Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

Nghiên cứu, phục hồi và lập hồ sơ kỹ thuật hệ thống thông tin tín hiệu và điều khiển trên ôtô hyundai grace tại xưởng bộ môn kỹ thuật ôtô

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.1 MB, 97 trang )

i
MỤC LỤC
MỤC LỤC i
DANH MỤC BẢNG iv
DANH MỤC HÌNH vi
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ÔTÔ HYUNDAI GRACE. 2
1.1. Giới thiệu chung. 2
1.2. Thông số kỹ thuật của ôtô. 2
1.3. Các bộ phận chủ yếu của ôtô 3
1.3.1. Động cơ. 3
1.3.2. Các hệ thống trên ôtô Hyundai Grace. 3
1.3.3. Khái quát về hệ thống điện trên ôtô Hyundai Grace. 4
1.4. Cơ sở lý thuyết hệ thống thông tin, tín hiệu và điều khiển trên ôtô. 6
1.4.1. Hệ thống thông tin, tín hiệu của ôtô 6
1.4.1.1. Nhiệm vụ và đặc điểm chung 6
1.4.1.2. Thông tin v ề dòng điện và điện áp. 8
1.4.1.3. Thông tin v ề áp suất dầu bôi trơn động cơ. 9
1.4.1.4. Thông tin v ề nhiệt độ nước làm mát. 12
1.4.1.5. Thông tin m ức nhiên liệu trong thùng. 15
1.4.1.6. Thông tin v ề tốc độ quay của động cơ và tốc độ chuyển động của ôtô. 18
1.4.1.7. Bảng táp lô. 21
1.4.2. Hệ thống điều khiển. 21
1.4.2.1. Hệ thống gạt nước và bơm nước rửa kính. 21
1.4.2.2. Hệ thống nâng hạ kính 24
CHƯƠNG 2: KHẢO SÁT TÌNH TRẠNG KỸ THUẬT, PHỤC HỒI HỆ THỐNG
THÔNG TIN- TÍN HIỆU VÀ HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN ÔTÔ HYUNDAI GRACE.
25
2.1. Khảo sát sơ bộ hệ thống thông tin- tín hiệu và điều khiển ôtô Hyundai Grace 25
2.2. Khảo sát chi tiết hệ thống thông tin- tín hiệu và điều khiển ôtô Hyundai Grace. 27
2.2.1. Khảo sát, kiểm tra hệ thống thông tin, tín hi ệu. 28


2.2.1.1. Thiết bị đo tốc độ động cơ (tốc độ trục khuỷu). 30
2.2.1.2. Thiết bị đo tốc độ xe 30
2.2.1.3. Thiết bị đo mức nhiên liệu 32
2.2.1.4. Thiết bị đo nhiệt độ nước làm mát. 34
2.2.1.5. Các đèn hiển thị trên bảng táp lô 37
2.2.2. Khảo sát chi tiết các hệ thống điều khiển 38
ii
2.2.2.1. Hệ thống gạt nước và rửa kính 38
2.2.2.2. Hệ thống nâng hạ cửa kính. .40
2.2.2.3. Hệ thống điều khiển cửa. 42
2.3. Những hư hỏng và phương án phục hồi hệ thống thông tin- tín hiệu và điều
khiển ôtô Hyundai Grace. 44
CHƯƠNG 3: LẬP HỒ SƠ KỸ THUẬT HỆ THỐNG THÔNG TIN - TÍN HIỆU
VÀ ĐIỀU KHIỂN ÔTÔ HYUNDAI GRACE. 46
3.1. Hệ thống thông tin- tín hiệu. 46
3.1.1. Bảng táp lô. 46
3.1.2. Thiết bị đo tốc độ xe 52
3.1.2.1. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của đồng hồ tốc độ. 52
3.1.2.2. Thông số kỹ thuật đồng hồ tốc độ xe và dây cáp xoay. 53
3.1.2.3. Hướng dẫn sử dụng. 54
3.1.2.4. Một số hư hỏng và biện pháp khắc phục 55
3.1.3. Thiết bị đo tốc độ động cơ (tốc độ quay của trục khuỷu). 56
3.1.3.1. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động 56
3.1.3.2. Thông số kỹ thuật của đồng hồ và cảm biến tốc độ động cơ 56
3.1.3.3. Hướng dẫn sử dụng. 57
3.1.3.4. Một số hư hỏng và phương án khắc phục 57
3.1.4. Thiết bị đo mức nhiên liệu 58
3.1.4.1. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động 58
3.1.4.2. Bộ cảm biến đo mức nhiên liệu 59
3.1.4.3. Thông số kỹ thuật của đồng hồ và bộ cảm biến đo mức nhiên liệu 59

3.1.4.4. Hướng dẫn sử dụng. 60
3.1.4.5. Một số hư hỏng của thiết bị đo mức nhiên liệu và biện pháp khắc phục 61
3.1.5. Thiết bị đo nhiệt độ nước làm mát. 62
3.1.5.1. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động 62
3.1.5.2. Đặc tính của đồng hồ chỉ thị và bộ cảm biến nhiệt độ nước làm mát. 63
3.1.5.3. Hướng dẫn sử dụng. 64
3.1.6. Các đèn hiển thị trên bảng táp lô. 65
3.1.6.1. Thông số của các đèn báo. 65
3.1.6.2. Mạch điện các đèn báo. 65
3.1.6.3. Hướng dẫn sử dụng. 71
3.1.6.4. Một số hư hỏng và biện pháp khắc phục. 72
3.2. Hệ thống điều khiển 73
3.2.1. Hệ thống gạt nước và bơm nước rửa kính 73
iii
3.2.1.1. Đặc tính hệ thống gạt nước và bơm nước rửa kính 73
3.2.1.2. Mạch điện hệ thống gạt nước và bơm nước rửa kính trước. 75
3.2.1.3. Mạch điện hệ thống gạt nước và bơm nước rửa kính sau. 76
3.2.1.4. Thông số kỹ thuật dây dẫn hệ thống gạt nước và bơm nước rửa kính 77
3.2.1.5. Hướng dẫn sử dụng. 78
3.2.1.6. Các hư hỏng thường gặp của hệ thống gạt nước và bơm nước rửa kính,
biện pháp khắc phục 79
3.2.2. Hệ thống nâng hạ kính. 81
3.2.2.1. Kết cấu hệ thống nâng hạ 81
3.2.2.2. Mạch điện hệ thống nâng hạ kính. 82
3.2.2.3. Thông số kỹ thuật dây dẫn hệ thống nâng hạ kính 82
3.2.2.4. Thông số kỹ thuật của hệ thống nâng hạ kính. 83
3.2.2.5. Hướng dẫn sử dụng. 83
3.2.2.6. Hư hỏng và nguyên nhân. 84
3.2.3. Hệ thống điều khiển cửa 84
3.2.3.1. Kết cấu hệ thống điều khiển cửa 84

3.2.3.2. Mạch điện hệ thống điều khiển cửa 84
3.2.3.3. Thông số kỹ thuật của dây dẫn hệ thống điều khiển cửa. 85
3.2.3.4. Thông số kỹ thuật của hệ thống điều khiển cửa 85
3.2.3.5. Hướng dẫn sử dụng. 86
3.2.3.6. Các hỏng hóc thường gặp của hệ thống điều khiển cửa và biện pháp khắc phục.
86
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN 87
4.1. Kết luận 87
4.2. Đề xuất ý kiến 88
TÀI LIỆU THAM KHẢO 89
iv
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Thông số kỹ thuật của ôtô Hyundai Grace. 2
Bảng 1.2. Một số thông số m à hệ thống thông tin cung cấp cho ng ười vận hành 6
Bảng 2.1. Các hư hỏng của hệ thống thông tin - tín hiệu và điều khiển ôtô Hyundai
Grace khi khảo sát sơ bộ. 26
Bảng 2.2. Điện trở tiêu chuẩn của cuộn dây đồng hồ nhi ên liệu. 33
Bảng 2.3. Giá trị tiêu chuẩn của cuộn dây đồng hồ nhiệt độ n ước làm mát. 35
Bảng 2.4. Tiêu chuẩn chỉ thị của đồng hồ nhiệt độ n ước làm mát. 35
Bảng 2.5. Những hư hỏng và phương án phục hồi hệ thống thông tin, tín hiệu v à
điều khiển ôtô Hyundai Grace. 44
Bảng 3.1. Chú thích bản vẽ mạch đi ện bảng táp lô 49
Bảng 3.2. Ký hiệu các giắc cắm mặt sau bảng táp lô v à thông số kỹ thuật dây dẫn. 50
Bảng 3.3. Vị trí đồng hồ t ốc độ ôtô và dây cáp xoay 53
Bảng 3.4. Đặc tính kỹ thuật của đồng hồ tốc độ ôtô Hyundai Grace 53
Bảng 3.5. Đặc tính kỹ thuật của dây cáp xoay đồng hồ tốc độ 54
Bảng 3.6. Một số hư hỏng và biện pháp khắc phục của đồng hồ tốc độ xe. 55
Bảng 3.7. Vị trí của d ụng cụ đo tốc độ động c ơ (tốc độ quay của trục khuỷu) 56
Bảng 3.8. Tiêu chuẩn chỉ thị của đồng hồ tốc độ động c ơ 56
Bảng 3.9. Thông số kỹ thuật của cảm biến tốc độ động c ơ. 57

Bảng 3.10. Một số hư hỏng và phương án khắc phục của đồng hồ tốc độ động c ơ. 57
Bảng 3.11. Vị trí đồng hồ chỉ thị v à bộ cảm biến 58
Bảng 3.12. Thông số kỹ thuật của đồng hồ v à bộ cảm biến đo mức nhi ên liệu 59
Bảng 3.13. Thông số kỹ thuật mặt chỉ thị của đồng hồ đo mức nhi ên liệu 60
Bảng 3.14. Một số hư hỏng và biện pháp khắc phục của thiết bị đo mức nhiên liệu 61
Bảng 3.15. Vị trí đồng hồ chỉ thị v à bộ cảm biến 62
Bảng 3.16. Thông số kỹ thuật của đồng hồ v à bộ cảm biến nhiệt độ n ước làm mát 63
Bảng 3.17. Thông số kỹ thuật mặt chỉ thị của đồng hồ đo nhiệt độ n ước làm mát. . 63
Bảng 3.18. Một số hư hỏng và phương án khắc phục. 64
Bảng 3.19. Thông số kỹ thuật của đ èn chỉ thị 65
Bảng 3.20. Vị trí các bộ phận của thiết bị báo sự cố áp suất dầu bôi tr ơn 66
Bảng 3.21. Thông số kỹ thuật của mạch báo sự cố áp suất dầu bôi tr ơn. 67
Bảng 3.22. Đặc tính đ èn báo nạp 67
Bảng 3.23. Vị trí các bộ phận của mạch báo giới hạn mức nhi ên liệu 68
Bảng 3.24. Một số hư hỏng và biện pháp khắc phục các đèn báo 72
Bảng 3.25. Thông số kỹ thuật của hệ thống gạt n ước và bơm nước rửa kính trước. 73
v
Bảng 3.26. Thông số kỹ thuật của hệ thống gạt n ước và bơm nước rửa kính sau. 74
Bảng 3.27. Thông số kỹ thuật của công tắc của hệ thống gạt n ước và bơm nước rửa
kính. 75
Bảng 3.28. Thông số kỹ thuật của dâ y dẫn hệ thống gạt nước và bơm nước rửa kính . 77
Bảng 3.29. Các hư hỏng của hệ thống gạt n ước và bơm nước rửa kính, biện pháp
khắc phục 79
Bảng 3.30. Thông số kỹ thuật dây dẫn hệ thống nâng hạ kính 82
Bảng 3.31. Thông số kỹ thuật của hệ thống nâng hạ kính. 83
Bảng 3.32. Thông số kỹ thuật của dây dẫn hệ thống điều khiển cửa. 85
Bảng 3.33. Thông số kỹ thuật của hệ thống điều khiển cửa. 85
Bảng 3.34. Các hỏng hóc th ường gặp của hệ thống điều khiển cửa. 86
vi
DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1. Ôtô Hyundai Grace. 2
Hình 1.2. Sơ đồ mạng dây điện 5
Hình 1.3. Thiết bị kiểu điện từ đo d òng điện nạp ắc qui 8
Hình 1.4. Thiết bị kiểu từ điện đo d òng điện nạp ắc qui 9
Hình 1.5. Thiết bị đo áp suất dầu bôi trơn trong hệ thống bôi trơn động cơ loại rung nhiệt
điện 9
Hình 1.6. Thiết bị đo áp suất dầu bôi tr ơn trong hệ thống bôi trơn động cơ ôtô loại từ
điện 10
Hình 1.7. Mạch cảnh báo sự cố áp suất dầu bôi tr ơn. 11
Hình 1.8. Thiết bị đo nhiệt độ nước trong hệ thống làm mát động cơ loại rung nhiệt điện
12
Hình 1.9. Thiết bị đo nhiệt độ nước trong hệ thống làm mát động cơ loại từ điện 13
Hình 1.10. Sơ đồ báo sự cố nhiệt độ n ước làm mát 14
Hình 1.11. Thiết bị đo mức nhiên liệu loại điện từ 15
Hình 1.12. Thiết bị đo mức nhiên liệu loại từ điện. 16
Hình 1.13. Thiết bị đo mức nhiên liệu loại điện trở cùng với thanh lưỡng kim 17
Hình 1.14. Thiết bị đo mức nhiên liệu kết hợp đèn báo nguy nhiên liệu 17
Hình 1.15. Sơ đồ nguyên lý mạch điện của thiết bị đo mức nhiên liệu loại bán dẫn
18
Hình 1.16. Cơ cấu chỉ thị tốc độ kiểu cảm ứng 18
Hình 1.17. Cơ cấu đếm kiểu cơ khí 19
Hình 1.18. Thiết bị đo tốc độ kiểu điện tử 19
Hình 1.19. Nguyên lý đồng hồ tốc độ kiểu từ động 20
Hình 1.20. Đồng hồ quãng đường kiểu mô tơ xung 20
Hình 1.21. Nguyên lý m ạch đếm tần số. 21
Hình 1.22. Mô tơ gạt nước 22
Hình 1.23. Công tắc dạng cam 23
Hình 1.24. Mô tơ rửa kính. 23
Hình 1.25. Hệ thống nâng hạ cửa kính 24
Hình 2.1. Tháo cực âm ắc quy 28

Hình 2.2. Tháo đai ốc bắt vô lăng 28
Hình 2.3. Tháo cụm thu sóng Radio 29
Hình 2.4. Tháo các gi ắc cắm bảng táp lô 29
Hình 2.5. Bảng táp lô xe Hyundai 29
Hình 2.6. Thiết bị đo tốc độ động c ơ 30
vii
Hình 2.7. Đồng hồ tốc độ động cơ 30
Hình 2.8. Thiết bị đo tốc độ xe 31
Hình 2.9. Đầu nối cáp xoay với đồng hồ tốc độ ôtô 31
Hình 2.10. Đồng hồ tốc độ ôtô 31
Hình 2.11. Thiết bị đo mức nhiên liệu 32
Hình 2.12. Các giắc cắm bảng táp lô 32
Hình 2.13. Kiểm tra đồng hồ nhiên liệu. 33
Hình 2.14. Kiểm tra bộ cảm biến 33
Hình 2.15. Đo điện áp đầu vào đồng hồ nhiên liệu 34
Hình 2.16. Thiết bị đo nhệt độ nước làm mát. 34
Hình 2.17. Kiểm tra cuộn dây trong đồng hồ nhiệt độ n ước làm mát 35
Hình 2.18. Sơ đồ kiểm tra sự hiển thị của đồng hồ đo nhiệt độ n ước làm mát. 36
Hình 2.19. Kiểm tra điện trở của cảm biến nhiệt độ n ước làm mát 36
Hình 2.20. Kiểm tra đầu đo cảm biến nhiệt độ n ước làm mát 36
Hình 2.21. Các bóng đèn báo bảng táp lô 37
Hình 2.22. Kiểm tra bóng đèn báo. 37
Hình 2.23. Gắn các giắc nối bảng táp lô 37
Hình 2.24. Mạch gạt nước hai chế độ. 38
Hình 2.25. Mô tơ bơm nước rửa kính 39
Hình 2.26. Kiểm tra mô tơ bơm nước. 39
Hình 2.27. Kiểm tra hệ thống gạt n ước và bơm nước rửa kính trước 40
Hình 2.28. Kiểm tra gạt nước và bơm nước sau. 40
Hình 2.29. Các giắc cắm hệ thống nâng hạ kính. 41
Hình 2.30. Rơ le nâng h ạ kính. 41

Hình 2.31. Kiểm tra công tắc nâng hạ kính. 41
Hình 2.32. Kiểm tra thông mạch hệ thống nâng hạ kín h 41
Hình 2.33. Kiểm tra mô tơ nâng hạ kính. 42
Hình 2.34. Đo điện áp nguồn đến mô t ơ nâng hạ kính 42
Hình 2.35. Đo điện áp đến cầu chì hệ thống nâng hạ kính. 42
Hình 2.36. Vị trí hệ thống điều khiển cửa 43
Hình 2.37. Giắc cắm hệ thống điều khiển cửa. 43
Hình 2.38. Tháo mô t ơ điều khiển cửa. 43
Hình 2.39. Đo điện áp đến mô tơ điều khiển. 44
Hình 2.40. Kiểm tra tiếp điểm 44
Hình 3.1. Bản vẽ bảng táp lô ôtô Hyundai Grace 47
Hình 3.2. Bản vẽ các giắc cắm mặt sau bảng táp lô. 47
viii
Hình 3.3 Bản vẽ đồng hồ tốc độ ôtô của h ãng Hyundai 52
Hình 3.4. Bản vẽ mạch điện đồng hồ tốc độ động c ơ. 56
Hình 3.5. Bản vẽ mạch điện đồng hồ báo mức nhi ên liệu. 58
Hình 3.6. Bản vẽ bộ cảm biến mức nhi ên liệu 59
Hình 3.7. Bản vẽ thang đo của đồng hồ đo nhi ên liệu. 60
Hình 3.8. Bản vẽ mạch điện đồng hồ báo nhiệt độ n ước làm mát 62
Hình 3.9. Bản vẽ thang đo của đồng hồ nhiệt độ n ước làm mát 63
Hình 3.10. Bản vẽ mạch đèn báo đóng, mở cửa. 66
Hình 3.11. Bản vẽ mạch đèn báo sự cố dầu bôi trơn 66
Hình 3.12. Bản vẽ mạch điện đèn báo nạp 67
Hình 3.13. Dụng cụ đo mức nhiên liệu kết hợp đèn báo giới hạn nhiên liệu 68
Hình 3.14. Bản vẽ mạch báo giới hạn mứ c nhiên liệu 68
Hình 3.15. Bản vẽ mạch điện đèn báo đỗ 69
Hình 3.16. Bản vẽ mạch điện đèn báo sấy 69
Hình 3.17. Bản vẽ mạch đèn báo xy nhan 70
Hình 3.18. Bản vẽ mạch điện đèn báo pha 70
Hình 3.19. Bản vẽ mạch đèn soi bảng táp lô. 71

Hình 3.20. Bản vẽ cần gạt nước và lỗ phun nước trước 73
Hình 3.21. Bản vẽ cần gạt nước và lỗ phun nước sau 74
Hình 3.22. Bản vẽ mạch điện hệ thống gạt n ước và bơm nước rửa kính trước 75
Hình 3.23. Bản vẽ kết cấu mô tơ gạt kính trước 76
Hình 3.24. Bản vẽ mạch điện hệ thống gạt n ước và bơm nước sau 76
Hình 3.25. Vị trí hệ thống gạt nước và bơm nước sau 77
Hình 3.26. Kết cấu hệ thống nâng hạ 81
Hình 3.27. Bản vẽ vị trí hệ thống nâng hạ kính trong cửa ôtô. 81
Hình 3.28. Bản vẽ mạch điện hệ thống nâng hạ kính. 82
Hình 3.29. Kết cấu hệ thống điều khiển cửa 84
Hình 3.30. Bản vẽ mạch điện hệ thống điều khiển cửa 84
1
LỜI NÓI ĐẦU
Hiện nay trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng, ngành công nghiệp
ôtô đã phát triển mạnh mẽ, các thành tựu khoa học tiên tiến nhất được áp dụng vào
việc chế tạo và sản xuất ôtô nhằm nâng cao tính năng s ử dụng, độ tin cậy và tính
tiện nghi, kinh tế của ôtô. Chính vì vậy mà ngành công ngh ệ ôtô không ngừng phát
triển và đổi mới công nghệ, để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của người sử dụng.
Trước tình hình đó đòi hỏi phải có đội ngũ cán bộ khoa học, kỹ thuật có trình độ cao
để đáp ứng cho nhu cầu phát triển của ngành.
Nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, Khoa cơ khí cùng Bộ môn Kỹ thuật Ôtô đã
tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên làm quen với công việc thực tế, đồng thời vận
dụng kiến thức đã học tại trường vào công việc cụ thể, để khi ra trường tiếp nhận công
việc mới đỡ bỡ ngỡ. Sau khi tìm hiểu, em được Bộ môn giao thực hiện đồ án tốt nghiệp
có tên: “Nghiên cứu, phục hồi và lập hồ sơ kỹ thuật hệ thống thông tin – tín hiệu
và điều khiển trên ôtô Hyundai Grace t ại xưởng Bộ môn Kỹ thuật Ôtô”.
Nội dung đề tài bao gồm:
1. Tổng quan về ôtô Hyundai Grace.
2. Khảo sát, phục hồi hệ thống thông tin – tín hiệu và điều khiển.
3. Lập hồ sơ kỹ thuật hệ thống.

4. Kết luận và đề xuất ý kiến.
Trong quá trình thực hiện đề tài em đã hết sức cố gắng với mong muốn thực hiện
tất cả nội dung nghiên cứu nhưng do thời gian và khả năng bản thân có hạn nên chỉ
hoàn thành các nội dung cơ bản và không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong Quý
thầy cô chỉ bảo, các bạn góp ý để đề tài được bổ sung hoàn thiện hơn.
Cuối cùng cho em xin đư ợc gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy hướng dẫn
TS Lê Bá Khang, thầy Trần Ngọc Anh và các thầy trong Bộ môn Kỹ thuật Ôtô đã
tạo điều kiện hướng dẫn, chỉ bảo cho em trong quá tr ình thực hiện đề tài.
Sinh viên thực hiện
Bùi Ngọc Bảo
2
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ ÔTÔ HYUNDAI GRACE.
1.1. Giới thiệu chung.
Ô tô Hyundai du lịch 12 chỗ được nhà trường điều động từ viện chế tạo tàu
thủy về bộ môn từ tháng 9 năm 2009. Ô tô không ho ạt động được vì hư hỏng từ lâu
từ tháng 10 năm 2006.
Hình 1.1. Ôtô Hyundai Grace.
1.2. Thông số kỹ thuật của ôtô.
Bảng1.1. Thông số kỹ thuật của ôtô Hyundai Grace.
Tổng quan ô tô Hyundai 12 chỗ
Loại phương tiện (Type) : Ô tô khách
Màu sơn (Colour) : Xám
Nhãn hiệu (Tark) : Hyundai
Số loại (Model code) : Grace
Số máy (Engine number)
D4BXT - 058825
Số khung (Chassis number)
KMEFD37XPIU - 020910
Năm, nơi sản xuất

1988, Hàn Quốc
Công thức bánh xe (Wheel fomula)
4 x 2
Vết bánh trước/sau (Front/Rear track)
1445/1380 (mm)
Kích thước bao (Overall dimension)
- Dài (Lenght) 4740 (mm)
- Rộng (Width) 1690 (mm)
- Cao (Height) 1960 (mm)
Chiều dài cơ sở (Wheel base)
Trục I – II (axle I – II) 2440 (mm)
Tự trọng (Werb weight)
1710 (kg)
+ Trục I (First axle) : 101 (kg)
+ Trục II (Second axle):700 (kg)
3
Kiểu động cơ (Engine model)
D4BX
Loại nhiên liệu (Fuel use)
Đi-ê-zen (Diesel)
Dung tích động cơ (Engine displacement)
2476 (cm
3
)
Công suất cực đại/vòng quay
(Max ponur/Revolution speed)
73 Hp/4200 (vòng/phút)
Hệ thống lái (Steering system)
Cơ khí
Hệ thống phanh (Brahing system)

Thủy lực, trợ lực chân không
1.3. Các bộ phận chủ yếu của ôtô.
1.3.1. Động cơ.
Động cơ tại xưởng thực tập bộ môn kỹ thuật ôtô là động cơ diesel do hãng
Missubisi sản xuất được hãng Hyundai mua v ề lắp trên ôtô Hyundai Grace.
Trên động cơ lắp trên xe du lịch có các bộ phận và hệ thống cơ bản sau :
 Bộ khung động cơ.
 Hệ thống truyền lực.
 Hệ thống trao đổi khí.
 Hệ thống nhiên liệu.
 Hệ thống bôi trơn.
 Hệ thống làm mát.
 Hệ thống khởi động.
1.3.2. Các hệ thống trên ôtô Hyundai Grace .
Ôtô Hyundai Grace có đầy đủ các hệ thống phục vụ:
1. Hệ thống truyền lực: loại một cầu chủ động (cầu sau chủ động), động cơ
nằm trước.
 Ly hợp: ly hợp sử dụng trên ôtô Hyundai Grace là lo ại ly hợp ma sát, trợ
lực thủy lực.
 Hộp số: Hộp số được sử dụng trên ôtô Hyundai Grace t ại xưởng là hộp số
cơ khí (số sàn) 4 số tiến và 1 số lùi
 Truyền động các đăng.
 Truyền lực chính và vi sai.
 Truyền động đến các bánh chủ động.
2. Hệ thống phanh: ôtô Huyndai Grace s ử dụng hệ thống phanh thủy lực trợ
lực chân không. Bánh trư ớc sử dụng cơ cấu phanh đĩa, bánh sau sử dụng cơ cấu
phanh tang trống.
4
3. Hệ thống treo:
 Hệ thống treo trước: Hệ thống treo trước của ôtô Hyundai Grace là h ệ thống

treo độc lập loại hai đòn ngang không bằng nhau với bộ phận đàn hồi là
thanh xoắn và giảm chấn thủy lực.
 Hệ thống treo sau: hệ thống treo sau ôtô Hyundai Grace l à hệ thống treo
phụ thuộc loại nhíp lá.
4. Hệ thống lái: hệ thống lái được sử dụng trên ôtô Hyundai Grace là h ệ thống
lái cơ khí kiểu thanh răng - bánh răng.
1.3.3. Khái quát về hệ thống điện trên ôtô Hyundai Grace.
Trên ôtô Hyundai Grace g ồm các hệ thống điện sau:
1. Hệ thống khởi động (starting system) : bao gồm ắc quy; máy khởi động điện
(starting motor), các relay đi ều khiển và relay bảo vệ khởi động và hệ thống xông
máy (glow system).
2. Hệ thống cung cấp điện (charging system) : gồm ắc quy, máy phát điện
(alternators), bộ tiết chế (voltage regulator), các relay và đèn báo n ạp.
3. Hệ thống chiếu ánh sáng và tín hi ệu (lighting and signal system) : gồm các
đèn chiếu sáng, các đèn tín hi ệu, còi, các công tắc và các relay.
4. Hệ thống đo đạc và kiểm tra (ganging system): chủ yếu là các đồng hồ báo
trên táp lô và các đèn báo g ồm có: đồng hồ tốc độ động cơ (tachometer), đ ồng hồ đo
tốc độ xe (speedometer), đ ồng hồ đo nhiên liệu và nhiệt độ nước.
5. Hệ thống điều hòa nhiệt độ (air conditioning system) : bao gồm máy nén
(compressor), giàn nóng (condenser), l ọc ga (dryer), van tiết lưu (expansion valve),
giàn lạnh (evaporator) và các chi ti ết điều khiển như relay, thermostat, h ộp điều
khiển, công tắc A/C.
6. Các hệ thống phụ:
 Hệ thống gạt nước và bơm nước rửa kính (wiper and washer system).
 Hệ thống điều khiển cửa (door lock control system).
 Hệ thống nâng hạ kính (power window system).
Nguồn điện trên ôtô Hyundai Grace.
Nguồn điện trên ôtô là nguồn điện một chiều được cung cấp bởi ắc quy, nếu
động cơ chưa làm việc, hoặc bởi máy phát điện nếu động cơ đã làm việc.
Các thiết bị bảo vệ và điều khiển trung gian.

Các phụ tải điện trên xe hầu hết đều được mắc qua cầu chì. Tùy theo tải, cầu chì
có giá trị thay đổi từ 5  30A. Dây chảy (fusible link) là những cầu chì lớn hơn 40A
được mắc ở các mạch chính của phụ tải điện lớn hoặc chung cho các cầu chì cùng
nhóm làm việc thường có giá trị vào khoảng 40  120A.
5
Để các phụ tải điện làm việc, mạch điện nối với phụ tải phải kín. Thông thường,
phải có các công tắc đóng mở trên mạch. Công tắc trong mạch điện xe hơi có nhiều
dạng: thường đóng (normally closed), thư ờng mở (normally opened) hoặc phối hợp
(changeover switch) có thể tác động để thay đổi trạng thái đóng mở (ON - OFF) bằng
cách nhấn, xoay, mở bằng chìa khóa. Trạng thái của công tắc cũng có thể thay đổi
bằng các yếu tố như: áp suất, nhiệt độ…
Hệ thống điện ôtô Hyundai Grace có th ể chia thành 2 nhóm l ớn sau:
Hệ thống điện động cơ gồm:
 Hệ thống cung cấp điện ( Acqui, máy phát đi ện).
 Hệ thống khởi động.
 Hệ thống điều khiển động cơ.
Hệ thống điện thân xe gồm:
 Hệ thống chiếu sáng và tín hiệu.
 Hệ thống đo đạc và kiểm tra.
 Hệ thống điều khiển ôtô.
 Hệ thống điều hòa nhiệt độ.
 Các hệ thống phụ.
Sơ đồ mạng dây điện được sử dụng trên ôtô.
Hình 1.2. Sơ đồ mạng dây điện
6
1.4. Cơ sở lý thuyết hệ thống thông tin, tín hi ệu và điều khiển trên ôtô.
1.4.1. Hệ thống thông tin, tín hiệu của ôtô.
1.4.1.1. Nhiệm vụ và đặc điểm chung.
Hệ thống thông tin bao gồm các thiết bị chỉ thị làm nhiệm vụ cung cấp thông
tin về trạng thái làm việc của các hệ thống chính trên ôtô như t ốc độ chuyển động

của xe, tốc độ quay của trục khuỷu động cơ, áp suất dầu bôi trơn, dòng điện nạp cho
ắc qui, nhiệt độ nước làm mát, mức nhiên liệu trong thùng… Các thông tin này
được chỉ báo qua góc quay của kim đồng hồ chỉ thị, bằng chỉ thị số hoặc bằng ánh
sáng của các đèn màu. Người ta phân biệt ra hai loại thông tin: thông tin v ề trạng
thái hoạt động bình thường và thông tin về trạng thái làm việc giới hạn của hệ thống
được theo dõi. Loại thông tin thứ hai thường sử dụng các đèn màu đỏ để cảnh báo
trạng thái nguy hiểm, yêu cầu người lái xe phải chú ý và xử lý ngay.
Trong quá trình điều khiển xe, người lái cần phải quan sát nhận biết được các
thông tin về trạng thái làm việc của xe một cách nhanh chóng mà không ảnh hưởng
tới quan sát và xử lý các tình huống xảy ra trên đường, vì vậy các bộ phận chỉ báo
như đồng hồ chỉ thị, màn hình tinh thể lỏng, đèn mầu được bố trí trong bảng điều
khiển đặt ngay phía trước mặt người lái. Vị trí bố trí của mọi đồng hồ chỉ thị, đèn
báo ở trên bảng điều khiển này tuỳ thuộc vào mức độ quan trọng của các thông tin
mà chúng cung cấp cho người điều khiển.
Bảng 1.2. Một số thông số mà hệ thống thông tin cung cấp cho người vận hành
Thông số
Đối tượng theo dõi
Mục đích thông số
Dạng hiển thị
thông tin
Dòng điện
Các trang bị điện
Xác định sự cố của
các mạch điện, mức
độ phóng nạp của
ắc qui, khả năng
làm việc của máy
phát
- Đồng hồ chỉ
thị

- Đèn báo nạp
điện
Điện áp
Các trang bị điện
Xác định sự cố
trong mạch điện,
trạng thái tích điện
của ắc qui, khả
năng làm việc của
máy phát và bộ điều
chỉnh điện
- Đồng hồ chỉ
thị
- Đèn báo tín
hiệu nguy hiểm
7
Kích thước
tuyến tính
(chiều dầy,
khe hở)
Hệ thống phanh
Xác định độ mòn
của má phanh, kiểm
tra khe hở giữa má
phanh và trống
phanh
- Đèn báo tín
hiệu nguy hiểm
Tốc độ
chuyển

động(tịnh
tiến hoặc
quay)
Động cơ, ôtô
Tốc độ quay của
trục động cơ, tốc độ
chuyển động của
ôtô, quãng đường
chuyển động của xe
- Đồng hồ chỉ
thị
Áp suất
Hệ thống bôi trơn động
cơ, hệ thống phanh thuỷ
lực hoặc khí nén, hệ
thống cung cấp nhiên
liệu, áp suất khí trong
lốp xe
Theo dõi trạng thái
làm việc của hệ
thống
- Đồng hồ chỉ
thị
- Đèn báo nguy
hiểm
Độ chân
không
Hệ thống nạp của động
cơ, hệ thống cung cấp
nhiên liệu, các hệ thống

trợ lực kiểu chân không
Theo dõi trạng thái
làm việc của hệ
thống chân không
- Đồng hồ chỉ
thị
Mức (lượng
chất lỏng)
Thùng nhiên liệu, đáy
chứa dầu bôi trơn động
cơ, hộp số,cầu chủ động
của ôtô, hệ thống phanh,
hệ thống làm mát
Xác định mức chất
lỏng còn trong
thùng chứa, đáy dầu
của hệ thống
- Đồng hồ chỉ
thị
- Đèn báo mức
giới hạn
Nhiệt độ
Hệ thống làm mát động
cơ,nhiệt độ dầu bôi trơn
động cơ, hộp số, cầu
chủ động của xe, hệ
thống điều hoà nhiệt độ
của xe
Theo dõi trạng thái
làm việc của hệ

thống
- Đồng hồ chỉ
thị
- Đèn báo sự cố
Thời gian
Thời gian vận hành của
động cơ, ôtô; thời gian
hiện thời
Xác định thời gian
làm việc của hệ
thống; theo dõi thời
gian hiện thời
- Đồng hồ chỉ
thị
8
Nguyên lý làm việc của các thiết bị trong hệ thống thông tin là đo lư ờng từ xa
các đại lượng có bản chất vật lý mà đa số trong chúng, không ph ải là điện, bằng các
phương pháp mạch điện. Phương pháp mạch điện dùng trong đo lư ờng có các ưu
điểm chính như: quán tính h ệ thống đo nhỏ, có thể đo từ xa, đơn giản và an toàn
trong quá trình truyền dẫn tín hiệu, có khả năng đồng hồ hoá các mạch, cơ cấu đo
các đại lượng vật lý khác nhau.
Các thành phần chính của một thiết bị trong hệ thống thông tin của ôtô gồm
có: các cảm biến đo lường, mạch truyền dẫn tín hiệu, bộ phận chỉ thị.
Cảm biến là bộ phận tiếp nhận các thông tin về trạng thái của đại lượng cần đo
và biến đổi các thông tin này thành các tín hi ệu điện. Cảm biến gồm hai thành phần
chức năng: phần tử nhạy cảm và mạch chuyển đổi.
1.4.1.2. Thông tin v ề dòng điện và điện áp.
Thông số dòng điện và điện áp sử dụng để kiểm tra chế độ làm việc của máy
phát, bộ điều chỉnh điện, khả năng phóng nạp điện của ắc qui. Dụng cụ chỉ báo
dòng điện (còn gọi là đồng hồ báo dòng điện nạp) được mắc giữa ắc qui và máy

phát. Để chỉ báo được cả hai trạng thái phóng và nạp của ắc qui, vạch 0 của đồng hồ
chỉ thị được bố trí ở giữa thang đo.
Theo nguyên lý biến đổi năng lượng trong mạch đo, dụng cụ này được phân
chia thành hai kiểu: kiểu điện từ và kiểu từ điện.
Hình 1.3. Thiết bị kiểu điện từ đo dòng điện nạp ắc qui
1,3.Thanh dẫn. 2.Kim chỉ thị. 4.Nam châm. 5, 7.Giá đỡ. 6.Lõi thép. 8.Ổ trục
Khi không có dòng điện đi qua thanh dẫn l, lõi thép 6 (mà nó g ắn liền với kim
chỉ thị 2) chỉ chịu tác dụng của lực từ trường của nam châm vĩnh cửu đặt cố định 4,
kim chỉ thị lúc này chỉ số 0. Khi có dòng điện đi qua thanh dẫn l , xung quanh thanh
dẫn sẽ xuất hiện từ trường riêng, lực từ trường riêng do dòng điện đi qua trong
thanh sinh ra có phương vuông góc v ới lực từ trường của nam châm 4. Do tương tác
của hai lực từ trường lõi thép 6 cùng kim ch ỉ thị 2 sẽ quay di một góc để đạt tới vị
trí cân bằng mới.
9
Hình 1.4. Thiết bị kiểu từ điện đo dòng điện nạp ắc qui
a.Loại nam châm quay. 1.Điện trở. 2.Nam châm cố định. 3.Khung chất dẻo. 4.Đai chắn từ.
5.Cuộn dây. 6.Đĩa nam châm. 7.Kim đồng hồ. 8.Cần hạn chế hành trình kim. 9.Rãnh cong.
b.Loại nam châm cố định: 1.Kim đồng hồ. 2.Thanh thép. 3.Thanh d ẫn.
Trên một số xe còn sử dụng dụng cụ vôn-ampe để đo kết hợp cả dòng điện và
điện áp - đồng hồ vôn - ampe (hình 1.4). Dụng cụ này có hai thang đo: một thang đo
dòng điện và một thang đo điện áp. Việc chuyển đổi chế độ đo được thực hiện nhờ
bộ chuyển mạch. Bình thường bộ chuyển mạch ở trạng thái đo dòng điện (trạng thái
như trên hình vẽ 1.4.a), ki đó điện trở 1 được nối song song với đồng hồ chỉ thị. Khi
bộ chuyển mạch chuyển sang vị trí đo điện áp, lúc này điện trở phụ được nối nối
tiếp với điện trở đo của đồng hồ CT. Điện trở 1 có tác dụng khử ảnh hưởng của
nhiệt độ khi dụng cụ làm việc ở chế độ đo dòng điện.
1.4.1.3. Thông tin v ề áp suất dầu bôi trơn động cơ.
Trên các loại ôtô hiện đại, dầu bôi trơn trong hệ thống bôi trơn động cơ ôtô
được thực hiện tuần hoàn dưới một áp suất nhất định. Vì vậy trên bảng đồng hồ có
lắp đồng hồ chỉ báo của dụng cụ đo áp suất dầu trong hệ thống bôi trơn động cơ ôtô.

Trên ôtô thường dùng hai loại thiết bị đo áp suất dầu: loại rung nhiệt điện và loại từ điện.
 Thiết bị đo áp suất dầu loại rung nhiệt điện.
Hình 1.5. Thiết bị đo áp suất dầu bôi trơn trong hệ thống bôi trơn động cơ loại rung nhiệt điện.
1.Thanh lưỡng kim của bộ chỉ thị. 2.Cuộn dây của bộ chỉ thị. 3.Mặt đồng hồ chỉ thị.
4.Kim chỉ thị. 5.Điện trở phụ. 6.Vỏ bộ cảm biến. 7.Màng đồng thau. 8.Lá thép.
9.Tiếp điểm động. 10.Tiếp điểm cố định. 11.Thanh lưỡng kim bộ cảm biến. 12.Cuộn
dây bộ cảm biến. 13.Cọc đấu dây bộ cảm biến. 14.Nắp đậy. 15.Khoá điện. 16.Ắc quy.
10
Khi công tắc khởi động 15 đóng, sẽ có dòng điện chạy qua cuộn dây 12 của bộ
cảm biến và cuộn dây 2 của bộ chỉ thị từ ắc quy 16 theo mạch: Cực dương (+) của
ắc quy → công tắc khởi động 15 → cuộn dây 2 của bộ chỉ thị → điện trở phụ 5 →
cuộn dây 12 của bộ cảm biến → cặp tiếp điểm thường đóng 9-10 → mát → cực âm
(-) của ắc quy. Dưới tác dụng nhiệt của dòng điện làm cho hai thanh lư ỡng kim
nóng lên. Tần số rung và thời gian đóng của cặp tiếp điểm 9-10 của bộ cảm biến
phụ thuộc vào áp suất dầu trong hệ thống bôi trơn động cơ ôtô. Trong trư ờng hợp
khi áp suất tăng, màng đồng 7 bị uốn cong, đẩy vào lá thép 8 làm cong thanh lư ỡng
kim 11, làm tăng l ực ép lên cặp tiếp điểm 9-10 dẫn đến thời gian đóng của chúng
tăng lên, và giá trị trung bình của dòng điện trong mạch cũng tăng lên. Thanh lưỡng
kim 1 trong bộ chỉ thị bị đốt nóng mạnh hơn sang phía bên ph ải (tương ứng với trị
số áp suất cao) trên mặt số 3 của bộ chỉ thị. Và ngược lại, khi áp suất dầu bôi trơn
giảm, thanh lưỡng kim 11 của bộ cảm biến trở về vị trí ban đầu, làm giảm thời gian
đóng của cặp tiếp điểm 9-10, giảm giá trị trung bình của dòng điện chạy trong mạch.
Thanh lưỡng kim 1 bị nguội dần và kéo kim chỉ thị 4 về phía bên trái ứng với chỉ số
áp suất thấp.
 Thiết bị đo áp suất dầu loại từ điện.
Hình 1.6. Thiết bị đo áp suất dầu bôi trơn trong hệ thống bôi trơn động cơ ôtô loại từ điện
1.Màng ngăn dập gợn sóng. 2.Vỏ. 3.Biến trở. 4,5,6.Các cuộn dây. 7.Điện trở bù nhiệt.
8.Khoá điện. 9.Ắc quy.
Khi đóng công tắc khởi động 8, trong các cuôn dây 4, 5, 6 có dòng ch ạy qua,
chiều của dòng điện theo chiều mũi tên trên hình 1.6. Trị số dòng điện trong các

cuộn dây và từ thông do nó sinh ra ph ụ thuộc vào vị trí của con trượt của chiết áp bộ
cảm biến, cũng chính là trị số áp suất dầu trong hệ thống bôi trơn động cơ ôtô. Nếu
áp suất dầu trong hệ thống bôi trơn bằng 0, trị số điện trở của biến trở đạt giá trị cực
đại, cường độ dòng điện trong cuôn dây 4 đạt giá trị cực đại, còn cường độ dòng
11
điện trong các cuộn dây 5, 6 đạt giá trị cực tiểu. Trong trường hợp này, từ thông
sinh ra trong các cu ộn dây quá nhỏ, nam châm đĩa trên đó có gắn kim chỉ thị dưới
tác dụng của từ trường sinh ra trong cuộn dây 4 chỉ ở vị trí 0.
Khi áp suất dầu trong hệ thống bôi trơn tăng lên, đi ện trở của biến trở trong bộ
cảm biến giảm dần xuống, cường độ dòng điện trong cuộn dây 4 giảm dần xuống
(giảm xuống bằng 0 với áp suất bằng 10 kG/cm
2
) và dòng điện trong các cuộn dây 5,
6 tăng lên. Từ thông sinh ra trong các cu ộn dây 4 và 6 khử nhau. Từ thông sinh ra
trong cuộn dây 5 tác dụng tương hỗ với từ thông của đĩa nam châm có gắn kim chỉ
thị làm cho kim chỉ trị số áp suất tương ứng.
Trong quá trình làm vi ệc, nếu áp suất dầu bôi trơn động cơ giảm xuống thấp
quá giới hạn cho phép (do sự cố hệ thống, do thiếu hoặc hết dầu) sẽ làm cho động
cơ bị bó kẹt gây ra hư hỏng. Thiết bị báo sự cố áp suất dầu cảnh báo cho người lái
xe về tình trạng nguy hiểm về áp suất dầu bôi trơn.
Hình 1.7. Mạch cảnh báo sự cố áp suất dầu bôi trơn.
1.Vỏ bộ cảm biến. 2.Màng đàn hồi. 3,4.Cặp tiếp điểm. 5.Cần tiếp điểm. 6.Đầu nối dây
bộ cảm biến. 7.Đèn báo. 8.Công t ắc khoá. 9.Ắc quy.
Khi động cơ làm việc bình thường, áp suất dầu tác dụng làm uốn cong màng
đàn hồi 2, các tiếp điểm 3 và 4 bị tách ra. Lúc này mạch của đèn báo sự cố bị ngắt,
đèn báo 7 không sáng . Trường hợp áp suất dầu giảm thấp quá mức cho phép áp lực
của dầu tác dụng lên màng đàn hồi trở nên quá bé, màng đàn h ồi phẳng ra, tiếp điểm
3 và 4 được tiếp xúc với nhau, đèn báo nguy khi đó sẽ sáng (màu đỏ).
12
1.4.1.4. Thông tin v ề nhiệt độ nước làm mát.

Đồng hồ đo nhiệt độ nước thường được lắp bên trái trên bảng đồng hồ, dùng
để theo dõi, kiểm tra nhiệt độ của nước trong hệ thống làm mát động cơ. Toàn bộ cơ
cấu của dụng cụ đo nhiệt độ nước làm mát gồm hai phần: Bộ cảm biến nhiệt độ và
đồng hồ chỉ thị. Bộ cảm biến nhiệt độ được lắp vào trong khoang nư ớc làm mát
động cơ ở nắp động cơ, còn đồng hồ chỉ thị được bố trí trên bảng đồng hồ.
Bộ cảm biến nhiệt độ làm nhiệm vụ biến đổi tương đương sự thay đổi nhiệt độ
nước làm mát động cơ thành sự thay đổi các tín hiệu điện hoặc thông số mạch điện
của đồng hồ chỉ thị.
Đồng hồ chỉ thị là bộ phận báo nhiệt độ nước làm mát động cơ tương ứng với
sự thay đổi của tín hiệu điện hoặc thông số mạch điện từ bộ cảm biến truyền đến.
Thang đo của đồng hồ chỉ thị chia theo đơn vị
o
C.
Trên ôtô thường dùng hai loại dụng cụ đo nhiệt độ: loại rung nhiệt điện và loại từ điện.
 Thiết bị đo nhiệt độ loại rung nhiệt điện.
Hình 1.8. Thiết bị đo nhiệt độ nước trong hệ thống làm mát động cơ loại rung nhiệt điện
1.Tiếp điểm cố định. 2.Tiếp điểm động. 3.Thanh lưỡng kim bộ cảm biến. 4.Cuộn dây bộ cảm
biến. 5.Ống đồng thau. 6.Vỏ bộ cảm biến. 7.Cọc đấu dây bộ cảm biến. 8.Điện trở phụ.
9.Cuộn dây bộ chỉ thị. 10,15. Cọc đấu dây bộ chỉ thị. 11.Thanh lưỡng kim bộ chỉ thị. 12.Kim
chỉ thị. 13.Vỏ bộ chỉ thị. 14.Thang đo đồng hồ chỉ thị. 16.Khoá khởi động. 17.Ắc quy.
Khi đóng công tắc khởi động 16, sẽ có dòng điện đi qua cuộn dây 4 (của bộ
cảm biến) và cuộn dây 9 từ nguồn Ắc quy 17 theo mạch: cực dương (+) của ắc quy
→ tiếp điểm củ công tắc khởi động 16 → cuộn dây 9 → điện trở phụ 8 → cuộn dây
4 → cặp tiếp điểm thường đóng 2 và 1 → mát → c ực âm ắc quy. Thanh lưỡng kim
3 của bộ cảm biến bị đốt nóng lên, bị uốn cong làm cho cặp tiếp điểm 2-1 hở ra,
dòng điện trong mạch bằng 0. Khi không có dòng điện trong mạch, thanh lưỡng kim
13
bị nguội dần dẫn đến cặp tiếp điểm 2-1 lại đóng lại, thanh lưỡng kim lại được đốt
nóng…, quá trình trên di ễn ra lặp đi lặp lại như vậy làm cho tiếp điểm động 2 của
bộ cảm biến rung với một tần số nhất định (trong khoảng 50-100 lần/phút tuỳ thuộc

vào nhiệt độ của nước làm mát động cơ ôtô). Tần số rung và thời gian đóng của cặp
tiếp điểm 2-1 phụ thuộc vào nhiệt độ của nước làm mát. Khi nhiệt độ của nước càng
giảm, thời gian làm cho thanh lư ỡng kim 3 nguội nhanh hơn, kết quả làm cho tần số
rung, thời gian đóng của cặp tiếp điểm 2-1 và giá trị trung bình của dòng điện chạy
trong mạch tăng theo. Khi đó thanh lư ỡng kim 11 của bộ chỉ thị bị đốt nóng nhanh
hơn, nó bị uốn cong mạnh hơn và kim chỉ thị 12 liên động cơ khí với nó sẽ chỉ về
phía nhiệt độ thấp trên thang đo của đồng hồ chỉ thị. Khi nhiệt độ của nước làm mát
tăng lên, tần số rung và thời gian đóng cặp tiếp điểm 2-1 giảm xuống, giá trị trung
bình của dòng điện chạy trong mạch cũng giảm xuống, kết quả làm cho thanh lưỡng
kim 11 của bộ chỉ thị bị đốt nóng ít hơn và kim đ ồng hồ chỉ về phía nhiệt độ cao
trên thang đo 14 của đồng hồ chỉ thị.
 Thiết bị đo nhiệt độ loại từ điện.
Hình 1.9. Thiết bị đo nhiệt độ nước trong hệ thống làm mát động cơ loại từ điện
1.Kim chỉ thị. 2,3,4.Cuộn dây cố định. 5.Nam châm vĩnh cữu hình đĩa. 6.Nam châm vĩnh cữu.
7.Ống chắn từ. 8.Điện trở bù nhiệt. 9.Vỏ. 10.Điện trở nhiệt. 11.Khoá khởi động. 12.ắc quy.
Khi đóng công tắc khởi động 11, sẽ có dòng điện chạy trong hai mạch nhánh
song song của điện tỉ kế, chiều của dòng điện trong hai mạch nhánh là chiều mũi tên
trên hình vẽ 1.9. Vì cường độ dòng điện trong các cuộn dây 3 và 4 không đ ổi cho
nên từ thông do chúng sinh ra h ầu như không thay đ ổi. Còn cường độ dòng điện
14
trong cuộn dây 2 thì ngược lại, nó thay đổi phụ thuộc vào trị số điện trở của điện trở
nhiệt 10 tức là phụ thuộc vào nhiệt độ nước làm mát của động cơ. Cho nên từ thông
hợp thành của hai cuộn dây 2 và 4 phụ thuộc vào cường độ dòng điện chạy trong
cuộn dây 2, tức là phụ thuộc vào nhiệt độ của nước làm mát động cơ. Khi nhiệt độ
của nước làm mát giảm, ví dụ đến 40
o
C, trị số điện trở của điện trở nhiệt 10 tăng đột
biến, làm cho cường độ dòng điện trong cuộn dây 2 và từ thông do nó sinh ra gi ảm
đáng kể, cho nên lực làm cho nam châm 5 cùng với kim chỉ thị 1 quay được là do
tác dụng của từ thông hợp thành của hai cuộn dây 3 và 4 và kim c ủa điện tỉ kế chỉ ở

số 40
o
C.
Trên các xe du lịch và một số xe tải, trên bảng đồng hồ, ngoài đồng hồ chỉ báo
nhiệt độ của nước làm mát còn có đèn cảnh báo, báo cho ngư ời lái xe biết nhiệt độ
trong hệ thống làm mát động cơ ôtô tăng quá gi ới hạn cho phép.
Mạch báo nguy hiểm về nhiệt độ nước làm mát quá cao làm nhi ệm vụ cảnh
báo cho lái xe biết về trạng thái sự cố này. Trên hình 1.10 trình bày sơ đồ nguyên lý
của mạch cảnh báo sự cố của hệ thống làm mát động cơ ôtô. Bộ cảm biến của nó
giống như bộ cảm biến trong dụng cụ đo nhiệt độ nước làm mát loại rung nhiệt điện,
chỉ khác ở chỗ là cặp tiếp điểm không phải là thường đóng mà là thường mở. Bộ
cảm biến được lắp ở trên thùng chứa nước làm mát.
Hình 1.10. Sơ đồ báo sự cố nhiệt độ nước làm mát
1.Vít bắt dây. 2.Vòng đệm cao su làm kín. 3,6.V ỏ bộ cảm biến. 4.Thanh lưỡng kim.
5,7.Cặp tiếp điểm thường mở của bộ cảm biến. 8.Cần tiếp điểm. 9.Thanh nối. 10.Đèn
báo lắp trên bảng đồng hồ. 11.Khoá. 12.Ắc quy.
15
Khi nhiệt độ của nước trong hệ thống làm mát động cơ ôtô chưa vư ợt quá giới
hạn nguy hiểm, thanh lưỡng kim 4 chưa bị uốn cong, các tiếp điểm 5 và 7 chưa tiếp
xúc, mạch của đèn báo nguy 10 b ị hở, đèn không sáng. Khi nhi ệt độ nước trong
khoang lắp cảm biến vượt qua giới hạn cho phép (trị số nhiệt độ nguy hiểm trong
khoảng (92-109)
o
C, tuỳ từng loại xe), nhiệt truyền qua vỏ bọc 3 vào bên trong làm
thanh lưỡng kim 4 bị nóng và uốn cong lên, các tiếp điểm 5 đóng lại, mạch điện qua
đèn báo sự cố, thông qua tiếp điểm 5, được nối mát (khép kín mạch), đèn báo nguy
10 sẽ sáng màu đỏ.
1.4.1.5. Thông tin m ức nhiên liệu trong thùng.
Thiết bị đo mức nhiên liệu trong thùng chứa chỉ báo cho người lái xe biết một
cách định tính số lượng nhiên liệu còn trong thùng chứa. Trên ôtô thường dùng các

loại thiết bị đo mức nhiên liệu sau:
 Thiết bị đo mức nhiên liệu loại điện từ.
Hình 1.11. Thiết bị đo mức nhiên liệu loại điện từ
1,7.Cuộn dây. 2,8.Lõi từ. 3.Kim chỉ thị. 4.Mặt số đồng hồ chỉ thị. 5,6.Cọc đấu dây bộ
chỉ thị. 9.Đối trọng. 10.Trục. 11.Điện trở. 12.Cọc đấu dây bộ cảm biến. 13.Con trượt
bộ cảm biến. 14.Cần phao. 15.Phao. 16.Vỏ bộ cảm biến. 17.Ắc quy. 18.Phần ứng.
19.Khoá khởi động. 20.Tấm đế cách điện. 21.Vỏ bộ chỉ thị. 22.Bánh đà con.
Khi đóng công tắc khởi động 19, dòng điện từ ắc quy 17 sẽ chạy theo hai mạch:
+ Từ cực dương của ắc quy 17 → cuộn dây 1 của bộ chỉ thị → biến trở của bộ
cảm biến → mát → cực âm (-) của ắc quy.
+ Từ cực dương củaắc quy 17 → cuộn dây 7 của bộ chỉ thị→ mát → cực âm củaắc quy.
Khi nhiên liệu trong thùng chứa đổ đầy, vị trí của phao là cao nhất, trị số
điện trở trong mạch đạt cực đại, cường độ dòng điện trong cuộn dây 1 của bộ chỉ thị
16
nhỏ nhất, còn cường độ dòng điện trong cuộn dây 7 của bộ chỉ thị đạt giá trị cực đại.
Vì vậy lõi từ 8 sẽ kéo phần ứng 18 và quay kim ch ỉ thị 3 sang bên phải (vị trí mức
nhiên liệu cao nhất trên đồng hồ chỉ thị).
Trong quá trình xe ch ạy, lượng nhiên liệu tiêu thụ tăng dần lên, mức nhiên liệu
trong thùng chứa giảm xuống, phao hạ dần xuống làm cho con trư ợt 13 của biến trở
quay dần sang bên phải. Kết quả điện trở của biến trở trong mạch giảm dần, cường
độ dòng điện trong cuộn dây 1 tăng dần lên, còn cường độ dòng điện trong cuộn 7
giảm dần xuống. Lõi từ 2 sẽ kéo phần ứng 18 và kim chỉ thị 3 quay dần về phía bên
trái và chỉ ở vị trí 0 khi thùng rỗng. Bánh đà con 22 làm nhi ệm vụ khử độ rung của
kim chỉ thị 3.
 Thiết bị đo mức nhiên liệu loại từ điện.
Hình 1.12. Thiết bị đo mức nhiên liệu loại từ điện.
1.Điện trở phụ. 2.Khoá khởi động. 3.Ắc quy.
Nguyên lý làm việc của thiết bị đo mức nhiên liệu loại từ điện tương tự như thiết
bị đo áp suất dầu bôi trơn loại từ điện như đã trình bày ở mục 1.4.1.3. Chỉ khác ở chỗ là
trong bộ chỉ thị, điện tỉ kế có đấu thêm điện trở phụ 1 để hạn chế dòng điện trong các

cuộn dây của tỉ điện kế khi cắt biến trở của bộ cảm biến ra khỏi mạch.
17
 Thiết bị đo mức nhiên liệu loại điện trở cùng với thanh lưỡng kim.
Hình 1.13. Thiết bị đo mức nhiên liệu loại điện trở cùng với thanh lưỡng kim.
1.Ắc quy. 2.Bộ chỉ thị. 4.Điện trử phụ. 5.Bộ cảm biến.
Bộ cảm biến nhiệt độ làm nhiệm vụ biến đổi tương đương sự thay đổi nhiệt độ
nước làm mát động cơ thành sự thay đổi các tín hiệu điện hoặc thông số mạch điện
của đồng hồ chỉ thị. Điện trở thay đổi khi mức nhiên liệu trong thùng thay đ ổi.
Đồng hồ chỉ thị là bộ phận đo nhiệt độ nước làm mát động cơ tương ứng với
sự thay đổi của tín hiệu điện hoặc thông số mạch điện từ bộ cảm biến truyền đến.
Trên các ôtô hiện nay thường sử dụng loại bơm nhiên liệu dẫn động bằng điện.
Bơm này được bố trí ngâm ngay trong thùng nhiên li ệu của xe. Để đảm bảo an toàn
cho xe trong quá trình v ận hành người ta sử dụng dụng cụ chỉ báo kết hợp với tín
hiệu báo giới hạn về mức nhiên liệu trong thùng.
Hình 1.14. Thiết bị đo mức nhiên liệu kết hợp đèn báo nguy nhiên li ệu.
D

×