Tải bản đầy đủ (.docx) (36 trang)

ĐÁNH GIÁ NGUY CƠ, MỨC ĐỘ VÀ PHẠM VI ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG TRONG CÁC HOẠT ĐỘNG THU GOM, VẬN CHUYỂN VÀ XỬ LÝ CTNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (377.01 KB, 36 trang )

CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỢT THỰC TẬP
Bình Dương là một tỉnh thuộc miền Đông nam bộ, nằm trong vùng kinh tế trọng
điểm phía Nam

với diện tích 2694,4 km
2
xếp thứ 4 trong vùng Đông Nam Bộ và
còn là một thành phố mới có nền công nghiệp phát triển mạnh mẽ.
Trên toàn tỉnh Bình Dương hiện nay có 28 khu công nghiệp đang hoạt động với
diện tích khoảng 9.000 ha và 9 cụm Công Nghiệp đang hoạt động với tổng diện tích
là 691,896 ha. Ngoài ra, tỉnh đã triển khai xây dựng khu Liên hợp Công nghiệp –
Dịch vụ – Đô thị với quy mô diện tích gần 4.200 ha, trong đó bao gồm các khu
trung tâm dịch vụ và nhà ở đa dạng, cao cấp thích hợp cho nhiều đối tượng khác
nhau và 6 khu công nghiệp với hạ tầng cơ sở hiện đại đạt tầm cỡ quốc tế và khu
vực. Các khu công nghiệp như Mai Trung, Mỹ Phước 2 và 3, Rạch Bắp, Nam Tân
Uyên, Khu Công nghiệp – Dịch vụ - Đô thị, sẽ là khu vực thu hút đầu tư lớn trong
những năm tới.
Hoạt động sản xuất công nghiệp đạt hiệu quả cao đã tạo ra nguồn thu ngân sách lớn,
tạo công ăn việc làm, phát triển cơ sở hạ tầng, thúc đẩy quá trình đô thị hóa, đem lại
cuộc sống sung túc hơn cho người dân. Song bên cạnh đó, nguy cơ ô nhiễm, các rủi
ro và sự cố môi trường do hoạt động sản xuất công nghiệp mang lại là rất lớn. Theo
Thống kê của Sở Tài nguyên môi trường tỉnh Bình Dương cho thấy tính đến tháng
6/2011, tổng lượng chất thải rắn công nghiệp phát sinh trên địa bàn Tỉnh vào
khoảng 7.700 tấn/ngày đêm, trong đó lượng chất thải rắn công nghiệp không nguy
hại là khoảng 7.410 tấn/ngày đêm (chiếm khoảng trên 96% tổng lượng chất thải rắn
công nghiệp) và lượng chất thải công nghiệp nguy hại là khoảng 290 tấn/ngày đêm
(chiếm khoảng 4%). Nguồn phát sinh chủ yếu là từ hoạt động của các khu, cụm
công nghiệp, các nhà máy xí nghiệp nằm ngoài khu, cụm công nghiệp và các làng
nghề, cơ sở tiểu thủ công nghiệp nhỏ lẻ. Việc phát triển công nghiệp làm gia tăng
một lượng lớn chất thải nguy hại và đồng thời đẩy nhanh tốc độ phát triển của


ngành xử lý chất thải nguy hại (CTNH). Trong quá trình hoạt động của ngành nghề
này, khả năng xảy ra sự cố gây rò rỉ rơi vãi chất thải trên đường vận chuyển hay
cháy nổ tại nhà máy xử lý cũng có thể gây ô nhiễm môi trường và sức khỏe cộng
đồng nghiêm trọng. Tuy nhiên công tác phòng chống và ứng cứu sự cố trong hoạt
động của ngành này vẫn chưa được thực sự quan tâm. Đối với chất thải công
nghiệp, đặc biệt là chất thải công nghiệp nguy hại, là một thách thức lớn đối với
công tác quản lý môi trường của tỉnh. Hoạt động thu gom, lưu giữ, vận chuyển và
xử lý các loại hình chất thải này còn manh mún và chưa được kiểm soát tốt dẫn đến
1
việc thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải nguy hại,…đã và đang gây ra nhiều sự cố
về môi trường nghiêm trọng.
Để góp phần cho công tác quản lý ngày càng hiệu quả hơn thì việc thu thập các
thông tin về hiện trạng quản lý hoạt động thu gom – vận chuyển và xử lý CTNH tại
các cơ sở xử lý trên địa bàn Bình Dương nhằm đánh giá nguy cơ, mức độ và phạm
vi ảnh hưởng của các sự cố môi môi trường từ đó có thể làm cơ sở cho việc đưa ra
được giải pháp ứng cứu phù hợp sau này là hết sức quan trọng. Cũng chính qua
thực trạng trên càng cho thấy được việc thực hiện đề tài: “Đánh giá nguy cơ, mức
độ và phạm vi ảnh hưởng của các sự cố môi trường trong các hoạt động thu gom
– vận chuyển và xử lý CTNH trên địa bàn tỉnh Bình Dương” là thật sự rất cần
thiết thông qua đợt thực tập này.
Là một sinh viên của trường đại học Tôn Đức Thắng với chuyên nghành Khoa học
môi trường, được tham gia kỳ thực tập tại Viên Môi trường và Tài nguyên Đại học
Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh là một cơ hội để bản thân có thể tìm hiểu rõ hơn
về môi trường làm việc thực tiễn, học hỏi các kĩ năng, kinh nghiệm làm việc và tìm
hiểu cách thức hoạt động, chức năng và nhiệm vụ của một tổ chức là như thế nào.
Bên cạnh đó, qua kì thực tập này cũng muốn hoàn thành tốt đề tài trên.
1.2. MỤC TIÊU ĐỢT THỰC TẬP
Tìm hiểu về Viện môi trường và Tài nguyên: Thời gian thành lập, quá trình phát
triển, cơ cấu tổ chức, chức năng và nhiệm vụ;
Đánh giá hiện trạng quản lý hoạt động thu gom - vận chuyển và xử lý CTNH trên

địa bàn tỉnh Bình Dương;
Đánh giá nguy cơ, mức độ và phạm vi ảnh hưởng của các sự cố môi trường trong
các hoạt động thu gom – vận chuyển và xử lý CTNH trên địa bàn tỉnh Bình
Dương;
Học hỏi được các kĩ năng, kinh nghiệm thực tiễn trong quá trình thực tập;
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI THỰC HIỆN
Địa điểm: Phòng Quản lý môi trường - Viện Môi trường và Tài nguyên đại học
Quốc gia Tp.Hồ Chí Minh.
Thời gian: 20/06-20/07/2014
Đối tượng: Nguy cơ, mức độ và phạm vi ảnh hưởng của các sự cố môi trường
trong hoạt động thu gom vận chuyển và xử lý CTNH trên địa bàn tỉnh Bình
Dương.
2
1.4. NỘI DUNG THỰC HIỆN
Để đáp ứng được mục tiêu nghiên cứu đã đề ra, nhiệm vụ tập trung vào các nội
dung sau:
- Tham gia khảo sát hiện trạng hoạt động thu gom - vận chuyển và xử lý CTNH
của các cơ sở xử lý chất thải trên địa bàn tỉnh Bình Dương;
- Tổng hợp, phân tích xử lí số liệu có được từ hoạt động khảo sát hiện trạng trên
địa bàn tình Bình Dương;
- Thu thập, tổng hợp và đánh giá hiện trạng dịch vụ thu gom – vận chuyển – lưu
giữ và xử lý chất thải nguy hại;
- Thu thập thông tin và tài liệu về điều kiện khí hậu thủy văn của tỉnh Bình
Dương;
- Thu thập thông tin và tài liệu về mạng lưới giao thông thủy, hiện trạng chất
lượng nước mặt và đánh giá phạm vi ảnh hưởng của dòng chảy đến sự lan
truyền;
- Thu thập thông tin và tài liệu về mạng lưới giao thông đường bộ;
- Thu thập thông tin và tài liệu về cơ cấu tổ chức, chức năng và nhiệm vụ hiện nay
của các bộ phận, cơ quan quản lý trên địa bàn tỉnh;

- Thu thập các văn bản pháp lý hiện hành có liên quan đến hoạt động ứng cứu sự
cố môi trường;
- Tổng hợp thông tin từ các tài liệu đã thu thập được làm cơ sở cho việc đưa ra
phương án ứng phó cho các sự cố xảy ra trong hoạt động xử lý và dịch vụ thu
gom – lưu giữ – vận chuyển – xử lý CTNH;
1.5. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
Phương pháp thực hiện có thể tóm tắt như sau:
• Kế thừa các kết quả nghiên cứu đã có sẵn: Toàn bộ tài liệu liên quan đến điều
kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Đặc biệt kế thừa
kết quả nghiên cứu từ 2 phương pháp mô hình hóa và phương pháp bản đồ GIS;
Trong đó:
- Phương pháp mô hình hóa: sử dụng các mô hình phát tán các chất ô nhiễm
trong không khí, trong nước để dự báo lan truyền và diễn biến của các chất ô
nhiễm trong môi trường trong trường hợp xảy ra sự cố.
- Phương pháp bản đồ GIS: để khoanh vùng và xác định vị trí và phạm vi ảnh
hưởng trong các kịch bản sự cố môi trường.
• Phương pháp thu thập và xử lý số liệu: thu thập và xử lý số liệu điều kiện tự
nhiên, kinh tế xã hội, v.v từ các tài liệu và các nghiên cứu đã công bố tại
khu vực nghiên cứu;
• Phương pháp khảo sát thực địa, điều tra xã hội học: được sử dụng để khảo
sát các nguồn phát sinh chất thải nguy hại quy mô lớn, các đơn vị dịch vụ
3
thu gom và xử lý chất thải nguy hại trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Kết hợp
sử dụng phương pháp điều tra xã hội học trong quá trình làm việc với các
cấp có thẩm quyền, các phòng ban chuyên môn tại khu vực nghiên cứu ở
tỉnh Bình Dương;
• Phương pháp chuyên gia: Tham khảo ý kiến các chuyên gia có trình độ cao
của một số chuyên ngành để xem xét vấn đề sự cố môi trường đối với các
đối tượng nghiên cứu, tìm ra biện pháp quản lý và kỹ thuật phù hợp;
4

CHƯƠNG 2. GIỚI THIỆU VỀ VIỆN MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
2.1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA VIỆN
Trung tâm Công nghệ và Quản lý môi trường (CEFINEA) được thành lập năm
1981 là tiền thân của Viện Môi trường và Tài nguyên. Viện Môi Trường và Tài
Nguyên (IER) được thành lập theo quyết định số 4641/GD-ĐT do Bộ trưởng Bộ
Giáo Dục và Đào Tạo ký ngày 24/10/1996. Đến năm 2001, Viện Môi Trường và
Tài Nguyên trở thành đơn vị thành viên của Đại Học Quốc Gia Thành Phố Hồ Chí
Minh theo quyết định số 15/2001/QĐ-TTg ngày 12/2/2001 của Thủ Tướng Chính
Phủ về việc tổ chức lại Đại học Quốc Gia TpHCM.
Viện Môi trường và Tài Nguyên được hình thành và phát triển qua các giai đoạn
sau:
Giai đoạn 1: Thành lập Viện Môi trường và Tài nguyên và xây dựng nền tảng ban
đầu (1996-2004)
Giai đoạn 2: Cũng cố các nhóm nghiên cứu và phát triển các chương trình đào tạo
(2004-2007)
Giai đoạn 3: Đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu, khoa học và mở
rộng dịch vụ chuyển giao công nghệ, tăng cường hợp tác quốc tế khẳng định vị thế
của viện (2007-2011)
2.2. HỆ THỐNG TỔ CHỨC, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA VIỆN
2.2.1 Chức năng và nhiệm vụ của Viện
Với vị trí là Viện nghiên cứu thuộc Đại học Quốc Gia TPHCM, nhiệm vụ của Viện
Môi trường & Tài nguyên được xác định trong Quyết định của Thủ tướng Chính
phủ là: Nghiên cứu – Đào tạo Sau Đại học – Triển khai Chuyển giao Công
nghệ trong lĩnh vực môi trường và tài nguyên.
Bên cạnh đó, Viện còn được Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường (nay tách ra là
Bộ Tài nguyên và Môi trường) giao phụ trách Trạm Quan Trắc Môi Trường Quốc
Gia (Trạm đất liền Vùng 3) chịu trách nhiệm thường xuyên quan trắc và theo dõi
diễn biến môi trường Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu
Long. Nhiệm vụ quan trắc này được Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường giao

theo Quyết định số 1211-QĐ/MTg ngày 22/10/1994 của Bộ trưởng Bộ Khoa học
Công nghệ và Môi trường.
5
2.2.2 Hệ thống tổ chức của Viện
Viện hiện có 3 phòng chức năng, 7 phòng chuyên môn, 3 phòng thí nghiệm và
Trung tâm Công nghệ Môi trường hoạt động độc lập theo Nghị định
115/2005/NĐ-CP của Chính phủ. Cơ cấu tổ chức Viện được thể hiện ở Hình 2.1:
Hình 2.1 Sơ đồ tổ chức của Viên Môi Trường và Tài Nguyên
Ban lãnh đạo Viện gồm có: 1 Viện trưởng và 3 phó viện trưởng
1.Viện trưởng: PGS.TS.Nguyễn Văn Phước
2.Phó viện trưởng:
- TS.GVC.Chế Đình Lý
- PGS.TS.Đinh Xuân Thắng
- PGS.TS.Lê Thanh Hải
2.3 GIỚI THIỆU PHÒNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
Trong kỳ thực tập tốt nghiệp được trực tiếp tham gia thực tập tại phòng quản lý
môi trường trực thuộc viện Môi trường và Tài nguyên Đại học quốc gia thành phố
Hồ Chí Minh. Sau đây là phần giới thiệu về Phòng Quản lý môi trường.
2.3.1 Tổ chức và chức năng của phòng
6
Phòng quản lý môi trường được thành lập từ năm 2000 có nhiệm vụ đào tạo,
nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ liên quan đến khoa học quản lý
môi trường với đối tượng chính là các vấn đề môi trường tại các khu vực đô thị và
khu công nghiệp.
Phòng gồm có 6 nhân sự với chuyên môn sâu về lĩnh vực Quản lý môi trường,
ngăn ngừa ô nhiễm Công nghiệp, sản xuất sạch hơn và các kỹ thuật, hệ thống
không phát thải.
Nhân sự phòng gồm:
- PGS.TS Lê Thanh Hải – Phó viện trưởng-phụ trách phòng
- ThS.Trần Văn Thanh - Phó phòng

- ThS. Nguyễn Thị Phương Thảo
- KS.Lê Quốc Vĩ
- KS.Nguyễn Minh Hồng Nga
- KS.Bùi Thị Hiền Trang
2.3.2 Một số hoạt động tiêu biểu của phòng
Phòng Quản lý môi trường gồm có các hoạt động tiêu biểu như sau: Định hướng
nghiên cứu khoa học, hoạt động quản lý môi trường dựa vào cộng đồng, quản lý
chất thải công nghiệp và nguy hại, hoạt động tiết kiệm năng lượng và sản xuất sạch
hơn, hợp tác quốc tế, dịch vụ tứ vấn khoa hoc kỹ thuật, nghiên cứu khoa học
• Định hướng nghiên cứu khoa học: Nghiên cứu các giải pháp, kỹ thuật bền vững
áp dụng cho Quản lý đô thị và khu công nghiệp (Cụ thể là: Quản lý chất thải
nguy hại, hệ thống không phát thải và quản lý môi trường thích ứng với biến đổi
khí hậu,…)
• Hợp tác quốc tế: Phòng hiện đang tham gia nhiều dự án quốc tế trong đó tiêu
biểu là dự án Asia-Uninet với đối tác chính là ĐH TU Graz, Cộng Hòa Áo (liên
tiếp trong 6 năm gần đây).
• Dịch vụ tứ vấn khoa hoc kỹ thuật: Phòng đã và đang cung cấp dịch vụ tư vấn
như: Đào tạo ngắn hạn, Đánh giá tác động môi trường (ĐTM), Đánh giá tác
động môi trường chiến lược (ĐMC), ISO 14000, Sản xuất sạch hơn (SXSH) và
tiết kiệm năng lượng (TKNL), Quy hoạch môi trường, Tư vấn cho các dự án
trong và ngoài nước có liên quan đến vấn đề/ khía cạnh môi trường,…Các hoạt
động đã triển khai trong thời gian gần đây:
- Đào tạo, tập huấn về quản lý môi trường và Chất Thải Công Nghiệp Nguy
Hại cho cảnh sát môi trường, Công ty Thoát Nước Đô Thị, Trung tâm điều
hành các chương trình chống ngập, Khóa đào tạo ISO 14000 cho Giám đốc
doanh nghiệp, đào tạo quốc tế về ZERO EMISSON,…
- Quy hoạch bảo vệ môi trường (BVMT) cho huyện Trản Bom – Đồn Nai,
Nhà Bè – TP. Hồ Chí Minh, Châu Thành A và Thị xã Ngả Bảy – Hậu Giang.
7
Đánh giá tác động môi trường (ĐTM) dự án “Xây dựng hệ thống thoát nước

và xử lý nước thải TP. Long Xuyên, An Giang”.
- Nghiên cứu xã hội học dự án “Xây dựng hệ thống thoát nước và xử lý nước
thải TP. Long Xuyên, An Giang”.
• Nghiên cứu khoa học: Nghiên cứu khoa học là một thế mạnh của phòng, Phòng
đã thực hiện nhiều đề tài lớn điển hình như:
- Xây dựng mục tiêu quy hoạch môi trường đảm bảo phát triển bền vững
(PTBV) tỉnh Ninh Thuận, 2003;
- Dự án BVMT dựa vào cộng đồng – Trảng Bom – Đồng Nai, 2008;
- Tiết kiệm năng lượng và Sản xuất sạch hơn ngành chế biến dừa trên địa bàn
tỉnh Bến Tre, 2010;
- Nghiên cứu tiềm năng triển khai áp dụng nhãn sinh thái trên địa bàn tỉnh
Bình Dương;
• Và nhiều hoạt động khoa học tiêu biểu khác.
8
CHƯƠNG 3. ĐÁNH GIÁ NGUY CƠ, MỨC ĐỘ VÀ PHẠM VI ẢNH HƯỞNG
CỦA CÁC SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG TRONG CÁC HOẠT ĐỘNG THU GOM,
VẬN CHUYỂN VÀ XỬ LÝ CTNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG.
3.1 TỔNG QUAN TỈNH BÌNH DƯƠNG
3.1.1 Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1. Vị trí địa lý
Bình Dương là một tỉnh thuộc miền Đông Nam Bộ với diện tích 2.695,5 km
2
bao
gồm 01 thị xã và 6 huyện trong đó với 11 phường, 9 thị trấn và 71 xã. Thị xã Thủ
Dầu Một – đô thị loại 3 - là trung tâm hành chính, kinh tế, văn hóa của tỉnh Bình
Dương. Bình Dương có vị trí địa lý như Hình 3.1 :
- Phía Bắc giáp tỉnh Bình Phước;
- Phía Nam giáp thành phố Hồ Chí Minh;
- Phía Đông giáp tỉnh Đồng Nai;
- Phía Tây giáp tỉnh Tây Ninh và thành phố Hồ Chí Minh.

Hình 3.1 Bản đồ vị trí địa lý tỉnh Bình Dương
9
3.1.1.2. Điều kiện địa hình
Bình Dương nằm trong vùng chuyển tiếp giữa cao nguyên Nam Trung Bộ với đồng
bằng sông Cửu Long nên địa hình chủ yếu là những đồi trung bình và thấp, thế đất
bằng phẳng, nền địa hình ổn định vững chắc. Địa hình chủ yếu là bằng phẳng nên
đây là thế đất thuận lợi cho việc xây dựng các khu công nghiệp và kết cấu hạ tầng
kỹ thuật.
3.1.1.3. Điều kiện khí hậu
Khí hậu tại Bình Dương mang tính chất nhiệt đới gió mùa, chia làm hai mùa rõ rệt
là mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mưa nhiều, độ ẩm cao,
mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, thời tiết khô nóng. Lượng mua trung
bình hàng năm từ 1.800 đến 2.000 mm với số ngày có mưa là 120 ngày. Tháng mưa
nhiều nhất là tháng 9, tháng mưa ít nhất là tháng 1. Nhiệt độ trung bình năm là 26,5
o
C. Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là 29
o
C (tháng 4), thấp nhất là 24
o
C (tháng
1). Số giờ nắng trong năm 2.500 - 2.800 giờ.
Chế độ gió tương đối ổn định, không chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão và áp thấp
nhiệt đới. Độ ẩm tương đối cao, trung bình 80 – 90 % và biến đổi theo mùa.
3.1.1.4. Điều kiện thủy văn
Bình Dương là tỉnh có mạng lưới sông, suối khá phong phú. Các dòng chảy xuất
phát từ phía Bắc chảy về phía Nam để ra sông Sài Gòn và sông Đồng Nai sau đó
qua các sông Nhà Bè, Lòng Tàu, sông Soài Rạp đổ ra biển Đông tại Vịnh Gềnh Rái
thuộc TP. Hồ Chí Minh và Bà Rịa - Vũng Tàu. Nhìn chung, mạng lưới và mật độ
sông ngòi trên địa bàn tỉnh thưa thớt thuộc loại trung bình. Chế độ thủy văn của các
con sông chảy qua tỉnh và trong tỉnh Bình Dương thay đổi theo mùa: mùa mưa

nước lớn từ tháng 5 đến tháng 11 (dương lịch) và mùa khô (mùa kiệt) từ tháng 11
đến tháng 5 năm sau, tương ứng với 2 mùa mưa nắng.
3.1.2 Hiện trạng kinh tế - xã hội
3.1.2.1. Tổ chức hành chính
Hiện nay, tỉnh Bình Dương được chia thành 7 đơn vị hành chính bao gồm: thành
phố Thủ Dầu Một, thị xã Dĩ An, thị xã Thuận An, huyện Dầu Tiếng, huyện Bến
Cát, huyện Phú Giáo và huyện Tân Uyên. Trung tâm hành chính, chính trị, kinh tế
văn hoá xã hội của tỉnh đặt tại thành phố Thủ Dầu Một. Năm 2012 dân số toàn tỉnh
là 1.748.001 người, trong đó dân số thành thị 1.133.546 (64,8% ), mật độ dân số
khoảng 649 (người/km
2
).
10
3.1.2.2. Tình hình phát triển kinh tế
Năm 2012, tổng thu nhập GDP của tỉnh đạt 77.362 tỷ đồng (giá thực tế). Giai đoạn
2008-2012, tốc độ tăng trưởng GDP của tỉnh Bình Dương khá cao, bình quân
13,6%/năm. Thu nhập bình quân đầu người năm 2012 đạt 44,3 triệu đồng (giá thực
tế).
Cơ cấu kinh tế của tỉnh là công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp, nhưng tỷ trọng của
công nghiệp quá cao (chiếm 61,9% GDP); trong khi tỷ trọng của dịch vụ chỉ chiếm
(khoảng 34,3% GDP).
3.1.2.3. Giao thông
Tỉnh Bình Dương có mạng lưới giao thông vận tải (GTVT) với các phương thức
vận tải: đường bộ, đường sắt, đường nội thuỷ. Trong những năm qua, được sự quan
tâm đầu tư của Nhà nước cũng như sự cố gắng của tỉnh, hệ thống GTVT đã từng
bước phát triển đáng kể, đóng vai trò rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã
hội. Mạng lưới giao thông đường bộ tỉnh Bình Dương được trình bày ở Bảng 3.1:
Bảng 3.1 Tổng hợp hệ thống đường trên địa bàn tỉnh Bình Dương
Chỉ tiêu
Số

tuyến
C.dài
(km)
Kết cấu mặt đường
Tỷ lệ
nhựa hóa
Nhựa BTXM CPSĐ, Đất
- Quốc lộ 3 77,1 77,1 0,0 0,0 100,0%
- Đường tỉnh 14 499,3 489,8 0,0 9,5 98,1%
- Đường huyện 82 570,9 461,1 0,0 109,8 80,8%
- Đường đô thị 785,1 732,5 10,6 42,1 94,7%
- Đường chuyên
dùng
2.028,3 772,2 40,6 1.215,6 40,1%
- Đường xã 3.283,0 397,1 99,6 2.786,3 15,1%
Tổng 7.243,7
2.929,
7
150,8 4.163,2 42,5%
Nguồn: Báo cáo quy hoạch tổng thể giao thông vận tải tỉnh Bình Dương đến năm
2020 và định hướng đến năm 2030.
3.1.2.4. Giáo dục, đào tạo
11
Bình Dương đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận tỉnh đạt chuẩn quốc gia về
xóa mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học từ tháng 10/1997, công nhận tỉnh đạt
chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục Trung học Cơ sở từ tháng 12/2003 và đạt chuẩn
Quốc gia về phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi từ tháng 12/2004.
3.1.2.5. Y tế
Năm 2012, Bình Dương có 124 cơ sở khám chữa bệnh, trong đó có 18 bệnh viện,
13 phòng khám khu vực, 91 trạm y tế xã, phường và 1 nhà hộ sinh với 4.018 cán bộ

y tế. Công tác khám và chữa bệnh ngày càng được nâng cao về chất lượng và cơ sở
vật chất, thiết bị.
3.1.3 Hiện trạng và định hướng phát triển công nghiệp tỉnh Bình
Dương
3.1.3.1 Hiện trạng phát triển công nghiệp
Toàn tỉnh hiện có 28 khu công nghiệp đã được cấp chứng nhận đầu tư hoặc quyết
định thành lập với tổng diện tích 9.073 ha. Ngoài ra, tỉnh còn dự kiến mở rộng thêm
8 khu công nghiệp trên địa bàn các huyện Bến Cát, Tân Uyên, Phú Giáo, Dầu
Tiếng, tổng số lao động làm việc trong các khu công nghiệp ước khoảng 265 ngàn
người.
Các khu công nghiệp này phân bố như sau:
- Dĩ An có 6 KCN với diện tích 1249,25ha;
- Thuận An có 5 KCN với diện tích 774,76;
- Thủ Dầu Một có 5 KCN với diện tích 1.255.33ha;
- Bến Cát có 9 KCN với diện tích 5.813ha;
- Tân Uyên có 3 KCN với diện tích 900ha.
Sau đây trong Bảng 3.2 là các KCN đã được Chính phủ đưa vào danh mục phát
triển tới năm 2015 của tỉnh Bình Dương:
Bảng 3.2 Các KCN của Bình Dương đã được Chính Phủ đưa vào danh mục
phát triển tới năm 2015
T
T
Tên KCN
Diện tích
quy hoạch
được duyệt
(ha)
Số doanh
nghiệp
hoạt

động
Diện tích đất
được phép cho
thuê lại
(ha)
Tỷ lệ %
lấp kín
1 Sóng Thần 178,01 73 139,71 101,09
2 Sóng Thần 2 279,27 92 194,74 105,06
12
T
T
Tên KCN
Diện tích
quy hoạch
được duyệt
(ha)
Số doanh
nghiệp
hoạt
động
Diện tích đất
được phép cho
thuê lại
(ha)
Tỷ lệ %
lấp kín
3 Sóng Thần 3 533,85 25 327,41 21,57
4 Đồng An 238,70 117 92,84 100,24
5

Đồng An 2
+MR
211 11 103,18 66,50
6 Bình Đường 16,50 11 14,08 97,38
7 Việt Hương 1 36,06 51 25,07 104,22
8 VSIP 1 500 - - -
9 VSIP 2 344 - - -
10 Việt Hương 2 250,00 39 168,59 71,74
11
Tân Đồng Hiệp
A
52,80 14 37,42 106,85
12
Tân Đồng Hiệp
B
162,92 39 103,07 80,08:
13 Mỹ Phước 377,00 54 234,98 103,87
14 Mỹ Phước 2 477,39 99 331,28 100,76
15 Mỹ Phước 3 977,71 122 655,69 49,99
16 Bình An 25,90 9 17,90 96,59
17 Mai Trung 50,50 3 34,61 65,01
18
Nam Tân Uyên
+ MR
620 68 204,26 82,53
19 Kim Huy 213,63 9 144,69 50,53
20 Rạch Bắp 278,60 3 188,23 4,79
21 Phú Gia 133,00 3 85,63 19,88
22 Đại Đăng 274,00 34 166,04 41,44
13

T
T
Tên KCN
Diện tích
quy hoạch
được duyệt
(ha)
Số doanh
nghiệp
hoạt
động
Diện tích đất
được phép cho
thuê lại
(ha)
Tỷ lệ %
lấp kín
23 Đất Cuốc 212,84 32 130,90 38,12
24 Bàu Bàng +MR 1999,40 20 699,24 16,59
25 Thới Hòa 202,40 - 134,59 -
26 An Tây 500,00 - 335,24 0,00
27 Lai Hưng 400 - - -
28 Cây Trường 300 - - -
Tổng 9845,48 928 4569,39 1444,75
Nguồn: Ban quản lý KCN Bình Dương 2009
Quyết định số 124/2004/QĐ-UB ngày 20/09/2004 của UBND Bình Dương, đến
năm 2020 sẽ bổ sung thêm các khu công nghiệp sau đây trong Bảng 3.3:
Bảng 3.3 Các KCN bổ sung đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Bình Dương
T
T

Tên KCN Địa điểm Diện tích (ha)
1 Khánh Bình Xã Khánh Bình, huyện Tân Uyên 200
2 Tân Mỹ I Xã Tân Mỹ, huyện Tân Uyên 450
3 Tân Mỹ II Xã Tân Mỹ, huyện Tân Uyên 516
4 Vĩnh Tân - Tân Bình
Xã Vĩnh Tân và Tân Bình, huyện
Tân Uyên
476
5 Tân Hiệp Xã Tân Hiệp, huyện Phú Giáo 220
6 Dầu Tiếng
Thị trấn Dầu Tiếng, huyện Dầu
Tiếng
270
7 Thới Hòa Xã Thới Hòa, huyện Bến Cát 200
8 An Tây Xã Khánh Bình, huyện Tân Uyên 612
14
T
T
Tên KCN Địa điểm Diện tích (ha)
Tổng 2.944
Nguồn: Ban quản lý KCN Bình Dương 2009
3.1.3.2. Định hưFng phát triển công nghiệp
Tỷ trọng công nghiệp – xây dựng trong cơ cấu kinh tế của tỉnh đến năm 2010 chiếm
65,5%, đến 2015 chiếm 62,9%, đến năm 2020 chiếm 55,5%.
Tốc độ tăng trưởng bình quân giá trị sản xuất công nghiệp: giai đoạn 2006-2010 đạt
25-26%/năm; giai đoạn 2010- 2015 đạt 26%/năm; giai đoạn 2015-2020 đạt
24,1%/năm.
Tốc độ tăng trưởng GDP ngành công nghiệp giai đoạn 2006-2010 đạt 16,8%/năm;
giai đoạn 2010- 2015 đạt 14,5%/năm; giai đoạn 2015-2020 đạt 12,3%/năm.
3.2 HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THU GOM, VẬN CHUYỂN,

XỬ LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG
3.2.1 Tổng quan về CTNH
3.2.1.1 Định nghĩa
Chất thải nguy hại là chất thải có chứa các chất hoặc hợp chất có một trong các đặc
tính gây nguy hại trực tiếp (dễ cháy, dễ nổ, làm ngộ độc, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm
và các đặc tính khác), hoặc tương tác chất với chất khác gây nguy hại đến môi
trường và sức khỏe con người.
3.2.1.2 Phân loại
Chất thải nguy hại được phân loại theo hai tiêu chí là theo:Đặc tính nguy hại và
nguồn thải.
- Phân loại theo các tính chất nguy hại chính:
Chất thải nguy hại được phân loại dựa theo tính nguy hại gây ra cho sức khoẻ con
người và môi trường theo Quyết định số 155/1999/QĐ-TTg cuả Thủ tướng Chính
phủ ngày 16/7/1999, về việc ban hành Quy chế quản lí chất nguy hại.Gồm có:
Tính nổ, tính cháy, oxi hoá, ăn mòn, độc tính, độc sinh thái, dễ lây nhiễm.
- Phân loại theo các nguồn thải:
15
Chất thải nguy hại được phân loại theo các nhóm nguồn hoặc dòng thải chính gồm
19 nhóm: Chất thải từ ngành thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản, dầu khí và
than, chất thải từ ngành sản xuất hoá chất vô cơ, chất thải từ ngành sản xuất hoá
chất hữu cơ, chất thải từ ngành nhiệt điện và các quá trình nhiệt khác, chất thải từ
ngành luyện kim,…
3.2.2 Hiện trạng quản lý hoạt động thu gom - vận chuyển và xử lý chất thải
nguy hại trên địa bàn tỉnh.
3.2.2.1 Hiện trạng các cơ sở thu gom, xử lý CTNH
Tính đến thời điểm hiện nay trên địa bàn tỉnh Bình Dương hiện gồm có các cơ sở
thu gom - vận chuyển và xử lý CTNH được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp
phép như sau:
- Công ty TNHH MTV Cấp thoát nước và môi trường
Bình Dương.

- Công ty TNHH-TM & xử lý môi trường Thái Thành.
- Công ty TNHH-TM & DV môi trường Việt Xanh
- Doanh nghiệp tư nhân Mỹ Nga
Ngoài ra, trên địa bàn còn có 7 đơn vị khác hoạt động vận chuyển và xử lý CTNH
được trình bày ở Bảng 3.4:
Bảng 3.4 Danh sách các đơn vị hoạt động vận chuyển và xử lý
CTNH tại Bình Dương
T
T
Tên chủ vận chuyển/xử lý Trụ sở hoạt động
1 Công ty TNHH TM và xử lý môi
trường Thành Lập
Xã Nhuận Đức, Củ Chi, Tp.Hồ Chí
Minh
2 Công ty CP môi trường Việt Úc KCN Lê Minh Xuân, Bình Chánh,
Tp.Hồ Chí Minh.
3 Công ty TNHH Dung Ngọc Xã Phước Hòa, Tân Thành, Bà Rịa-
Vũng tàu
4 Công ty TNHH Sao Mai Xanh Xã Tân Hòa Tây, Tân Phước, tỉnh
Tiền Giang
5 Công ty LD Xi măng Holcim VN Xã Bình An, Kiên Lương, Kiên
Giang
6 Doanh nghiệp tư nhân Tân Phát Tài Xã Thiện Tân, Vĩnh Cửu, Đồng Nai
7 Công tyTNHH Tân Thuận Phong Xã Nam Sơn, An Dương, Hải Phòng
Nguồn: Sở TN & MT tỉnh Bình Dương
Theo kết quả tổng kết khối lượng CTNH của các đơn vị xử lý và các chủ nguồn
thải thì tổng khối lượng rác thải do 11 đơn vị này thu gom, xử lý trong sáu tháng
đầu năm 2014 khoảng 3,100 tấn được trình bày Bảng 3.5:
Bảng 3.5 Khối lượng CTNH của các đơng vị xử lý trong sáu tháng
16

đầu năm 2014
ST
T
Tên công ty
Khối lượng
Nơi thu gom
Thu gom,
vận chuyển
Xử lý, tiêu
hủy
1
Công ty TNHH MTV
Cấp thoát nước và môi
trường Bình Dương.
1,062,911
1,192,061
Thu gom tại
Bình Dương
129,150
Thu gom tại
Tp.HCM và
Bà Rịa- Vũng
Tàu
2
Công ty TNHH-TM &
xử lý môi trường Thái
Thành.
293,962,71
326,493,71
Thu gom tại

Bình Dương
32,531
Thu gom tại
Tp.HCM
3
Công ty TNHH-TM &
DV môi trường Việt
Xanh
734,907
2,196,713
Thu gom tại
Bình Dương
861,708
Thu gom tại
Đồng Nai
519,145
Thu gom tại
Bà Rịa-Vũng
Tàu
78,336
Thu gom tại
Tp.HCM
2,618
Thu gom tại
Đà Nẵng
4
Doanh nghiệp tư nhân
Mỹ Nga
64,955
Thu gom tại

Bình Dương
52,580
Thu gom tại
Tp.HCM
5
Công ty TNHH TM
và xử lý môi trường
Thành Lập
24,724 24,724
Thu gom tại
Bình Dương
6
Công ty CP môi
trường Việt Úc
332,480 332,480
Thu gom tại
Bình Dương
7
Công ty TNHH Dung
Ngọc
192,369 192,369
Thu gom tại
Bình Dương
8
Công ty TNHH Sao
Mai Xanh
60,877 60,877
Thu gom tại
Bình Dương
17

9
Công ty LD Xi măng
Holcim VN
23,730
Thu gom tại
Bình Dương
10
Doanh nghiệp tư nhân
Tân Phát Tài
311,161 311,161
Thu gom tại
Bình Dương
11
Công tyTNHH Tân
Thuận Phong
18,435 18,435
Thu gom tại
Bình Dương
Tổng (kg/ngày) 19,372,13
Nguồn: Sở TN & MT tỉnh Bình Dương
Tuy nhiên trong thực tế hiện nay, việc liên kết xử lý đang diễn ra mạnh, do xu
hướng “ xử lý trọn gói” của các chủ nguồn thải nên phát sinh tình trạng các đơn vị
không có chức năng xử lý liên kết với các đơn vị có chức năng để chuyển giao chất
thải. Theo khảo sát sơ bộ, ngoài 11 đơn vị xử lý có chức năng, thực tế hiện có
khoảng hơn 159 doanh nghiệp đang hoạt động thu gom, vận chuyển CTRCN &
CTNH trên địa bàn tỉnh.
Riêng với Khu liên hợp xử lý chất thải Nam Bình Dương (công ty TNHH MTV
cấp thoát nước và môi trường Bình Dương), khối lượng CTNH các chủ vận
chuyển khác chuyển về trong 6 tháng đầu năm 2014 như Bảng 3.6:
Bảng 3.6 Khối lượng CTNH các chủ vận chuyển khác chuyển về Khu liên hợp xử

lý chất thải Nam Bình Dương trong sáu tháng đầu năm 2014
ST
T
Tên chủ vận chuyển Mã số QLCTNH Số lượng CTNH
chuyển giao (kg)
1 Công ty TNHH Môi trường
Thành Duy
79-004,V 163,732
2 Công ty TNHH xử lý Môi
trường tương lai xanh
5-6-7-8, 037,V 1,415,176
3 Công ty TNHH TM-DV Ngọc
Phú
199,307
4 Công ty cổ phần Vận tải và
xếp dỡ Mêkông
79-004,V 118,593
5 Công ty TNHH Tấn Sanh 367
6 Doanh nghiệp tư nhân Mỹ Nga 5-7-8,024,V 205,064
Tổng cộng 2,102,239
Nguồn: Công ty TNHH MTV cấp thoát nước và môi trường Bình Dương
• Các đơn vị thu mua phế liệu và tái sinh/tái chế:
Hiện nay trên toàn địa bàn có khoảng 163 doanh nghiệp, cá nhân thu gom phế liệu,
phân bố rãi rác trong các khu dân cư theo kiểu tự phát. Trong số này, có 129
trường hợp là chưa đăng ký kinh doanh phế liệu.
18
Do tăng cường các hoạt động quản lý CTNH trên địa bàn nên hiện nay đề thu gom
luôn phần CTNH có giá trị tái chế, tái sử dụng, một số đơn vị thu mua phế liệu
phải liên kết với hoặc đơn thuần sử dụng nhờ giấy phép của các đơn vị xử lý chức
năng.

Trong 6 tháng đầu năm, Sở TN & MT đã tiến hành thanh kiễm tra công tác bảo vệ
môi trường của hơn 100 doanh nghiệp. Đối với trường hợp vi phạm về quản lý
CTNH, tùy theo mức độ, Sở TN & MT đã xử phạt và hướng dẫn doanh nghiệp
thực hiện đúng.
3.2.2.2 Hiện trạng quản lý CTCNNH tại các khu công nghiệp
Đối với các loại hóa chất thải, sản phẩm không đạt chất lượng,…do vẫn còn giá trị
sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau nên hiện nay đang được nhiều cơ sở thu
mua tái chế, tái sử dụng. Một số đơn vị khác được yêu cầu lưu giữ an toàn tại các
kho chứa.
Bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải (HTXLNT) của các nhà máy dệt nhuộm, nhà
máy sản xuất thuốc bảo vệ thực vật (BVTV), các nhà máy cơ khí xi mạ có thành
phần kim loại nặng cao, độ pH thấp, cặn sơn từ hệ thống phun sơn tạm thời vận
chuyển về các đơn vị xử lý ở Tp.Hồ Chí Minh, Đồng Nai,…xử lý bằng phương
pháp đốt hoặc chôn lấp, một số đơn vị đổ chung với rác sinh hoạt một cách bừa
bãi.
Một số loại hóa chất phế phẩm được lưu giữ và sau đó cũng được đưa đến các đơn
vị có chức năng xử lý CTNH. Một số cơ sở khác đổ bỏ chung với rác sinh hoạt mà
không quan tâm.
Về các vấn đề kinh tế, sự hạn chế về nhận thức các tác hại của chất thải rắn công
nghiệp nguy hại (CTRCNNH) nên công tác quản lý tại các cơ sở xuất chưa tốt, chỉ
một số ít doanh nghiệp có nhận thức nhưng chưa đầy đủ. Chỉ riêng ngành sản xuất
thuốc BVTV do đặc điểm có tính độc hại cao nên một số doanh nghiệp có tiến
hành phân loại, lưu giữ, xử lý riêng với rác sinh hoạt hoặc tự trang bị lò đốt riêng
để tự xử lý. Việc nhận dạng chất thải và xác định khối lượng CTRCNNH không
đầy đủ nên việc tách riêng CTRCNNH khỏi dòng chất thải công nghiệp cũng như
thống kê số lượng tại từng nhà máy không hoàn toàn và vì thế một lượng không ít
CTRCNNH thất thoát ra môi trường.
Hoạt động tái chế CTNH không kiểm soát được cả về số lượng và địa điểm các cơ
sở tái chế. Thậm chí một số CTNH từ các KCN được chuyển đến để xử lý tại các
cơ sở thu mua phế liệu (như các loại dung môi thải được bỏ vào phi bán cùng với

các thùng chứa keo dạng phế,…). Tình trạng các doanh nghiệp buộc các cơ sở kinh
doanh thu mua phế liệu thu gom luôn rác thải của doanh nghiệp là khá phổ biến.
19
Nhìn chung, CTNH tại các KCN đa số đã được các cơ sở có chức năng thu gom và
chuyển đến nhà máy xử lý trong tỉnh hoặc tỉnh lân cận.
3.2.2.3 Hiện trạng quản lý CTCNNH tại các huyện, thị xã
• Quản lý nhà nước
Hiện nay do cơ cấu quản lý nhà nước về chất thải nguy hại trên địa bàn tỉnh nên
mọi hoạt động quản lý liên quan đến CTNH do Sở phụ trách quản lý, huyện và thị
xã chỉ là cơ quan phối hợp hỗ trợ cho công tác này. Đây là một điểm không hợp lý
vì chức năng quản lý đối với các doanh nghiệp nhỏ là của huyện thị xã nhưng chỉ
quản lý về nước,khí còn với CTR & CTNH lại chỉ là nhắc nhở.
• Quản lý về kỹ thuật
Chỉ các doanh nghiệp lớn có tiêu chuẩn ISO 9001:2000 và ISO 14000 quan tâm
đến việc giảm thiểu chất thải tại nguồn, số này chiếm khoảng 14,5% trong tổng số
1045 doanh nghiệp.
• Phân loại chất thải: theo khảo sát thực tế tại 1045 doanh nghiệp trên địa
bàn tỉnh bao gồm cả trong và ngoài KCN, việc phân loại và lưu chứa chất
thải đối với đa số các doanh nghiệp là chưa đúng theo quy định. Kết quả
khảo sát như sau:
- Số cơ sở có tiến hành phân loại riêng biệt CTRSH, CTRCN va2CTNH: 180
cơ sở (chiếm 17,22%), trong đó có 30 cơ sở phân loại CTNH theo đúng
Quyết định số 23/2006/QĐ-BTNMT-Danh mục CTNH (chiếm 2,87%);
- Số cơ sở có phân loại CTRSH, CTRCN và CTNH nhưng chưa triệt để, chỉ
chú trọng đến phần chất thải có giá trị tái chế: 640 cơ sở (chiếm 61,24%);
- Số cơ sở không phân loại CTRSH, CTRCN và CTNH: 225 cơ sở (chiếm
21,53%);
• Lưu chứa chất thải: Tổng kết từ các thông tin thống kê về quy định lưu
chứa chất thải bao gồm: lưu chứa trong kho hoặc các thùng chứa, ngăn
chứa riêng, không rò rỉ chất thải nguy hại ra môi trường, có hiên che, có

biển cảnh báo cho từng loại chất thải và cho khu vực lưu chứa cho thấy:
- Số cơ sở có kho lưu chứa riêng cho các loại CTRSH, CTRCN, CTNH, đảm
bảo không mưa ướt và không đổ tràn ra môi trường: 520 cơ sở (chiếm
49,78%) trong đó có 30 cơ sở có thùng chứa/ ngăn chứa riếng cho từng loại
CTNH;
- Số cơ sở có kho chứa chất thải tạm thời: 287 cơ sở (chiếm 27,46%);
- Số cơ sở không có kho lưu chứa chất thải: 238 cơ sở, (chiếm 22,77%);
• Kỹ thuật vận chuyển:
Hiện nay công tác vận chuyển CTNH đã đạt được như sau:
20
- 15,3% khối lượng CTNH được thu gom, vận chuyển đúng quy định, các
phương tiện đảm bảo tính chuyên dụng có thùng kín, có kế hoạch và các
thiết bị ứng phó sự cố ( một số còn gắn thiết bị định vị toàn cầu GPS) có
dán biển báo nguy hại,…
- 75,8% chất thải được vận chuyển bằng các xe tải thông thường, chưa đạt
yêu cầu đối với chất thải (đặc biệt là CTNH)
- 8,9% chất thải chở bằng các xe cải tiến hoặc xe ba bánh,…Chất thải còn rơi
vãi khắp nơi và nguy hiểm cao.
Việc vận chuyển các loại bao bì, thùng chứa nhiễm CTNH của các đơn vị thu mua
phế liệu diễn ra thường xuyên trên các thiết bị không chuyên dụng.
Các phương tiện vận chuyển chất thải của 3 đơn vị thu gom trên địa bàn tỉnh:
- Công ty TNHH MTV cấp thoát nước và môi trường
Bình Dương.
Tùy vào từng loại CTNH khác nhau mà công ty điều các xe chuyên dụng đi thu
gom, các xe vận chuyển CTNH đều được trang bị để ứng phó với các sự cố có thể
xảy ra như: cháy, nổ,…Hiện nay, công ty đã trang bị được một số phương tiện
phục vụ cho công tác thu gom, vận chuyển gồm: 1 xe thùng 1,5 tấn, 1 xe thùng 3,5
tấn, 02 xe bồn hút chất thải 8m
3
.

Các loại CTNH dạng rắn, bùn như: Các loại than đá, hắc in thải, hóa chất thải, các
chất hấp thụ và bã lọc thải,…được đóng kiện vào bao bì chuyên dụng, vận chuyển
bằng xe tải thùng kín chuyên dụng, xe cẩu có phủ bạt.
- Công ty TNHH TM và xử lý môi trường Thái Thành: Xe tải 2,5T:01,
xe tải 5,5T:01, xe tải thùng kín 4,5T:01, thùng nhựa chứa chuyên dụng
220l:40 cái
- Công ty TNHH-TM & DV Môi trường Việt Xanh:
Công ty Môi trường Việt xanh có các loại xe chuyên dụng dùng trong vận chuyển
CTNH như Bảng 3.7:
Bảng 3.7 Thống kê các xe chuyên dụng dùng trong vận chuyển
CTNH của công ty Việt Xanh
STT Phương tiện, thiết bị
Tải trọng, dung tích
chứa
Số lượng
1 Xe chuyên dụng vận chuyển CTNH 3,705 tấn 6
2 Xe chuyên dụng vận chuyển CTNH 1,5 tấn 4
3 Xe chuyên dụng vận chuyển CTNH 5 tấn 3
21
4 Xe chuyên dụng vận chuyển CTNH 4,5 tấn 2
5 Xe chuyên dụng vận chuyển CTNH 13 tấn 1
6 Xe chuyên dụng vận chuyển CTNH 12,8 2
7 Xe chuyên dụng vận chuyển CTNH 12,495 tấn 1
8 Xe chuyên dụng vận chuyển CTNH 12 tấn 2
9 Xe chuyên dụng vận chuyển CTNH 11 tấn 1
10 Xe chuyên dụng vận chuyển CTNH 9,99 tấn 1
11 Xe chuyên dụng vận chuyển CTNH 5,5 tấn 2
12 Xe chuyên dụng vận chuyển CTNH 3,95 tấn 1
13 Xe chuyên dụng vận chuyển CTNH 4,3 tấn 1
14 Xe chuyên dụng vận chuyển CTNH 16 tấn 2

15 Xe chuyên dụng vận chuyển CTNH 14,4 tần 2
16 Xe chuyên dụng vận chuyển CTNH 16,8 tấn 2
17 Xe chuyên dụng vận chuyển CTNH 13 tấn 1
18 Xe chuyên dụng vận chuyển CTNH 12,8 tấn 1
19
Bao bì, thùng chứa chuyên dụng:
Thùng phi sắt, nhựa 200 lít, nắp
vặn, thùng phuy sắt, nhựa 200 lít,
nắp đai
Theo nhu cầu thực tế
Nguồn: Công ty TNHH-TM&DV Môi trường Việt Xanh
Kỹ thuật tái chế, xử lý, tiêu hủy:
- Dầu, nhớt thải: Xử lý theo phương pháp chưng cất bao
gồm các công đoạn: chưng cất; hệ thống xử lý tách
nước; hệ thống tách cặn, tạp chất; hệ thống tinh chế
dầu; hệ thống xử lý khí.
- Chất thải nhiễm kim loại nặng: Bùn thải, bo mạch điện
tử, bản cực, hóa chất, tro thải, sơn, Phân loại, phân
tách kim loại khỏi hổn hợp (đốt, phản ứng, hòa tan
bằng hóa chất, phân tách kim loại)
- Dung môi hữu cơ: Áp dụng công nghệ chưng cất, trích
ly để thu hồi dung môi hữu cơ. Quá trình trích ly
thường được ứng dụng để tách hoặc thu hồi các chất
hữu cơ có lẫn trong chất thải dầu mỡ, dung môi, hóa
chất BVTV, Sau khi trích ly, ta thường thu hồi lại
dung môi bằng cách chưng cất hổn hợp. Hổn hợp chất
lỏng bay hơi ở những nhiệt độ sôi khác nhau.
22
- Các chất thải độc hại hoặc chất thải có chứa hàm lượng
hữu cơ cao: CTRCN & CTNH hữu cơ như cao su,

nhựa, giấy, da, cặn dầu, dung môi, thuốc BVTV, vải
nhiễm hóa chất nguy hại, chất nhiễm bẩn dầu mỡ, than
hoạt tính đã sử dụng. Tất cả được thiêu đốt trong
những lò đốt chuyên dụng hoặc công nghiệp như lò
nung xi măng.
Hình 3.1 Lò đốt chất thải tại khu liên hợp xử lý Nam Bình Dương
3.2.3 Đánh giá hiện trạng quản lý hoạt động thu gom – vận chuyển
và xử lý CTNH
Với đặc tính ngành nghề là thu gom – vận chuyển và xử lý chất thải, vì vậy hầu hết
các công ty hoạt động trong lĩnh vực này đều chọn những địa điểm xa khu dân cư
để quá trình thu gom – vận chuyển và xử lý ít ảnh hưởng đến người dân nhất.
Ngoài các Công ty hoạt động thu gom và vận chuyển nằm trên địa bàn tỉnh Bình
Dương còn có một số Công ty ngoài tỉnh Bình Dương vẫn đang hoạt động thu gom,
vận chuyển tại Bình Dương. Công ty Cấp thoát nước MT Bình Dương là đơn vị thu
gom nhiều nhất trên địa bàn tỉnh Bình Dương với số lượng là 20 công ty.
Thành phần chất thải tại các công ty thu gom tương đối đa dạng, nhiều thành phần
và nhiều lại khác nhau bao gồm nước thải công nghiệp, bao bì và thùng đựng hóa
chất, bùn thải chứa các thành phần nguy hại, chất thải rắn chứa thành phần nguy
hại, giẻ lau dính dầu nhớt và sơn hoặc dầu nhớt, dung môi thải, hóa chất thải, dầu
nhớt thải, hộp mực in, pin ắc quy,…
23
Các loại chất thải có khối lượng lớn là nước thải, bùn thải, chất thải rắn có thành
phần nguy hại, giẻ lau, hóa chất thải, dầu nhớt…
Hiện nay, hầu hết các công ty xử lý chất thải đều áp dụng các công nghệ và thiết bị
xử lý chính sau đây: hệ thống lò đốt và xử lý khí thải, hệ thống xử lý nước thải công
nghiệp, hệ thống hóa rắn, hệ thống chưng cất, nhà chôn cất chất thải an toàn và bãi
chôn lấp vệ sinh.
Vấn đề môi trường tại các Công ty xử lý chất thải hiện nay là khí thải, nước thải và
chất thải nguy hại phát sinh trong quá trình xử lý chất thải.
Qua hiện trạng đã được nêu rõ ở trên trong hoạt động quản lý CTNH trên địa bàn

tỉnh Bình Dương thì thấy được những khó khăn như sau:
Những khó khăn trong công tác quản lý CTNH trên
địa bàn tỉnh
- Thiếu hụt các văn bản pháp lý: Các cơ sở pháp lý hiện có về quản lý
CTRCNNH còn chưa đầy đủ, chưa hoàn thiện, cần bổ sung thêm để phù
hợp với nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của địa phương, nhất là cơ sở pháp
lý thống nhất giữa các địa phương trong tỉnh với nhau, quy chế cụ thể về cơ
chế phối hợp quản lý, các quy định và tiêu chuẩn liên quan.
- Công tác quy hoạch quản lý chưa hợp lý: quản lý CTRCNNH trên địa bàn
tỉnh hiện nay còn mang tính tự phát, khu liên hợp xử lý chất thải Nam Tân
Uyên mới hình thành hoạt động chưa hiệu quả. Thực tế việc triển khai thực
hiện quy hoạch phát triển KT-XH chưa gắn kết chặt chẽ với công tác bảo
vệ môi trường, việc cấp phép kinh doanh/cấp phép đầu tư chưa đồng bộ với
các thủ tục môi trường, vẫn tồn tại quan niệm chủ quan “ ưu tiên phát triển
kinh tế xã hội” trong đại đa số cán bộ quản lý nhà nước chuyên trách.
- Công tác tổ chức thực hiện quản lý: Công tác quản lý CTRCNNH chưa có
sự phối hợp chặt chẽ với các ban nghành khác, đặc biệt là sở Giao thông
vận tải, Sở cảnh sát, Sở y tế,…Cũng như tại các cơ sở thu gom, tái chế phế
liệu chưa được thực hiện.
- Về nguồn kinh phí đầu tư: kinh phí đầu tư cho các khâu thu gom, vận
chuyển, xử lý đòi hỏi rất cao, đặc biệt kinh phí đầu tư cho xử lý. Hiện nay,
các đơn vị xử lý tư nhân hoạt động trên địa bàn tình là Việt Xanh, Thái
Thành nguồn vốn đầu tư tư nhân 100% và tự tìm nguồn vốn đầu tư nâng
cấp mở rộng sản xuất. Như vậy họ chỉ chú trọng đến lợi nhuận kinh tế thông
qua việc lựa chọn các đơn vị có lượng phế liệu cao, đẩy đơn giá xử lý của
24
các đơn vị phát sinh nhiều rác không có giá trị tái chế lên cao, gia tăng thêm
áp lực cho các đơn vị này.
- Quản lý CTRCNNH tại nguồn: quản lý CTRCNNH tại nguồn của doanh
nghiệp ở nhiều nơi còn đơn giản, thiếu sự đầu tư cần thiết để quản lý

CTRCNNH đúng cách. Ở nhiều nơi, tình trạng thu gom, thải bỏ chung
CTRCNNH với rác sinh hoạt còn phổ biến. Hình thức lưu giữ lâu dài không
kiểm soát tại nguồn phát sinh đề chờ nhà nước thu gom, xử lý phổ biến, tỷ
lệ tự xử lý và tiêu hủy CTRCNNH còn tương đối cao. Ngoài ra, ý thức trách
nhiệm của nhiều chủ nguồn thải về an toàn lao động trong khâu phân loại
tại nguồn chưa cao là nguyên nhân làm ảnh hưởng đến chất lượng môi
trường và sức khỏe của người lao động.
- Công tác giáo dục nâng cao nhận thức cộng đồng: Trong thời gian qua,
công tác thông tin, tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng còn nhiều
hạn chế, chưa tạo được sự chuyển biến rõ nét về ý thức bảo vệ môi trường.
Nhận thức chung của doanh nghiệp về an toàn, sức khỏe và môi trường trong
quản lý CTRCNNH hiện còn ở mức giới hạn. Vấn đề xã hội hóa trong dịch
vụ quản lý CTRCNNH còn chưa hợp lý. Khái niệm giảm thiểu CTRCNNH
và sản xuất sạch hơn còn xa lạ đối với doanh nghiệp và trong cộng đồng.
Từ những khó khăn trong: Thiếu hụt các văn bản pháp lý, công tác quy hoạch quản
lý chưa hợp lý, công tác tổ chức thực hiện quản lý, nguồn kinh phí đầu tư, quản lý
CTRCNNH tại nguồn, công tác giáo dục nâng cao nhận thức cộng đồng,…thì càng
làm tăng cao khả năng xảy ra các sự cố môi trường trong công tác thu gom – lưu
trữ, vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
Vì vậy, cần phải thực hiện đánh giá các nguy cơ, mức độ và phạm vi ảnh hưởng của
các sự cố môi trường trong hoat động thu gom vận chuyển CTNH nhằm có khể đưa
ra hướng giải quyết khi xảy ra các sự cố như tràn đổ, rò rỉ chất thải nguy hại, sự cố
cháy nổ, thì có thể ứng phó kịp thời để giảm thiểu đến mức thấp nhất các thiệt hại
đến con người và môi trường sống.
3.2.4 Đánh giá hiệu quả phương pháp thực hiện
Việc đánh giá hiện trạng này thông qua chủ yếu bằng các phương pháp như kế thừa
các kết quả nghiên cứu liên quan đã có sẵn, phân tích đánh giá hiện trạng thông qua
các con số, dữ liệu trong quá trình khảo sát tổng hợp và phương pháp khảo sát thực
địa, điều tra xã hội học.
Đầu tiên thực hiện nêu ra hiện trạng quản lý hoạt động thu gom – vận chuyển và xử

lý CTNH trên địa bàn tỉnh, từ đó dùng phương pháp phân tích đánh giá dữ liệu để
25

×