Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Chùa Ba Đồn, Huế ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (165.93 KB, 10 trang )

Chùa Ba Đồn, Huế

Chùa Ba Đồn ở Huế , nơi có những Cồn mồ liệt sĩ chống Pháp lớn nhất nước
Dọc theo đường Tam Thai về phía Đài Liệt sĩ và Nghĩa trang Thành phố, cách
phía đông đàn Nam Giao chừng 200 m, có ba bãi cỏ chỉ xanh rờn bằng phẳng
giống như ba cái sân bóng. Ở giữa nổi lên một ngôi chùa nhỏ mang tên Ba Đồn và
nhiều lăng mộ của bá tánh (trăm họ) chen vào giữa các bãi cỏ rộng. Hàng chục
thập niên qua, không biết bao nhiêu người lui tới thăm Đài Liệt sĩ, thăm mồ mả, đi
viếng cảnh phía sau núi Bân, nhưng ít người để ý tìm hiểu gốc tích chùa Ba Đồn,
tìm hiểu vì sao ba bãi cỏ chỉ xanh rờn ấy là vườn tược nhà ai mà không thấy có
nhà cửa mồ mã hay bất cứ một loại cây bụi gì mọc lên trên ấy (?) Cuối năm 2002 ,
hoạ sĩ Bửu Chỉ (1948-2002) qua đời và táng ở cuối một bãi cỏ lớn ngay sau lưng
chùa Ba Đồn, chuyện xưa nay ít người để ý bổng cợm lên, nhiều nhà văn, nhà báo,
độc giả ở các nơi hỏi tôi về sự tích chùa Ba Đồn và hiện tượng lạ của những bãi cỏ
xanh trước và sau chùa. Đây là một vấn đề có liên quan đến lịch sử rất hệ trọng,
nhân nhớ lại 120 năm Ngày Thất thủ Kinh đô ((1885-2005) tôi viết bài nầy.

1. Lịch sử chùa Ba Đồn

Năm 1803, để xây dựng Kinh thành Phú Xuân, vua Gia Long (1802-1819) cho
giải tỏa 8 ngôi làng ở bờ bắc sông Hương. Nhà cửa và mồ mả phải dời đi nơi khác.
Những mồ mả không có người chịu trách nhiệm thì nhà nước cho dời lên tại vùng
rừng mà ngày nay gọi là Xóm Hành thôn Tứ Tây thuộc xã Thủy An, thành phố
Huế. Cồn mồ (ossuaires) 8 làng ra đời. Năm Quí hợi (1803), tại Cồn mồ 8 làng,
vua Gia Long cho dựng bia đá (cao 1,51m, rộng 1,110m) với nội dung "Ân Tứ
Hiệp Táng Vô Tự Chi Mộ" (Vua cho hợp táng những người không người thờ tự).
Dòng lạc khoản bên phải đề :"Vị dĩ bách cận thành trì thiên táng tại thử " (Vì lẽ
bức cận thành trì nên dời chôn tại đây). Lạc khoản bên trái ghi: (Tuế thứ Quý hợi
niên tam nguyệt sơ thất nhật phụng khắc (Kính vâng mệnh khắc ngày 7 tháng 3
năm Quý hợi, tức là ngày 27.4.1803).
Tiếp sau, khi xây dựng đàn Nam Giao và lăng Gia Long, các mồ vô chủ lại được


dời đến tiếp tạo thành hai cồn mồ lớn nữa nằm về phía nam của cồn mồ của 8
làng. Cồn mồ 8 làng (sau thường gọi là Đồn 1) có diện tích 50m x 150 m. Ở mỗi
cồn mồ đều có dựng bia và có nội dung từa tựa như bia Cồn mồ 8 làng. Theo
L.Sogny riêng bia Cồn mồ thứ hai có lạc khoản bên trái cho biết có 3.700 người
(con số hàng chục và hàng đơn vị bị đục bỏ từ năm 1914) an nghỉ ở đây, lạc khoản
bên trái bia Cồn mồ thứ ba cho biết có 2250 (con số chỉ đơn vị bị đục bỏ). (Hai bia
số 2 và số 3 đã mất từ lâu).
Đến năm 1835, vua Minh Mạng cho lập một bàn thờ ở giữa trời (đàn) tại cồn mồ 8
làng đề hằng năm nhà nước tổ chức cúng tế những cô hồn của 8 làng. Về sau cho
dựng thêm hai đàn nữa để cúng tế những cô hồn của cồn mồ thứ hai và thứ ba.
Dân chúng gọi ba cồn mồ có ba đàn hằng năm tế lễ đó là Cồn mồ Ba Đàn (Ba
Đồn). Sau ngày thất thủ Kinh đô (23 tháng 5 Ất dậu, 1885) thực dân Pháp đánh
chiếm Huế, dân chúng và binh lính trong Thành đạp nhau chạy theo vua ra các cửa
Nhà Đồ, cửa Hữu làm chết hàng ngàn người. Lúc đầu người chết được dập hai bên
lề đường và ngay trong các vườn nhà chung quanh. Về sau người Pháp "giăng giây
thép hoạ địa đồ nước Nam" bắt dân chúng phải cất bốc hết các mồ mả chôn trong
và ngoài Kinh thành. Những mồ vô chủ lại được đưa lên Ba Đồn "hợp táng" hình
thành thêm một số Cồn mồ nữa. Theo L.Sogny (BAVH.1915) số cồn mồ mới đó
là:
Cồn mồ thứ tư, nơi an nghỉ của quân lính hy sinh trong Kinh thành Huế ngày 23.5
Ất dậu (5.7.1885), số lượng không rõ.
Cồn mồ thứ năm, nơi an nghỉ của sĩ quan hy sinh trong Kinh thành Huế ngày 23.5
Ất dậu (5.7.1885), số lượng không rõ.
Cồn mồ thứ sáu, nơi an nghỉ của thường dân chết trong Kinh thành Huế ngày 23.5
Ất dậu (5.7.1885), số lượng không rõ (và 4 Cồn mồ dành cho các đợt di dời khác).
Các Cồn mồ mới cũng đều có bia đá, nhưng nay không còn tấm nào.
Các đàn do nhà nước lập nên chỉ tế lễ mỗi năm một lần. Từ thời Gia Long, một cái
miếu nhỏ được dựng lên để hương khói quanh năm. Cuối thế kỷ XIX, cái miếu đổ
nát, bà Nguyễn Thị Lựu -bà ngoại của vua Thành Thái, bỏ tiền trùng tu. Để biết rõ
hơn về lòng người đối với Ba Đồn, theo L. Sogny, trên một bia đá dựng ở Tứ Tây

An Cựu có đoạn viết:
"Ông Trần Hữu Tạo nguyên giữ chức Tư vụ bộ Hình quê ở làng Tuy Phước tỉnh
Quảng Bình, và vợ là Lê Thị Điếu quê ở làng Thanh Phước, Tổng Vĩnh Trị, huyện
Hương Trà, phủ Thừa Thiên, xây dựng ngôi chùa nhỏ nầy để thờ cúng các vong
linh đang an nghị ở Ba Đồn. [ ] Ở Cồn Mồ Ba Đồn có nhiều nghĩa địa, có nhiều
mộ không biết nguồn gốc. Trong số người qua cố có những người hy sinh cho
danh dự, có người chết vì trung nghĩa. Người ta không biết lai lịch, ngày mất. Làm
sao phân biệt người trẻ, kẻ già, người có uy quyền kẻ hèn mọn. Khi mà chúng tôi
nhìn thấy vong linh của cô hồn lượn trên các nghĩa địa ấy như những con đom
đóm, chúng tôi thấy vô cùng đau xót, khi nghĩ đến các linh hồn ấy không nơi
nương tựa. Khi chúng tôi nghe tiếng ríu rít chim sẻ hay tiếng quạ kêu trên các
ngôi mộ ấy chúng tôi rất cảm kích vì hoàn cảnh khổ sở của người quá cố. Cho nên
chúng tôi đã xây dựng với của riêng của chúng tôi một am nhỏ (Pagodon) đặt tên
Phổ Thế Am (Am cho mọi người) để chúng tôi thờ các kẻ quá cố ".(Bia khắc ngày
12.8.1897 tức 5.10.1897).
Sau khi Miếu Ba Đồn được nhiều người bỏ tiền trùng tu, các đợt cúng tế cầu xin
thần linh bảo hộ cho Ba Đồn và cầu các cô hồn phù hộ cho bá tánh đều được tổ
chức tại miếu Ba Đồn.Từ đó Ba Đồn trở nên rộn rịp. Đến nửa đầu Thế kỷ XX, để
cầu cho mua may bán đắt, các phổ thợ vàng (Kim Hòan), phổ Thợ may, phổ Chén
bát, phổ Nón lá, Phổ Phước Lợi, Phổ Phú Nhơn trong Kinh Thành tự nguyện
làm "tín đồ" của miếu và xem miếu Ba Đồn là miếu thờ của các Phổ. (Phổ là sổ
ghi chép. Ở đây là sổ ghi chép những người cùng ở trong một địa phương, cùng
làm một nghề hay cùng buôn bán một mặt hàng).
2. Thờ cúng tại miếu Ba Đồn
Việc tế lễ cúng bái tại Ba Đồn được các vua từ Minh Mạng đến Duy Tân rất chú
trọng. Ví dụ như thời Thành Thái rất thiếu thốn thế mà lễ vật hằng năm dùng cho
việc tế ở Ba Đồn gồm có Ba con lợn, 15 đấu nếp, 45 chén gạo, 15 chén muối, và
các thứ khác như hương đèn, rượu, cau trầu, đồ vàng bạc bằng giấy. Từ đời Thành
Thái - Duy Tân mỗi năm chỉ tế lễ vào ngày Thất thủ Kinh đô 23.5 âm lịch. Đối với
dân chúng, hằng năm các phổ tổ chức cúng tế vào ngày 16 tháng Giêng (Minh

Niên) và ngày 16 tháng Chạp (Tất niên). Từ sau ngày có thêm ba đồn 4,5,6 ngoài
việc thờ Thánh, miếu thờ thêm các cô hồn đã mất trong Biến cố 23 tháng 5 Ất dậu,
các phổ lại tổ chức lễ cúng âm hồn nữa. Lễ cúng âm hồn kéo dài cả tuần lễ, bắt
đầu từ ngày 23 tháng 5 cho đến cuối tháng 5. Các Phổ tự chọn ngày tế riêng hoặc
hợp tế tùy theo năm. So với các miếu tại Huế và trên toàn quốc, không nơi nào thờ
cúng một số lượng cô hồn đông đảo như miếu Ba Đồn. Do đó dân chúng nghĩ
miếu Ba Đồn là rất linh thiêng. Miếu Ba Đồn trở thành nơi bói xăm của bá tánh.
Người đoán xăm là người có ăn học, phần lớn là các nhà sư bán thế. Do yêu cầu
của thực tế, hằng ngày tại miếu có một nhà sư đoán xăm. Rồi, vì sự có mặt của các
nhà sư, miếu Ba Đồn rước thêm Phật về thờ. Miếu Ba Đồn có Phật, có sư dần dần
trở thành chùa Ba Đồn. Tuy ra đời khá lâu, nhưng chùa Ba Đồn không có trụ trì và
chưa bao giờ được Giáo hội Phật giáo công nhận. Vị sư bán thế đoán xăm nổi
tiếng của chùa Ba Đồn là ông Mật Giải - em ruột Hòa thượng Bích Phong (1900-
1968), trụ trì chùa Quy Thiện (ở gần chùa Ba Đồn). Ông Mật Giải qua đời năm
năm 1986 sau 45 năm gắn bó với chùa Ba Đồn. Đồng thời với ông Mật Giải có
ông Triệu Bân (?) chủ tiệm vàng Vĩnh Hòa ở Huế, có nhiều công đức trong việc
xây dựng chùa Ba Đồn như còn thấy ngày nay.
3. Những bí ẩn ở chùa Ba Đồn
Ông Phan Bốn - hậu duệ của một dòng họ khai sinh ra Xóm Hành từ thời Gia
Long, rất am hiểu về tình hình ở chùa Ba Đồn kể rằng:
"Sau ngày giải phóng vài năm, ông Châu Sơn làm trưởng ban thủy lợi, tập trung
dân về chùa Ba Đồn để đi đào công trình thủy lợi Nam sông Hương. Một số thanh
niên cắm trại ngủ trên bãi cỏ Đồn 1, nửa đêm họ thấy có người đến đuổi. Các
thanh niên nầy không đi, hôm sau đi đào thủy lợi, người thì gãy tay, người gãy
chân, người bị sốt phải nghỉ việc. Đêm sau lại có người đến đuổi nữa. Các bạn
thanh niên sợ quá bèn chạy vào chùa xin bà mẹ của ông Đinh (người giữ chùa,
đời thứ hai) cho vào chùa ngủ không thôi ngủ trên Đồn người ta đến đuổi sợ quá.
Các thanh niên vào chùa ngủ thì không có việc gì. Sáng mai không thanh niên nào
còn dám ở chùa Ba Đồn nữa, họ nhổ trại đi tìm nơi khác cắm. Những thanh niên
cứng đầu trong xóm, người lớn dạy không nghe, cứ lên Đồn đá banh đều bị gãy

chân, gãy tay phải đi bệnh viện. Vì thế mà nhiều đời nay không một người địa
phương nào dám đùa trên các Đồn. Trước năm 1975, có một chiếc trực thăng thấy
Cồn mồ rộng rãi đáp xuống, sau đó bay lên không được phải nhờ xe cần cẩu đến
cẩu về Phú Bài".
Chuyện ông Phan Bốn kể nhiều người ở địa phương đều biết và có cùng một lời
giải thích là các vong linh ở Ba Đồng trừng phạt những người dám khuấy động nơi
an nghỉ của họ.
Vùng chùa Ba Đồn là một vùng đồi, tại sao các cồn mồ (tức các Đồn) lại bằng
phẳng như vậy? Tôi tham khảo tài liệu của L. Sogny và tài liệu điền dã thì được
biết: Sau khi thành lập các cồn mồ, triều Nguyễn giao cho làng Bình An - làng
thành lập bởi dân chúng 8 làng di dời từ bắc sông Hương lên, cúng lễ hằng năm và
chăm sóc mồ mả. Dân làng Bình An được giao nhiệm vụ nầy vì hai lẽ: Một:
Người nằm dưới Ba Đồn là dân tám làng tổ tiên của dân làng Bình An, Hai: Đất
lập Ba Đồn là đất của làng Bình An mới được thành lập sau năm 1803. Để tránh
xương cốt người chết bị lòi ra (do trâu bò dẫm đạp hoặc do cuốc đất dẫy cỏ chạp
mộ hằng năm), làng Bình An sức dân gánh đất đắp lên các cồn mồ tạo thành một
cái đàn rộng rãi như còn đến ngày nay.
Về hiện tượng vì sao các Đồn chỉ có độc nhất một loài cỏ chỉ có thể mọc trên ấy,
có nhiều cách giải thích. Một nhà sư bán thế làm Phật sự ở vùng nầy lâu năm giải
thích rằng: Các vong linh họ ở dưới đất, chỉ cho loại cỏ chỉ mọc lên để giữ đất chứ
không cho bất cứ một loại cây gì có thể sống trên mộ cả. Đồng thời người ta cũng
giải thích rằng: hàng ngàn xác chết nằm dưới đó, xác chết phân hủy sinh ra khí
phốt-pho, khí nầy rất nóng không có loại cây gì có thể mọc lên được. Hồi đầu thế
kỷ, một người giữ các cồn mồ lại giải thích với L. Sogny rằng: " le sel avait été
autrefois répandu en de si grandes quantités qu'aucune végétation n'y pousse plus,
même l'herbe ordinaire" (ngày xưa người ta vãi muối lên Cồn mồ nhiều đến nỗi
chẳng còn một cây nào sống được, ngay cả cỏ cũng vậy).


4. Hiện vật văn hóa chùa Ba Đồn

Chùa Ba Đồn là hậu thân của miếu Ba Đồn, ra đời đã ngót 200 năm. Nhưng trải
qua nhiều cuộc chiến tranh và không có người trách nhiệm chủ chốt nên hầu hết
các hiện vật cổ của chùa không còn gì. Căn cứ trên tài liệu của L.Sogny ( BAVH,
1915), chùa Ba Đồn từng có một Đại hồng chung và một trống lớn. Đặc biệt trên
lưng hồng chung ngoài việc khắc tên người cúng và số tiền cúng, có một đoạn ghi
bằng tiếng Pháp:"Offerte à la pagode de Ba Đồn par un groupe de marchands de
porcelaine antique pour être affectée au culte des "Esprits" (Một nhóm thương
nhân đồ sành sứ cổ cúng cho các vong linh thờ tại chùa Ba Đồn). Ở gian giữa có
treo một bức hoành sơn son thếp vàng do một thương nhân Trung Quốc là Hoàng
Châu Nguyên cúng. Hiện nay tất cả những "cổ vật" trên không biết lưu lạc phương
nào.


5. Chùa Ba Đồn- Ba Đồn Nghĩa Trủng, một di tích lịch sử
Lịch sử chùa và cồn mồ Ba Đồn đã rõ ràng. Các Đồn 1, 2, 3 là nơi hợp táng hài cốt
của dân tám làng đã nhường đất cho triều Nguyễn xây dựng Kinh thành. (Trong đó
có nhiều hài cốt của quân đội Phong trào Tây Sơn). Ngày nay Kinh thành được
công nhận là di sản thế giới, việc tìm hiểu và tôn tạo các di tích nầy để tưởng nhớ
và cám ơn những "chủ đất" cũ là một việc làm của kẻ uống nước nhớ nguồn.
Năm 1897, thời Pháp thuộc khắc nghiệt nhất mà một nhà Nho nào đó trong lúc
giúp ông bà Nguyễn Hữu Tạo - Lê Thị Điếu viết hộ văn bia ở Am Thế Phổ đã tế
nhị nhắc đến công lao của những người đã hy sinh trong biến cố đánh Tây năm
1885 như đã nêu trên: "Trong số người quá cố có những người hy sinh cho danh
dự, có người chết vì trung nghĩa". Hy sinh vì danh dự gì ? Đó là danh dự của
người dân đối với đất nước mình. Trung nghĩa với ai ? Chỉ có trung nghĩa với vua
yêu nước và nghĩa đồng bào. Chính người đứng đầu mật thám Pháp ở Trung kỳ là
L. Sogny cũng phải công nhận ba đồn 4, 5, 6 là nơi hợp táng của: các sĩ quan, binh
lính, dân chúng đã chết trong biến cố 23 tháng 5 Ất dậu. Thế thì, theo tiêu chí lịch
sử dân tộc hiện nay: Chùa và Nghĩa Trủng Ba Đồn là một Nghĩa Trang Liệt Sĩ mở
đầu thời chống xâm lược Pháp.

Dưới con mắt của người làm du lịch hiện nay, chùa và khu Cồn mộ Ba Đồn là một
di tích rất lạ với mười cồn mộ hợp táng lớn nhất nước. (Không rõ trên thế giới có
khu mộ hợp táng nào lớn hơn không ?). Di tích chùa Ba Đồn lại nằm sau lưng
lưng núi Bân (nơi Hoàng đế Quang Trung lên ngôi năm 1788) và gần Đàn Nam
Giao của triều Nguyễn. Trùng tu tôn tạo chùa Ba Đồn tạo thành một bộ ba di tích
Núi Bân- Đàn Nam Giao- Chùa Ba Đồn để phục vụ khách du lịch có lẽ sẽ rất hấp
dẫn. Tại sai không ?
120 năm nhớ lại ngày Thất thủ Kinh đô

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×