Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Dịch đau mắt đỏ docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (147.05 KB, 6 trang )

Dịch đau mắt đỏ

Bệnh do lây truyền qua đường hô hấp, đường tiếp xúc, đồ
dùng cá nhân (khăn mặt), nguồn
nước…
Hiện nay tại bệnh viện Mắt Trung
ương đã thống kê được con số bệnh
nhân bị đau mắt đỏ đã lên đến 2.100 người và chưa kể các bệnh
viện khác. Đau mắt đỏ là bệnh dễ gặp, dễ chữa, nhưng nếu
không đúng cách và kịp thời sẽ gây hậu quả nguy hiểm cho
người bệnh.

Bệnh lây lan rất nhanh dễ bùng phát thành dịch do lây truyền qua
đường hô hấp, đường tiếp xúc, đồ dùng cá nhân (khăn mặt),
nguồn nước… Bệnh dễ lây ngay cả khi triệu chứng bệnh chưa rõ
ràng tức là còn ở trong thời gian ủ bệnh. Thậm chí, ngay khi bệnh
nhân đã khỏi vẫn có thể lây cho người khác trong vòng một tuần.

Đau mắt đỏ hay còn gọi là bệnh viêm kết mạc do virus adeno gây
nên, xảy ra ở mọi lứa tuổi và thường gia tăng khi thời tiết chuyển
mùa, cơ thể mệt mỏi, hệ thống miễn dịch hoạt động yếu cùng với
điều kiện nắng nóng, bụi bẩn, không khí ô nhiễm, những yếu tố
môi trường này tác động rất mạnh tới sức khỏe của đôi mắt. Và
trong tình hình dịch đau mắt đỏ lan rộng như hiện nay, mắt rất dễ
bị nhiễm virus gây bệnh.

Để phòng bệnh đau mắt đỏ, chúng ta cần giữ vệ sinh đôi
mắt:

- Tuyệt đối không dùng tay bẩn hoặc khăn bẩn lau dụi mắt.
- Cần giữ vệ sinh tay sạch sẽ bằng cách rửa xà phòng.


- Tránh tiếp xúc và không dùng chung đồ dùng như khăn, chậu
với người đau mắt đỏ.
- Trong môi trường tập thể: nhà trẻ mẫu giáo, trường hợp bị đau
mắt đỏ cần được nghỉ ở nhà điều trị.

Triệu chứng của bệnh

Triệu chứng ban đầu của bệnh chỉ là ho, sốt, mệt, nóng rát mắt,
đau, có cảm giác cộm mắt, nhìn mờ, mi mắt sưng nhẹ…5-7 ngày
sau thì một bên mắt bị đỏ, ra gỉ, chảy nước mắt, 3-5 ngày sau sẽ
lây sang mắt còn lại. Bệnh có thể không cân xứng, một mắt nặng
hơn mắt kia.

Đây là bệnh lành tính xong vẫn có tỷ lệ biến chứng là 20%, nhiều
nhất là viêm giác mạc hoặc để lại sẹo, giảm thị lực do không điều
trị đúng cách và kịp thời.

Khi mắc bệnh nên:

- Có thể chườm lạnh mắt 3-4 lần trong ngày.
- Có thể sát trùng nhẹ bằng nước muối nhẹ
- Trường hợp khó chịu nhiều, cộm mắt, tra dung dịch kháng sinh

Ngoài ra, các bạn cần lưu ý thêm về chế độ dinh dưỡng và sinh
hoạt:

- Chắc chắn rằng chế độ ăn uống của mình có chứa đầy đủ các
thành phần dinh dưỡng cần thiết cho mắt, nhất là vitamin A.
- Các loại thành phần dinh dưỡng tốt cho mắt bao gồm cần tây,
dầu cá, lòng đỏ trứng gà, gan động vật

- Uống nhiều nước, khoảng 6 - 8 ly nước/ngày để giữ độ ẩm cần
thiết cho mắt.
- Ngủ đủ thời gian, ít nhất là 7 giờ/ngày, bởi đó là cách tốt nhất
giữ cho đôi mắt của bạn luôn trẻ trung, khỏe mạnh và sẵn sàng
cho một ngày mới.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×