Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

Điều trị tăng huyết áp có kiểm soát pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (221.3 KB, 24 trang )

Điều trị tăng huyết áp có kiểm soát:
Rất lợi cho người bệnh

Bệnh tăng huyết áp là bệnh phổ biến trên thế giới
cũng như ở Việt Nam, là mối đe doạ rất lớn đối với
sức khỏe của con người, là nguyên nhân gây tàn phế
và tử vong hàng đầu đối với những người lớn tuổi.
Chính vì vậy mà tăng huyết áp đang trở thành một vấn
đề thời sự vì sự gia tăng nhanh chóng của căn bệnh
này trong cộng đồng. Thực vậy, theo ước tính của Tổ
chức Y tế Thế giới (WHO), đã có khoảng 1,5 tỷ người
trên thế giới bị tăng huyết áp.
Theo thống kê tại Hoa Kỳ, có
khoảng trên 50 triệu người Mỹ bị
tăng huyết áp (năm 1991) chiếm
tỷ lệ 20% dân số nói chung và chiếm trên 30% trong số
người lớn trên 18 tuổi. Nhưng tới năm 2006, đã có khoảng
74,5 triệu người Mỹ bị tăng huyết áp, tức là cứ khoảng 3
người lớn lại có 1 người bị tăng huyết áp.
Nhưng một điều đáng lưu tâm hơn là tỷ lệ những người bị
tăng huyết áp còn đang gia tăng một cách nhanh chóng ở
cả các nước đang phát triển thuộc châu Á, châu Phi.
Ngay ở Việt Nam, theo một điều tra gần đây nhất của Viện
Tim mạch Quốc gia tại 8 tỉnh, thành phố của nước ta thì tỷ
lệ tăng huyết áp của những người từ 25 tuổi trở lên đã là
27,4%!
Trong báo cáo về sức khoẻ hằng năm của WHO năm
2002 nhấn mạnh, tăng huyết áp là "kẻ giết người số một".
Thực vậy, vào năm 2008, người ta ước tính có khoảng
17,5 triệu người trên thế giới bị tử vong do tăng huyết áp
và các biến chứng tim mạch. Theo một điều tra tại Hoa Kỳ


năm 2006 đã cho thấy có 56.561 người Mỹ bị tử vong vì
tăng huyết áp. Chi phí trực tiếp hoặc gián tiếp cho điều trị,
chăm sóc bệnh nhân tăng huyết áp hằng năm tới trên 259
tỷ đô-la Mỹ. Các biến chứng gây ra bởi tăng huyết áp
cũng rất cao như: tai biến mạch não, nhồi máu cơ tim, suy
tim
Một nghiên cứu tại nước Đức vào cuối những năm 80 của
thế kỷ trước đã cho thấy những nguy cơ gây tử vong
trong một năm tại Đức là: Đi máy bay thì nguy cơ là
1/1.000.000; lái xe ôtô là 1/5.000; hút thuốc lá là 1/250,
nhưng tăng huyết áp thì nguy cơ là 1/50 (!).
Người ta cũng thấy là với mỗi mức HA tâm thu tăng lên
20mmHg và HA tâm trương tăng lên 10mmHg thì nguy cơ
các biến cố tim mạch cũng sẽ tăng lên gấp đôi.
tăng huyết áp là bệnh lý có thể gây ra rất nhiều biến
chứng khác nhau, làm cho người bệnh trở nên tàn phế,
thậm chí có thể tử vong. Các biến chứng thường gặp nhất
là:
- Các biến chứng về tim: cơn đau thắt ngực, nhồi máu cơ
tim, suy tim
- Các biến chứng về não: xuất huyết não, nhũn não, bệnh
não do tăng huyết áp
- Các biến chứng về thận: đái ra protein, phù, suy thận
- Các biến chứng về mắt: mờ mắt, xuất huyết, xuất tiết và
phù gai thị.
- Các biến chứng về mạch máu: phình hoặc phình tách
thành động mạch, các bệnh động mạch ngoại vi
Chỉ có một số ít các bệnh nhân tăng huyết áp là có một
vài triệu chứng cơ năng gợi ý cho họ đi khám bệnh như:
đau đầu, chóng mặt, cảm giác "ruồi bay", mặt đỏ bừng, ù

tai,
Nhưng đa số các bệnh nhân bị tăng huyết áp lại thường
không có các dấu hiệu cảnh báo trước. Nhiều khi, lúc thấy
có triệu chứng đau đầu xuất hiện thì tiếp ngay sau đó
cũng là kết thúc cuộc đời của họ do đã bị xuất huyết não
nặng nề. Mức độ nhận thức của người dân về phòng
bệnh, điều trị bệnh tăng huyết áp cũng khác nhau. Khảo
sát y tế tại Anh năm 2001 cho thấy, 5% phụ nữ ở độ tuổi
16-24 có tăng huyết áp, so với 54% ở nhóm tuổi 55-64 và
74% ở nhóm 65-74. Phần đông số bệnh nhân bị tăng
huyết áp không nhận thức được tình trạng bệnh của họ
(Canada 42%, Mỹ 30%).
Mặt khác, tuyệt đại bộ phận (khoảng 90%) các bệnh nhân
bị tăng huyết áp là không rõ nguyên nhân (còn gọi là tăng
huyết áp nguyên phát). Chỉ một số nhỏ các bệnh nhân
(dưới 10%) bị tăng huyết áp có tìm được nguyên nhân
(tức là do hậu quả của một số bệnh lý khác). Do đó,
những dấu hiệu thể hiện bệnh tăng huyết áp thường
không đặc hiệu và người bệnh thường không thấy có gì
khác biệt với người bình thường.
Vì vậy việc kiểm tra huyết áp thường xuyên, nhất là
những người có những yếu tố nguy cơ về tim mạch, là hết
sức cần thiết và quan trọng.
GS.TS. NGUYỄN LÂN VIỆT - Viện trưởng Viện Tim mạch
Việt Nam
Điều trị tăng huyết áp có kiểm soát: Rất lợi cho người
bệnh
1. Tăng huyết áp là một bệnh
mạn tính, phổ biến ở người lớn.
Tỷ lệ mắc bệnh chung trên thế

giới khoảng 20%. Ở Việt Nam
ngày nay, tăng huyết áp cũng có
tỷ lệ mắc bệnh từ 22 - 27% tùy từng địa phương. Bệnh
ngày càng có xu hướng tăng lên, đặc biệt ở các nước
đang phát triển như Việt Nam.

Cần theo dõi huy
ết áp
thường xuyên.
2. tăng huyết áp là bệnh có nhiều biến chứng trầm trọng:
tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, suy tim, suy
thận là những nguyên nhân chính gây tử vong vì tim
mạch. Hằng năm trên thế giới đã có khoảng 7,1 triệu
người tử vong vì tăng huyết áp.
3. tăng huyết áp là một bệnh không phải luôn luôn có biểu
hiện lâm sàng rõ rệt làm cho ít người được phát hiện và
điều trị.
4. Bệnh tăng huyết áp cần điều trị hằng ngày, liên tục, kéo
dài.
5. Điều trị bệnh tăng huyết áp cần đạt được huyết áp mục
tiêu (các nước phát triển cũng chỉ đạt được từ 10 - 34%
tùy từng nước), kết hợp với điều trị các yếu tố nguy cơ tim
mạch nhằm hạn chế tối đa các biến cố tim mạch.
tăng huyết áp được cho là "kẻ giết người thầm lặng" hay
"bom nổ chậm". Bệnh có thể giết người bất cứ khi nào với
những biến chứng nguy hiểm như tai biến mạch máu não,
nhồi máu cơ tim, hay "âm thầm giết người” bằng các tổn
thương các cơ quan đích như suy tim, suy thận.
Ở Việt Nam, số người bị bệnh tăng huyết áp được điều
trị, điều trị đúng có hiệu quả còn không nhiều. Những biến

cố tim mạch xảy ra hằng ngày và ngày càng nhiều, làm
cho tỷ lệ tử vong hoặc tàn phế cho người bệnh ngày càng
tăng, gây bất hạnh cho người bệnh cũng như tăng gánh
nặng cho gia đình và xã hội.
Điều trị tăng huyết áp có kiểm soát là phương pháp có
thể đem lại nhiều hiệu quả cho người bệnh.
Từ năm 2002 Bệnh viện Bạch Mai và sau đó là một số
bệnh viện khác như Bắc Giang, Phú Thọ, Lạng Sơn, tăng
huyết ápnh Nhàn đã tiến hành quản lý điều trị bệnh tăng
huyết áp đã giảm được các biến cố tim mạch, giữ sức
khỏe, sức lao động cho người bệnh và đảm bảo chất
lượng cuộc sống tốt cho người bị tăng huyết áp.
Mục đích của đơn vị quản lý điều trị tăng huyết áp: Tạo
điều kiện, hướng dẫn bệnh nhân điều trị tăng huyết áp lâu
dài ở nhà được tuân thủ gần như khi nằm viện điều trị nội
trú có kiểm soát chặt chẽ của bác sĩ điều trị.
Mục tiêu cụ thể:
- Đạt và duy trì huyết áp mục tiêu: <140/90mmHg hoặc
<130/80mmHg ở những trường hợp có yếu tố nguy cơ
cao như có kèm đái tháo đường, đã có biến cố tim mạch
như tai biến mạch não, bệnh động mạch vành, tổn thương
thận
- Giảm các yếu tố nguy cơ tim mạch như rối loạn chuyển
hóa lipid, thừa cân, hút thuốc
- Nâng cao chất lượng cuộc sống.
Phương pháp thực hiện:
Nguyên tắc chung: giúp cho người bệnh một kỹ năng tự
theo dõi, điều trị bệnh THA đồng thời có biện pháp quản lý
theo dõi điều trị của người bệnh lâu dài (đưa người bệnh
vào một kỷ luật điều trị).

Điều trị tăng huyết áp có kiểm soát: Rất lợi cho người
bệnh
Cách tiến hành cụ thể:
1. Nhận bệnh nhân
1. Khám chẩn đoán xác định bệnh, làm hồ sơ bệnh án.
2. Hướng dẫn giải thích giáo dục sức khỏe trực tiếp cho
người người bệnh hiểu và tự giác thực hiện.
3. Phổ biến các quy định cụ thể cho người bệnh như
khám bệnh, điều trị bao gồm thuốc, thay đổi lối sống ,
hướng dẫn cách tự theo dõi bệnh ở nhà, cách liên hệ với
thầy thuốc
4. Bệnh nhân khi đã có nhận thức về điều trị cần có cam
kết cụ thể.
2. Quản lý, theo dõi bệnh nhân.
Mỗi bệnh nhân cần có hồ sơ bệnh án được theo dõi lâu
dài và một sổ để bệnh nhân tự theo dõi ở nhà. Mỗi lần
khám bệnh, bác sĩ cần ghi nhận xét đầy đủ và các chỉ định
hướng dẫn điều trị vào cả hai sổ này. Bệnh nhân có thể
ghi những biểu hiện về sức khỏe, số đo huyết áp, nhịp tim
và các dấu hiệu khác thường của họ theo thời gian vào sổ
tự theo dõi, mỗi lần đến khám lại bác sĩ có thể biết được
diễn biến của người bệnh.
Xây dựng mẫu về thời gian thực hiện các xét nghiệm
thăm dò đánh giá người bệnh (hàng năm kiểm tra tối thiểu
1 lần).
Giai đoạn đầu khi chưa xác định được liều thuốc phù hợp,
người bệnh cần được theo dõi hàng tháng. Khi đã xác
định liều thuốc phù hợp thì tùy vào mức độ nguy cơ tim
mạch để đưa ra thời gian khám lại cho phù hợp.
Cần có biện pháp để biết được ngày hẹn khám lại của

bệnh nhân và có biện pháp nhắc nhở (điện thoại, gửi thư)
khi người bệnh quên khám lại.
Cần kiểm tra việc dùng thuốc hàng ngày của bệnh nhân
bằng nhiều hình thức như kiểm tra vỏ vỉ thuốc, ghi chép
của người bệnh trong sổ tự theo dõi
Cần đánh giá hiệu quả điều trị:
Huyết áp mục tiêu.
Các yếu tố nguy cơ đi kèm.
Các tác dụng không mong muốn.
Giá thành và khả năng thực hiện của người bệnh.
Một số kết quả ban đầu:
Tỷ lệ bệnh nhân được theo dõi điều trị lâu dài: có từ 60% -
80% số bệnh nhân (tùy từng đơn vị) bị tăng huyết áp đã
được quản lý điều trị lâu dài.
Số bệnh nhân đạt huyết áp mục tiêu: có từ >50% - 74%
số bệnh nhân (tùy từng đơn vị) được quản lý điều trị đạt
được huyết áp mục tiêu.
Tỷ lệ tử vong và biến cố tim mạch giảm
Những khó khăn, thuận lợi khi thực hiện quản lý điều trị
bệnh tăng huyết áp ngoại trú tập trung.
Số bệnh nhân chỉ điều trị trong thời gian ngắn rồi bỏ: 20%
- 40%.
Một số tự động thay đổi đơn thuốc hay quên uống thuốc.
Một số không đến khám kiểm tra theo hẹn.
Một số khuyến cáo:
Nên có những đơn vị để quản lý điều trị bệnh tăng huyết
áp ở cơ sở y tế cho những người bệnh tăng huyết áp
thuận tiện tham gia. Tùy điều kiện thực tế mà đưa ra mô
hình cụ thể.
Mục đích của đơn vị quản lý điều trị tăng huyết áp là kiểm

soát, theo dõi và đánh giá kết quả điều trị lâu dài cho
người bệnh nhằm nâng cao tỷ lệ đạt và duy trì huyết áp
mục tiêu, giảm các yếu tố nguy cơ khác để làm giảm tỷ lệ
biến cố và tử vong ở bệnh nhân tăng huyết áp.
Cần có nhiều hình thức tuyên truyền, giáo dục sức khỏe
như giáo dục trực tiếp cho người bệnh, hay dưới hình
thức câu lạc bộ bệnh nhân, gián tiếp qua các tài liệu, tờ
rơi, các phương tiện truyền thông như truyền hình, báo,
internet để người bệnh tự giác tham gia việc điều trị
bệnh cho chính họ một cách có hiệu quả nhất.
Một số mô hình quản lý điều trị THA có thể tham khảo:
Đơn vị quản lý điều trị THA, Khoa Khám bệnh, Bệnh viện
Bạch mai, Hà Nội, đơn vị quản lý điều trị THA Bệnh viện
đa khoa Bắc Giang, Bệnh viện đa khoa khu vực Phú Thọ.

×