Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Tìm hiểu sâu về Bóng đá 2 docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (174.91 KB, 6 trang )

Bóng đá
2




Luật thi đấu
Hiện nay Luật bóng đá chính thức có 17 điều được áp dụng cho mọi cấp độ chơi
bóng và chỉ có một vài sửa đổi nhỏ cho phù hợp với bóng đá nữ và bóng đá trẻ.
Cầu thủ, trang phục và trọng tài
Mỗi trận đấu bóng đá bao gồm hai đội, mỗi đội 11 cầu thủ thi đấu chính thức trên
sân kể cả 1 thủ môn. Thủ môn là người duy nhất được phép chơi bóng bằng tay,
tuy nhiên việc này cũng chỉ được giới hạn trong khu cấm địa phía trước khung
thành do thủ môn trấn giữ. Bên cạnh số cầu thủ chính thức mỗi đội cũng còn một
số cầu thủ dự bị để thay thế khi cần thiết, thông thường trong một trận bóng đá thi
đấu chính thức, mỗi đội chỉ được phép thay đổi 3 cầu thủ. Cầu thủ sau khi được
thay ra sẽ không thể tiếp tục quay trở lại sân thi đấu. Người chỉ đạo chiến thuật
cho đội bóng là huấn luyện viên, vị trí này không phải là quy định bắt buộc được
ghi trong Luật bóng đá.
Trang phục thi đấu của các cầu thủ thường bao gồm áo phông, quần soóc, tất cao
đến đầu gối, giày và bảo vệ ống đồng. Cầu thủ thi đấu trên sân bị cấm mặc, đeo
hoặc mang theo các đồ vật có thể gây nguy hiểm cho cầu thủ đối phương như
vòng, dây chuyền hoặc đồng hồ. Do là vị trí được sử dụng tay và thường xuyên
phải bay người theo bóng, thủ môn được trang bị kĩ hơn các cầu thủ khác, họ
thường mặc áo phông dài tay, đeo cả bảo vệ ống đồng và bảo vệ khuỷu tay và
mang găng khi thi đấu.
Điều khiển trận đấu là tổ trọng tài bao gồm 1 trọng tài chính và 2 trọng tài biên,
những người này có toàn quyền điều khiển trận đấu theo các quy định của Luật
bóng đá, quyết định của trọng tài chính dù đúng hoặc sai cũng thường là quyết
định cuối cùng và không thể đảo ngược. Ngoài ba trọng tài làm việc trên sân còn
có một trọng tài thứ tư (còn gọi là trọng tài bàn) quản lý việc thay người, theo dõi


thời gian bù giờ và thay thế trọng tài trên sân trong trường hợp cần thiết.
Sân thi đấu
Các kích cỡ tiêu chuẩn của một sân bóng đá
Do được hình thành ở Anh, luật bóng đá trước đây quy định các kích thước theo
hệ đo lường Anh tuy nhiên hiện nay các số đo này đã được đổi sang hệ SI cho phù
hợp với sự phổ biến của bóng đá trên thế giới. Một sân bóng đá tiêu chuẩn cho các
trận đấu quốc tế có dạng chữ nhật với chiều dài nằm trong khoảng từ 100 đến 110
mét, chiều rộng từ 64 đến 75 m. Còn đối với các trận đấu ở cấp độ thấp hơn, sân
bóng có thể có chiều dài nằm trong khoảng từ 90 đến 120 m (100–130 yd) và rộng
từ 45 đến 90 m (50–100 yd). Hai cạnh dài của sân bóng được gọi là hai đường
biên dọc, hai cạnh còn lại là đường biên ngang. Ở chính giữa hai đường biên
ngang là khung thành có dạng chữ nhật với chiều dài 7,3 m và chiều cao 2,44 m.
Khung thành thường được giăng lưới để dễ phân biệt tình huống bóng vào khung
thành hay ra ngoài, tuy nhiên điều này không nằm trong quy định chính thức của
Luật bóng đá.

Phía trước mỗi khung thành là khu cấm địa. Khu vực này cũng có dạng chữ nhật
với chiều dài dọc theo đường biên ngang của sân với kích thước 40,3 m dài, 16,5
m rộng. Ở giữa khu cấm địa, cách khung thành 11 m là điểm đá phạt đền, nơi các
cầu thủ thực hiện các cú sút phạt đền (do cầu thủ đối phương phạm lỗi trong khu
vực cấm địa). Khu cấm địa cũng là nơi duy nhất thủ môn được phép chơi bóng
bằng tay. Ở phía trong khu cấm địa có một hình chữ nhật nhỏ hơn với chiều dài
dọc theo đường biên ngang có kích thước 18,3 m dài, 5,5 m rộng (thường được gọi
là khu 5 mét 50), đây là nơi cầu thủ đối phương tham gia tấn công không được
phép va chạm trực tiếp với thủ môn đang trấn giữ khung thành.
Thời gian thi đấu
Một trận thi đấu bóng đá thông thường diễn ra trong hai hiệp liên tiếp, mỗi hiệp
gồm 45 phút ngăn cách bằng 15 phút nghỉ giữa giờ. Người có quyền bắt đầu và kết
thúc trận đấu là trọng tài chính. Trong các tình huống phải dừng bóng hoặc bóng
ra ngoài sân, trọng tài sẽ tính thêm giờ, thời gian chết này sẽ được chơi bù vào

cuối mỗi hiệp đấu (được gọi là những phút bù giờ), số phút bù giờ là ít hoặc nhiều
đều hoàn toàn phụ thuộc vào quyết định của trọng tài chính, kể cả trường hợp nó
khác biệt so với số phút bù giờ do trọng tài thứ tư công bố trên bảng điện tử. Quy
định về thời gian đá bù xuất hiện sau trận đấu năm 1891 giữa Stoke và Aston
Villa, khi chỉ còn 2 phút là hết giờ, trong tình thế bị dẫn trước 1–0, đội Stoke bất
ngờ được hưởng một quả phạt đền, thủ môn Villa đã đối phó bằng cách đá bóng ra
khỏi sân và đến khi bóng trở lại sân thì đồng hồ đã điểm 90 phút và Stoke thua
trận.
Trong các giải thi đấu liên đoàn, một trận đấu có thể kết thúc với tỉ số hòa, tuy
nhiên trong các trận đá loại trực tiếp (như ở các giải Cúp hoặc các trận playoff),
bắt buộc phải xác định được một đội giành chiến thắng. Trong trường hợp này,
nếu kết thúc 90 phút hai đội vẫn hòa, họ sẽ phải thi đấu thêm 2 hiệp phụ liên tiếp,
mỗi hiệp 15 phút không có nghỉ giữa giờ. Nếu hết 2 hiệp phụ mà kết quả vẫn hòa,
hai đội sẽ phải thi đá luân lưu 11 m (hai đội thay phiên nhau thực hiện các quả đá
phạt đền) để xác định đội giành chiến thắng. Các bàn thắng ghi được trong hai
hiệp phụ sẽ được tính vào kết quả chung cuộc, tuy nhiên các bàn thắng ghi trong
những loạt đá luân lưu 11 m sẽ không được tính (mà chỉ dùng để xác định kết quả
thắng thua). Trong thập niên 1990 và 2000, IFAB đã cho thử nghiệm luật Bàn
thắng vàng, theo đó nếu trong hiệp phụ có một đội ghi được bàn thắng trước, trận
đấu sẽ lập tức kết thúc với kết quả thắng cho đội vừa ghi bàn. Luật bàn thắng vàng
đã được sử dụng ở cấp độ thế giới trong World Cup 1998 và World Cup 2002 với
Pháp là đội tuyển đầu tiên tận dụng được lợi thế này khi giành chiến thắng trước
Paraguay bằng bàn thắng vàng của Laurent Blanc (năm 1998), Pháp cũng là đội vô
địch ở giải đấu năm 1998. Tại Giải vô địch bóng đá châu Âu 1996, đội tuyển bóng
đá quốc gia Đức đã giành chức vô địch sau chiến thắng trước đội tuyển bóng đá
quốc gia Cộng hòa Séc bằng bàn thắng vàng của Oliver Bierhoff. Tại Giải vô địch
bóng đá châu Âu 2004, luật bàn thắng vàng được thay thế bằng luật Bàn thắng bạc
theo đó nếu kết thúc hiệp phụ đầu tiên mà có một đội dẫn trước về tỉ số, trận đấu
sẽ kết thúc với chiến thắng giành cho đội có lợi thế về tỉ số. Tuy nhiên hiện nay
IFAB đã bỏ việc thử nghiệm cả 2 luật này.

Trong các trận đấu loại trực tiếp theo thể thức lượt đi-lượt về, thông thường người
ta sẽ tính tới lợi thế bàn thắng trên sân khách. Theo đó nếu sau hai trận mà hai đội
có kết quả chung cuộc hòa nhau, đội nào ghi được nhiều bàn thắng hơn trên sân
khách sẽ là đội giành chiến thắng. Tuy nhiên không phải giải đấu lớn nào cũng sử
dụng lợi thế này, ví dụ như tại Copa Libertadores ở Nam Mỹ.

×