Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

HOA KỲ - TÌNH TRẠNG BẤT ỔN SAU CHIẾN TRANH pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (134.17 KB, 6 trang )

TÌNH TRẠNG BẤT ỔN SAU CHIẾN TRANH

Quá trình chuyển tiếp từ chiến tranh sang hòa bình thực sự là hỗn độn. Sự bùng
nổ kinh tế sau chiến tranh diễn ra cùng với giá tiêu dùng leo thang. Các công đoàn
lao động vốn không hề có cuộc đình công nào trong chiến tranh nay bắt đầu có
những đòi hỏi quan trọng về việc làm. Mùa hè năm 1919, một số cuộc nổi loạn sắc
tộc đã xuất hiện, phản ánh nỗi lo sợ đối với sự nổi lên của phong trào người da đen
mới - tức là những người đã tham gia quân ngũ hoặc đã di cư lên phía Bắc để làm
việc trong các ngành công nghiệp chiến tranh.

Những sự kiện này xảy ra đồng thời với mối lo ngại trên khắp nước Mỹ về một
phong trào cách mạng quốc tế mới xảy ra. Năm 1917, người Bôn-sê-vích đã thâu
tóm quyền lực ở nước Nga. Sau chiến tranh, họ đã thực hiện thành công các cuộc
cách mạng ở Đức và Hungari. Đến năm 1919, dường như họ đã đến nước Mỹ. Noi
theo những tấm gương Bôn-sê-vích, nhiều quân nhân Mỹ của Đảng Xã hội đã
đứng ra thành lập Đảng Cộng sản ở nước Mỹ. Tháng 4/1919, cơ quan bưu điện đã
ngăn chặn được hơn 40 trái bom gửi tới địa chỉ của các quan chức cao cấp. Nơi ở
của Tổng Chưởng lý A. Mitchell Palmer tại Washington cũng bị đánh bom. Để trả
đũa, Palmer đã cho phép các toán quân liên bang được phép thu thập hồ sơ về các
phần tử cấp tiến nổi tiếng và trục xuất những phần tử không phải là công dân Mỹ.
Những cuộc vây ráp này đã làm tổn thương nhiều nhân vật cấp tiến và được mô tả
như những phát súng mở màn cho một cuộc thanh trừng.

Những lời cảnh báo ghê gớm của Palmer đã châm ngòi cho mối kinh sợ bọn Đỏ,
nhưng nỗi lo sợ này cũng đã lắng xuống vào giữa những năm 1920. Ngay cả cuộc
đánh bom Phố Wall vào tháng 9 cũng không làm mối lo ngại đó trở lại. Tuy nhiên,
từ năm 1919 trở đi, một làn sóng đối đầu về quân sự đối với chủ nghĩa cộng sản
cách mạng đã ngấm ngầm chảy trong cuộc sống của người dân nước Mỹ.
NỀN KINH TẾ THỊNH VƯỢNG TRONG THẬP NIÊN 20

Tổng thống Wilson, quá bận tâm về những lo toan chiến tranh và sau đó lại bị


đột quỵ, đã xử lý các vấn đề sau chiến tranh rất tồi. Nền kinh tế tăng trưởng mạnh
mẽ đã bắt đầu suy sụp vào giữa những năm 1920. Các đảng viên Đảng Cộng hòa
tranh cử chức Tổng thống và Phó Tổng thống là Warren G. Harding và Calvin
Coolidge đã dễ dàng đánh bại các ứng viên của Đảng Dân chủ đối lập là James M.
Cox và Franklin D. Roosevelt.

Sau sự phê chuẩn Điều bổ sung sửa đổi thứ 19 trong Hiến pháp Mỹ, lần đầu
tiên, phụ nữ Mỹ đã được quyền tham gia bầu cử tổng thống.

Hai năm đầu tiên trong nhiệm kỳ tổng thống của Hardings là thời gian đất nước
vẫn trong tình trạng suy thoái kinh tế vốn đã bắt đầu dưới thời Wilson. Tuy nhiên,
năm 1923, sự thịnh vượng đã quay trở lại. Trong sáu năm sau đó, nước Mỹ đã có
một nền kinh tế thịnh vượng nhất trong lịch sử, ít nhất là đối với các khu đô thị.
Các chính sách kinh tế của chính phủ trong những năm 1920 vẫn mang tư tưởng
bảo thủ rõ rệt. Những chính sách này dựa trên quan điểm cho rằng nếu chính phủ
khuyến khích khu vực kinh tế tư nhân phát triển thì hầu hết các tầng lớp dân cư
khác đều sẽ được hưởng những lợi ích từ sự phát triển đó.

Đảng Cộng hòa đã cố gắng tạo ra những điều kiện thuận lợi nhất cho ngành
công nghiệp Hoa Kỳ. Đạo luật Thuế quan Fordney-McCumber năm 1922 và Đạo
luật Hawley-Smoot năm 1930 đã đẩy các hàng rào quan thuế lên tới mức cao hơn
nhằm đảm bảo cho các nhà sản xuất Mỹ một vị thế độc quyền hết trong lĩnh vực
này tới lĩnh vực khác trên thị trường nội địa. Nhưng những đạo luật này cũng đã
cản trở thương mại lành mạnh với châu Âu - một hoạt động thương mại lẽ ra đã có
thể thúc đẩy kinh tế thế giới. Đạo luật Smoot - Hawley ra đời vào giai đoạn đầu
của cuộc Đại suy thoái đã châm ngòi cho hàng loạt hành động trả đũa của các
quốc gia công nghiệp khác, khiến thương mại quốc tế suy giảm nghiêm trọng và
đẩy kinh tế thế giới vào một giai đoạn suy thoái sâu sắc hơn.

Chính phủ Liên bang cũng đã bắt đầu một chương trình cắt giảm thuế, điều này

phản ánh chủ trương của Bộ trưởng Tài chính Andrew Mellon cho rằng mức thuế
thu nhập và thuế doanh nghiệp cao sẽ ngăn cản đầu tư vào các doanh nghiệp công
nghiệp mới. Quốc hội đã ủng hộ những đề xuất của ông bằng hàng loạt các điều
luật được thông qua trong khoảng thời gian từ 1921 đến 1929.

“Công việc chính của người Mỹ là kinh doanh" - ông Calvin Coolidge đã tuyên
bố như vậy. Ông là vị Phó Tổng thống, sinh ra ở Vermont, đã kế nhiệm năm 1923
sau khi Tổng thống Harding qua đời. Sau đó, ông đã chính thức được bầu làm tổng
thống trong cuộc bầu cử năm 1924. Coolidge đã công kích các chính sách kinh tế
bảo thủ của Đảng Cộng hòa, nhưng ông là một nhà quản lý có năng lực hơn so với
Harding yếu kém, vì chính phủ của ông này đã bị buộc tội tham nhũng trong
những tháng trước khi ông qua đời.

Trong suốt những năm 1920, các doanh nghiệp tư nhân đã nhận được sự khuyến
khích lớn từ phía chính phủ, bao gồm các khoản vay xây dựng, các hợp đồng vận
chuyển thư tín có lợi và những khoản trợ cấp gián tiếp khác. Chẳng hạn, Đạo luật
Vận tải năm 1920 đã trao quyền quản lý hệ thống đường sắt quốc gia cho tư nhân
vốn thuộc về chính phủ trong thời gian chiến tranh. Đội tàu buôn từng thuộc
quyền sở hữu của chính phủ nay cũng được bán cho các nhà quản lý tư nhân.

Tuy nhiên, các chính sách của Đảng Cộng hòa trong nông nghiệp ngày càng bị
phê phán vì nông dân ít được hưởng lợi từ sự hưng thịnh kinh tế trong thập niên
20. Giai đoạn từ 1900 đến 1920 là một trong những thời kỳ mà giá nông phẩm gia
tăng, một phần là do nhu cầu lớn chưa từng có về sản phẩm nông nghiệp trong
thời gian chiến tranh đã kích thích sản xuất. Nhưng đến cuối năm 1920, chiến
tranh đã kết thúc kéo theo sự suy giảm trong tiêu thụ nông sản khiến thương mại
nông nghiệp với các sản phẩm chính là lúa mì và ngô đã bị sa sút nghiêm trọng.
Nhiều nguyên nhân đã được nêu ra để giải thích cho tình trạng suy thoái của nông
nghiệp Mỹ, nhưng nhân tố quan trọng nhất vẫn là do các thị trường nước ngoài
của Mỹ không còn nữa. Hiện tượng này xảy ra một phần là do các phản ứng đối

với chính sách quan thuế của nước Mỹ, nhưng đồng thời cũng là do sản lượng
nông nghiệp đã tăng trưởng quá mạnh - một hiện tượng phổ biến trên thế giới vào
thời điểm bấy giờ. Khi cuộc Đại suy thoái diễn ra trong những năm 1930, nó đã
phá hủy nền kinh tế trang trại Mỹ trước đó vốn đã rất mong manh.

Nếu không tính đến những khó khăn trong nông nghiệp, có thể nói rằng thập
niên 20 đã mang lại cuộc sống tốt đẹp nhất cho đại đa số người Mỹ. Đây là thập kỷ
mà những gia đình Mỹ bình thường có thể mua chiếc xe ôtô đầu tiên của họ, mua
tủ lạnh, máy hút bụi, giải trí bằng radio và thường xuyên tới rạp chiếu bóng. Thịnh
vượng là có thật và đã mang lại lợi ích cho đa số người dân Mỹ. Kết quả là Đảng
Cộng hòa đã chiếm được lòng tin của dân chúng và do đó, có được những ủng hộ
quan trọng về chính trị.
NHỮNG CĂNG THẲNG TRONG VẤN ĐỀ NHẬP CƯ

Trong những năm 1920, lần đầu tiên trong lịch sử, nước Mỹ bắt đầu cấm người
nhập cư từ nước ngoài. Từ lâu nay, dòng người nhập cư lớn từ nước ngoài đã gây
ra những căng thẳng xã hội sâu sắc, nhưng những người này chủ yếu là từ Bắc Âu
- những người nếu không nhanh chóng đồng hóa thì cũng có những nét tương
đồng với hầu hết dân Mỹ. Tuy nhiên, vào cuối thế kỷ XIX, đại đa số dân nhập cư
đến Hoa Kỳ là người Nam Âu và Đông Âu. Theo thống kê năm 1900, dân số Mỹ
chỉ khoảng 76 triệu người. 15 năm sau, hơn 15 triệu người nhập cư đã đến sinh
sống trên đất Mỹ.

Khoảng 2/3 trong số những người này là thuộc các dân tộc cấp tiến và các nhóm
dân tộc thiểu số khác - người Do Thái gốc Nga, người Ba Lan, người Slavic,
người Hy Lạp, người Nam Italia. Họ là những người không theo đạo Tin Lành,
cũng không theo đạo Thiên Chúa Bắc Âu, và nhiều người Mỹ e ngại rằng những
người nhập cư mới này không chịu đồng hóa. Họ thường làm những công việc
nặng nhọc, nguy hiểm và được trả công thấp - nhưng họ cũng là nguyên nhân
khiến tiền lương của những người Mỹ định cư bị giảm đi. Họ thường sống tập

trung trong những khu vực riêng tồi tàn của từng dân tộc và vẫn giữ những phong
tục địa phương của Cựu Thế giới, biết rất ít tiếng Anh và ủng hộ các bộ máy chính
trị xấu xa phục vụ cho những nhu cầu của họ. Những người theo chủ nghĩa dân
Mỹ chính gốc muốn gửi trả những người dân mới nhập cư này về châu Âu còn các
nhà xã hội thì muốn Mỹ hóa họ. Cả hai giới này đều cho rằng họ là mối đe dọa đối
với bản sắc văn hóa Mỹ.

Tạm chững lại do Chiến tranh Thế giới Thứ nhất, làn sóng nhập cư đã trở lại
vào năm 1919, nhưng nhanh chóng vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của các nhóm
dân cư trong xã hội Mỹ như Liên đoàn Lao động Mỹ và tổ chức Klux Klan. Hàng
triệu người dân Mỹ không thuộc cả hai tổ chức này đã đồng tình với quan điểm
của nhiều người cho rằng những người di cư đến từ các dân tộc không thuộc Bắc
Âu là những người thấp kém hơn họ, và do đó ủng hộ quan điểm hạn chế nhập cư.
Tất nhiên cũng có những quan điểm ủng hộ người nhập cư để dân tộc Mỹ trưởng
thành hơn, nhưng với điều kiện phải hạn chế số lượng nhập cư.

Năm 1921, Quốc hội đã thông qua Đạo luật Nhập cư Khẩn cấp Hạn chế. Nó đã
được thay thế bởi Đạo luật Johnson-Reed National Origins Act năm 1924. Đạo
luật này quy định một hạn ngạch nhập cư cho mỗi một quốc tịch. Các hạn ngạch
này được xây dựng dựa trên số liệu điều tra dân số năm 1890 - năm mà trào lưu
nhập cư mới chưa để lại dấu ấn của nó. Đạo luật này đã vấp phải sự phản đối của
những người nhập cư từ Nam và Đông Âu, và làm giảm số lượng người nhập cư đi
đáng kể. Sau năm 1929, những ảnh hưởng kinh tế của cuộc Đại suy thoái cũng là
nguyên nhân làm cho lượng người nhập cư ít ỏi đó lại di cư ra khỏi nước Mỹ - cho
đến khi các người dân tị nạn từ các nước châu Âu phát xít bắt đầu gây áp lực để
được cho phép nhập cảnh vào Hoa Kỳ.

×