Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Ong vò vẽ - thủ phạm chính gây suy thận cấp ở trẻ ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (95.89 KB, 4 trang )

Ong vò vẽ - thủ phạm chính gây
suy thận cấp ở trẻ

Số trẻ bị ong vò vẽ đốt thường tăng trong mùa hè. Nhiều khi người lớn
không đánh giá được mức độ nguy hiểm của tai nạn này nên đưa trẻ đến
bệnh viện muộn. Nếu bị đốt nhiều nốt, lúc này trẻ thường đã suy thận và rất
dễ tử vong.
Ong vò vẽ đốt gây phản ứng tại chỗ, có thể diễn tiến thành sốc phản vệ, gây
tử vong nhanh chóng, hoặc để lại tổn thương thận kéo dài, diễn tiến suy thận
cấp, điều trị khó khăn, đòi hỏi chạy thận nhân tạo nhiều lần, rất tốn kém.
Thống kê tại bệnh viện Nhi Đồng 1 cho thấy, trẻ em thường bị ong vò vẽ đốt
rất nhiều vết, từ 1 đến 250 vết, và cứ 7 trẻ bị ong vò vẽ đốt thì có 1 bị suy
thận cấp.
Ong vò vẽ sống thành đàn, một đàn từ 25.000 đến 50.000 con, có đặc tính
giữ gìn cương thổ rất cao. Nó có sọc vàng-đen ở bụng, thường làm tổ trên
những bụi cây cao, trên mái nhà hay trong các thân cây rỗng. Tổ ong vò vẽ
trông giống như một khối đất nên ít ai chú ý.
Ong vò vẽ ăn côn trùng và ấu trùng nhện, chỉ đốt người khi tổ của chúng bị
phá. Ong cái có kim đốt gắn với túi nọc độc. Khi đốt, nó sẽ tiêm nọc độc vào
cơ thể người; ngoài ra nó còn dùng chân và hàm giữ chặt con mồi, tạo nên
vết lở trên da. Ong vò vẽ nguy hiểm hơn các loài ong khác vì khi đốt người,
kim của chúng có thể rút ra và tiếp tục đốt nhiều lần sau đó. Một con ong có
thể đốt 20-30 mũi, đến khi hết nọc độc mới ngưng. Ong vò vẽ thích lao vào
những vật di động, có màu, có mùi hương. Vì vậy khi bị ong đốt, càng chạy,
nạn nhân càng bị đàn ong lao theo tấn công tới tấp.
Ong vò vẽ thường đốt người ở vùng đầu, mặt, cổ, cánh tay, chân… là những
vùng không được quần áo che phủ. Vết đốt có quầng màu đỏ, đau, có hoại tử
trung tâm. Nếu bị đốt ngay vào mạch máu, nọc độc sẽ vào tim, não và thận
rất nhanh. Số vết đốt càng nhiều, lượng độc chất vào cơ thể càng cao thì tình
trạng bệnh càng trầm trọng.
Ong vò vẽ đốt có thể gây ra phản ứng dị ứng; ngay lập tức vết đốt bị sưng


đau, nổi mề đay toàn thân, nhanh chóng có triệu chứng sốc phản vệ như mệt,
đau bụng, khó thở, tụt huyết áp. Tình trạng này không phụ thuộc vào số mũi
đốt. Sốc phản vệ xảy ra sau khi bị ong đốt từ 10 phút đến 3 ngày; nếu xảy ra
càng nhanh thì bệnh càng nặng. Trẻ bị sốc phản vệ nếu không được nhận
biết và xử trí kịp thời thường tử vong rất nhanh.
Nếu số mũi đốt nhiều (trên 10 nốt), trẻ sẽ bị tổn thương nhiều cơ quan, nhất
là gan và thận. Độc tố ong vò vẽ gây hoại tử gan, biểu hiện dấu hiệu vàng
da, vàng mắt; làm tắc ống thận, biểu hiện đầu tiên là tiểu ít, tiểu đỏ xuất hiện
từ ngày thứ nhất đến ngày thứ ba sau khi bị ong đốt, sau đó tiến đến suy thận
cấp. Tổn thương ở thận chậm hồi phục, có trường hợp suy thận kéo dài hơn
một tháng.
Suy thận cấp do ong vò vẽ đốt thường không khỏi khi dùng thuốc. Thận suy
không thể lọc thải được các chất trong cơ thể, do vậy bệnh nhân sẽ tiếp tục
xuất hiện những dấu hiệu đe dọa tính mạng như phù phổi cấp, tăng kali máu
kéo dài… Cần phải chạy thận nhân tạo trong lúc chờ đợi chức năng thận hồi
phục.
Ngoài ra, ong vò vẽ đốt thường gây sốt cao do bệnh còn có một số biến
chứng nặng khác như nhiễm trùng huyết, viêm phổi…
Để phòng ngừa ong đốt, cần hướng dẫn trẻ biết nhận dạng tổ ong để tránh
xa, không chọc phá. Khi đi vào vườn cây, không mặc quần áo sậm màu
hay màu sắc sặc sỡ, không dùng nước hoa. Tốt nhất nên đội nón, trùm
khăn che kín mặt và cổ, đi giày ống, mang tất. Khi bất ngờ bị ong tấn công,
hãy bình tĩnh ngồi yên tại chỗ, tìm cách che chắn vùng đầu, mặt, cổ; không
hoảng loạn, la hét, bỏ chạy vì ong sẽ chọn mục tiêu di động mà bay đến tấn
công.
Nếu chẳng may bị ong đốt, nên nhận dạng con ong, đếm số vết đốt, nhanh
chóng rửa sạch vết thương với xà phòng và nước sạch để tránh nhiễm trùng.
Sau đó chườm bằng khăn lạnh hay túi nước đá vào vết đốt để làm giảm sưng
đau. Sau khi sơ cứu, đưa ngay trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được điều trị
thích hợp.


×