Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

NƯỚC MỸ SAU CHIẾN TRANH ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (132.53 KB, 6 trang )

NƯỚC MỸ SAU CHIẾN TRANH

SỰ ĐỒNG THUẬN VÀ SỰ THAY ĐỔI
T rong những năm ngay sau Chiến tranh Thế giới Thứ hai, nước Mỹ đã có ảnh
hưởng lớn chi phối các công việc toàn cầu. Là người chiến thắng trong cuộc Chiến
tranh Thế giới, lại không bị tàn phá bởi chiến tranh, cả dân tộc Mỹ tin tưởng vào
sứ mạng quốc gia trong cả chính sách đối nội và đối ngoại. Những người lãnh đạo
Hoa Kỳ muốn duy trì cấu trúc dân chủ mà họ đã bảo vệ với một giá đắt và muốn
chia sẻ rộng rãi những lợi ích của sự thịnh vượng. Với họ, như Henry Luce, chủ
bút tạp chí Time, đã nói, giai đoạn này là thế kỷ của nước Mỹ.

Trong suốt 20 năm, phần lớn người Mỹ đều tin tưởng vào quan điểm này. Họ
đồng ý với lập trường phản đối Liên Xô trong Chiến tranh Lạnh vốn đã bắt đầu
bộc lộ ngay sau năm 1945. Họ tán thành việc tăng cường quyền lực của chính phủ
và thừa nhận những nguyên tắc chung của nhà nước thịnh vượng vốn đã được hình
thành từ thời kỳ Chính sách kinh tế mới. Họ tận hưởng sự thịnh vượng sau chiến
tranh, sự thịnh vượng đã tạo ra những thang bậc mới của sự giàu có.

Nhưng dần dần, một số người Mỹ bắt đầu nghi ngờ những giả định chính đó.
Thách thức trên rất nhiều mặt trận đã đập tan sự đồng thuận trước đó. Vào thập
niên 1950, những người Mỹ gốc Phi đã khởi xướng một chiến dịch vận động lớn,
mà sau này đã nhận được sự hưởng ứng của các nhóm dân tộc thiểu số và các
nhóm phụ nữ, nhằm chia sẻ rộng rãi hơn cái gọi là giấc mơ Mỹ. Vào thập niên
1960, những sinh viên tích cực hoạt động chính trị đã phản đối vai trò của Mỹ ở
nước ngoài, đặc biệt trong cuộc chiến tranh khiến nước Mỹ hao tổn quá nhiều tại
Việt Nam. Nhóm thanh niên trong phong trào văn hóa mới xuất hiện cũng thách
thức nguyên trạng của các giá trị văn hóa Mỹ. Người Mỹ thuộc nhiều tầng lớp
đang cố gắng xác lập trạng thái cân bằng chính trị xã hội mới ở nước Mỹ.
CÁC MỤC TIÊU CỦA CHIẾN TRANH LẠNH

Chiến tranh Lạnh là vấn đề chính trị quan trọng nhất trong thời kỳ ngay sau


Chiến tranh Thế giới Thứ hai. Nó xuất phát từ những bất đồng kéo dài giữa Liên
Xô và Hoa Kỳ đã bắt đầu xuất hiện ngay từ sau Cách mạng Tháng 10 Nga năm
1917. Đảng Cộng sản Liên Xô do V.I. Lênin lãnh đạo đã xem mình có sứ mạng
dẫn đầu một phong trào quốc tế làm thay đổi trật tự chính trị đang tồn tại ở
phương Tây, và từ đó, làm thay đổi trật tự chính trị trên thế giới. Năm 1918, quân
đội Mỹ đã tham chiến trong quân đội Đồng minh can thiệp vào Nga lấy cớ đại
diện cho các lực lượng chống Bôn-sê-vích. MÃi đến năm 1933, nước Mỹ mới
công nhận ngoại giao đối với Liên Xô. Nhưng thậm chí sau đó thì giữa hai quốc
gia vẫn luôn có sự nghi ngờ và đề phòng lẫn nhau. Tuy nhiên, trong Chiến tranh
Thế giới Thứ hai, hai nước đã trở thành đồng minh và cùng gạt bỏ những bất đồng
để cùng đấu tranh chống lại Chủ nghĩa Phát-xít Đức.

Khi chiến tranh kết thúc, sự đối địch lại một lần nữa xuất hiện. Nước Mỹ mong
muốn được chia sẻ cùng với các quốc gia khác những khái niệm mới về tự do,
bình đẳng và dân chủ. Nước Mỹ cũng đã học được nhiều bài học từ những sai lầm
đã mắc phải trong kỷ nguyên hậu Chiến tranh Thế giới Thứ nhất, khi nó duy trì
chủ nghĩa biệt lập, không chịu tham gia các cam kết chính trị và thực hiện bảo hộ
kinh tế, khiến chủ nghĩa phát xít và các chế độ độc tài có cơ hội phát triển và
thống lĩnh tại châu Âu và tại một vài nơi khác trên thế giới. Lại phải đối mặt với
một thế giới thời hậu chiến đầy rẫy các cuộc Nội chiến và các đế quốc đang tan rã,
nước Mỹ đã hy vọng sẽ đem lại sự ổn định làm cơ sở cho công cuộc tái thiết. Nhớ
lại bóng ma của thời kỳ Đại suy thoái (1929 - 1940), giờ đây, nước Mỹ đã chủ
trương mở cửa ngoại thương vì hai lý do: tạo thị trường cho các sản phẩm công
nghiệp và nông nghiệp và bảo đảm khả năng xuất khẩu của các nước Tây Âu -
phương cách tốt nhất để các quốc gia này tái thiết kinh tế. Các nhà hoạch định
chính sách thị trường của Mỹ tin rằng việc giảm hàng rào thuế quan có thể thúc
đẩy tăng trưởng kinh tế trong và ngoài nước Mỹ, đồng thời giúp đỡ được các quốc
gia đồng minh và bạn bè của nước này.

Liên Xô lại có chương trình hành động riêng. Phương thức quản lý tập trung

bao cấp truyền thống trong lịch sử nước Nga trái ngược hẳn với hình mẫu dân chủ
của nước Mỹ. Hệ tư tưởng Mác-xít Lê-nin-nít đã tạm lắng trong chiến tranh nhưng
vẫn tiếp tục là kim chỉ nam cho các chính sách của Nga. Đất nước bị tàn phá nặng
nề, 20 triệu người đân Xô-viết đã chết trong chiến tranh, Liên Xô cần phải tập
trung toàn lực để tái thiết đất nước và tự bảo vệ mình khỏi những xung đột mới có
thể xảy ra. Người dân Xô-viết đặc biệt cảnh giác trước nguy cơ bị xâm lấn đất đai
từ phía Tây. Sau khi đẩy lùi sự tấn công của Hitler, Liên Xô quyết tâm ngăn ngừa
những cuộc tấn công tương tự. Họ yêu cầu một đường biên giới được bảo vệ và
các chế độ thân hữu ở Đông Âu, đồng thời truyền bá hệ tư tưởng của Chủ nghĩa
Cộng sản. Tuy nhiên, Hoa Kỳ chủ trương bố rằng, một trong những mục tiêu chiến
tranh mà Mỹ hướng tới là đảo ngược những ảnh hưởng đó tại Ba Lan, Tiệp Khắc
và các quốc gia khác ở Trung và Đông Âu.

SỰ LÃNH ĐẠO CỦA TỔNG THỐNG HARRY TRUMAN

Harry Truman kế vị Franklin D. Roosevelt làm tổng thống trước khi chiến tranh
thế giới chấm dứt. Vốn là một người khiêm tốn, từng là Thượng nghị sỹ Đảng Dân
chủ bang Missouri, sau đó làm Phó Tổng thống, lúc đầu, Truman cảm thấy mình
chưa được chuẩn bị tốt để có thể lãnh đạo đất nước. Roosevelt không thảo luận
những vấn đề phức tạp thời hậu chiến với ông, và ông có ít kinh nghiệm trong các
vấn đề quốc tế. "Tôi chưa đủ trưởng thành cho công việc này", ông đã từng nói với
một đồng nghiệp cũ như vậy.

Nhưng Truman đã nhanh chóng thích ứng được trước những thách thức mới.
Đôi khi có vẻ như hấp tấp trước những vấn đề nhỏ, nhưng ông lại tỏ ra rất sẵn
sàng đưa ra những quyết định khó khăn và cân nhắc thận trọng đối với các vấn đề
lớn. Một tấm biển đặt trên bàn làm việc của ông ở Nhà Trắng đã viết: “Tôi là
người chịu trách nhiệm cuối cùng về mọi việc". Những cân nhắc của ông về việc
phản ứng lại đối với Liên Xô như thế nào cuối cùng đã có ảnh hưởng quan trọng
tới thời kỳ đầu của Chiến tranh Lạnh.


NGUỒN GỐC CỦA CHIẾN TRANH LẠNH

Chiến tranh Lạnh xảy ra khi những khác biệt về hình thù của thế giới thời hậu
chiến đã tạo ra những nghi ngờ giữa Mỹ và Liên Xô. Bất đồng đầu tiên và khó giải
quyết nhất là vấn đề Ba Lan: một nửa lãnh thổ phía đông của nước này phải chịu
sự ảnh hưởng của Liên Xô; trong khi đó, Washington lại muốn đem tới cho quốc
gia này một thể chế chính trị theo khuôn mẫu của phương Tây. Hội nghị Yalta
tháng 2 năm 1945 đã đi đến một thỏa thuận về một Đông Âu mở cửa cho các mô
thức khác nhau. Thỏa thuận này cũng hứa hẹn về các cuộc bầu cử tự do và không
hạn chế.

Gặp gỡ Ngoại trưởng Liên Xô Vyacheslav Molotov ngay trong tuần thứ hai sau
khi nhậm chức Tổng thống, Truman đã bày tỏ quan điểm cương quyết của Hoa Kỳ
muốn người dân Ba Lan được thực hiện quyền tự quyết của họ và nhắc nhở nước
Nga phải thực hiện đúng những thỏa thuận đã có ở Yalta. Khi Molotov phản đối
rằng "Chưa ai dám nói với tôi bằng cái giọng như vậy", thì Truman đã đập lại
"Nếu ông thực hiện đúng những gì ông đã thỏa thuận, thì ông sẽ không bị người ta
nói chuyện bằng cái giọng đó nữa". Từ đó, quan hệ ngoại giao giữa Liên Xô và
Mỹ đã ngày một xấu đi.

Trong những tháng cuối cùng của Chiến tranh Thế giới Thứ hai, quân đội Liên
Xô đã có mặt ở toàn bộ khu vực Đông và Trung Âu. Matx-cơ-va đã sử dụng sức
mạnh quân sự để hỗ trợ cho các nỗ lực của các Đảng Cộng sản ở Đông Âu và đập
tan các đảng dân chủ. Những người Cộng sản lên nắm quyền ở hết quốc gia này
đến quốc gia khác trong khu vực. Tiến trình này kết thúc bằng cuộc đảo chính gây
chấn động tại Tiệp Khắc vào năm 1948.

Các bài phát biểu trước dân chúng của cả hai phe đã châm ngòi cho Chiến tranh
Lạnh. Năm 1946, Stalin đã tuyên bố rằng hòa bình thế giới là điều không thể có

nếu vẫn còn tồn tại hình thức phát triển tư bản chủ nghĩa trong nền kinh tế thế
giới. Cựu Thủ tướng Anh Winston Churchill đã trình bày bài diễn văn ấn tượng
của mình ở Fulton, Missouri, cùng sự góp mặt của Truman trên khán đài. Ông nói,
từ Stettin ở Ban-tích đến Trieste ở Adriatic, một tấm màn sắt đã buông xuống chắn
ngang châu lục. Ông tuyên bố rằng Anh và Mỹ cần phải cùng nhau chống lại mối
đe dọa từ Liên Xô.

×