Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

những phát minh lớn trong lịch sử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (391.43 KB, 14 trang )

Những phát minh lớn trong lịch sử (Phần một)
Các phát minh lớn trong lịch sử có giá trị thực tiễn cao, góp phần làm thay đổi cuộc sống của con
người. Các phát minh cần được kể đến như là:
1. 1643-1646, Italia, Evangelista Torricelli. Dụng cụ đo khí áp và khái niệm sức ép khí quyển.
Torricelli là tìm ra nguyên lý: áp suất khí quyển ở từng vị trí phụ thuộc vào độ cao tương đối ở vị trí
đó.
2. 1656-1657, Hà Lan, Christiaan Huygens. Phát triển, ứng dụng nguyên lý quả lắc vào đồng hồ, tạo
ra chiếc đồng hồ quả lắc đầu tiên. Năm 1675, cũng chính Huygens đưa ra nguyên lý sử dụng dây cót
cân bằng để duy trì vận động của bánh xe dao động, từ đó tạo chiếc đồng hồ đầu tiên có kích thước bé
để đeo tay, đút túi, nhưng có độ chính xác cao như ngày nay.
3. 1685-1690, Pháp, Denis Papin. Papin lần đầu tiên giới thiệu chiếc nồi hầm của ông vào năm 1695,
với chiếc nồi này, ông có thể ninh nhừ xương, thịt ở nhiệt độ và áp suất cao. Đến năm 1690, ông cũng
đưa ra cơ chế vận hành đầu tiên của một chiếc pit-tông vận hành bằng hơi nước (nguyên lý động cơ
hơi nước.
4. 1698, Italia, Bartolomeo Cristofori. Cristofori là người đưa ra những nguyên lý đầu tiên và tạo ra
chiếc đàn piano. Cho đến ngày nay chiếc đàn piano đóng vai trò rất quan trọng trong âm nhạc hiện
đại.
5. 1698-1702, Thomas Savery. Người đầu tiên giới thiệu và đưa vào áp dụng chiếc máy bơm nước.
Chiếc máy bơm của Savery hoạt động với nguyên lý một chiếc máy hút.
6. 1714-1742, Đức, Gabriel Daniel Fahrenheit. Tiếp tục phát triển chiếc nhiệt kế sử dụng rượu và
tạo ra nhiệt kế thủy ngân
7. 1714-1766, Anh, John Harrison. Tạo ra chiếc đồng hồ chính xác (chronometer) đầu tiên, khi đó sử
dụng cho người đi biển, đảm bảo độ lệch dưới 3 giây một ngày trong mọi điều kiện.
8. 1745-1746, Đức, Ewald Georg von Kleist và Pieter van Musschenbroek. Người đưa ra thí
nghiệm đầu tiên cho phép lưu lại dòng điện trong một dụng cụ được gọi là “Chai Lê-đen”.
9. 1764-1769, Scotland, James Watt. Tạo ra bình ngưng tụ hơi nước, tăng hiệu suất cho máy hơi
nước và là cơ sở cho những chiếc máy hơi nước công suất cao sau này.
10. 1774-1800, Vương Quốc Anh, John Wilkinson. Tạo ra chiếc máy sử dụng năng lượng từ bánh
xe nước để cắt và tạo hình cho nòng súng với mức độ chính xác cao hơn bất kỳ máy móc nào trước
đó. Chiếc máy này cũng đặt nền tảng đầu tiên cho nghành công nghiệp chế tạo máy và công cụ.
11. 1782-1787, Scotland, James Watt. Tạo ra động cơ hai thì và máy điều tốc. Cùng với phát minh


năm 1969, ba phát minh của James Watt đã tạo nên một bước phát triển vĩ đại cho máy bJoseph
Montgolfier đưa ra thí nghiệm đầu tiên và tạo ra khinh khí cầu sử dụng khí nóng. Sau Montgolfier,
Jacques Alexandre César Charles tiếp tục phát triển sử dụng khí hydrogen cho khinh khí cầu. 1783
được ghi nhớ là năm của khinh khí cầu, cũng là năm đầu tiên trong lịch sử nhân loại loài người bay
lên không trung.
12. 1784, Hoa Kỳ, Benjamin Franklin. Dựa trên nhu cầu của chính mình, Benjamin Franklin đã thiết
kế ra mắt kính hai tròng đầu tiên
13. 1793, Hoa Kỳ, Eli Whitney. Tạo ra máy tỉa bông, thay thế cho công đoạn làm bằng tay, tăng gấp
ba lần năng suất quá trình sản xuất bông
14. 1798-1875, Áo, Alois Senefelder. Nghiên cứu ra thuật in thạch bản (bản in đá), bước đầu tiên
trong công nghệ tạo bản in nghệ thuật và công nghiệp in thương mại sau này
15. 1796-1798, Vương Quốc Anh, Edward Jenner. Nghiên cứu tạo ra vắc-xin đầu tiên là vắc-xin
bệnh đậu mùa, làm giảm tỉ lệ tử vong xuống còn 1/20 vào thế kỷ 19.
16. 1807, Scotland, Alexander Forsyth. Phát minh ra cơ chế nổ súng mới, cải tiến so với súng hỏa
mai cũ, khi nổ không lóe sáng.
17. 1816-1819, Pháp, René Laënnec. Phát minh ra ống nghe ý tế hỗ trợ bác sĩ trong việc xác định âm
thanh từ các bộ phận dưới ngực, qua đó tăng cường khả năng chẩn bệnh.
18. 1887, Đức, Adolf Fick. Phát minh ra kính áp tròng
1604, Anh, Huntingdon Beaumont, phát minh ra Đường ray trong mỏ khai thác
1608, Hà Lan, Hans Lipperhey, phát minh ra Kính viễn vọng
1609, Đức, Ở Strasbourg (Tờ The Relation), phát minh ra Tờ báo đầu tiên
1920, Anh, Phát minh ra tàu ngầm đầu tiên có tên tàu James I được trình diễn ngay trên sông Thames
1921, Anh, William Oughtred, phát minh ra thước Lô - ga
1635, Anh, John Sibthorpe, phát minh ra lò đốt than
1639, Anh, William Gascoigne, phát minh ra thước đo vi lượng để đo các góc nhỏ khi quan sát qua kính
viễn vọng
1643, Italia, Evangelista Torricelli. phát minh ra Dụng cụ đo khí áp.
1950, Đức, Otto von Guericke, phát minh ra máy bơm hơi
1657, Hà Lan, Christian Huygens, phát minh ra Đồng hồ quả lắc
1960, Anh, Phát minh ra Sổ séc do một ngân hàng ở Anh đưa vào áp dụng đầu tiên.

1665, Anh - Đức, Issac Newton và Gottfried W.Leibnitz, phát minh ra phép toán Vi - tích phân
1670, Pháp, Dom Pérignon, phát minh ra Rượu Sâm- panh ( Champange)
1674, Anh, William Clement, phát minh ra Kim phút cho đồng hồ.
1674, Hà Lan, Christian Huygens, phát minh ra đồng hồ cơ
1676, Anh, Robert Hooke, phát minh ra đầu nối nhiều chiều
1679, Pháp. Denis Papin, phát minh ra nồi áp suất
1680, Anh, Robert Boyle, phát minh ra Diêm phốt - pho.
1688, Pháp, phát minh ra Kính dày
1698, Anh, Thomas Savery, phát minh ra Máy bơm hơi nước dùng cho các hầm mỏ
1709, Bồ Đào Nha, Bartolomeu de Gusmão, phát minh ra khinh khí cầu nóng
1711, Anh, John Shore, phát minh ra Âm thoa
1712, Anh, Thomas Newcomen, phát minh ra động cơ hơi nước.
1714, Hà Lan, Gabriel Fahrenheit, phát minh ra Nhiệt kế
1717, Anh, Edmond Halley, phát minh ra chuông lặn
1733, Anh, John Kay, phát minh ra máy xe sợi
1740, Anh, John Harrison, phát minh ra Đồng hồ hàng hải
1752, North America, Benjamin Franklin, phát minh ra Cột thu lôi
1757, Anh, John Campbell, phát minh ra Kính lục phân
1764, Scotland, Jame Watt, phát minh ra Động cơ hơi nước có bộ ngưng tụ, là máy hiệu quả đầu tiên
1783, Anh, Henry Cort, phát minh ra Máy cán hơi nước, phục vụ ngành sản xuất thép.
1784, Mỹ, Benjamin Franklin, phát minh ra Kính mắt hai tròng
1795, Pháp, phát minh ra Hệ đo mét.
1796, Scotland, Edward Jenner, phát minh ra Vắc xin
1798, Pháp, Louis de Morveau, phát minh Hóa lỏng Gas.
1800, Italy, Alessandro Volta, phát minh ra Pin điện
1804, Anh, Richard Trevithick, phát minh ra Đầu máy xe lửa
1807, Anh, Humphry Davy, phát minh ra Đèn hồ quang
1810, Anh, Henry Maudslay, phát minh ra Máy tiện chính xác
1814, Đức, Joseph von Fraunhofer, phát minh ra Kính quang phổ
1815, Anh, Humphry Davy, phát minh ra Đèn thợ mỏ

1816, Anh và Pháp, Fox Talbot và Daguerre, phát minh ra Nghề nhiếp ảnh
1819, Pháp, René Laennec, phát minh ra Ống nghe y tế
1823, Scotland, William Sturgeon, phát minh ra Nam châm điện
1827, Anh, Charles Wheatstone, phát minh ra Microphone
1830, Pháp, Barthelemy Thimonnier, phát minh ra Máy khâu
1831, Anh, Michael Faraday, phát minh ra Máy phát điện
1833, Đức, Gauss and Weber, phát minh ra Điện báo
1834, Anh, Jacob Perkins ( quốc tịch Mỹ), phát minh ra Máy làm lạnh
1835, Nước Anh, Francis Pettit Smith, phát minh ra Chân vịt – cánh quạt máy bay
1835, Nước Anh, Charles Babbage, phát minh ra Máy tính cơ khí
1837, Nước Mỹ, Samuel Morse, Samuel Morse , phát minh ra Mã Móc-sơ (Morse)– dùng trong điện báo
1839, Nước Mỹ, Charles Goodyear, phát minh ra Lưu hóa cao su
1840, Nước Anh, Rowland Hill, phát minh raTem bưu điện
1843, Scotland, Alexander Bain, phát minh ra Máy fax
1847, Hungary, Ignaz Semmelweis, phát minh ra Máy khử trùng
1852, Mỹ, Elisha Otis, phát minh ra Thang máy
1852, Pháp, Jean - Bernard Léon Foucault, phát minh ra Con quay hồi chuyển
1852, Pháp, Henri Giffard, phát minh ra Khí cầu.
1853, Anh, George Cayley, phát minh ra Tàu lượn
1856, Pháp, Louis Pasteur, phát minh ra Phương pháp tiệt trùng Paster
1859, Bỉ, Jean Joseph Étienne Lenoir, phát minh ra Động cơ đốt cháy trong.
1861, Pháp, Pierre Michaux, phát minh ra Xe đạp.
1862, Anh, Alexander Parkes, phát minh ra Nhựa
1863, Anh, Phát minh ra Tàu điện ngầm, xuất hiện lần đầu tiên ở London, chuyến Paddington đi
Farringdon.
1865, Mỹ, Linus Yale, phát minh ra Khóa Yale, còn gọi là khóa trụ
1866, Thụy Điển, Alfred Noble, phát minh ra Chất nổ Dynamite
1866, Austria, Robert Whitehead, phát minh ra Ngư lôi
1867, Mỹ, Christopher Latham Sholes, phát minh ra Máy chữ
1868, Anh, J.P Knight, phát minh ra Đèn giao thông, xuất hiện lần đầu tiên ở London

1873, Mỹ, phát minh ra Xe điện, xuất hiện lần đầu ở San Fransisco
1876, Mỹ, Alexander Bell ( quốc tịch Scotland ), phát minh ra Điện thoại.
1876, Đức, Nickolaus August Otto, phát minh ra Động cơ bón kỳ đốt trong
1877, Mỹ, Thomas Edison, phát minh ra Máy hát quay đĩa.
1877, Mỹ. Eadweard Muybridge ( quốc tịch Anh), phát minh ra Phim điện ảnh
1879, Anh và Mỹ, Joseph Swan và Thomas Edison, phát minh ra Bóng đèn
1881, Mỹ, Alexander Bell, phát minh ra Máy dò kim loại
1884, Mỹ. James Ritty, phát minh ra Máy đếm tiền
1884, Anh, Charles A.Parsons, phát minh ra Tuốc - bin hơi nước.
1885, Đức, Karl Benz, phát minh ra xe hơi
1885, Đức, Gotlied Baimler, phát minh ra Xe môtô
1885, Mỹ, William Stanley, phát minh ra Máy biến thế, chuyển đổi dòng điện
1886, Mỹ, John Pemberton, sáng lập ra hãng Coca Cola
Khám phá những biểu tượng của tình
yêu
Các biểu tượng của tình yêu trên thực tế chứa đựng nhiều ý tưởng diễn giả riêng. Và như thế,
mỗi biểu tượng sẽ đem đến nhiều tâm sự sẻ chia hơn là những gì người trao tặng có thể bày
tỏ…
Biểu tượng những cánh chim
Cả hình ảnh đôi chim tình yêu (lovebird – thuộc họ két, vẹt) sát cánh bên nhau lẫn hình ảnh đôi
chim bồ câu (doves) đều là những biểu tượng đang được mọi người ưa chuộng và dành tặng
cho nhau nhiều nhất cho những mùa lễ Valentine gần đây.
Hình ảnh đôi chim tình yêu tượng trưng cho mối quan hệ khăng khít, chung thủy của đôi lứa. Vì
loài chim này lúc nào cũng có đôi có cặp, mỗi một con đực chỉ gắn bó với duy nhất một con
cái. Còn hình ảnh cánh chim câu lại biểu thị cho sự thuần khiết, trong sáng và khiêm nhường –
những phẩm chất cao đẹp cần thiết cho một tình yêu thực thụ. Trong thần thoại Hy Lạp, thần
Vệ Nữ cũng đã từng tôn vinh chim bồ câu là linh vật thiêng liêng, cũng chính là sự chung thủy
với bạn đời của giống chim này. Và tiếng gù gọi bạn tình của chim câu giờ cũng được coi là thứ
“ngôn ngữ” riêng của đôi lứa khi họ thủ thỉ tâm tình với nhau.

Biểu tượng trái tim
Hình ảnh một mũi tên đâm xuyên qua trái tim đó giờ đây cũng là một biểu tượng tình yêu “bất
hủ”. Khi trao cho ai biểu tượng này, bạn đã khiến họ hiểu rằng phải học cách chập nhận
những… tổn thương, đau đớn do tình yêu gây ra. Và hình ảnh mũi tên dâm xuyên thấu qua trái
tim thể hiện sự hi sinh, những điểm yếu trong mối qua hệ tình cảm đôi lứa.
Lại cũng có quan niệm cho rằng, biểu tượng này ko phải là để “dọa nạt” những người đang yêu
mà là để thể hiện sự hợp nhất giữa người đàn ông và người đàn bà. Và bất luận thế nào thì
người ta đang ngày càng ưa chuộng sử dụng biểu tượng này hơn cho ngày lễ tình nhân.
Biểu tượng “đăng ten” tình yêu
Mặc dù không được nhiều người biết nhưng những chiếc khăn trắng viền đăng ten và những dải
ruy băng cũng được coi là biểu tượng của ngày lễ tình nhân. Xuất xứ của biểu tượng này là từ
nghi thức những người phụ nữ Châu âu thời kỳ trung đại thường thắt dải lụa cầu may cho
người thương của mình trước mỗi trận đấu. Và như thế, những chiếc khăn đăng ten trang trí
thêm cho các món quà hoặc lót dưới mỗi tấm bánh socolate dành tặng nhau vào ngày lễ
Valentine chính là để ngầm bày tỏ hàm ý cầu chúc sự may mắn sẽ đến với người mà bạn yêu
thương.
Lại cũng có người cho rằng biểu tượng này bắt nguồn tự một tục lệ không chính thức cách đây
hàng trăm năm. Đó là thời kỳ mà những người phụ nữ phương Tây mỗi khi ra đường đều phải
mang theo mình một chiếc khăn tay viền đăng ten trắng muốt. Những khi người phụ nữ vô tình
làm rớt khăn, người đàn ông đứng gần đó bao giờ cũng phải cúi xuống nhặt giúp theo phép lịch
sự bắt buộc. Chính đó lại là cơ hội để những người khác giới dù không quen biết hoặc đã có
tình ý với nhau có cớ để bắt chuyện, làm quen. Cho đến nay, những miếng vải trắng viền đăng
ten thực tế vẫn đang tiếp tục vai trò dẫn đường cho những tình cảm yêu đương ngọt ngào tiếp
nối.
Biểu tượng hoa hồng
Truyền thuyết được nhiều người biết đến nhất khi nói về những bông hồng tình yêu đó là câu
chuyện về một thiếu nữ tên Rodanthe.
Rodanthe là trinh nữ kiều diễm nhất trong vùng nên luôn được rất nhiều chàng trai theo đuổi.
Quá mê say sắc đẹp của nàng, không ít chàng trai gần như hóa điên vì mong muốn chiếm đoạt
Rodanthe. Họ tìm mọi cách để tiếp cận nàng một cách bạo liệt. Nổi giận vì thấy người con gái

bị dồn ép quá mức, nữ thần săn bắn Diana đã biến Rodanthe thành bông hồng rực rỡ sắc
hương, còn những chàng trai theo đuổi cô biến thành những chiếc gai mọc tua tủa bao quanh
cành lá hoa hồng…
Tình yêu hấp dẫn lắm mà cũng nguy hiểm lắm! Một truyền thuyết khác lại cho rằng những bông
hoa hồng này sinh từ những giọt rượu tiên mà thần Cupid đã vô tình đánh rớt xuống mặt đất
trong lúc đang mang rượu tiên tới cho các vị thần trên đỉnh núi Olympus.
Như thế, những bông hoa hồng biểu tượng cho tình yêu gắn liền với sự ngọt ngào và quyến rũ,
tựa như ly rượu tiên ngon lành, luôn có thể làm lòng người say đắm, mê mẩn.
Điều thú vị hơn cả là ở biểu tượng tình yêu phổ biến nhất này tên chữ tiếng Anh là Rose, sắp
xếp lại sẽ ra từ Eros, một tên gọi khác của vị thần tình yêu trong thần thoại Hy Lạp. Trao tặng
một bông hồng, điều đó cũng thể hiện sự dẫn lối, đưa đường của vị thần tình yêu tới người
được tặng…
Biểu tượng thần tình yêu
Nhắc đến biểu tượng thần tình yêu của ngày lễ Valentine chắc hẳn mọi người sẽ liên tưởng
ngay đến hình ảnh một chú bé bụ bẫm, láu lỉnh, ở trần với mái tóc xoăn bồng bềnh, trên vai là
đôi cánh thiên thần cùng cánh cung và những mũi tên tình ái.
Thần tình yêu Cupid được cho là con trai của thần Vệ Nữ và cũng là người “trợ thủ” đắc lực
của bà trong việc gieo rắc tình yêu. Nhưng đó là theo truyền thuyết La Tinh. Còn trong thần
thoại Hy Lạp, vị thần tình yêu được biết đến với tên gọi là thần Eros – con trai của nữ thần sắc
đẹp Aphrodite. Không giống Cupid, thần tình yêu Eros là một thanh niên tuấn tú có dáng người
thanh thoát, chuẩn mực tượng trưng cho những gì đẹp đẽ nhất, hoàn hảo nhất. Còn thần tình
yêu Cupid lại tượng trưng cho những điều bất ngờ, khó đoán định cùng những khao khát yêu
đương hồn nhiều, trần trụi…
Biểu tượng những nút thắt
Những nút thắt tình yêu bao giờ cũng tượng trưng cho sự bền chặt. Tất nhiên, sự gắn bó,
khăng khít, bền chặt ấy bao giờ cũng bắt đầu từ những khúc lượn quanh co rồi mới đến phần
cuốn, bện vào nhau qua những móc nối nhiều khi chẳng rõ điểm khởi đầu, kết thúc, cũng tựa
như những thăng trầm trong đời người.
Tặng nhau những nút thắt, nghĩa là bạn đã trao cho đối tượng cuộc sống của chính bạn với
những biến động và những ràng buộc sâu sắc. Có những quan điểm cho rằng khởi nguồn của

những nút thắt tình yêu đó là từ đất nước Ả Rập thủa xa xưa với những tập tục, lề thói rào
cản của tình yêu đôi lứa.
Câu chuyện bắt đầu với tình yêu mãnh liệt của một cô gái Ả Rập trẻ tuổi. Để có thể chuyển tải
thông điệp tình yêu của mình tới chàng trai mà ngày đêm cô mơ tưởng, một điều cấm kỵ trong
thời đại của cô, cô đã phải gửi gắm những lời lẽ yêu thương vào từng nút thắt trong tấm thảm
do chính tay cô dệt. Và để hiểu được thông điệp yêu thương đó, chàng trai buộc phải lần dở
từng nút thắt để khám phá những lời kỳ diệu.
Ngày số pi
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bước tới: menu, tìm kiếm
Chiếc bánh nướng với con số Pi tại trường Đại học Delft
Ngày số Pi (Pi Day ) và ngày số Pi gần đúng (Pi approximation day) là 2 ngày lễ dành
cho hằng số toán học π(pi). Ngày số Pi được chọn vào ngày 14 tháng 3 hàng năm (14/3),
bởi vì số pi được xác định 1 cách gần đúng bằng 3,14. Ngày số Pi gần đúng là 22 tháng 7,
bởi vì nhiều người vẫn biểu diễn nó một cách xấp xỉ là 22/7 (hai hai phần bảy)
Phút Pi được chọn vào thời điểm tháng 3, ngày 14, lúc 1:59, và Giây Pi đã xảy ra vào
tháng 3, ngày 14, năm 1592, lúc 6:53:58, vì số Pi được biểu diễn gần chính xác bằng
3,14159265358
Ngày Pi được tổ chức lần đầu tiên ở San Francisco Exploratorium vào năm 1988, theo ý
tưởng của Larry Shaw. Ngoài ra, một số nơi trên thế giới, người ta còn tổ chức các lễ hội
để ghi nhớ việc tìm ra số Pi vào các ngày khác:
• 26 tháng 4: vào ngày này thì trái đất đã di chuyển được 2 radians trong quỹ đạo
của nó (25 tháng 4 trong năm nhuận); theo đó nếu lấy chiều dài quỹ đạo chia cho
quãng đường trái đất đã di chuyển, chúng ta sẽ thu được số Pi gần đúng.
• 22 tháng 7: 22/7 - nó là một phân số có giá trị xấp xỉ bằng Pi.
• 10 tháng 11: Ngày thứ 314 trong năm (9 tháng 11 nếu là năm nhuận)
• 21 tháng 12, 1:13 p.m.: Ngày thứ 355 trong năm (20 tháng 12 trong năm nhuận),
lúc 1:13 - Liên tưởng bởi số gần đúng Pi của người Trung Quốc 355/113
Trong ngày Pi năm 2004, Daniel Tammet đã tính được giá trị của Pi với 22.514 chữ số
thập phân

Số Pi được biểu diễn với 50 chữ số thập phân: 3.14159 26535 89793 23846 26433 83279
50288 41971 69399 37510.
Ngày của mẹ ở nước Mĩ và một số nước khác là ngày Chủ nhật thứ hai của tháng 5. Ngoài ra, cũng có
nhiều nước khác có ngày của mẹ, nhưng vào thời gian khác. Ví dụ như Na Uy là ngày Chủ nhật thứ 2
của tháng 2, Hi Lạp là ngày 2-2
/>Ngày của cha ở nước Mĩ và một số nước khác là ngày Chủ nhật thứ 3 của tháng 6.
/>Hiện tại thì Ngày của cha và Ngày của mẹ (vốn phổ biến ở Mĩ) đã được nhiều nơi trên thế giới hưởng
ứng và chúc mừng bên cạnh ngày lễ truyền thống của chính quốc gia họ.
Ngoài ra, còn các ngày lễ khác:
- Ngày Tết dương lịch (cái này ai không biết thì đúng là phí lắm :D): 1-1
- Ngày Valentine: 14-2
- Ngày Quốc tế phụ nữ: 8-3
- Ngày Quốc tế lao động: 1-5
- Ngày Quốc tế thiếu nhi: 1-6
- Ngày Giáng sinh: đêm 24, ngày 25 tháng 12
- Ngày lễ tặng quà (Boxing day): 26-12
- Lễ phục sinh: cách tính ngày không thống nhất, mình ngoại đạo nên không biết thế nào :D
/>- Ngày Quốc tế nam giới (nam giới được quyền sung sướng): 19-11
Tìm hiểu về hệ nội tiết
01.12.2006
Tổng quan:
Mỗi khi vào giờ hóa học, chắc Bạn sẽ lúng túng nhiều nếu chưa học bài. Nào là các
công thức hóa học, nào là phản ứng hóa học, Quá nhiều thứ để phải tìm hiểu & học
hỏi. Trong cơ thể
Bạn cũng vậy, các phản ứng hóa học luôn xảy ra bên trong nhắm kiểm soát tất cả các hoạt động
của cơ thể, các chất hóa học này được điều khiển chủ yếu bởi hệ nội tiết trong cơ thể.
Hệ nội tiết sản xuất ra các chất hóa học đặc biệt gọi là các nội tiết tố (hormon). Nội tiết tố có vai
trò kích thích, điều hòa tất cả các hoạt động như quá trình tăng trưởng của cơ thể, quá trình dậy
thì, quá trình sinh sản, chuyển hóa các chất,
Một cách đại khái, hệ nội tiết có tham gia vào việc điều hòa các tiến trình nhanh lên (thở nhanh

khi căng thẳng), hoặc chậm đi (quá trình tăng trưởng của tế bào), song hệ nội tiết là một hệ
riêng biệt với hệ thần kinh, phối hợp với hệ thần kinh để làm cho hoạt động của cơ thể được
hoàn hảo hơn.
Mô tả cơ thể học hệ nội tiết:
Thành phần cơ bản của hệ nội tiết là các tuyến tiết hormon. Hormon hay nội tiết tố là các chất
hóa học có chức năng chuyển tải tín hiệu và chỉ thị cho một hoặc một nhóm tế bào. Có rất nhiều
hormon khác nhau lưu thông trong dòng máu nhưng mỗi hormon đều có một nhiệm vụ đặc
trưng ảnh hưởng đến một nhóm tế bào riêng biệt.
Tuyến là một nhóm các tế bào tập hợp lại thành một thực thể có chức năng sản xuất ra hormon.
Các tuyến sử dụng các chất liệu có trong dòng máu, xử lý chúng để tạo ra các thành phẩm hoàn
chỉnh (hormon) rồi trả ngược lại dòng máu đến những nơi cần thiết. Mỗi loại hormon đều có mục
đích sử dụng khác nhau tại các cơ quan đích khác nhau. Có nhiều tuyến có thể tiết ra các chất
hóa học, nhưng không phải tất cả chúng đều là tuyến nội tiết. Ví dụ, các tuyến nước bọt, tuyến
mồ hôi, tuyến bã nhờn dưới da cũng tiết ra các chất tiết, nhưng chúng không được coi là các
tuyến nội tiết mà gọi là các tuyến ngoại tiết (chất xuất tiết được tiết ra ngoài & thấy được). Các
tuyến nội tiết tiết ra khoảng 20 nội tiết tố chính được phóng thích thẳng vào mạch máu để đến
các cơ quan nội tạng bên trong cơ thể.
Mô tả các tuyến nội tiết chính trong cơ thể:
• Tuyến hải mã
• Tuyến yên
• Tuyến giáp trạng
• Tuyến cận giáp
• Tuyến thượng thận
• Tuyến thông
• Tuyến sinh dục (là hai buồng trứng ở nữ giới hoặc tinh hoàn ỏ nam giới)
Tuyến hải mã là tập hợp của một số tế bào đặc biệt nằm ở phần não dưới, chức năng chính là
tạo ra mối liên kết giữa hệ thần kinh & hệ nội tiết. Các tế bào thần kinh trong tuyến hải mã điều
khiển sản xuất ra các hóa chất gây kích thích hoặc ngưng trệ hoạt động của tuyến yên.
Tuyến yên có kích thước cỡ hạt đậu Hà Lan, nằm ở ngay bên dưới tuyến hải mã, kiểm soát phần
lớn các hoạt động của tuyến nội tiết. Tuyến yên được coi là tuyến nội tiết chủ đạo vì nó điều

khiển phần lớn hoạt động của các tuyến nội tiết còn lại. Quá trình hoạt động của tuyến yên bị
ảnh hưởng bởi một vài yếu tố như cảm xúc hoặc những thay đổi theo mùa trong năm. Để thực
hiện tốt nhiệm vụ của mình, tuyến yên cần biết một vài thông số từ não như nhiệt độ của môi
trường bên ngoài, tình trạng cường độ ánh sáng & trạng thái cảm xúc, được gởi từ não đến
thông qua tuyến hải mã.
Tuyến yên có hai thùy (hai phần nhỏ hơn) gọi là thùy trước & thùy sau. Thùy trước điều khiển
các hoạt động của tuyến giáp, tuyến thượng thận & tuyến sinh dục; thùy sau tiết ra một số
hormon như:
• Hormon tăng trưởng, có chức năng kích thích sự tăng trưởng của xương & các mô trong
cơ thể gia tăng tích trữ chất dinh dưỡng & khoáng chất.
• Prolactin là một loại nội tiết tố kích hoạt quá trình sản xuất sữa ở phụ nữ nuôi con bằng
sữa mẹ.
• Thyrotropin, là một hormon điều khiển hoạt động nội tiết của tuyến giáp.
• Corticotropin kiểm soát hoạt động nội tiết của tuyến thượng thận.
• Endorphins là một hoá chất tác động lên hệ thần kinh làm giảm cảm giác đau.
• Các hormon chống lợi tiểu (antidiuretic) giúp cân bằng lượng dịch trong cơ thể. Hormon
này cũng ảnh hửong đến quá trình sản sinh oxytoxin giúp co thắt cơ tử cung trong lúc
chuyển dạ.
• Ngoài ra, tuyến yên còn tiết ra một số hoá chất phát tín hiệu cho tuyến sinh dục hoạt
động, điều khiển buồng trứng & chu kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ.
Tuyến giáp nằm hơi thấp, phía trước cổ, có hình dạnh như một cái nơ hình bướm, có chức năng
sản xuất ra thyroxine & triiodothyronine. Các hormon này kiểm soát tốc độ sử dụng năng lượng ở
tế bào. Hoạt động của tuyến giáp được điều khiển bởi hormon thyrotropin sản xuất từ tuyến yên.
Càng nhiều hormon tuyến giáp được sản xuất, tế bào càng gia tăng tốc độ đốt cháy nhiên liệu
trong cơ thể. Chính vì vậy, một khi Bạn bị cường giáp, tức là khi tuyến giáp quá mức các nội tiết
tố làm cho tế bào gia tăng đốt cháy chất dinh dưỡng gây ra nóng bức trong người.
Hormon tuyến giáp là rất quan trọng trong quá trình phát triển xương & quá trình phát triển não
& hệ thần kinh của trẻ.
Xung quanh tuyến giáp có 4 tuyến nhỏ, gọi là tuyến cận giáp. Các tuyến này tiết ra các hormon
cận giáp điều hòa nồng độ calcium trong máu với sự trợ giúp của calcitonin (được tiết ra từ

tuyến giáp).
Có hai tuyến thượng thận, mỗi tuyến định vị bên trên mỗi thận. Tuyến thượng thận gồm hai
phần tiết ra những loại hormon khác nhau với những chức năng khác nhau. Lớp vỏ ngoài tiết ra
corticosteroid có ảnh hưởng đến quá trình cân bằng nước & muối trong cơ thể, giúp cơ thể đáp
ứng với các căng thẳng trong cuộc sống, tham gia vào quá trình chuyển hóa các chất, hỗ trợ hệ
thống miễn dịch & giúp cơ quan sinh dục phát triển cũng như hoạt động tốt hơn. Lớp bên trong
sản xuất ra các catecholamine như epinephrine (còn gọi là adrenaline) làm gia tăng huyết áp &
nhịp tim khi cơ thể bị đối mặt với căng thẳng.
Tuyến thông là một tuyến nhỏ nằm ở não bộ, có hình thù giống như cây thông, tiết ra hormon
melatonin giúp điều hòa giờ giấc trong ngày (làm cho Bạn buồn ngủ vào ban đêm và tự động
thức dậy khi trời sáng).
Tuyến sinh dục là nơi chủ yếu tiết ra các hormon sinh dục. Cả nam & nữ đều có tuyến sinh dục.
Ở nam, tuyến sinh dục là tinh hoàn. Tinh hoàn nằm trong bìu dái, sản xuất ra các androgen
(hormon sinh dục nam) mà quan trọng nhất là testosterone. Hormon này báo hiệu thời & kích
hoạt tiến trình dậy thì với những thay đổi trên cơ thể như tăng trưởng chiều cao, bộ phận sinh
dục ngoài lớn ra, thay đổi giọng nói trầm hơn & tăng mọc lông mu, nách & râu. Phối hợp với các
hormon sản xuất từ tuyến yên, testosterone kích hoạt quá trình sản xuất tinh trùng.
Tuyến sinh dục ở nữ là hai buồng trứng. Buồng trứng tiết ra các hormon sinh dục nữ là estrogen
& progesterone. Estrogen là hormon kích hoạt dậy thì ở trẻ nữ với các dấu hiệu như ngực to hơn,
tích tụ mỡ ở vùng hông & đùi, tăng trưởng cơ thể nhanh. Các hormon sinh dục nữ này điều tiết
chu kỳ kinh nguyệt & đóng vai trò quan trọng trong thai kỳ.
Mặc dù các tuyến nội tiết đóng vai trò chính trong cơ thể, tuy nhiên vẫn có một số cơ quan
không thuộc hệ nội tiết cũng sản xuất ra các hormon như não, phổi, thận, gan & da. Tuyến tụy
mà chúng ta thường chỉ biết đến qua việc cung cấp các men tiêu hóa thức ăn, cũng tiết ra
hormon cho cơ thể. Tụy tiết ra hai hormon chính là insulin & glucagon. Các hormon này đóng vai
trò quyết định nồng độ đường trong máu. Khi các hormon này bị bất thường (như thiếu hụt
chẳng hạn) gây ra bệnh lý tiểu đường.
Mô tả chức năng của hệ nội tiết:
Khi hormon được tiết ra, chúng được đưa vào mạch máu để chuyển đến những nơi cần thiết
trong cơ thể. Các nơi này gọi là các tế bào đích, tế bào phát ra tìn hiệu cần hormon. Lượng

hormon chỉ được sử dụng ở tế bào đích theo một hàm lượng cần thiết, sự điều tiết này được
thực hiện bởi một loại protein đặc biệt gọi là các protein vận chuyển hormon. Các tế bào đích có
các thụ thể đặc hiệu với một hormon nào đó & tương tự, các hormon cũng vậy (giống như chìa
khóa khớp với ổ khóa vậy). Nhờ vậy, mà chúng nhận ra nhau & giao tiếp với nhau hiệu quả. Khi
chìa khóa được gắn vào ổ khóa, tế bào gắn chặt với hormon & các hóa chất chỉ thị được dẫn lưu
vào bên trong tế bào để thực hiện các hoạt động tương ứng.
Một khi lượng hormon đã đủ, các tuyến nội tiết sẽ duy trì lượng hormon này trong máu. Ví dụ,
các hormon của tuyến cận giáp làm gia tăng đủ nồng độ calcium trong máu, tuyến cận giáp sẽ
nhận được tín hiệu phản hồi báo duy trì hoặc giảm tiết các hormon này.
Những bệnh lý có thể xảy ra cho hệ nội tiết:
Quá nhiều hoặc quá ít nội tiết tố đều gây ra tình trạng nguy hiểm cho cơ thể. Ví dụ, khi tuyến
yên sản xuất ra quá nhiều hormon tăng trường, trẻ sẽ quá cao, & ngược lại. Dưới đây là các
bệnh lý liên quan đến nội tiết thường gặp ở tuổi trẻ:
• Tiểu đường nhóm 1 : Một khi tuyến tụy không sản xuất insulin, Bạn sẽ bị tiểu đường
nhóm 1. Trẻ thường bị tiểu đường nhóm 1 nguyên do rối loạn hệ tự miễn dịch (rối loạn
tự miễn dịch là tình trạng hệ miễn dịch của cơ thể tự tấn công, phá hủy các tế bào tụy).
Tiểu đường nhóm 2: Đây cũng là bệnh lý tiểu đường nhưng nguyên nhân cơ thể không
đáp ứng với lượng insulin tiết ra. Tiểu đường nhóm 2 thường thấy ở người lớn tuổi, tuy
nhiên trẻ bị béo phì cũng có nhiều nguy cơ bị tiểu đường loại này.
• Rối loạn tăng trưởng : Tình trạng này gây ra do quá nhiều hoặc quá ít hormon tăng
trưởng được tiết ra từ tuyến yên. Cơ thể trẻ sẽ phát triển bất bình thường tùy theo nồng
độ của hormon này, trẻ sẽ quá cao khi dư thừa hormon & ngược lại. Nguyên nhân
thường thấy gây ra rối lạon hormon tăng trưởng là có khối u trong não gây chèn ép
tuyến yên. Xem thêm chi tiết trong bài viết Các dạng rối loạn tăng trưởng
• Cường giáp : đây là tình trạng tuyến giáp sản xuất quá nhiều các hormon gây ra các rối
loạn tương đối nghiêm trọng cho trẻ. Xem chi tiết trong bài Hội chứng cường giáp
• Thiểu năng giáp (nhược giáp) : ngược lại với cường giáp, nhược giáp là tình trạng thiếu
thốn các hormon tuyến giáp gây ra tùnh trạng chậm chuyển hoá trong cơ thể, biểu hiện
như xanh xao, tim đập chậm, khô da, tăng cân & táo bón. Trẻ bị chứng bệnh này thường
chậm phát triển tinh thần & thể chất và dậy thì muộn. một dạng thường thấy gây thiểu

năng giáp ở tuổi trẻ.
• Chứng dậy thì sớm : Một khi tuyến yên kích thích các tuyến sinh dục hoạt động sớm và
quá mức gây ra tình trạng trẻ bị dậy thì ở tuổi rất nhỏ. Trẻ bị chứng này cần thiết phải
được can thiệp điều trị để phát triển bình thường hơn.

×