Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Các trận chiến lớn trong lịch sử cận đại và hiện đại ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (136.52 KB, 6 trang )

Các trận chiến lớn trong lịch sử cận đại và hiện đại

Trận Waterloo xảy ra 18 tháng 6 năm 1815 gần Waterloo (Bỉ ngày nay), là trận
chiến cuối cùng của Napoléon Bonaparte .Quân đội đế quốc Pháp dưới sự chỉ huy
của Napoleon đã bị đánh bại bởi quân đội liên hợp của 7 nước,trong đó có quân
đồng minh Anh dưới sự chỉ huy của Công tước Wellington và quân đội Phổ dưới
sự chỉ huy của Gebhard von Blücher. Đó là trận đánh quyết định của Chiến dịch
Waterloo và thất bại của ông đã đặt dấu chấm hết cho quyền lực của ông với vai
trò Hoàng đế Pháp. Trận Waterloo còn đánh dấu sự kết thúc của Thời kỳ Một trăm
ngày bắt đầu từ tháng 3 năm 1815 sau cuộc trở về của Napoleon từ đảo Elba nơi
ông bị đày sau thất bại tại trận Leipzig năm 1813.
I-Bối cảnh lịch sử
Sau thất bại ở Nga, các nước châu Âu đã liên kết lại để cùng lật đổ Napoléon.
Năm 1814, Napoléon thoái vị và bị đày lên một hòn đảo nhỏ ở Địa Trung Hải,
nhưng con người đầy tham vọng này không chịu ngồi yên. Biết được dân chúng
Pháp vẫn ủng hộ mình và không công nhận chính thể của vua Louis XVIII như là
người lãnh đạo nước Pháp, tháng 4 năm 1815, Napoléon đã bí mật trốn khỏi nơi
giam cầm quay trở về nước. Nhận được tin, vua Louis XVIII đã cử quân đội đến
để bắt giữ ông nhưng trong mắt người dân và binh lính Pháp lúc bấy giờ Napoléon
vẫn là một người anh hùng đã mang về vinh quang cho nước Pháp và hầu hết các
tướng hoặc kính phục hoặc nể sợ tài năng quân sự của Napoléon, vì thế, hết đoàn
quân này đến đoàn quân khác được cử đi để bắt Napoléon cuối cùng lại quay về
dưới quyền chỉ huy của Hoàng đế cũ. Chỉ trong vòng 3 tuần, Napoléon đã khôi
phục đươc quyền lực của mình. Nhận được tin đó, ngay lập tức, các nước châu Âu
đứng đầu là Anh, Áo, Nga và Phổ liên minh lại để đối phó với ông, liên quân nằm
dưới quyền chỉ huy của Công tước Wellington. Là một người dày dạn kinh
nghiệm chiến trường, Napoléon hiểu rằng nếu để cho liên quân tập hợp lại với
nhau thì ông nhất định sẽ thất bại. Vì thế Napoléon quyết định sẽ tấn công trước,
không cho liên quân tập hợp lại với nhau. Napoléon chia quân ra làm 3 cánh, cánh
phải do tướng Emmanuel, Hầu tước của Grouchy chỉ huy, cánh trái do tướng
Michel Ney dẫn đầu, còn ông thân chinh dẫn cánh quân trung tâm ra trận. Quân


đội Pháp nhanh chóng tiến quân để tấn công quân đội Phổ do tướng Gebhard von
Blücher cầm đầu nhằm không cho quân Anh liên kết với họ. Và liên quân đã thực
sự bất ngờ trước đòn đột kích bất ngờ của quân đội Napoléon, vị hoàng đế nước
Pháp đã cử tướng Ney vốn đang chỉ huy cánh trái của quân Pháp tiến công nhằm
chiếm vùng Quatre Bras trong khi ông chỉ huy quân trung tâm tấn công vào chính
diện quân Phổ. Một khi Ney chiếm được Quatre Bras, họ có thể hội quân với nhau
vào bao vây quân Phổ, tuy nhiên do sức chống trả dữ dội của quân Phổ cộng thêm
sự tấn công của một bộ phận quân tiếp viện của quân đồng minh, tướng Ney đã
buộc phải rút quân trở lại. Napoléon liền thay đổi chiến thuật, cử cánh quân phải
của mình đồng loạt tiến công, và trong trận chiến ở Ligny ông đã đánh bại quân
Phổ, buộc von Blücher phải lui quân. Chiến thắng này càng làm Napoléon tin
tưởng vào thắng lợi của quân đội Pháp. Ông chuyển hướng tấn công quân Anh và
ngôi làng Waterloo đã trở thành nơi đụng độ của hai đội quân lớn nhất cả châu Âu.
II-Trận Oa-téc-lô ( Waterloo)
Bản đồ chiến dịch WaterlooCông tước Wellington đã chọn một thung lũng rộng
phía Nam ngôi làng Waterloo để làm nơi quyết chiến, quân Anh đóng ở phía Bắc
chiến trường đối diện với họ là quân Pháp do Napoléon chỉ huy. Vốn là một nhà
quân sự tài năng, Wellington hiểu rằng, với đội quân thiếu kinh nghiệm chiến đẫu
mà ông đang nắm trong tay, đối đầu trực diện với Napoléon là tự sát. Vì thế,
Wellington đã chọn biện pháp phòng thủ và chiến trường Waterloo là một địa
điểm rất phù hợp với ý đồ này. Chiến trường Waterloo nằm phía sau một gờ đất
cao giúp tránh được sự quan sát của quân thù, đồng thời quân Anh đã cải tạo lại 2
pháo đài là Hogoumont và La Haye Saint được bảo vệ bởi các đơn vị thiện xạ giàu
kinh nghiệm, đây được coi là vị trí chiến lược, yểm trợ cho đội quân phòng thủ
trước sức tấn công của quân Pháp. Trước đó, quân Pháp cũng gặp nhiều khó khăn
trong việc chuyển quân do trời mưa suốt nhiều ngày, tuy nhiên, Napoléon không
thể chậm trễ bởi như vậy sẽ tạo thêm thời gian cho quân Phổ hội quân với quân
Anh. Như thế, bên tấn công đã gặp phải nhiều khó khăn ngay trước trận đánh.
Sáng sớm ngày 18 tháng 6, Napoléon ra lệnh cho quân Pháp nã pháo dữ dội vào
quân Anh,đến 10h sáng cùng ngày quân Pháp bắt đầu tấn công, mục tiêu của họ

lần này là pháo đài Hougomont, nếu chiếm được Hougomont, cánh trái của quân
Anh sẽ bị rơi vào thế nguy kịch, đồng thời nhờ đó, Napoléon có thể quan sát toàn
trận địa của quân Anh. Nhận thức được tầm quan trọng chiến lược đó, cả hai vị chỉ
huy đều quyết tâm chiếm lấy vị trí này. Quân Pháp tiến công mạnh mẽ vào
Hougomont, trận chiến diễn ra rất ác liệt tuy nhiên, quân Anh vẫn giữ được
Hougomont, Napoléon đã cử 14000 quân tấn công bao vây Hougomont, nhưng
Wellington đã kịp cử 12000 quân tiếp viện đến bảo vệ pháo đài. Đến 11h cùng
ngày, quân Pháp buộc phải rút lui.
Kỵ binh Pháp tấn công quân Anh ở Quatre Bras trong chiến dịch WaterlooSau
đó, Napoléon cho pháo binh nã đạn dồn dập vào chiến tuyến của quân Anh, 80
khẩu pháo bắn không ngừng vào quân phòng tuyến quân Anh nhưng điều
Napoléon không hề biết là chính tiếng pháo của ông đã dẫn đường cho quân Phổ
đang tiến đến hội quân với Wellington vốn cách đó chỉ 50 km. Đến 1h chiều, quân
Pháp ngừng nã pháo, bộ binh Pháp tiến công. Quân Pháp theo đội hình hình cột
tấn công vào đội hình phòng thủ của quân Anh (đội hình hình cột mỗi cột có 150
người theo chiều ngang và 24 người theo chiều sâu, trên chiến trường, đội hình
này có thể gây hoảng sợ cho đối phương bởi sự đông đảo của họ, tuy nhiên, do vũ
khí chính thời đó là súng hoả mai có gắn lưỡi lê nên đội hình này có điểm yếu là
chỉ có 2 hàng đầu tiên có thể khai hoả được). Đối mặt với đội hình hình cột của
Pháp là đội hình phòng thủ chiều ngang của quân Anh, đây đơn giản chỉ là đội
hình xếp theo chiều ngang có từ 2-4 hàng, tuy nhiên đội hình này có ưu điểm là có
thể huy động tất cả hoả lực cùng lúc. Chính nhờ điều này mà quân Anh đã chặn
được đợt tấn công của quân Pháp, Wellington tung đội thiết kỵ hoàng gia (Royal
Dragoons) vào trận đánh. Kết hợp với bộ binh, họ đã đánh bật quân Pháp trở lại
điểm xuất phát để lại sau lưng hàng nghìn xác chết.

Napoléon thay đổi chiến thuật, đến 3h chiều ông cho 2000 quân tấn công vào
pháo đài La Haye Saint, chiếm được La Haye Saint, Napoléon có thể làm chủ
được vùng trung tâm chiến trường. Pháo đài La Haye Saint được bảo vệ bởi 250
quân Đức được trang bị loại súng rãnh xoáy hiện đại thời đó, quân thủ thành đã

chiến đấu hết sức dũng cảm đối đầu với quân địch đông hon gấp 10 lần. Và cuối
cùng đến 4h chiều, quân Pháp đành phải rút lui, hơn 400 lính Pháp đã chết khi tấn
công pháo đài.

Hết sức tức giận, Napoléon ra lệnh cho pháo binh nã đạn dữ dội lên đầu quân
Anh, cùng lúc đó, tướng Ney đã chỉ huy kị binh sẵn sàng lao vào trận chiến. 12000
quân thiết kị Pháp tiến thẳng vào trung tâm của quân Anh, đến lúc này, Wellington
mới ra lệnh cho pháo binh khai hoả dữ dội vào kị binh Pháp, bộ binh Anh nhanh
chóng thiết lập đội hình hình vuông chuyên dùng để chống lại kị binh. Bế tắc
trong tấn công, kị binh Pháp rút lui rồi sau các đợt pháo kích họ lại tiếp túc xông
lên, nhưng trước sức phòng ngự mạnh mẽ của bộ binh Anh và sự tấn công của
thiết kị hoàng gia, cuối cùng, tướng Ney đành ra lệnh cho kị binh rút lui. Napoleon
lại một lần nữa ra lệnh tấn công pháo đài La Haye Saint, 6h30 chiều quân Pháp
phát động tấn công, 2000 quân Pháp ào ạt tiến công như vũ bão vào pháo đài La
Haye Saint, trong lúc này quân Anh lại gặp vấn đề về đạn dược và họ nhanh chóng
bị áp đảo, trong số 400 quân giữ thành chỉ còn 42 người sống sót, quân Pháp đã
kiểm soát được La Haye Saint.

Rạng sáng ngày hôm sau, có một đội quân đang tiến gần đến chiến trường, và
điều Napoleon lo sợ nhất đã đến, đó chính là đội quân Phổ do Bá tước von Blücher
chỉ huy đến hội quân với Wellington. Sau đó, quân Phổ đã tấn công vào sườn quân
Pháp, 30000 quân Phổ tấn công vào ngôi làng được 20000 quân Pháp bảo vệ.
Napoléon đã quyết định đánh ván bài cuối cùng, ông ra lệnh cho 4500 quân Cận
vệ tinh nhuệ của mình tiến thẳng đến phòng tuyến quân Anh.

Quân Cận vệ là đội quân thiện chiến nhất của Napoléon, và ông tin tưởng rằng
đây sẽ là đội quân có đủ khả năng chọc thủng hàng phòng ngự của quân Anh. Lúc
này Wellington đã ra lệnh cho các đơn vị phòng thủ nằm xuống sau gò đất. Ông
cho pháo binh bắn dữ dội vào quân Cận vệ Pháp, tuy nhiên, đội quân Cận vệ vẫn
hùng dũng tiến tới. Tuyến phòng thủ đầu tiên của quân Anh nhanh chóng bị đè bẹp,

lúc này Napoléon đã bắt đầu nghĩ đến một chiến thắng, tuy nhiên, chính trong lúc
này, kết cục của cuộc chiến đã được quyết định. Khi quân Cận vệ tiến sát đến
tuyến phòng thủ thứ hai, Wellington ra lệnh cho các đơn vị đứng lên, quân Pháp
hoàn toàn bất ngờ, hơn 1400 khẩu súng của quân Anh đồng loạt nã đạn. 20% quân
Pháp đã gục ngã ngay trong loạt đạn đầu tiên, và Wellington đã tung ra đòn quyết
định, ông ra lệnh tổng tấn công. Các đơn vị Anh ào ạt tiến công vào đội Cận vệ
Pháp, quân Pháp đại bại buộc phải rút lui và thiết lập tuyến phòng thủ.

Quân Anh phá vây quân Pháp ở Hougomont.Đến cuối buổi chiều, quân Anh và
Phổ đồng loạt tấn công, đến lúc này cả 3 cánh quân: trái, phải và trung tâm của
Pháp đều đã tan vỡ. Liên quân nhanh chóng tiến thẳng đến Paris, tướng Louis
Nicolas Davout, Bộ trưởng Chiến tranh của Napoléon đã bị quân của Blücher đánh
bại tại Issy vào ngày 3 tháng 6 năm 1815, đến đây, số phận của Napoléon đã được
định đoạt. Ngày 24 tháng 6 năm 1815, Napoléon thoái vị kết thúc chính quyền 100
ngày của ông. Vua Louis XVIII quay lại ngai vàng nước Pháp. Napoleon đã bị đày
đến đảo Saint Helena ở Đại Tây Dương nơi ông sống những ngày cuối cùng của
đời mình ở đó. Năm 1821, ông mất tại đảo Saint Helena. Về phần các tướng lĩnh
Pháp, một số ít quay trở lại phục vụ cho LouisVIII còn lại hầu hết đều bị hành
quyết vì tội phản quốc, trong số đó có tướng Ney (có tài liệu cho rằng tướng Ney
đã trốn thoát sang Mỹ và cho đến ngày cuối đời, ông mới thú nhận thân phận thực
sự của mình). Chỉ huy quân Phổ tướng von Blücher sống những ngày cuối cùng
trong sự hân hoan khi đã đánh bại kẻ tử thù của mình, năm 1822 ông mất. Còn vị
tướng thắng trận Wellington sau đó đã trở thành Thủ tướng Anh.

Vậy là chỉ trong 2 ngày chiến tranh ác liệt, số phận của cả Châu Âu đã được
quyết định. Thất bại của Napoléon đã mang lại một thế kỷ hoà bình cho Châu Âu,
các cường quốc thắng trận đua nhau xâu xé các nước nhỏ, đồng minh của
Napoleon và gây ra mầm hoạ cho 2 cuộc Thế chiến.

×