Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Bệnh lỵ trực trùng pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (144.93 KB, 5 trang )

Bệnh lỵ trực trùng

Điều kiện vệ sinh không đảm bảo khiến nhiều bệnh về
đường tiêu hóa có thể xảy ra, trong đó có bệnh lỵ trực trùng.
Đường lây

Ăn uống không đảm bảo
Bệnh lỵ trực trùng do vi khuẩn lỵ
(Shigella) gây ra, khác với bệnh kiết lỵ
do ký sinh trùng amíp. Bệnh lỵ trực
trùng lây theo đường ăn uống và rất có thể gây thành dịch lớn,
bởi trực trùng lỵ có khả năng tồn tại trong thiên nhiên khá lâu
(nước ngọt, rau sống, thức ăn từ 7-10 ngày) và có thể sống lâu
hơn nữa (trong quần áo, đồ dùng của người bệnh lỵ hoặc trong
đất có khi tới từ 6-7 tuần lễ).
Nguồn lây bệnh là người đang mắc bệnh lỵ trực trùng và người
lành mang trực trùng lỵ. Từ những đối tượng này, trực trùng lỵ
theo phân, theo thức ăn, nước uống bị nhiễm trực trùng lỵ đi ra
ngoài làm ô nhiễm môi trường xung quanh - nhất là ô nhiễm
vệ sinh là nguồn lây bệnh
lỵ trực trùng
nguồn nước, từ đây trực trùng lỵ lan theo các loại thực phẩm
dùng nước bị ô nhiễm để rửa (rau, thịt, cá ) và lây sang cho
người lành theo con đường ăn uống.
Lỵ trực trùng có 4 nhóm, nhưng hay gặp nhất ở Việt Nam là lỵ
trực trùng nhóm 4 (S. flexneri) và nhóm gây bệnh nặng nhất là lỵ
nhóm 1, rất dễ gây tử vong nếu không phát hiện, điều trị kịp thời.
Mọi người đều có thể mắc bệnh lỵ trực trùng, đặc biệt là những
người chưa có miễn dịch chống lại trực trùng lỵ.
Biểu hiện
Sau khi có một lượng lớn trực trùng lỵ vào trong cơ thể khoảng


vài ba ngày là bắt đầu xuất hiện các triệu chứng sốt cao, rối loạn
tiêu hóa như đau bụng, buồn nôn, nôn, đi lỏng nhiều lần, phân có
máu. Giai đoạn đầu, phân còn có khuôn nhưng sau một thời gian
ngắn, phân sẽ lỏng kèm theo có chất nhầy, máu. Bệnh lỵ trực
trùng thuộc dạng nặng sẽ đi ngoài nhiều lần, cho nên xảy ra hiện
tượng mất nước và chất điện giải có khi rất trầm trọng dẫn đến tử
vong, nhất là ở trẻ em và người cao tuổi.
Để phòng bệnh lỵ trực trùng có hiệu quả cần giữ gìn vệ sinh,
quản lý chất thải và phân của người bệnh đúng quy định như cho
vào hố xí, có các chất sát khuẩn mạnh kèm theo như vôi bột,
cloramin, đặc biệt là ở các vùng nông thôn. Không được xả phân
và giặt quần áo của người bệnh lỵ ra sông suối, ao hồ Không
ăn rau sống, không ăn tiết canh, gỏi, nem chạo, nem chua (nếu
đang có dịch); không uống nước chưa được đun sôi hay ăn
những loại kem không đảm bảo vệ sinh. Rửa tay sau khi đi đại
tiện và trước khi ăn. Tham gia giữ gìn vệ sinh môi trường thật tốt,
đặc biệt là những vùng đang có bệnh lỵ trực trùng xảy ra.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×