Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Liên minh Ả rập vs khối Cộng hòa Ả rập thống nhất 2 doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (138.08 KB, 7 trang )

Liên minh Ả rập vs khối Cộng hòa Ả rập thống nhất
2
Liên minh Ả rập

Abou Nuwar bị cách chức mà không bị tội, được yên ổn qua sống ở Syrie.
Hussein lập nội các khác, không ai chịu nhận chức Thủ tướng thay Naboulsi vì
đảng Quốc gia của Naboulsi và Abou Nuwar chiếm đa số trong Quốc hội. Ông chỉ
định đại mấy người trung thành với ông, rồi nắm hết quyến hành.

Quốc dân nổi loạn, biểu tình, đốt phá. Đảng Quốc gia đứng vào thế đối lập, đòi
ông đuổi các vị đại thần đi và tuyệt giao với Mỹ. Ông làm thinh, mời Fayçal II,
vua Iraq, lại giữa sa mạc yêu cầu Fayçal II giúp phi cơ và một đạo quân cơ giới.
Fayçal II đưa quân vào Jordani liền.

Về Amman ông ra lệnh đàn áp thẳng tay phe đối lập. Nội loạn nổi lên ở khắp
nơi, nhất là tại kinh đô. Lúc này ông mới hô hào Mỹ: "Tôi kêu gọi thế giới tự do
giúp tôi bảo toàn được lãnh thổ Jordani!".

Đây là một vụ nội chiến, Jordani không bị một quốc gia thân Nga nào xâm lăng
cả. Nhưng Eisenhower giải thích chính sách của ông một cách rộng rãi, ra lệnh cho
hạm đội thứ VI đương ở Côte d'Azur phía Nam nước Pháp phải cấp tốc lại hải
phận Liban.

Hạm đội mạnh nhất thế giới, gồm hai hàng không mẫu hạm Forrestal 60.000 tấn,
Lake Champlain 30.000 tấn, năm chục chiếc tàu lớn nhỏ nữa và 25.000 người; hai
hàng không mẫu hạm chở trăm rưỡi phi cơ bảy kiểu khác nhau. Đáng kinh nhất là
những khí giới nguyên tử của nó mà sức tàn phá trong vài phút mạnh hơn toàn thể
những cuộc dội bom trong Thế chiến thứ nhì.

Hạm đội chưa kịp tới hải phận Liban thì Hussein đã dẹp xong nội loạn nhờ sự
can đảm của ông và đạo quân của Saud.



Ngày 30-4-1957, Hussein tới Djeddah để cảm ơn Saud, ký với Saud một bản
tuyên ngôn như sau:

"Quốc gia Jordani là tiền tuyến để bảo vệ tinh thần quốc gia Ả Rập. Hai quốc
vương sẽ:

1) Hợp tác với nhau để củng cố sự độc lập của các quốc gia Ả Rập đã thoát khỏi
mọi ảnh hưởng ngoại quốc.

2) Củng cố sự hợp tác quân sự của các quốc gia đó trước kẻ thù chung.

3) Không gia nhập một hiệp ước ngoại quốc nào.

4) Giúp các quốc gia Ả Rập còn bị ngoại quốc thống trị cởi được cái ách đế
quốc mà được hoàn toàn độc lập.

5) Trung thành với Liên minh Ả Rập.

Điểm 2 và điểm 4 mù mờ khó hiểu. Kẻ thù chung của các quốc gia Ả Rập là
nước nào? Chỉ có thể là Israel, nhưng sự thực họ muốn ám chỉ Ai Cập. Ai Cập là
kẻ thù của Jordani, Iraq, Ả Rập Saudi, đâu phải là kẻ thù của Syrie, của Yemen,
Liban mà bảo là kẻ thù chung của các quốc gia Ả Rập được?

Còn các quốc gia bị cái ách đế quốc là quốc gia nào? Họ muốn ám chỉ Ai Cập;
có thể cho là Ai Cập bị Nga chi phối, thế nhưng Iraq chẳng bị Anh chi phối ư?
Ngay Jordani mỗi tháng lãnh một triệu Anh bảng thì có bị Anh chi phối không?

Chúng ta không nên trách đường lối chính trị của Hussein. Jordani là "một nước
loạn óc" như Benoist Méchin đã nói, Hussein không thể làm chính trị được, chỉ lo

kiếm viện trợ cho khỏi đói: chống đỡ cho khỏi chết, thế thôi. Đáng trách là thực
dân Anh đã thâm độc, tàn nhẫn tạo ra cái quốc gia kỳ cục đó, rồi lại trợ cấp theo
cái lối nhỏ giọt cho nó sống lây lất mà tha hồ thao túng (cứ mỗi lần Jordani muốn
thoát li Anh thì Anh lại ghì tay xuống bóp cổ: cúp viện trợ); có lẽ cũng nên trách
ông nội Hussein đã nhục nhã nhận làm vua bù nhìn cái quốc gia lạ đời đó, để bây
giờ Hussein phải bôn ba cầu cứu khắp nơi, xin tiền Anh, Mỹ, Ai Cập, Ả Rập Saudi,
Iraq mà bảo vệ "sự nghiệp" của tổ tiên.

Chỉ có điểm thứ năm: "Trung thành với Liên minh Ả Rập" là minh bạch. Saud
mừng rằng đã không phụ lòng Eisenhower. Eisenhower mừng vì tốn 250 triệu Mỹ
kim cho Saud mà được kết quả như vậy để khoe với quốc dân, kể còn là rẻ.

Tội nghiệp Hussein đóng vai chủ động, mấy lần suýt toi mạng mà chỉ được Mỹ
tặng cho 10 triệu Mỹ kim bần tiện, không đủ lấp những chỗ hổng trong ngân sách.
Mà chắc không phải là tiền mặt; chỉ là sản phẩm thừa thãi để Hussein bán lại cho
dân chúng lấy tiền tiêu. Saud thấy vậy thương tình, tặng ông ta ba chiếc Cadillac,
ba chiếc Chrysler và ba chiếc Packard bóng loáng để an ủi. Ông "vua cung điện"
thật là hiểu tâm lý ông "vua xe hơi". Hussein nhớ lại cái hồi làm hoàng tử, nghèo
tơi, có ông chú ông bác nào đó cho một chiếc xe máy, mừng quá đỗi, suốt ngày lau
chùi, đánh bóng, bây giờ có cả chục chiếc xe hơi Hoa Kỳ hạng sang nhất, còn đòi
gì nữa? Sa mạc mênh mông, đường sá vắng vẻ, lái một giờ hai trăm cây số cũng
được. Thú tuyệt!

Trung tuần tháng 5, Saud lại Bagdad. Quốc vương Fayçal II, phụ chính đại thần
Abdul Ilah và Thủ tướng Nouri Said đều lại phi trường đón rước để xí xóa hết cái
thù cũ giữa hai giòng Saudi và Hachémite mà mở kỷ nguyên thân ái giữa các quốc
gia quân chủ Ả Rập.

Súng chào, nhạc trỗi. Kị binh dàn hàng, dân chúng phất cờ hoan hô. Bagdad
tưng bừng như thời các vua Ba Tư. Đêm nào pháo thăng thiên cũng làm sáng rực

một khúc sông Tigre và sông Euphrate; tiếng ca vang lừng trong cung điện, tiếng
tụng kinh lanh lảnh trong khắp các giáo đường. Tiếc rằng Hussein không tới dự
được vì tinh hình trong nước chưa thật yên.

Mãi tới ngày 14-2 năm sau (1958), Hussein và Fayçal II mới liên hiệp với nhau.
Hussein nhường cho em làm minh chủ và Fayçal đáp lại, hứa giúp một món tiền.
Thời đó, công ty Iraq Petroleum của Anh phát đạt, mỗi ngày sản xuất 1.600.000
thùng dầu, nộp cho Fayçal 50% số lời - chính sách fifty – flfty của Aramco đã
được mọi công ty áp dụng từ lâu - và còn tính tăng sức sản xuất lên gấp đôi trong
năm năm sau.

Chỉ buồn một điều là lần này Saud không tới dự được; ông ta muốn lảng ra khỏi
cái Liên minh Ả Rập. Tại sao ông ta lại thay đổi thái độ như vậy?

Tại em ông? Fayçal đã khỏi bệnh, từ New York về nước. Hay tin đó đảng bảo
thủ của Saud lo lắng mà đảng tự do ủng hộ Fayçal hoạt động mạnh lên, kéo nhau
lại Djeddah tiếp rước Fayçal, hô: "Vạn tuế vị vương hầu thân yêu của chúng ta!"',
và rải truyền đơn ở khắp nơi mạt sát Saud:

"Saud! Dân chúng mong mỏi mi thức tỉnh, cầm đầu thánh chiến đế cứu vớt các
huynh đệ Ả Rập, mà mi diệt tinh thần Ả Rập của chúng ta, tôn giáo của chúng ta?
Mi muốn giết Nasser, một người không chịu làm nô lệ thực dân. Mi nên nhớ rằng
hết thảy chúng ta nếu là Nasser chống lại mi".

Dân sa mạc hung dữ thật! Giọng của họ còn hung hăng hơn giọng nông dân Ai
Cập. Chúng ta nên nhớ ngay tại Dahran, căn cứ không quân của Mỹ ở Ả Rập
Saudi, thần dân của Saud cũng coi Nasser như một vị thần. Lời này của Nasser
chắc phải làm cho Saud lo lắng: "Dân chúng là tấm thảm trên đó kê ngai vàng. Tôi
kéo tấm thảm về tôi thì ngai vàng phải đổ".


Saud thấy ngai vàng của mình đã rung rinh. Quốc khố gần rỗng, mà Fayçal
được dân chúng hoan hô gần như lần trước hoan hô Nasser. Ông ta khôn ngoan,
em vừa về là giao lại việc nước cho em liền. Fayçal khuyên anh lui vào hậu cung
một thời gian. Không mất ngai vàng đâu mà sợ, nhưng hãy tạm đừng ló mặt ra.
Fayçal đòi trao hết quyền hành cho mình: Thủ tướng kiêm bộ Quốc phòng, bộ Nội
vụ, bộ Ngoại giao và bộ Kinh tế. Có vậy mới cứu vãn được tình thế.

Saud do dự: bộ Kinh tế mà giao cho em thì rầu quá: Nhưng đành vậy vì đã mắc
một lỗi nặng: âm mưu ám sát Nasser đã hụt[50], bây giờ lẩn mặt là phải.

Vì vậy Fayçal thực sự cầm quyền còn Saud chỉ giữ cái hư vị, ngày 14-2-58
không qua Bagdad ký hiệp ước hẹn minh với Iraq được.

Liên minh Ả Rập đó loạc choạc chẳng ra sao cả: Hussein ký riêng với Saud
tháng 5 năm trước, tháng 2 năm sau lại ký riêng với Fayçal II, không thành một bộ
ba, như cái kiềng ba chân mà gần gãy mất một.

Ngày Hussein ký với Saud ở Djeddah và ngày ký với Fayçal ở Bagdad, dân
chúng Amman thản nhiên: không treo cờ, không biểu tình, cứ lặng lẽ như không.

Trái lại, không khí ở Le Caire và ở Damas sôi nổi khi thành lập nước Cộng hòa
Ả Rập thống nhất để chống với Liên minh Ả Rập của phe quân chủ.

Tình hình Syrie sau Thế Chiến - Dầu lửa Anh & dầu lửa Mỹ vật nhau

Nước cộng hòa Ả Rập thống nhất thành lập ngày 1-2-1958, chín tháng sau liên
minh Jordani - Ả Rập Saudi và 13 ngày trước liên minh Jordani - Iraq. Hai nước
Ai Cập và Syrie kết hợp với nhau làm một: chính phủ chung, tổng thống là Nasser,
phó tổng thống là cựu thủ tướng Syrie Sabri El Assali; quân đội chung, tổng tư
lệnh là thống chế Ai Cập Hakim Amer.


Sau Thế chiến thứ nhì, Syrie có không đầy ba triệu dân mà phải hy sinh một
trăm ngàn người mới giành lại được độc lập. Thực dân Pháp thật tàn nhẫn và vô
liêm sỉ. Theo đuôi Mỹ, Anh, lấy lại được độc lập rồi, De Gaulle dùng ngay chính
sách Hitler đối với dân Pháp để chiếm lại các thuộc địa cũ. Tôi nhớ trước ngày
Nhật đầu hàng Đồng minh, đương lúc người mình chuẩn bị chống Pháp thì có tin
quân đội của Pháp tự do (!) đổ bộ lên Liban, Syrie, tàn sát dân chúng, thả bom
xuống quốc hội Syrie. Lúc đó chúng tôi thấy ngay dã tâm của bọn De Gaulle rồi.
Biết không khi nào chúng chịu nhả Việt Nam ra, và chúng tôi chờ đợi những cảnh
đổ máu như ở Syrie. Quả nhiên tên thầy tu dã man D'Argenlieu được phái qua và
dân tộc ta đã phải đổ máu gấp chục lần dân tộc Syrie.

Cuối năm đó Syrie được độc lập, thành một nước Cộng hòa, ba bốn năm đầu
chính quyền rất bê bối thối nát, đảng phái chia rẽ. Tổng thống Choukri Kouatly có
tinh thần quốc gia, từ năm 1947 đã thành lập phong trào "Thanh niên Ả Rập",
nhưng không đủ tài, nên tình trạng mỗi ngày một thêm rối.

Tháng ba năm 1949, một nhóm quân nhân do Husni-Zaim cầm đầu, ở mặt trận
Palestine (chiến tranh độc lập Israel) trở về, thừa cơ kéo tuốt vào Damas, bắt giam
Choukri Kouatly và các bộ trưởng. Cuộc đảo chính đó không tốn một giọt máu,
không nhờ ngoại bang giúp sức, nên được dân chúng hoan nghênh. Tướng Zaim
được bầu làm Tổng thống (726.116 lá phiếu bầu cho ông mà tổng số cử tri là
730.731); Mohzen Barazi làm Thủ tướng.

Zaim rất phục Mustapha Kémal, muốn thực hiện mọi cải cách về kinh tế, điền
địa, luật pháp, giáo dục để canh tân quốc gia. Ông ta cũng dùng chính sách mạnh
tay như Kémal nên hơi thất nhân tâm. Nhưng lỗi lớn của ông là nhận sáu triệu Mỹ
kim (trả làm mười năm) của Ibn Séoud, nghĩa là của Mỹ, vì lúc ông cầm quyền thì
quốc khố không còn một đồng. Để đáp lại, ông cho phép Ibn Séoud đặt ống dẫn
dầu qua địa phận Syrie, tới Beyrouth. Như vậy dầu lửa của công ty Aramco khỏi

phải đi vòng ra vịnh Ba Tư, Ấn Độ Dương, vào Hồng Hải, kênh Suez để lại châu
Âu, phí tổn sẽ nhẹ, dầu lửa của Anh ở Iraq không sao cạnh tranh nổi. Thế là "dầu
lửa Mỹ kim" thắng màn đầu.

Anh uất ức, tìm cách phản công. Ngày 14-8 năm đó, hồi ba giờ sáng, ba chiếc
xe thiết giáp đậu ở trước thềm dinh Tổng thống Syrie ở Damas. Sỹ quan trên xe
bước xuống, nói mấy lời với lính canh rồi xông vào phòng của Zaim. Zaim bị hạ
sát. Chính bạn thân của ông là Hennaoui đã giết ông. Đồng thời một nhóm sỹ quan
khác giết nốt Thủ tướng Mohzen Barazi. Hennaoui lên cầm quyền, Hachem Atassi
thành lập nội các khác. Hiệp ước cho Ibn Séoud đặt ống dẫn dầu bi xé bỏ. Vua
Abdallah xứ Jordani hoan hô nhiệt liệt vụ đảo chính đó làm cho Anh đâm ngượng,
bảo ông ta kín đáo một chút.

×