Tải bản đầy đủ (.doc) (60 trang)

thực trạng tử vong do ung thư tại thừa thiên – huế giai đoạn 2005 2009

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (513.99 KB, 60 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
… ***…
DƯƠNG THỊ NGUYỆT VÂN
THỰC TRẠNG TỬ VONG DO UNG THƯ TẠI THỪA THIÊN – HUẾ
GIAI ĐOẠN 2005 - 2009
Hà Nội - 2011
LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn Đảng ủy, Ban giám hiệu, Phòng Đào tạo Đại
học, Bộ môn Dịch tễ học trường Đại học Y Hà Nội đã tạo mọi điều kiện cho
em hoàn thành bản khóa luận này.
Với tấm lòng của người học trò, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới:
PGS. TS. Nguyễn Minh Sơn – Trưởng Bộ môn Dịch tễ học trường Đại học Y
Hà Nội, TS. Dương Huy Lương là những người thầy đã tận tình giúp đỡ, tạo
điều kiện cho em hoàn thành bài khóa luận này.
Em xin chân thành cảm ơn PGS. TS. Khương Văn Duy đã tạo điều kiện
cho em sử dụng số liệu và hoàn thiện bài khóa luận.
Xin ghi nhớ và biết ơn bố, mẹ đã luôn chăm lo từng bước trên con
đường sự nghiệp của con.
Xin chân thành cảm ơn những người bạn thân mến, đặc biệt các bạn
phòng 305 E1luôn ở bên chia sẻ, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên
cứu dưới mái trường thân yêu này.

Hà Nội, ngày 20/5/2010
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc
……***…….
LỜI CAM ĐOAN
Kính gửi :
- Phòng Đào Tạo Đại học trường Đại học Y Hà Nội.
- Khoa Y tế Công cộng trường Đại học Y Hà Nội.


- Bộ môn Dịch tễ học.
- Hội đồng chấm thi khóa luận tốt nghiệp.
Tôi xin cam đoan đã thực hiện quá trình làm khóa luận tốt nghiệp một cách
khoa học, chính xác và trung thực.
Các kết quả, số liệu trong khóa luận này là hoàn toàn có thật, thu được trong
quá trình thực hiện nghiên cứu của chúng tôi và chưa được đăng tải trên tài
liệu khoa học nào.
Hà Nội, ngày 20 tháng 5 năm 2011
Sinh viên thực hiện
CÁC CHỮ VIẾT TẮT
A6/YTCS : Sổ A6 - Y tế cơ sở của trạm y tế xã phường
GNUT : Ghi nhận ung thư
ICD – 10 : International Classification of Diease - 10
(Phân loại bệnh tật quốc tế phiên bản thứ 10)
PCUT : Phòng chống ung thư
TCYTTG : Tổ chức y tế thế giới
TLTV : Tỷ lệ tử vong
TV : Tử vong
UT : Ung thư
WHO : World Health Organization (Tổ chức Y tế thế giới)
MỤC LỤC
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 3
Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc 3
……***…… 3
LỜI CAM ĐOAN 3
Kính gửi : 3
- Phòng Đào Tạo Đại học trường Đại học Y Hà Nội 3
- Khoa Y tế Công cộng trường Đại học Y Hà Nội 3
- Bộ môn Dịch tễ học 3
- Hội đồng chấm thi khóa luận tốt nghiệp 3

Tôi xin cam đoan đã thực hiện quá trình làm khóa luận tốt nghiệp một
cách khoa học, chính xác và trung thực 3
Các kết quả, số liệu trong khóa luận này là hoàn toàn có thật, thu được
trong quá trình thực hiện nghiên cứu của chúng tôi và chưa được đăng
tải trên tài liệu khoa học nào 3
Hà Nội, ngày 20 tháng 5 năm 2011 3
Sinh viên thực hiện 3
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Khái niệm ung thư 3
1.1.1. Định nghĩa ung thư 3
1.1.2. Đặc tính ung thư 3
1.1.3. Nguyên nhân ung thư 4
1.2. Ghi nhận tử vong do ung thư 10
1. 2.1.Ý nghĩa ghi nhận tử vong do ung thư 10
1.2.3. Tình hình nghiên cứu tử vong do ung thư trên thế giới và Việt Nam
13
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 18
2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 18
2.1.1. Địa điểm nghiên cứu 18
2.1.2. Thời gian nghiên cứu 19
2.2. Đối tượng nghiên cứu 19
2.2.1. Tiêu chuẩn lựa chọn 19
2.2.2. Tiêu chuẩn loại trừ 19
2.3. Phương pháp nghiên cứu 20
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu 20
2.3.2. Sơ đồ thiết kế nghiên cứu 20
20
2.3.3. Cỡ mẫu nghiên cứu 20
2.3.4. Kỹ thuật chọn mẫu 21

2.3.5. Công cụ thu thập thông tin 22
2.3.6. Kỹ thuật thu thập thông tin 22
2.3.7. Biến số, chỉ số nghiên cứu 23
2.3.8. Xử lý số liệu 24
2.3.9. Một số khái niệm sử dụng trong nghiên cứu 25
2.3.10. Sai số và cách khắc phục 25
2.3.11. Đạo đức trong nghiên cứu 26
Nghiên cứu này với mục đích xác định tỷ lệ tử vong do ung thư và một số
vị trí đặc biệt ở những bệnh nhân bị ung thư, do vậy nghiên cứu này phải
được chấp thuận của gia đình có người thân đã mất do ung thư và những
thông tin chỉ sử dụng cho mục đích nghiên cứu khoa học 26
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 27
3.1. Một số đặc điểm chung 27
3.2. Ghi nhận tử vong do ung thư ở tất cả các vị trí tại 4 địa phương được thu
thập từ sổ A6/YTCS giai đoạn 2005 - 2009 28
3.3. So sánh ghi nhận tử vong do ung thư của sổ A6/YTCS và số liệu tại bệnh
viện 36
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 38
4.1. Ghi nhận tử vong do ung thư tại 4 địa phương được thu thập từ sổ
A6/YTCS giai đoạn 2005 - 2009 38
4.1.1. Tỷ lệ tử vong do ung thư tại các địa phương thuộc tỉnh Thừa Thiên
- Huế giai đoạn 2005 - 2009 38
4.1.2. Khuynh hướng tử vong do ung thư tại các địa phương thuộc tỉnh
Thừa Thiên - Huế giai đoạn 2005 - 2009 40
4.2. So sánh ghi nhận tử vong do ung thư của sổ A6/YTCS và số liệu tại bệnh
viện 41
4.3. Những hạn chế của đề tài
43
KẾT LUẬN 44
KIẾN NGHỊ 45

TÀI LIỆU THAM KHẢO 46
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ
Hình 1: Bản đồ tỉnh Thừa Thiên - Huế 19
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh ung thư và sức khoẻ cộng đồng là những vấn đề ngày càng được
quan tâm ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Từ năm 2000, mỗi năm có
khoảng 10 triệu người trên thế giới mắc căn bệnh chưa có thuốc chữa này,
trong đó tử vong lên đến 6 triệu người [18].
Ung thư là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ hai sau bệnh tim
mạch ở các nước phát triển và là nguyên nhân tử vong đứng hàng thứ ba sau
các bệnh lây nhiễm và bệnh tim mạch ở các nước đang phát triển [1],[2],[11],
[21],[22]. Việt Nam là nước có “gánh nặng bệnh tật kép”, bệnh nhiễm trùng
vẫn phổ biến; các bệnh không lây như ung thư đang nổi lên.
Tỷ lệ gia tăng mắc bệnh ung thư có thể có liên quan với tình trạng ô
nhiễm môi trường ngày càng nhiều, hay lối sống thiếu lành mạnh (hút thuốc,
dinh dưỡng không hợp lý, sinh hoạt tình dục không an toàn), bảo hộ lao động
chưa được thỏa đáng, cùng hậu quả của chiến tranh với các chất độc màu da
cam, bom nguyên tử Song cho đến nay nguyên nhân ung thư vẫn chưa có
những hiểu biết tường tận, chính xác.
Vì lẽ đó dịch tễ học ung thư có vai trò hết sức quan trọng. Tại Việt Nam,
công tác PCUT cũng ngày càng được quan tâm. Tuy nhiên, phần lớn các hoạt
động PCUT đều tập trung vào các nội dung chính là nâng cao chất lượng chẩn
đoán, điều trị, sàng lọc phát hiện bệnh sớm, cải thiện chất lượng sống cho
bệnh nhân ung thư [6],[7],[17]. Các nghiên cứu về dịch tễ học ung thư còn ít
được quan tâm.
Hiện nay các ghi nhận ung thư chủ yếu dựa vào số liệu ghi nhận từ hai
quần thể Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, là khu vực đô thị lớn. Cần thiết
phải có những ghi nhận ung thư ở các địa phương khác trong cả nước bao

gồm cả thành thị và nông thôn.
2
Chính vì vậy, đề tài “Thực trạng tử vong do ung thư tại Thừa Thiên
– Huế giai đoạn 2005 - 2009” đã được thực hiện với mục tiêu cụ thể:
1. Ghi nhận tử vong do ung thư dựa trên sổ A6/YTCS tại 4 huyện của tỉnh
Thừa Thiên - Huế giai đoạn 2005 - 2009.
2. So sánh ghi nhận của một số trường hợp tử vong do ung thư trong sổ
A6/YTCS với các số liệu tại bệnh viện.
3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Khái niệm ung thư
1.1.1. Định nghĩa ung thư
Các tác nhân gây ung thư ngoại sinh và nội sinh xâm nhập vào tế bào và
gây đột biến trong cấu trúc gen. Tế bào đột biến này tăng sinh vô hạn tạo
thành khối u và di chuyển - xâm lấn các mô lân cận, hậu quả cuối cùng là gây
tử vong cho vật chủ.
Tất cả các cơ thể sống động vật đều bị ung thư. Ung thư ở người là phổ
biến nhất và gây bệnh cho các cơ quan nội tạng [15].
1.1.2. Đặc tính ung thư
Các khối u ác tính (ung thư) xâm lấn vào các tổ chức lành xung quanh
giống như hình “con cua” với các càng cua bám vào các tổ chức lành trong
cơ thể hoặc giống như rễ cây lan trong đất.
Các tế bào của khối u ác tính có khả năng di căn tới các hạch bạch huyết
hoặc các tạng ở xa hình thành các khối mới và cuối cùng dẫn tới tử vong.
Cùng với di căn xa, tính chất bệnh ung thư hay tái phát đã làm cho điều trị
bệnh khó khăn và ảnh hưởng xấu tiên lượng bệnh.
Đa số ung thư là bệnh có biểu hiện mãn tính, có quá trình phát sinh và
phát triển lâu dài qua từng giai đoạn. Trừ một số ít trường hợp ung thư ở trẻ
em có thể do đột biến gen từ lúc bào thai, còn phần lớn các ung thư đều có
giai đoạn tiềm tàng lâu dài, có khi hàng chục năm không có dấu hiệu gì trước

khi phát hiện thấy dưới dạng các khối u. Khi nào khối u sẽ phát triển nhanh và
mới có triệu chứng của bệnh. Triệu chứng đau thường chỉ xuất hiện khi bệnh
ở giai đoạn cuối [18].
4
1.1.3. Nguyên nhân ung thư
Ngày nay người ta biết rõ ung thư không phải do một nguyên nhân gây
ra. Tùy theo mỗi loại ung thư mà có những nguyên nhân riêng biệt. Một tác
nhân sinh ung thư có thể gây ra một số loại ung thư và ngược lại một loại ung
thư có thể do một số tác nhân khác nhau.
 Tác nhân vật lý
- Bức xạ ion hóa
Bức xạ ion hóa chính là nguồn tia phóng xạ phát ra từ các chất phóng xạ
tự nhiên hoặc từ nguồn xạ nhân tạo được dùng trong khoa học và y học có
khả năng ion hóa vật chất khi bị chiếu xạ.
Từ thế kỷ 16, người ta đã nhận thấy mối liên quan giữa ung thư phổi với
chất phóng xạ có trong quặng đen chứa uaranium. Điều này còn được ghi
nhận qua tỷ lệ mắc ung thư phổi khá cao ở các công nhân khai thác mỏ
uranium giữa thế kỷ 20.
Nhiều nhà X - quang đầu tiên trên thế giới đã không biết bảo vệ mình và
nhiều người trong số họ mắc ung thư da và bạch cầu cấp.
Ung thư bạch cầu cấp có tỷ lệ khá cao ở những người sống sót sau vụ thả
bom nguyên tử của Mỹ ở 2 thành phố Nagasaki va Hiroshima năm 1945. Gần
đây người ta đã ghi nhận khoảng 200 thiếu niên bị ung thư tuyến giáp và
Leucemie sau vụ nổ ở nhà máy nguyên tử Chernobyl.
Tác động gây ung thư của tia phóng xạ phụ thuộc 4 yếu tố:
1. Tuổi tiếp xúc càng nhỏ càng nguy hiểm (nhất là tromg bào thai).
2. Mối liên hệ liều - đáp ứng.
3. Thời gian tiếp xúc càng dài càng nguy hiểm.
4. Cơ quan bị chiếu xạ: cơ quan tuyến giáp, tủy xương rất nhạy cảm với
tia xạ.

5
- Bức xạ cực tím:
Tia cực tím có trong ánh sáng mặt trời là tác nhân chủ yếu gây ung thư da.
 Thuốc lá
Trong khói thuốc lá chứa rất nhiều Hydrocarbon thơm, trong đó phải kể
đến chất 3 - 4 Benzopyren là chất gây ung thư trên thực nghiệm.
Thuốc lá là nguyên nhân của khoảng 90% ung thư phế quản. Tính chung
thuốc lá gây ra khoảng 30% trong số các trường hợp ung thư chủ yếu là ung
thư phế quản và một số ung thư vùng mũi họng, ung thư tụy, ung thư đường
tiết niệu.
Qua thống kê cho thấy người hút thuốc lá có nguy cơ mắc ung thư phế
quản gấp 10 lần người không hút. Ở Việt Nam, hút thuốc lào, ăn trầu thuốc
cũng có nguy cơ cao hơn, kể cả ung thư khoang miệng. Đối với người đang
nghiện mà bỏ hút thuốc cũng giảm được nguy cơ.
 Dinh dưỡng
Dinh dưỡng đóng vai trò khoảng 35% trong các nguyên nhân gây bệnh
ung thư.
Các chất gây ung thư chứa trong thực phẩm, thức ăn:
- Nitrosamin và các hợp chất N - nitroso khác, là những chất gây ung thư
thực nghiệm trên động vật. Các chất Nitrit và Nitrat thường có tự nhiên trong
các chất bảo quản thịt, cá và các thực phẩm chế biến.Tiêu thụ nhiều thức ăn
có chứa Nitrit, Nitrat có thể gây ra ung thư thực quản, dạ dày. Các nước khu
vực Đông Nam Á thường tiêu thụ loại thực phẩm này có liên quan đến sinh
bệnh ung thư vòm mũi họng. Các nhà khoa học Nhật Bản chỉ ra việc tiêu thụ
nước mắm, chứa một hàm lượng Nitrosamin cao, liên quan đến ung thư dạ
dày.
6
- Aflatoxin sinh ra từ nấm mốc Aspergillus flavus, loại nấm mốc này có
ở các ngũ cốc bị mốc nhất là lạc mốc. Đây là một chất gây ra bệnh ung thư
gan, bệnh phổ biến ở các nước nhiệt đới.

- Sử dụng một số phẩm nhuộm thực phẩm có thể gây ra ung thư như
chất Paradimethyl Amino Benzen dùng để nhuộm bơ thành “ bơ vàng” có khả
năng gây ung thư gan.
- Một số cách chế biến và bảo quản thực phẩm có thể sẽ tạo ra chất gây
ung thư. Thức ăn hun khói có thể bị nhiễm Benzopyzene hay việc nướng trực
tiếp thịt ở nhiệt độ cao có thể sẽ tạo ra một số sản phẩm có khả năng gây ung
thư, hay gặp là ung thư đại tràng.
- Khẩu phần bữa ăn đóng vai trò quan trọng trong gây bệnh ung thư
nhưng ngược lại làm giảm nguy cơ gây ung thư. Có mối liên quan giữa bệnh
ung thư đại trực tràng với chế độ ăn nhiều mỡ, thịt động vật.
 Những yếu tố nghề nghiệp
Ước tính nhóm nguyên nhân này gây ra khoảng 2 - 8% số ung thư tùy
theo mỗi khu vực công nghiệp. Các ung thư do nghề nghiệp thường xảy ra ở
các cơ quan tiếp xúc trực tiếp như da và đặc biệt là cơ quan hô hấp, ngoài ra
phải kể đến ung thư ở các cơ quan bài tiết các chất chuyển hóa còn hoạt tính
như ở đường tiết niệu.
Từ năm 1775, ung thư nghề nghiệp đã được đề cập với trường hợp ung
thư biểu mô da bìu ở người thợ làm nghề nạo ống khói hoặc khi ở tuổi thiếu
niên làm nghề này. Ngày nay cũng đề cập nhiều chất hóa học khác trong
nghành công nghiệp có mối liên quan tới ung thư, chẳng hạn như sử dụng
asbestos có nguy cơ xuất hiện ung thư màng phổi do người thợ hút bụi
amiang gây xơ hóa phổi lan tỏa và dày màng phổi. Cuối thế kỷ 19 người ta
đã gặp các trường hợp ung thư bàng quang ở những người thợ nhuộm do tiếp
xúc với anilin. Anilin có lẫn tạp chất chứa 4 - amidinphenye, và 2 -
7
aphthylamin gây ung thư. Các chất này được hít vào qua đường thở và thải
qua đường niệu gây ung thư bàng quang. Chất bezen có thể gây chứng suy
tủy và trong số đó có một số biểu hiện ung thư bạch cầu tủy cấp, ngoài ra có
thể gây bệnh đa u tủy xương và u lympho ác tính.
 Một số thuốc và nội tiết

Người ta thấy các kiểu hóa trị ung thư khác nhau rõ ràng đã làm tăng
nguy cơ bệnh bạch cầu ở những người bệnh còn sống hơn một năm sau khi
được chẩn đoán. Các thuốc thuộc nhóm annkyl như melphalan, chlorambucil,
cyclophosphamide, các thuốc chống ung thư quan trọng khác như adriamycin
và cisplatin có tính sinh ung thư ở động vật thực nghiệm, không thấy có tính
sinh ung thư ở người, nhưng nguy cơ bệnh bạch cầu tăng cao sau khi điều trị
các thuốc này. Nguy cơ phát triển AML đối với phụ nữ bị ung thư buồng
trứng đã chữa thành công bằng melphalan và cyclophosphsmide là 100 lần,
cao hơn một phụ nữ cùng tuổi trong cộng đồng.
Các loại thuốc khác gây ung thư ở các bệnh nhân được điều trị là các hỗn
hợp giảm đau chứa phenacetin, chúng làm tăng nguy cơ ung thư thận và ung
thư biểu mô đường niệu khác; thuốc ức chế miễn dịch azathioprien gây các u
da, lympho non - Hodgkin và các bệnh ác tính hiếm gặp khác; và sự phối hợp
8 - methoxypsoralen và tia cực tím loại A có thể gây ung thư da khi dùng để
điều trị bệnh vảy nến.
Một số nhóm nội tiết tố làm tăng nguy cơ ung thư sau khi dùng chúng
.Người ta xác định rằng thuốc diethylstilbestrol (DES) mà đã từng được dùng
rộng rãi vào đầu thai kỳ để giảm cơn buồn nôn và ngừa dọa sảy thai thì có thể
gây ung thư âm đạo ở con gái của bệnh nhân được điều trị và làm tăng nguy
cơ bị ung thư tinh hoàn cho con trai của họ. Điều trị thay thế estrogen nhằm
để giảm các triệu chưng tiền mãn kinh, giảm nguy cơ bệnh tim do mạch vành,
nhưng liệu pháp này lại tăng nguy cơ ung thư nội mạc tử cung khi sử dụng
8
thuốc tránh thai thường xuyên. Việc sử dụng thuốc ngừa thai uống có gây ung
thư vú hay không còn đang bàn cãi.
Vai trò sinh ung thư của các thuốc dùng để làm ức chế miễn dịch vẫn còn
được bàn cãi.
 Các tác nhân sinh học
- Virus Epstein - Barr
Loại virus này đầu tiên thấy có mặt ở bệnh unh thư hàm dưới của trẻ em

vùng Uganda. Về sau người ta còn phân lập được loại virus này ở trong các
khối ung thư vòm mũi họng, bệnh có nhiều ở các nước ven Thái Bình Dương
đặc biệt là ở Quảng Đông - Trung Quốc và một số nước Đông Nam Á khác,
trong đó có Việt Nam. Trong dân chúng tỷ lệ nhiễm loại virus này tương đối
cao nhưng số trương hợp ung thư vòm không phải là nhiều.
- Virus viêm gan B
Virus viêm gan B gây ung thư gan nguyên phát hay gặp ở Châu Phi và
Châu Á trong đó có Việt Nam.Virus này xâm nhập vào cơ thể gây viêm gan
cấp, tiếp theo viêm gan mãn, tổn thương này qua một thời gian dài sẽ dẫn đến
hai biến chứng quan trọng là xơ gan toàn bộ và ung thư tế bào gan. Việc
khẳng định virus viêm gan B gây ung thư gan giữ vai trò rất quan trọng. Nó
mở ra một hướng phòng bệnh tốt bằng cách tiêm chủng chống viêm gan B.
- Virus gây u nhú thường truyền qua đường sinh dục. Loại này được coi là có
liên quan đến các ung thư vùng âm hộ, âm đạo và cổ tử cung, các nghiên
cứu vẫn đang tiếp tục.
- Virus HTLV1 là loại retrovirus liên quan đến gây bệnh bạch cầu tế bào T
gặp ở Nhật Bản và vùng Caribe.
- Ký sinh trùng và vi khuẩn có liên quan tới ung thư
9
Hiện nay chỉ phát hiện có một loại sinh ung thư là sán Schistosoma. Loại
sán này thường có mặt với ung thư bàng quang và một số ít ung thư niệu
quản ở những người Ả Rập vùng Trung Đông, kể cả người Ả Rập di cư.
Loại vi khuẩn đang được đề cập đến vai trò gây viêm dạ dày mãn tính và
ung thư dạ dày là vi khuẩn Helicobacter Pylori.
 Yếu tố di truyền và suy giảm miễn dịch
- Yếu tố di truyền
Ngày nay người ta nhận thấy bên cạnh các yếu tố môi trường là nguyên
nhân gây ung thư chủ yếu thi yếu tố di truyền cũng đóng vai trò quan trọng.
Một số tình huống về mặt di truyền: 80 - 90% người sẽ bị ung thư do họ
mang gen gây hại. U Wills, u nguyên bào võng mạc hai mắt và những bệnh

nhân mang chứng đa polyp có tinh chất gia đình là thí dụ về các loại ung thư
di truyền tính trội theo mô hình của Mendel.
Thêm vào đó, có một hội chứng tiền ung thư mang tính di truyền thường
có dưới 10% biểu hiện ác tính. Có 4 hội chứng hay gặp:
- Hội chứng u mô thừa (bệnh đa u xơ thần kinh, xơ cũ, bệnh Hippel - Lindau,
đa u lồi của xương, hội chứng Peuzt - Jeghers): tính trội của nhiễm sắc thể với
các dị dạng giả u.
- Bệnh da có nguồn gốc gen (bạch tạng loạn sản biểu bì dạng mụn cóc, loạn
sản sừng bẩm sinh và hội chứng Werner): tính lặn của nhiễm sắc thể, với
nhiều rối lọan của da làm tiền đề cho ung thư da.
- Hội chứng dễ vỡ của nhiễm sắc trong nuôi cáy tế bào (hội chứng Blôm và
thiếu máu bất sản Fanconi): tính lặn của nhiễm sắc thể đặc thù làm tiền đề cho
bệnh bạch cầu.
- Hội chứng suy giảm miễn dịch đưa đến lympho thể võng
10
Các hội chứng dị dạng thuộc ung thư có thể nhập lại thành các loại khác.
Với một số khuyết tật bẩm sinh người bệnh có nguy cơ cao hơn nhiều mức độ
trung binh, có khi 1.000 lần nhiều hơn.
- Suy giảm miễn dịch và AIDS
Trên động vật thực nghiệm sự gia tăng về mối nguy cơ bị ung thư đi đôi
với sự suy giảm miễn dịch. Người bị suy giảm miễn dịch mang tính di truyền
hay mắc phải thường dễ bị ung thư và thời gian ủ bệnh ngắn hơn, chủ yếu là
bệnh lympho hệ võng.
Ở những bệnh nhân ghép cơ quan - sự suy giảm miễn dịch do thuốc rõ
nhất. Theo dõi trong một thời gian dài 16.000 bệnh nhân ghép thận và được
điều trị bằng các loại thuốc ức chế miễn dịch người ta thấy nguy cơ bệnh u
lympho non - Hodgkin tăng 32 lần, ung thư gan và đường mật trong gan tăng
30 lần, ung thư phổi tăng 2 lần , ung thư bàng quang 5 lần, ung thư cổ tử cung
gần 5 lần, các melanoma ác tính và ung thư tuyến giáp tăng lên 4 lần.
Người có HIV dương tính có nguy cơ cao bị sarcom Kaposi và lympho

non - Hodgkin. Sarcom Kaposi (NHL) có thể xảy ra bất cứ lúc nào sau khi bị
nhiễm HIV, Trái lại NHL có khuynh hướng xuất hiện trên cơ địa suy giảm
miễn dịch trầm trọng. Ở người bị nhiễm HIV, nguy cơ này gia tăng khoảng
6% mỗi năm trong vòng 9 - 10 năm [18].
1.2. Ghi nhận tử vong do ung thư
1. 2.1.Ý nghĩa ghi nhận tử vong do ung thư
Ung thư là bệnh có tỷ lệ tử vong cao ở mức toàn cầu (cứ 10 triệu người
mới mắc mỗi năm thì có 6 triệu người đã chết vì căn bệnh này) và ngày càng
có nhiều người mắc căn bệnh này (khoảng 10 triệu người mỗi năm). Ung thư
cũng như nhiều bệnh khác, có thể chữa khỏi nếu bệnh được phát hiện sớm và
điều trị đúng phương pháp. Song điều trị ung thư cần phải áp dụng nhiều
phương pháp điều trị (phẫu thuật, xạ trị, hóa trị…), rất tốn kém, đòi hỏi điều
11
trị lâu dài, đội ngũ cán bộ y tế chuyên môn sâu. Như vậy ung thư đã mang
gánh nặng cho hệ thống y tế. Đa phần những bệnh nhân ung thư là trung niên,
là trụ cột cho gia đình, ở độ tuổi cống hiến cho xã hội, nay bị bệnh sẽ kéo theo
sự suy sụp về kinh tế và tinh thần, gây khó khăn rất nhiều cho gia đình bệnh
nhân. Mỗi người bệnh đi viện là có thêm người chăm sóc, họ cũng bị mất
những ngày công lao động của mình. Hơn nữa, khoảng 2/3 số bệnh nhân ung
thư khi phát hiện đã ở giai đoạn muộn, đã có di căn xa hay khả nghi đã có di
căn tiềm tàng (gọi là vi di căn) nên hiệu quả điều trị còn thấp. Qua những
phân tích nêu trên cho thấy ung thư đang là gánh nặng lớn về kinh tế cho gia
đình, xã hội, thử thách lớn cho hệ thống y tế hiện nay.
Một tổng kết ở Mỹ (năm 1978) cho thấy có 30% bệnh nhân ung thư nhập
viên trung bình 3lần/năm và 13% 2 lần/năm. Số ngày nằm viện trung bình là
16 ngày, trong khi đó viện phí mỗi ngày là khoảng 400 đôla Mỹ. Mỗi năm có
khoảng 1,5 triệu người bệnh nằm viện, phí tổn khoảng 9,6 triệu đôla Mỹ, đó
là chưa kể tiền công bác sỹ, tổn phí điều trị ngoại trú và ngày công lao động
bị mất. Nếu ước tính tất cả chi phí đó thể tốn khoảng 30 triệu đô la /năm .
Bên cạnh những tổn thất về mặt kinh tế do ung thư gây ra, thì những mất

mát về tinh thần thì không có gì bù đắp được. Một gia đình có người thân bị
ung thư luôn sống trong tâm trạng lo lắng, bởi lẽ họ luôn quan niệm “ung thư
là phải chết”. Ở Việt Nam giờ đây ung thư phổ biến đến mức hầu như bất cứ
ai từ thành thị đến nông thôn, nếu không phải là bản thân mình, đều có ít nhất
một người thân hoặc quen mắc ung thư. Ung thư đã làm tăng thêm nỗi hoang
mang, lo lắng cho toàn xã hội.
Ở nước ta, trong tình trạng hiện nay, ghi nhận tử vong do ung thư là việc
rất cần thiết. Tỷ lệ mới mắc ung thư chỉ có được qua các ghi nhận quần thể
ung thư. Số người chết ghi trong niên giám thống kê hàng năm, số ca tử vong
tại viện thì không đầy đủ vì bỏ sót một số lượng lớn những người tử vong do
12
ung thư vì họ chết tại nhà, đã chưa phản ánh đầy đủ. Tỷ lệ tử vong do ung thư
trong quần thể là một chỉ số quan trọng trong việc đánh giá tính nghiêm trọng
của bệnh ung thư. Đây là ý nghĩa thiết thực nhất của chỉ số đồng thời cũng là
lý do xác đáng nhất của nghiên cứu này.
1.2.2. Các phương pháp điều tra, giám sát tử vong
Để có số liệu cũng như thông tin về bệnh tật nói chung, tử vong nói riêng
các phương pháp khác nhau được áp dụng và hoàn thiện dần theo sự phát
triển. Số liệu về tỷ suất tử vong có thể thu thập dựa vào nhiều nguồn hay
nhiều phương pháp có ưu nhược điểm riêng.
 Hệ thống báo cáo định kỳ
Trong báo cáo định kỳ các cán bộ y tế hoặc không phải cán bộ y tế cung
cấp thông tin về số trường hợp tử vong trong một địa bàn hồi cứu. Các thông
tin tử vong hoặc nguyên nhân tử vong được viết trực tiếp hay có thể là các
thông tin từ gia đình khi người nhà vừa mất, đôi khi từ họ hàng, bạn bè, hay
cán bộ y tế kể lại.
Ưu điểm:
Đây là nguồn thông tin rất quan trọng, các thông tin về tử vong trong các
niên giám thống kê y tế hàng năm tổng kết từ báo cáo của trạm y tế xã. Vì vậy
số liệu thường sẵn có ở tất cả các xã, dễ dàng tiếp cận với nguồn thông tin

này. Từ đây có thể có được thông tin về tỷ lệ tử vong theo tuổi, giới và một số
nguyên nhân tử vong khá đơn giản. Khi kết hợp với số liệu về dân số trong xã
có thể xác định được:
- Tỷ suất tử vong thô.
- Tỷ suất tử vong theo giới và nhóm tuổi.
Nhược điểm:
13
- Tùy từng xã và năng lượng của cán bộ trạm y tế cũng như hoạt
động thôn bản mà số liệu có thể được ghi chép đầy đủ hoặc không, chính xác
hoặc không.
- Thường không kiểm soát được độ chính xác về bệnh hoặc tai
nạn dẫn đến tử vong.
 Hệ thống theo dõi giám sát theo điểm “Sentinel”
Để khống chế các nhược điểm khi không đủ năng lực kiểm soát chất
lượng báo cáo định kỳ cho tất cả các xã, người ta chọn ra một số điểm canh
gác (Sentinel).
 Điều tra tử vong chung và tử vong có trọng tâm đặc trưng
Đây là điều tra chọn mẫu, thường được sử dụng trong giám sát bệnh tật và
tử vong. Kết quả điều tra đưa ra các nhận định sơ bộ về số hiện mắc, tỷ suất
mới mắc, mới tử vong.
 Nghiên cứu các trường hợp tử vong hoặc nhóm tử vong
 Điều tra dân số
Tùy theo điều kiện của mỗi nước có định kỳ thời gian tổ chức điều tra dân
số khác nhau. Nhưng do tốn kém nên thường phải từ trên 10 năm mới tiến
hành một lần và chỉ cho số liệu về số trường hợp tử vong chứ không xác định
được nguyên nhân tử vong [13], [14],[19].
1.2.3. Tình hình nghiên cứu tử vong do ung thư trên thế giới và Việt Nam
 Tình hình nghiên cứu tử vong do ung thư trên thế gới
Theo ước tính của TCYTTG hàng năm thế giới có khoảng 11 triệu người
mắc bệnh và 6 triệu người chết do ung thư. Dự báo vào năm 2015 mỗi năm sẽ

có 15 triệu người mắc bệnh ung thư và 9 triệu người chết do ung thư, trong đó
2/3 ở các nước đang phát triển [8].
Tỷ lệ tử vong do ung thư ở tất cả vị trí cho cái nhìn tổng thể về gánh nặng
ung thư đối với tất cả các nước và giới [23],[26],[27]. Tỷ lệ tử vong do ung
14
thư đặc biệt có thể khác nhau tuỳ từng nước, và tỷ lệ tử vong toàn bộ có thể
không rõ ràng đối với nam giới cao gấp 7 lần so với nữ giới. Tỷ lệ tử vong
ung thư phổi ở nam giới ở Mỹ đứng hàng thứ 12 trong 50 nước và ở nữ giới
đứng hàng thứ 4 [26]. Nhìn chung, tỷ lệ tử vong do ung thư phổi ở nam cao
hơn so với nữ giới. Tỷ lệ tử vong do ung thư vú hiếm gặp và tỷ lệ mới mắc do
ung thư vú thấp. Trong nhiều năm trước đây ung thư vú là nguyên nhân hay
gặp nhất gây tử vong ở phụ nữ ở Mỹ, hiện nay tỷ lệ tử vong do ung thư phổi
cao hơn hơn do với ung thư vú. Mặc dù các yếu tố nguy cơ, tỷ lệ hiện mắc và
tỷ lệ tử vong khác nhau tuỳ theo vị trí ung thư đại tràng và ung thư trực tràng,
nhưng thực sự khó phân biệt tỷ lệ tử vong riêng cho từng loại vị trí tử vong
này. Ung thư đại trực tràng liên quan đến bệnh của các nước phát triển: tỷ lệ
tử vong do ung thư trực tràng cao nhất ở NewZealand và châu Âu, thấp nhất
là Thái Lan, Hàn Quốc. Ung thư tiền liệt tuyến là một trong những ung thư
thường gặp ở nam giới. Tỷ lệ tử vong do ung thư tiền liệt tuyến thấp nhất ở
các nước châu Á và cao nhất ở Thuỵ Sĩ [27]. Tỷ lệ tử vong do ung thư tiền
liệt tuyến cũng có tỷ lệ cao ở các nước Bắc Âu. Tỷ lệ tử vong do ung thư cổ
tử cung ở Mexico và các nước Trung và Nam Mỹ có tỷ lệ cao nhất. 2/3 các
nước có tỷ lệ tử vong do ung thư cổ tử cung thấp dưới 5/100.000.
Nhìn chung, sự khác nhau rất lớn về tỷ lệ tử vong do ung thư ở những
quốc gia này và có sự khác nhau rất lớn giữa tỷ lệ tử vong do ung thư giữa
nam và nữ ở các nước này. Theo tài liệu mới nhất của Mỹ, ước tính năm 2010
có khoảng 1.529.560 người bị mắc các bệnh ung thư, trong đó nam giới
khoảng 789.620 người và nữ khoảng 739.940 người và trong đó số tử vong do
ung thư ở tất cả các vị trí của cả hai giới vào khoảng 569.490 người [20].
Theo kết quả Nghiên cứu ung thư ở nước Anh, năm 2008 có hơn 156.000

người chết vì ung thư ở nước Anh và chiếm 1/4 tổng số các trường hợp tử
vong ở nước Anh. Số chết do ung thư phổi, ruột, vú và tiền liệt tuyến chiếm
15
gần một nửa số trường hợp tử vong do ung thư (47%), trong số tử vong do
ung thư thì ung thư phổi chiếm gần 1/5 tổng số trường hợp tử vong (22%), tỷ
lệ tử vong do ung thư đại trực tràng đứng hàng thư hai (10%), tỷ lệ tử vong do
ung thư vú đứng hàng thứ 3 (8%) mặc dù tỷ lệ mắc ung thư vú ở nam giới rất
hiếm. Giữa năm 1979 và năm 2008, tỷ lệ tử vong do ung thư vú đứng hàng
thứ 5 (20%) trong các loại tử vong do ung thư. Tỷ lệ chết do nguyên nhân ung
thư gặp chủ yếu ở người già và hơn 3/4 số trường hợp tử vong (76%) gặp ở
những người từ 65 tuổi trở lên. Mặc dù có một số lượng lớn trường hợp tử
vong do ung thư ở nhóm tuổi trên 65 nhưng năm 2008 ở nước Anh cũng có
một tỷ lệ lớn chết do ung thư ở những người trẻ, chiếm hơn 1/3 số trường hợp
tử vong do ung thư ở những người dưới 65 tuổi [27].
Tỷ lệ tử vong do ung thư theo giới: ung thư phổi vẫn là nguyên nhân gây
tử vong cao nhất đối với nam giới, chiếm xấp xỉ 1/4 (24%) số tử vong do ung
thư ở nam.
Khuynh hướng tỷ lệ tử vong do ung thư ở tất cả các vị trí ở nam giới từ
năm 2001 đến năm 2006 giảm 2,0% năm và ở nữ giới từ năm 2002 đến năm
2006 giảm 1,5% năm, so sánh với nam giới từ năm 1993 đến năm 2001 tỷ lệ
tử vong này đã giảm xuống 1,5% năm và ở nữ giới từ năm 1994 đến năm
2002 giảm 0,8% [20]. Tỷ lệ tử vong do ung thư còn tiếp tục giảm ở 4 vị trí
ung thư ở cả nam và nữ, trừ ung thư phổi ở nữ tỷ lệ tử vong này vẫn không
thay đổi từ năm 2003 đến năm 2006 sau khi tỷ lệ tăng sau hàng chục năm. Tỷ
lệ tử vong do ung thư ở tất cả các vị trí đối với nam có đỉnh cao vào năm 1990
và đối với phụ nữ vào năm 1991. Giữa năm 1990 - 1991 và năm 2006, tỷ lệ tử
vong do ung thư ở nam giới giảm 21,0% và nữ giới giảm 12,3%. Ở nam giới,
những ung thư có tỷ lệ tử vong giảm là ung thư phổi, tiền liệt tuyến và ung
thư đại trực tràng giảm gần 80% so với tổng số tử vong do ung thư, trong khi
đó ở nữ giới tỷ lệ tử vong do ung thư vú và đại trực tràng giảm gần 60% tổng

16
số tử vong do ung thư ở phụ nữ. Ung thư phổi ở nam giới và ung thư vú ở nữ
giới giảm gần 40% số tử vong. Việc giảm tỷ lệ tử vong do ung thư phổi ở nam
giới là do trên 50 năm qua ở Mỹ có chiến dịch giảm số lượng người hút thuốc,
ngược lại giảm tỷ lệ tử vong do ung thư vú ở phụ nữ và giảm tỷ lệ tử vong do
ung thư đại trực tràng và tiền liệt tuyến liên quan đến việc phát hiện sớm bệnh
và phương pháp điều trị. Giữa năm 1990 - 1991 và 2006, tỷ lệ tử vong do ung
thư gan ở nữ và nam đều tăng, tăng tỷ lệ tử vong do ung thư thực quản và hắc
tố ở nam giới và ung thư phổi và ung thư tụy ở nữ giới.
 Tình hình nghiên cứu tử vong do ung thư ở Việt Nam
Theo kết quả nghiên cứu của Trương Việt Dũng và cộng sự về “nghiên
cứu tử vong trong cộng đồng huyện Lâm Thao, Phú Thọ” năm 2007, tỷ suất
tử vong hàng năm vì ung thư toàn huyện giai đoạn 1999 - 2005 là 1,01
0
/
00
.
Riêng năm 2005, nguyên nhân tử vong do ung thư ở cả hai giới chiếm
23,52% tổng số tử vong ở người lớn, trong đó ung thư hệ tiêu hóa cao nhất
(43,1%), tiếp đến là ung thư phổi (23,7%), thấp nhất là ung thư hệ tiết niệu
[5].
Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Hùng về “nghiên cứu gánh
nặng tử vong khu vực miền Trung Việt Nam” năm 2008, tỷ lệ tử vong do ung
thư năm 2002 ở nam giới là 40,44/100.000 và nữ giới là 34,52/100.000,
chung cho cả hai giới là 40,68/100.000, đến năm 2003 tỷ lệ tử vong chung
cho cả hai giới đã là 48,23/100.000 và đạt đỉnh cao vào năm 2004 là
56,17/100.000 sau đó giảm xuống ở năm 2005 và 2006. Tương tự đối với nam
giới đỉnh cao cũng vào năm 2004 (67,86/100.000) sau đó giảm xuống ở năm
2005 và lại tăng lên vào năm 2006 (53,93/100.000). Riêng ở nữ giới tỷ lệ tử
vong do ung thư có thay đổi một chút ít, đỉnh cao vào năm 2003

(45,04/100.000) sau đó gần như giữ nguyên ở năm 2004 và 2005:
43,69/100.000 và 43,18/100.000 (tương ứng với từng năm), đặc biệt năm
17
2006 tỷ lệ tử vong do ung thư ở nữ chỉ còn 26,13/100.000. Tỷ lệ tử vong do
ung thư tiêu hóa đứng hàng đầu trong số tử vong do các vị trí khác trên cơ thể
ở cả hai giới ở các năm nghiên cứu. Riêng ở nữ giới tử vong do ung thư phần
phụ chiếm hàng thứ hai trong số tử vong ở phụ nữ vào các năm 2002, 2003 và
2004 nhưng đến năm 2005 và 2006 tỷ lệ giảm rõ rệt (1,05/100.000 tương ứng
cho từng năm) [12].
Theo nghiên cứu của Lê Trần Ngoan về tình hình tử vong do ung thư tại
Hà Nội và Thái Nguyên, 2005 - 2008 thì tỷ lệ tử vong do ung thư phổi ở nam
giới tại Hà Nội là 46,9/100.000 người, ở Thái Nguyên là 46,6/100.000 người
nhưng khi điều chỉnh theo tuổi tỷ lệ tử vong ung thư phổi ở Thái Nguyên
(64,3/100.000 người) cao hơn so với Hà Nội (59,2/100.000 người). Nguyên
nhân gây tử vong do ung thư phổi đứng hàng đầu ở nam giới ở cả hai tỉnh.
Đối với nữ cũng tương tự so với nam nhưng tỷ lệ tử vong thấp hơn xấp xỉ 2/3
so với nam giới. Riêng nữ tỷ lệ tử vong do ung thư gan đứng hàng đầu sau đó
mới đến ung thư phổi và tỷ lệ tử vong ung thư phổi ở nữ chỉ chiếm 1/4 so với
tử vong do ung thư phổi [16].

×