bệnh nhân nam chiếm tỷ lệ 66,7 %, nữ chiếm 33,3 %. Sự khác biệt có
ý nghĩa thống kê (p < 0,05).
3.1.3. Nghề nghiệp
Bảng 3.3. Phân bố bệnh nhân theo nghề nghiệp
10
Nghề nghiệp Số bệnh nhân Tỷ lệ % p
Cán bộ công chức, công nhân 25 49,1
Sinh viên, học sinh 8 15,7
Nông dân 7 13,7
Các nghề khác 11 21,5
Tổng 51 100
Biểu đồ 3.3. Phân bố bệnh nhân theo nghề nghiệp
Cán bộ công chức, công nhân chiếm tỷ lệ 49,1%,sinh viên học sinh
15,7%, nhóm lao động tự do (nông dân, các nghề khác) chiếm tỷ lệ 35,2%. Sự
khác biệt có ý nghĩa thống kê với (p < 0,05).
3.1.4. Địa dư
Bảng 3.4. Phân bố bệnh nhân theo địa dư
11
Địa dư Số bệnh nhân Tỷ lệ % p
Thành phố 33 64,7 < 0,05
Nông thôn 18 35,3
Tổng 51 100
Biểu đồ 3.4. Phân bố theo địa dư
3.2. TIỀN SỬ VÀ BỆNH SỬ
3.2.1. Tiền sử chấn thương mũi
Bảng 3.5. Dị hình vách ngăn có liên quan đến tiền sử chấn thương

Tiền sử Số bệnh nhân Tỷ lệ % p
Chấn thương mũi 13 25,5
< 0,05
Không chấn thương mũi 38 74,5
Tổng 51 100
Có 13/51 bệnh nhân có tiền sử chấn thương vùng mũi, chiếm tỷ lệ 25,5%
và 38/51 bệnh nhân (74,5%) không có tiền sử chấn thương. Sự khác biệt này
có ý nghĩa thống kê p<0,05.
Bảng 3.6. Phân loại nguyên nhân tiền sử chấn thương mũi
Nguyên nhân Số lượng Tỷ lệ %
Giao thông 5 38,4
Sinh hoạt 3 23,1
Lao động 2 15,4
12
Thể thao 2 15,4
Không rõ nguyên nhân
chấn thương
1 7,7
Tổng số 13 100,0
Biểu đồ 3.5. Phân loại nguyên nhân tiền sử chấn thương mũi
Tiền sử chấn thương vùng mũi nguyên nhân do tai nạn giao thông chiếm
đa số với 38,4%, tai nạn sinh hoạt 23,1%, lao động và thể thao là 15,4% và có
7,7% không nhớ rõ nguyên nhân chấn thương.
13
3.3. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG
3.3.1. Các dấu hiệu lâm sàng của biến chứng dị hình vách ngăn
3.3.1.1. Tần suất các dấu hiệu lâm sàng của biến chứng dị hình vách ngăn
Bảng 3.9. Tần suất các dấu hiệu lâm sàng của biến chứng dị hình vách ngăn
Các dấu hiệu lâm sàng Số bệnh nhân (n=51) Tỷ lệ %
Nghẹt mũi 43 84,3

Nhức đầu 37 72,5
Cơn hắt hơi dị ứng 36 70,6
Viêm mũi xoang 31 60,8
Ngửi kém 11 21,6
Viêm họng 29 56,9
Suy nhược thần kinh 19 37,3
Ù tai 9 17,6
Biểu đồ 3.7. Tần suất các dấu hiệu lâm sàng của biến chứng
dị hình vách ngăn
Các dấu hiệu nghẹt mũi, nhức đầu, viêm mũi xoang, khô rát họng, chảy
mũi, hắt hơi là các dấu hiệu thường gặp, trong đó dấu hiệu nghẹt mũi chiếm tỷ
lệ 84,3%, nhức đầu 72,5%, cơn dị ứng 70,6%, viêm mũi xoang 60,8%.
3.3.1.2. Đặc điểm của dấu hiệu nghẹt mũi (n=43)
Bảng 3.10. Đặc điểm của dấu hiệu nghẹt mũi
Dấu hiệu nghẹt mũi Số bệnh nhân Tỷ lệ % p
Từng đợt 9 21,0
< 0,05
Liên tục 34 79,0
Tổng cộng 43 100%
14
Biểu đồ 3.8. Đặc điểm của dấu hiệu nghẹt mũi
Có 43/51 bệnh nhân đều có dấu hiệu nghẹt mũi, trong đó nghẹt mũi liên
tục chiếm tỷ lệ 79,0% và nghẹt mũi từng đợt chiếm tỷ lệ 21,0%. Sự khác biệt
có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.
3.3.1.3. Đặc điểm của dấu hiệu nhức đầu (n=37)
Bảng 3.11. Đặc điểm của dấu hiệu nhức đầu
Dấu hiệu nhức đầu Số bệnh nhân Tỷ lệ % p
Từng đợt 34 91,9
< 0,05
Liên tục 03 9,1

Tổng cộng 37 100,0
Biểu đồ. 3.9. Đặc điểm của dấu hiệu nhức đầu
Có 34/37 bệnh nhân bị nhức đầu từng đợt chiếm tỉ lệ 91,9%,3/37 nhức
đầu liên tục 9,1%. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.
15
3.3.1.4. Đặc điểm của cơn hắt hơi dị ứng (n=36)
Bảng 3.12. Đặc điểm của cơn dị ứng
Hắt hơi dị ứng Số bệnh nhân Tỷ lệ % p
Vài cái 26 72,2
< 0,05
Từng tràng 10 27,8
Tổng cộng 36 100
Biểu đồ 3.10. Đặc điểm của dấu hiệu hắt hơi dị ứng
Có 26/36 bệnh nhân có cơn hắt hơi vài cái chiếm tỉ lệ 72,2% và cơn
từng tràng 27,8%. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05. .
3.3.1.5. Đặc điểm của dấu hiệu viêm mũi xoang(VMX) (n=31)
Bảng 3.13. Đặc điểm của dấu hiệu viêm mũi xoang
Dấu hiệu viêm mũi xoang Số bệnh nhân Tỷ lệ % p
VMX dịch mũi nhày 23 74,2
< 0,05
VMX dịch mũi đặc-mủ 8 25,8
Tổng cộng 31 100
16
Biểu đồ 3.11. Đặc điểm của dấu hiệu viêm mũi xoang
Bệnh nhân có dấu hiệu VMX dịch mũi nhày 74,2% (23/31), VMX dịch
mũi đặc- mủ 25,8% (8/31). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.
3.3.1.6. Đặc điểm của dấu hiệu ngửi kém (n=11)
Bảng 3.14. Đặc điểm của dấu hiệu ngửi kém
Dấu hiệu ngửi kém Số bệnh nhân Tỷ lệ % p
Từng lúc 8 72,7

< 0,05
Liên tục 3 27,3
Tổng cộng 11 100
Biểu đồ 3.12. Đặc điểm của dấu hiệu ngửi kém
Có 8/11 bệnh nhân có dấu hiệu ngửi kém từng lúc chiếm tỷ lệ 72,7% và
3/11 bệnh nhân có dấu hiệu ngửi kém liên tục 27,3%. Sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê với p < 0,05.
17
3.3.2. Dấu hiệu thực thể của dị hình vách ngăn mũi
3.3.2.1. Vị trí dị hình vách ngăn mũi
Bảng 3.15. Vị trí dị hình vách ngăn mũi
Vị trí dị hình vách ngăn mũi Số bệnh nhân Tỷ lệ %
Phần thấp 21 41,2
Phần cao 11 21,6
Phối hợp 19 37,2
Tổng cộng 51 100,0
Vị trí dị hình vách ngăn mũi ở phần thấp chiếm tỷ lệ 41,2% (21/51
bệnh nhân); vị trí dị hình vách ngăn mũi ở phần cao 21,6% (11/51 bệnh nhân),
phối hợp 37,2% (19/51 bệnh nhân).
3.3.2.2. Hình thái dị hình vách ngăn mũi
Bảng 3.16. Hình thái dị hình vách ngăn mũi
Hình thái dị hình vách ngăn mũi Số bệnh nhân Tỷ lệ % p
Vẹo (chữ C hoặc chữ S) 35 68,6
< 0,05
Mào 6 11,8
Gai 5 9,8
Phối hợp 5 9,8
Tổng cộng 51 100
Hình thái vẹo vách ngăn (chữ C hoặc chữ S) chiếm tỷ lệ 68,6%, còn
những hình thái khác (mào, gai, phối hợp) chiếm 31,4%. Sự khác biệt có ý

nghĩa thống kê với p < 0,05.
3.3.2.3. Liên quan giữa vị trí, hình thái với dấu hiệu lâm sàng
Bảng 3.17. Liên quan giữa vị trí dị hình và dấu hiệu lâm sàng
(DHLS)
DHLS Nghẹt mũi Nhức đầu VMX Dị ứng Ngửi kém
18
Vị trí DHVN
DHVN phần thấp
n = 21
21/21
100%
11/21
52,4%
3/21
14,3%
15/21
71,4%
1/21
4,8%
DHVN phần cao
n = 11
7/11
63,6%
9/11
81,8%
10/11
90,9%
4/11
36,4%
7/11

63,6%
DHVN phối hợp
n = 19
15/19
79,0%
17/19
89,5%
18/19
94,7%
17/19
89,5%
3/19
15,8%
Tổng
n = 51
43/51
84,3%
37/51
72,5%
31/51
60,8%
36/51
70,6%
11/51
21,6%
Biểu đồ 3.13. Liên quan giữa vị trí dị hình và dấu hiệu lâm sàng
DHVN phần cao VMX gặp 90,9%, nhức đầu gặp 81,8%, ngửi kém gặp
63,6% và DHVN phối hợp (vừa cao vừa thấp) cũng gặp nhức đầu 89,5%,
VMX gặp 94,7%. DHVN phần thấp nghẹt mũi gặp 100,0%
Bảng 3.18. Liên quan giữa dấu hiệu lâm sàng và hình thái dị hình vách ngăn

DHLS
Hình thái
Nghẹt mũi Nhức đầu VMX Dị ứng Ngửi kém
Vẹo vách ngăn
n = 35
32/35
91,4%
25/35
71,4%
23/35
65,7%
25/35
71,4%
9/35
25,7%
19
Mào vách ngăn
n = 6
6/6
100%
3/6
50%
6/6
100%
2/6
33,3%
0/6
0%
Gai vách ngăn
n = 5

2/5
40,0%
4/5
80%
0/5
0%
5/5
100%
0/5
0%
Phối hợp
n = 5
3/5
60,0%
5/5
100%
2/5
40%
4/5
80%
2/5
40%
Tổng
n = 51
43/51
84,3%
37/51
72,5%
31/51
60,8%

36/51
70,6%
11/51
21,6%
Biểu đồ 3.14. Liên quan giữa dấu hiệu lâm sàng và hình thái dị hình vách ngăn
Nhức đầu và dị ứng gặp ở bệnh nhân có gai vách ngăn 80% và 100%,
VMX. Nghẹt mũi ở bệnh nhân có mào vách ngăn 100% vẹo vách ngăn
91,4%. VMX ở bệnh nhân có mào vách ngăn 100% vẹo vách ngăn 65,7%.
3.4. ĐẶC ĐIỂM CẬN LÂM SÀNG
3.4.1. Trên phim Blondeau
Bảng 3.19. Hình ảnh dị hình vách ngăn và biến chứng viêm xoang trên
phim XQ Blondeau (n=45)
Hình ảnh Phim XQ Blondeau (n=45)
Hình ảnh dị hình 41(91,1 %)
Dấu hiệu mờ xoang 21(46,6%)
20
Trong 45 trường hợp chụp XQ Blondeau, hình ảnh dị hình vách ngăn
có trên phim là 41 trường hợp, chiếm tỷ lệ 91,1%, dấu hiệu mờ xoang 21
trường hợp chiếm tỷ lệ 46,6%.
3.4.2. Trên phim CT scan mũi xoang coronal
Bảng 3.20. Hình ảnh dị hình vách ngăn mũi và biến chứng viêm xoang
trên phim coronal CT-Scan mũi xoang(n=44)
Hình ảnh
Phim coronal CT-Scan mũi xoang
(n=44)
Hình ảnh dị hình 44 (100%)
Dấu hiệu mờ xoang 23 (52,3%)
Trong 44 trường hợp chụp CT-Scan, hình ảnh dị hình vách ngăn có trên
phim là 44 trường hợp chiếm tỷ lệ 100%, dấu hiệu mờ xoang 23 trường hợp,
chiếm tỷ lệ 52,3%.

21
3.5. PHẪU THUẬT DỊ HÌNH VÁCH NGĂN
3.5.1. Phương pháp phẫu thuật
Bảng 3.21. Phương pháp phẫu thuật
Phương pháp phẫu thuật Số bệnh nhân Tỷ lệ % p
Xén vách ngăn đơn thuần 12 23,5
< 0,05
Xén vách ngăn + phẫu thuật khác 39 76,5
Tổng cộng 51 100
Phương pháp phẫu thuật xén vách ngăn đơn thuần chiếm tỷ lệ 23,5% và
xén vách ngăn kết hợp với phẫu thuật khác chiếm tỷ lệ 76,5%. Sự khác biệt có
ý nghĩa thống kê với p < 0,05
3.5.2. Tình hình tai biến trong phẫu thuật
Trong mỗ chúng tôi không gặp tai biến nào nghiêm trọng.
3.5.3. Tình hình biến chứng sau phẫu thuật
Bảng 3.22. Tình hình biến chứng sau phẫu thuật
Biến chứng sau mổ Số bệnh nhân Tỷ lệ %
Tụ máu vách ngăn 01 2,0 (1/51)
Dính cuốn 02 4,0 (2/51)
Tổng cộng 3 6,0 (3/51)
Có 3/51 bệnh nhân có biến chứng sau phẫu thuật chiếm tỷ lệ 6%, trong
đó tụ máu vách ngăn 1/51 bệnh nhân chiếm tỷ lệ 2,0% và dính cuốn là 2/51
bệnh nhân chiếm tỷ lệ 4%. Đa số không có biến chứng sau phẫu thuật.
3.6. KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ
3.6.1. Thời gian nằm viện (Thời gian điều trị phẫu thuật)
22
Bảng 3.23. Thời gian nằm viện
Thời gian ( ngày) Số bệnh nhân Tỷ lệ % X ± SD
< 5 1 2,0
7,2 ± 1,42

6-7 32 62,7
8-9 15 29,4
10-11 2 3,9
>11 1 2,0
Tổng số 51 100,0
Thời gian nằm viện trung bình 7,2 ngày, số ngày nằm viện thấp nhất là
5 ngày, dài nhất là 12 ngày
3.6.2. So sánh lâm sàng trước phẫu thuật và các giai đoạn sau phẫu thuật
(khi ra viện và khi tái khám sau 3 tháng)
Bảng 3.24. So sánh lâm sàng trước phẫu thuật và các giai đoạn sau phẫu
thuật
Dấu hiệu lâm sàng
Trước phẫu thuật
n=51
Khi ra viện
n=51
Khi tái khám
n=42
Có dị hình vách ngăn 51
100%
0
0%
0
0%
Ngẹt mũi 43
84,3%
1
2,0%
1
2.4%

Nhức đầu 37
72,5%
0
0%
0
0%
Dị ứng 36
70,6%
2
3,9%
2
4.8%
Viêm mũi xoang 31
60,8%
1
2,0%
0
0%
Ngửi kém 11
21,6%
1
2,0%
0
0%
Suy nhược thần kinh 19 1 0
23
37,3% 2,0% 0%
Viêm họng 29
56,9%
0

0%
0
0%
Ù tai 9
17,6%
0
0%
0
0%
Kết quả khám khi ra viện cơn dị ứng chỉ còn 3,9%, nghẹt mũi 2,0%, suy
nhược thần kinh 2,0%, viêm mũi xoang 2,0%, các rối loạn khác đã hết hẳn.
Sau tái khám 3 tháng các rối loạn cơ năng đã giảm rõ rệt, chỉ còn nghẹt
mũi 2,4% và cỏn dị ứng 4,8%.
3.6.3. So sánh phim Blondeau trước và sau tái khám 3 tháng
Bảng 3.25. So sánh phim Blondeau trước và sau tái khám 3 tháng
Dấu hiệu cận lâm sàng
Trước phẫu thuật
n=45
Sau phẫu thuật
n=31
Hình ảnh dị hình vách ngăn 41/45
91,1%
0/31
0%
Dấu hiệu mờ xoang xoang 21/45
46,6%
5/31
16,1%
Các hình ảnh dị hình vách ngăn trên phim sau phẫu thuật không còn 0%,
dấu hiệu mờ xoang còn 16,1%.

3.6.4. Đánh giá phân loại kết quả điều trị khi ra viện và tái khám sau ra
viện 3 tháng
Bảng 3.26. Đánh giá phân loại kết quả các giai đoạn sau phẫu thuật
Kết quả Khi ra viện
n=51
Khi tái khám
n=42
p
24
Tốt 46
90,2%
39
92,9%
< 0,05
Trung bình 5
9,8%
3
7,1%
Kém 0
0,0%
0
0,0%
Tổng số 51
100,0%
42
100,0%
Kết quả sau phẫu thuật (khi ra viện) cho thấy đạt kết quả tốt chiếm tỷ lệ
90,2%, kết quả trung bình chiếm tỷ lệ 9,8%. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê
với p < 0,05.
Kết quả sau 3 tháng ra viện cho thấy đạt kết quả tốt chiếm tỷ lệ 92,9%,

kết quả trung bình chiếm tỷ lệ 7,1%. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p <
0,05.
Biểu đồ 3.15. Kết quả điều trị khi ra viện và tái khám sau 3 tháng
25
Kết quả

×