Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Các bệnh viện và trung tâm điều trị đau potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (179.04 KB, 8 trang )

Các bệnh viện và trung tâm điều trị đau



Những thay đổi lớn trong cuộc đời đôi khi cần sự hướng dẫn cá nhân. Học cách xử
trí đau mạn tính là một ví dụ về những khác biệt mà sự giúp đỡ trực tiếp có thể
mang lại. Nếu bạn cảm thấy có thể được lợi từ việc chăm sóc có tính cá thể hơn,
thì hãy xem xét việc đi khám ở một cơ sở chuyên khoa về điều trị đau. Ở đó, bạn
có thể được lợi từ những kiến thức của các thày thuốc chuyên khoa đang hằng
ngày phải đối phó với đau mạn tính.
Bệnh viện điều trị đau là cơ sở với một hoặc nhiều thầy thuốc chuyên khoa trong
điều trị các bệnh gây đau. Ví dụ, họ có thể là chuyên gia trong điều trị đau lưng
hoặc đau đầu. Một trung tâm điều trị đau là một nhóm đa ngành gồm những thầy
thuốc có chuyên môn có thể xử trí nhiều dạng đau khác nhau. Ví dụ, một trung
tâm điều trị đau có thể xử trí tất cả các loại đau, thường có những chương trình
nghiên cứu và tham gia đào tạo thầy thuốc điều trị đau
Nơi bắt đầu
Trong quá trình điều trị đau, bước đầu tiên là có được chẩn đoán đúng. Bạn phải
đảm bảo rằng đau không phải là dấu hiệu của một bệnh khác, nhiễm trùng hoặc
ung thư. Quá trình này thường bắt đầu với thầy thuốc chăm sóc sức khỏe ban đầu,
người có thể chuyển bạn tới một hoặc nhiều bác sĩ chuyên khoa. Thường thì một
số xét nghiệm chẩn đoán sẽ được thực hiện và những bước đi ban đầu được tiến
hành để làm giảm đau.
Nếu đau vẫn dai dẳng và điều trị ban đầu không làm giảm đau, thì bạn có thể nghĩ
tới bệnh viện hoặc trung tâm điều trị đau. Ở đó các thầy thuốc sẽ khai thác bệnh sử
và khám thực thể kỹ lưỡng. Các xét nghiệm chẩn đoán bổ sung sẽ được thực hiện.
Những xét nghiệm này có thể không xâm nhập, như chụp X-quang, hoặc có xâm
nhập, như phong bế dây thần kinh để chẩn đoán. Khi đã có chẩn đoán, phương án
điều trị sẽ được đề xuất. Các chương trình phục hồi chức năng giúp bạn tận hưởng
phần lớn cuộc sống ngay cả khi chứng đau mạn tính không giảm.
Các chương trình phục hồi chức năng cho người bị đau


Các chương trình phục hồi chức năng cho người bị đau ủng hộ quan điểm cho
rằng đau mạn tính tác động đến nhiều mặt của cuộc sống và, vì vậy, cần một cách
tiếp cận rộng. Các chương trình này sử dụng nhiều cách khác nhau để giúp bạn
kiểm soát đau. Trong quá trình thực hiện, chúng cũng giúp bạn nhận biết các yếu
tố trong cuộc sống góp phần gây đau, hoặc làm cho đau khó điều trị hơn. Thông
thường, các chương trình phục hồi chức năng cho người bị đau có liên kết với các
trường y hoặc các trung tâm y tế lớn, nhưng không phải lúc nào cũng vậy.
Trong nhiều chương trình phục hồi chức năng cho người bị đau, các bác sĩ chuyên
khoa tích hợp các thay đổi hành vi và lối sống với lý liệu pháp và liệu pháp nghề
nghiệp và sử dụng có chọn lọc các thuốc uống hoặc tiêm. Tùy theo vị trí hoặc
nguyên nhân gây đau, các liệu pháp khác, như phản hồi sinh học hoặc kích thích
dây thần kinh bằng điện qua da, cũng có thể được đưa vào kế hoạch điều trị.
Nghiên cứu về các chương trình phục hồi đau cho kết quả lạc quan. Nó cho thấy
những người tham gia chương trình nói chung giảm đau được nhiều hon và cải
thiện cách nhìn cuộc sống hơn so với những người chỉ áp dụng một loại liệu pháp
đơn thuần hoặc không áp dụng liệu pháp nào. Bệnh nhân trong các chương trình
phục hồi chức năng cho người bị đau cũng dễ trở lại làm việc hơn, ít phải đi khám
bác sỹ hơn, và thường duy trì được tiến triển tốt qua thời gian dài.
Nhóm điều trị đau
Các thành viên trong nhóm hợp thành chương trình phục hồi chức năng cho người
bị đau rất khác nhau. Nhưng hầu hết các chương trình gồm một vài hoặc tất cả
những thầy thuốc chuyên khoa chính sau:
Bác sỹ nội. Bác sỹ nội được đào tạo tăng cường về lĩnh vực đau mạn tính thường
đứng đầu nhóm, có vai trò điều phối và chỉ đạo. Người này có thể là bác sỹ gia
đình hoặc được đào tạo một trong nhiều chuyên khoa, như thần kinh, tâm thần,
gây mê hoặc lý liệu pháp (phục hồi chức năng). Chỉ có một hoặc một nhóm bác sỹ
làm việc tại trung tâm hoặc bệnh viện.
Bác sĩ tâm lý. Bác sĩ tâm lý học giúp sắp xếp và xử lý nhiều vấn đề về hành vi và
cảm xúc có thể đi kèm đau mạn tính, như trầm cảm, tức giận và sợ hãi. Họ cũng
giúp chỉ ra những vấn đề góp phần làm bạn đau, như quan hệ căng thẳng với

người thân hoặc stress trong công việc. Ngoài ra bác sĩ tâm lý còn dạy những kỹ
năng quan trọng như kỹ thuật làm giảm stress và thư giãn.
Y tá. Các y tá giúp theo dõi việc sử dụng thuốc hoặc ngừng thuốc. Họ cung cấp
thông tin về những biện pháp điều trị khác nhau và theo dõi tiến triển của bạn.
Trong nhiều chương trình, các y tá làm việc như những người quản lý ca bệnh,
hướng dẫn cho bạn và gia đình bạn và là cầu nối giữa các thành viên trong nhóm.
Y tá cũng có thể là thành viên nhóm mà bạn gặp gỡ thường xuyên nhất.
Bác sỹ lý liệu pháp. Bác sỹ lý liệu pháp đóng vai trò rất quan trọng với nhiệm vụ
bồi đắp lại sức mạnh, sức bền và sự tự tin của bạn vào khả năng thực hiện các hoạt
động hằng ngày.
Bác sĩ lý liệu pháp làm điều này thông qua hướng dẫn cụ thể về một chương trình
thể lực hoàn chỉnh, nâng cao sự độc lập của bạn bằng cách chú trọng làm tăng khả
năng thực hiện các công việc cụ thể hằng ngày. Chỉ dẫn về các cơ chế đúng của cơ
thể và cách tự chăm chữa cho tình trạng nhức cơ và cứng khớp cứng cũng là mục
đích của lý liệu pháp và liệu pháp nghề nghiệp.
Những người khác. Những người có chuyên môn khác có thể tham gia nhóm điều
trị đau gồm:
 Bác sĩ dinh dưỡng giúp bạn ăn đủ dinh dưỡng hơn và kiểm soát cân nặng.
 Nhân viên xã hội giúp bạn giải quyết các vấn đề về tài chính, công việc,
giáo dục hoặc gia đình.
 Nhân viên tư vấn hướng nghiệp giúp bạn phát triển các kỹ năng cần để trở
lại làm việc hoặc để tiếp tục công việc.
 Chuyên gia giải trí giúp bạn tham gia an toàn vào các hoạt động giải trí
khác nhau
 Giáo sỹ giúp trong các vấn đề về tôn giáo và gia đình.
Mong đợi điều gì
Không phải tất cả các chương trình phục hồi chức năng cho người bị đau đều hoàn
toàn giống nhau, nhưng cách tiếp cận thường khá tương đồng.
Khi bạn vào viện, bạn sẽ được khám cẩn thận. Các thành viên trong nhóm có thể
xem xét tình trạng tâm lý và thể chất của bạn, việc sử dụng thuốc, tình hình công

việc và mối quan hệ với gia đình. Việc đánh giá giúp nhân viên đề ra phương án
điều trị và các mục tiêu riêng nhằm vào những vấn đề cụ thể của bạn. Các mục
tiêu này có thể gồm giúp bạn ngừng dùng thuốc, trở lại với công việc, hoạt động
thể chất tích cực hơn và học cách thư giãn.
Trong một số chương trình, liệu pháp và sự chú ý mà bạn nhận được là rất tích cực.
Bạn ở hầu như cả ngày tại trung tâm trong khoảng 2 đến 4 tuần. Trong thời gian
này bạn làm việc với bác sỹ lý liệu pháp và liệu pháp nghề nghiệp và tham gia các
buổi học nhóm. Bạn cũng gặp gỡ hằng ngày với người phụ trách ca của bạn để
trao đổi về tiến triển và những mặt mà bạn vẫn còn thấy khó khăn.
Với các chương trình khác, lịch làm việc có thể thoải mái hơn. Bạn chỉ cần đến
một vài giờ mỗi tuần trong một vài tuần.
Xác định cơ sở điều trị đau như thế nào
Ðể tìm một chương trình điều trị đau đáng tin cậy phù hợp với nhu cầu của bạn,
hãy nói với bác sỹ. Một số chương trình cần thư giới thiệu chuyển bệnh nhân từ
bác sỹ và bản sao hồ sơ bệnh án của bạn.
Nếu bạn ở gần trường y, hãy kiểm tra xem trường có mở trung tâm hoặc bệnh viện
điều trị đau hay không. Hoặc nếu bạn đang tham gia một nhóm hỗ trợ, bạn có thể
hỏi các thành viên của nhóm xem họ có điều trị tại một cơ sở nào đó hay không và
nghe xem họ nói gì về chương trình đó.
Tìm kiếm điều gì
Có khá nhiều trung tâm và bệnh viện điều trị đau. Nhưng do các cơ sở và nhân
viên rất khác nhau về trình độ chuyên môn và mục tiêu, nên hãy xem xét các yếu
tố sau khi đánh giá lựa chọn của bạn:
 Mục tiêu của cơ sở đó là gì? Chương trình chỉ tập trung vào việc giảm đau,
hay bao gồm cả các dịch vụ giúp xác định nguyên nhân gây đau hoặc các
vấn đề cá nhân có thể có liên quan với chứng đau.
 Cơ sở đó chủ trương phương pháp gì? Đặc biệt thận trọng trong đánh giá
các chương trình chủ trương sử dụng lâu dài những thuốc gây nghiện, như
opioid , hoặc thường bao gồm phẫu thuật hoặc dựa vào các liệu pháp chưa
được chứng minh, như liệu pháp vi lượng đồng căn hoặc thảo dược.

 Các nhân viên có thân thiện và sẵn sàng lắng nghe không? Việc bạn cảm
thấy thoải mái với những người xung quanh là rất quan trọng. Các nhân
viên cần quan tâm tới bạn và bệnh trạng của bạn cũng dành thời gian lắng
nghe bạn.
 Chương trình có được chứng nhận hoặc công nhận không? Các trung tâm
và bệnh viện điều tị đau không nhất thiết phải được công nhận hoặc chứng
nhận để hoạt động. Tuy nhiên, một số nơi yêu cầu phải có sự công nhận để
được bồi hoàn bảo hiểm. Chứng nhận cũng giúp đảm bảo rằng chương trình
đáp ứng được những yêu cầu cơ bản của điều trị y tế thích đáng.
 Cơ sở đó có tỷ lệ thành công cao không? Hãy hỏi về tỷ lệ thành công lâu
dài của chương trình. Không có chương trình nào có tỷ lệ thành công 100%.
Tuy nhiên, nói chung khoảng một nửa số người điều trị tại các trung tâm
điều trị đau toàn diện có thể trở lại làm việc.
 Chương trình có bao gồm các dịch vụ tiếp theo hay không? Nếu bạn cần
chăm sóc thêm khi đã hoàn tất liệu trình điều trị, nên có số điện thoại hoặc
người để liên lạc. Tránh những chương trình không có dịch vụ chăm sóc
tiếp tục.
 Chi phí bao nhiêu? Tiền luôn là một vấn đề. Hãy đảm bảo là bạn biết trước
chi phí của việc điều trị. Và hỏi cơ quan bảo hiểm xem những chi phí nào
sẽ được chi trả. Một số cơ quan bảo hiểm chi trả cho việc điều trị trong một
chương trình điều trị đau toàn diện, một số khác thì không. Và tùy theo
dạng điều trị yêu cầu, các dịch vụ đi kèm với những cơ sở điều trị đau cụ
thể có thể có hoặc không được chi trả.
Vai trò của bạn
Các bệnh viện và các trung tâm điều trị đau giống với nhiều thứ khác trong cuộc
sống - bạn chỉ nhận được từ chương trình những gì mà bạn sẵn sàng cho nó. Nếu
bạn không muốn học những kỹ năng mới và tiếp tục giữ thái độ tiêu cực, chương
trình sẽ không giúp ích gì nhiều cho bạn. Nhưng nếu bạn tham gia chương trình
với thái độ tích cực và những dự kiến thực tế, thì bạn có thể hiểu rõ hơn về những
gì cần làm để trị chứng đau, và tự tin vào khả năng làm được điều đó của mình.


×