Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Hậu quả lâu dài của cuộc chiến tranh Ả RậpSự thảo luận về hòa bình vào docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (136.66 KB, 6 trang )

Hậu quả lâu dài của cuộc chiến tranh Ả Rập

Sự thảo luận về hòa bình vào lúc kết thúc chiến tranh là lần đầu tiên người Arab
và người Do Thái chính thức gặp gỡ trong một cuộc thảo luận công khai trực tiếp
kể từ sau cuộc chiến tranh năm 1948.

Ở mức độ chiến lược, khi kết thúc chiến tranh, Israel giành lại được lãnh thổ ở
cao nguyên Golan và bao vây tập đoàn quân số 3 của Ai Cập. Một số người tin
rằng lệnh ngừng bắn ngăn chặn Israel giáng một đòn tàn độc nhất, như một báo
cáo của quân đoàn hải quân Mỹ xác nhận: “Họ lúc này đang ở vị trí là mối đe dọa
với hậu phương và các vùng tiếp tế của toàn bộ quân đội Ai Cập. Phần lớn nhờ các
nỗ lực của Liên Xô, nước lo lắng về một thất bại nghiêm trọng của Ai Cập, hội
đồng bảo an Liên Hợp Quốc mới áp đặt lệnh ngừng bắn ngày 22-10”.

Báo cáo cũng biện luận rằng phía Arab đã thành công trong việc gây bất ngờ
với Israel và các cơ quan tình báo toàn thế giới: “Hoàn toàn từ góc nhìn quân sự,
thì thành công quan trọng nhất của Arab là sự bất ngờ chiến lược đã đạt được.
Trong khi điều này được trợ giúp ở mức độ không nhỏ bởi các sai lầm của tình
báo Israel và ban lãnh đạo chính trị, quân sự đất nước này, chủ yếu vẫn phải công
nhận kế hoạch nghi binh cực kỳ phức tạp của người Ai Cập. Họ đã thành công
trong việc thuyết phục bộ chỉ huy Israel rằng các hoạt động quân sự rầm rộ ở bờ
tây kênh đào trong suốt mùa hè và mùa thu năm 1973 không là gì khác ngoài một
chuỗi các chiến dịch huấn luyện và diễn tập. Sự nghi binh này chắc phải được coi
là một trong số những kế hoạch nghi binh nổi tiếng trong lịch sử quân sự. Kế
hoạch thành công không chỉ ở mức độ tình báo Israel mà còn với các cơ quan tình
báo trên toàn thế giới”.
Đối với các quốc gia Arab (đặc biệt là Ai Cập), tổn thương tinh thần của thất bại
trong cuộc chiến Sáu Ngày đã được chữa lành. Trên nhiều phương diện, nó cho
phép họ đàm phán bình đẳng với Israel. Tuy nhiên, dù cuộc chiến đã bắt đầu theo
chiều hướng mà các nhà lãnh đạo Arab mong muốn, nhưng kết thúc chiến tranh họ
mới chỉ giành lại được phần lãnh thổ hạn chế ở mặt trận Sinai, trong khi Israel lại


giành thêm phần lãnh thổ trên cao nguyên Golan nhiều hơn lúc trước chiến tranh.
Và dù cũng có một thực tế là Israel đã giành được chỗ đứng vững chắc ở vùng đất
châu Phi phía tây kênh đào, nhưng chiến tranh đã giúp thuyết phục nhiều nước
trong thế giới Arab rằng Israel không thể bị đánh bại về mặt quân sự, do đó củng
cố cho các hành động hòa bình. Cuộc chiến thực sự chấm dứt tham vọng của
người Arab trong việc hủy diệt Israel bằng sức mạnh.

Cuộc chiến gây ra hậu quả choáng váng với dân chúng Israel. Sau chiến thắng
của họ trong cuộc chiến Sáu Ngày, quân đội Israel trở nên kiêu ngạo. Những thất
bại đột ngột và gây sốc xảy ra lúc chiến tranh bắt đầu đã giáng một cú đòn tâm lý
kinh hoàng cho người Do Thái, những người đã nghĩ rằng họ có đội quân uy
quyền tối cao trong khu vực. Tuy nhiên, họ bắt đầu nhận ra một điều kinh ngạc,
hầu như chưa từng xảy ra, đã thay đổi hoàn toàn những gì họ có: “ Hoảng loạn từ
những đòn tấn công bất thình lình từ 2 mặt trận với một số lượng lớn quân đội vẫn
chưa được huy động, và bị đe dọa bởi những sự thật choáng váng trên chiến
trường, Israel lúc này như một quốc gia hùng mạnh sắp phải quỳ gối đầu hàng.
Tuy nhiên, trong vòng vài ngày, nó đã lấy lại sự thăng bằng và trong gần 2 tuần,
nó đã đe dọa thủ đô của cả 2 kẻ địch, một thành tựu hầu như không xảy ra trong
lịch sử”.

Tuy nhiên, ở Israel, tỷ lệ thương vong lại khá cao. Tính theo đầu người, Israel
phải chịu thiệt hại gấp 3 lần trong chiến trận so với Mỹ đã gánh chịu trong gần
một thập kỷ giao tranh ở Việt Nam.

Để trả đũa việc Mỹ ủng hộ Israel, các thành viên Arab của tổ chức OPEC, đứng
đầu là Saudi Arabia, đã quyết định giảm sản lượng dầu 5% mỗi tháng vào ngày
17-10. Vào ngày 19-10, tổng thống Nixon cho phép viện trợ quân sự 2,2 tỉ đô la
dành riêng cho Israel. Đáp lại, Saudi Arabia tuyên bố cấm vận với Mỹ, sau đó
được nhiều nước xuất khẩu dầu khác tham gia, và mở rộng cấm vận với cả Hà Lan
và các quốc gia khác, gây ra cuộc khủng hoảng năng lượng năm 1973.


Thành công ban đầu của cuộc chiến đã gia tăng mạnh mẽ uy tín của Sadat, tạo
cho ông quyền lực vững chắc ở Ai Cập vào cơ hội để đề xướng nhiều cải cách mà
ông thấy cần thiết. Trong những năm sau đó thì điều này lu mờ dần, và cuộc bạo
loạn lương thực chống chính phủ ở Cairo năm 1973 đã có khẩu hiệu là: “Người
anh hùng của cuộc vượt kênh, bữa ăn sáng của chúng tôi đâu?”

Những ảnh hưởng sau đó ở Israel

Một làn sóng phản đối chính phủ Israel đã bắt đầu 4 tháng sau khi chiến tranh
kết thúc. Phong trào này được lãnh đạo bởi Motti Ashkenazi, chỉ huy của công sự
Budapest, ở cực bắc pháo đài Bar-Lev và là công sự duy nhất không bị Ai Cập
chiếm giữ trong suốt cuộc chiến. Sự giận dữ đối với chính phủ (và đặc biệt là bộ
trưởng quốc phòng Dayan) gia tăng. Shimon Agranat, chủ tịch tòa án tối cao Israel,
đã được yêu cầu đứng đầu một cuộc điều tra, gọi là ủy ban Agranat, về những sự
kiện dẫn đến chiến tranh và những thất bại trong vài ngày đầu tiên.

Ủy ban Agranat đã công bố những phát hiện sơ bộ của họ vào ngày 2-4-1974.
Sáu người sau bị buộc phải chịu trách nhiệm cho những thất bại của Israel:

- Tham mưu trưởng lực lượng phòng vệ Israel (IDF) David Elazar được đề nghị
bị sa thải, sau khi ủy ban nhận thấy ông gánh “trách nhiệm cá nhân cho những
đánh giá về tình trạng và sự chuẩn bị chiến đấu của IDF”.

- Giám đốc tình báo Aluf Eli Zeira, và cấp phó của ông, người đứng đầu cơ
quan nghiên cứu, chuẩn tướng Aryeh Shalev, được đề nghị bị sa thải.

- Trung tá Bandman, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu tình báo quân sự
Aman đặc trách về Ai Cập, và trung tá Gedelia, giám đốc tình báo của bộ chỉ huy
miền nam, được đề nghị chuyển khỏi công tác tình báo.


- Shmuel Gonen, chỉ huy mặt trận phía nam, được đề nghị bị giáng chức. Ông bị
buộc rời khỏi quân đội sau sự công bố bản báo cáo cuối cùng của ủy ban, vào ngày
30-1-1975, trong đó đã phát hiện ra rằng “ông đã thất bại trong việc thực hiện
nhiệm vụ một cách thích đáng, và gánh chịu nhiều trách nhiệm đối với tình thế
hiểm nghèo mà quân đội của chúng ta gặp phải”.

Mặc dù bản báo cáo đã xóa sạch trách nhiệm của thủ tướng Meir và bộ trưởng
quốc phòng Dayan, nhưng những lời kêu gọi từ chức dành cho họ (đặc biệt là với
Dayan) ngày càng trở nên mạnh mẽ hơn.

Cuối cùng, vào ngày 11-4-1974, Golda Meir đã từ chức. Chính phủ của bà cũng
làm theo, bao gồm cả Dayan, người trước đó đã đề nghị được từ chức 2 lần và đều
bị Meir bác bỏ. Yitzhak Rabin, người đã dành phần lớn thời gian làm cố vấn cho
Elazar, trở thành người đứng đầu chính phủ mới, được bầu vào tháng 6.

Vào năm 1999, vấn đề được lật lại bởi ban lãnh đạo chính phủ Israel để ngăn
chặn những thiếu sót tương tự lại lặp lại. Hội đồng an ninh quốc gia Israel đã được
thành lập để cải thiện sự phối hợp giữa các cơ quan an ninh và tình báo khác nhau.

Hiệp ước trại David

Chính phủ của Rabin bị dính phải 2 vụ bê bối, và ông đã buộc phải ra đi vào
năm 1977. Đảng Likud cánh hữu, dưới sự lãnh đạo của Menachem Begin, đã chiến
thắng trong cuộc bầu cử sau đó. Điều này đánh dấu một sự thay đổi lịch sử trong
bối cảnh chính trị Israel, lần đầu tiên từ khi nhà nước này được thành lập, liên
minh cầm quyền trong chính phủ không do đảng Lao Động lãnh đạo.

Sadat, người tham gia cuộc chiến nhằm mục đích lấy lại Sinai từ tay Israel,
ngày càng nản lòng trước những bước đi chậm chạp của tiến trình hòa bình. Trong

một cuộc phỏng vấn năm 1977 của phóng viên CBS News là Walter Cronkite,
Sadat thừa nhận rằng ông đã mở một cuộc đối thoại mang tính xây dựng về hòa
bình, bao gồm cả một chuyến viếng thăm cấp nhà nước. Đây dường như là một sự
trút hết cõi lòng mình của ông, và trong cuộc phỏng vấn sau đó cũng với phóng
viên này, thủ tướng cứng rắn Begin – có lẽ không muốn bị so sánh là không thiện
chí như Sadat – đã nói rằng ông rất sẵn lòng tiến tới mối quan hệ tốt đẹp hơn và đã
đề xuất một lời mời cho một chuyến viếng thăm như vậy. Vì vậy, vào tháng 11
của năm đó, Sadat đã tiến hành một bước đi chưa có tiền lệ là thăm Israel, trở
thành nhà lãnh đạo Arab đầu tiên làm như thế và coi như đã công nhận nhà nước
Do Thái.

Hành động này đã khởi động cho một tiến trình hòa bình. Tổng thống Mỹ
Jimmy Carter đã mời cả Sadat và Begin đến một hội nghị thượng đỉnh ở trại David
để đàm phán về sự hòa giải cuối cùng. Cuộc hội đàm được tổ chức từ ngày 5-17
tháng 9 năm 1978. Cuối cùng, cuộc hội đàm đã thành công, và Israel cùng Ai Cập
ký hiệp ước hòa bình Israel-Ai Cập năm 1979. Israel rút quân và các khu định cư
khỏi bán đảo Sinai, đổi lại là mối quan hệ bình thường từ phía Ai Cập và một nền
hòa bình lâu dài.

Nhiều nước trong cộng đồng Arab đã giận dữ khi thấy Ai Cập hòa bình với
Israel. Ai Cập bị khai trừ ra khỏi liên đoàn Arab. Sự căng thẳng của Ai Cập với
các nước Arab láng giềng lên đến cực điểm vào năm 1977 trong cuộc chiến tranh
ngắn ngủi Libye-Ai Cập.

Anwar Sadat đã bị ám sát 2 năm sau đó, vào ngày 6-10-1981, khi tham dự một
cuộc duyệt binh kỷ niệm 8 năm ngày bắt đầu cuộc chiến, bởi một chiến binh Hồi
giáo tức giận với việc ông đã đàm phán với Israel.

Các hoạt động kỷ niệm


Ngày 6-10 là ngày lễ quốc gia của Ai Cập gọi là ngày lực lượng vũ trang. Đó
cũng là một ngày lễ quốc gia ở Syria.

Ở Ai Cập, nhiều địa điểm được tự hào mang tên ngày 6-10 và ngày thứ 10 tháng
Ramadan tương đương theo lịch Hồi giáo. Một số ví dụ là cây cầu 6-10 ở Cairo và
thành phố 6-10 và thành phố ngày thứ 10 tháng Ramadan (6th of October City và
10th of Ramadan City).

×