Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

BẢO VỆ MÔI TRƯỜNGC ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.44 KB, 8 trang )

BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG


CÁC BIỆN PHÁP CHỐNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG

1. Các biện pháp hoá – công nghệ
Sản xuất theo chu kỳ khép kín; khử, lọc nước và khí thải; nghiên cứu
những nhiên liệu mới không hoặc ít gây ô nhiễm; thay thế dần các nhà máy
công nghiệp đang dùng bằng các nhà máy có hệ thống cung cấp nước khép
kín.

2.Các biện pháp sinh – kĩ thuật
Đảm bảo lọc nước theo hệ thống ao lọc; phủ xanh các cơ sở công nghiệp;
vận dụng mạnh mẽ hơn các biện pháp đấu tranh sinh học; xây dựng những
vùng liên hợp kinh tế rừng – săn bắn, đồng cỏ - săn bắn, hồ nuôi – đánh bắt
cá, xây dựng nhiều khu rừng quốc gia. Ở những vùng liên hợp kinh tế này
phải nghiên cứu song song việc qui hoạch nuôi trồng và khai thác theo
phương án tối ưu.
VIỆC BẢO VỆ RỪNG VÀ THIÊN NHIÊN HOANG DẠI

Rừng không chỉ là nguồn sản xuất ra gỗ mà còn là một cỗ máy khổng lồ
của thiên nhiên làm điều hoà khí hậu, giữ ẩm cho đất, góp phần ngăn chặn
các nạn lũ lụt, xói mòn đất đai. Rừng còn là nơi lưu trữ, nuôi sống và làm
phát triển nhiều loài cây va` động vật hoang dại quí hiếm. Do đó việc bảo vệ
rừng và thiên nhiên hoang dại phải là một quốc sách, một công việc chiến
lược của loài người.
Mỗi quốc gia cần có qui hoạch tổng thể khoa học, vừa khai thác rừng, vừa
trồng rừng, vừa bảo vệ và nuôi động vật hoang dại, vừa cho phép săn bắn
một lượng đã tính toán không làm ảnh hưởng tới quần thể Chính nhờ các
biện pháp tổ chức kinh tế này mà nhiều nước công nghiệp đã gây lại được
nhiều cây, con quí hiếm.


Nhiều nước đã trồng rừng quanh các thành phố lớn để cải tạo khí hậu, chống
ô nhiễm môi trường đô thị. Việc bảo vệ rừng bao gồm: xây dựng các khu
rừng cấm quốc gia, qui định khai thác và nuôi giữ hợp lý các cây va` động
vật cư trú trong rừng, tăng cường sử dụng các biện pháp đấu tranh sinh học,
bảo đảm sự cân bằng sinh học trong rừng; sử dụng thuốc trừ sâu hợp lý khi
cần thiết và chống nạn cháy rừng.
SỰ CẢI BIẾN KHÍ HẬU VÀ KHỬ MẶN NƯỚC BIỂN

Con người đã có nhiều cố gắng trong việc cải biến khí hậu theo các hướng:
- Tăng cường trồng rừng ở vùng đồi trọc (Việt nam, Thái Lan, Nhật Bản,
Inđônêxia ), ở sa mạc (Ôman, Angiêri ).
- Tạo nên những kênh đa`o nhân tạo (điển hình là kênh Suêz) vì mục đích
giao thông, thuỷ lợi; cải tạo các vùng hoang và cải tạo khí hậu. Việc xây
dựng các nhà máy thuỷ điện cũng có tác dụng gián tiếp cải tạo khí hậu. Tuy
nhiên cần chú ý tới việc điều hoà lượng nước cung cấp cho vùng hạ lưu
chống sự xâm nhập của nước biển. Ví dụ, vùng Xuân Thuỷ (hạ lưu của nhà
máy thuỷ điện Hoà Bình) và vùng duyên hải thành phố Hồ Chí Minh (hạ lưu
của nhà máy thuỷ điện Trị An).
Con người cũng đã thử “thay trời làm mưa”. Tuy nhiên, kết quả có khi
ngược lại: tuy có tạo được mưa tức thời nhưng cả mùa hè lượng mưa lại
giảm. Dường như mưa nhân tạo đã làm trời trở lạnh, hạn chế sự hình thành
mây của những cơn mưa rào.
Một số nước công nghiệp phát triển đã khử mặn nước biển với qui mô nhỏ
để lấy nước ăn cho vùng dân cư đông đúc ven biển. Tuy nhiên khi khử mặn
nước biển với qui mô lớn để lấy nước ngọt dùng cho công nghiệp và nông
nghiệp thì lại nảy sinh vấn đề giá thành nước ngọt để sử dụng trong sản xuất
quá đắt, thêm nữa chỗ muối bị tích tụ lại gây nhiễm bẩn môi trường.

CÁC HỆ SINH THÁI TRAO ĐỔI CHẤT NHÂN TẠO


Cùng với tiến bộ khoa học kĩ thuật, con người đi tới những nơi chưa từng
có người ở, không có đất để trồng (ở Bắc Cực, Nam Cực và những đảo đá).
Để trồng rau ở những nơi đó (nguồn vitamin tự nhiên), các nhà khoa học đã
nghiên cứu thành công một môi trường nước nhân tạo để thay đất (môi
trường dung dịch muối khoáng), dùng đe`n điện để bảo đảm đủ ánh sáng và
nhiệt độ thích hợp, sử dụng biện pháp làm cho không khí bão hoà CO
2
. Từ
lượng thực vật được sản sinh người ta đã chế biến được nhiều loại thức ăn
khác nhau.
Thành tựu trồng cây trong môi trường nước cũng tạo ra khả năng giải
quyết vấn đề thức ăn trong du hành vũ trụ.
SỬ DỤNG HỢP LÝ, BẢO VỆ VÀ PHỤC HỒI NGUỒN TÀI NGUYÊN
THIÊN NHIÊN

1. Sử dụng các biện pháp nhằm nâng cao năng suất sinh học của hệ sinh
thái:
- Bảo vệ rừng già, rừng trên nguồn và trên sườn đồi, núi để ngăn lũ; không
cày xới đất khi làm ruộng nương trên sườn đồi dốc quá 15
o
. Tiến hành trồng
cây gây rừng.
- Cải tạo điều kiện tự nhiên của hệ sinh thái (bón phân, làm thuỷ lợi); luân
canh hợp lý, chọn giống thích hợp và có năng suất cao.
- Đẩy mạnh việc thuần hoá động vật, thực vật.
- Đẩy mạnh biện pháp đấu tranh sinh học, bảo đảm sự cân bằng sinh học
trong tự nhiên.

2. Đẩy mạnh cải tạo thiên nhiên, hoang mạc, sông ngòi, biển nhằm mở
rộng diện tích nuôi trồng. Sa mạc Karacum, sa mạc Nội Mông và Tân

Cương (Trung Quốc), sa mạc Sahara đã được cải tạo một bộ phận; kế hoạch
cải tạo Bắc Băng Dương - một vùng rất giàu khoáng sản, đang được đề xuất.

3. Xây dựng các khu bảo vệ tự nhiên và các khu rừng cấm. Nhiều nước
xây dựng các vườn quốc gia hoặc rừng cấm như kiểu Vườn quốc gia Cúc
Phương để bảo vệ các nguồn quí; bảo vệ và khai thác hợp lý các khu vực
sông, hồ, ven biển tiến tới mở rộng các bãi nuôi nhân tạo
LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Việc sử dụng bừa bãi nguồn năng lượng và các nguồn tài nguyên khác trên
trái đất đã gây nên nhiều hậu quả nặng nề (tầng ôzôn bị phá huỷ; đất đai,
không khí, nguồn nước bị ô nhiễm nghiêm trọng; các vụ nổ hạt nhân và dò rỉ
ở các nhà máy điện nguyên tử làm nhiều vùng trái đất bị nhiễm xạ ). Việc
bảo vệ môi trường đã trở thành một yêu cầu cấp bách của thế giới.
Năm 1971, tổ chức UNESCO đã thông qua chương trình sinh học quốc tế
mang tên “Con người và sinh quyển”, nghiên cứu những đổi thay của sinh
quyển và tài nguyên dưới những tác động của con người. Năm 1975, hội
nghị an ninh và hợp tác Châu Âu họp ở Helsinki (Phần Lan) đã ghi rõ trong
hiệp ước là phải hết sức bảo vệ môi trường và sử dụng hợp lý nguồn tài
nguyên của thiên nhiên.
Nhiều nước đã công bố luật bảo vệ môi trường và ra những sách đỏ, cấm
không được săn bắn, thu hái những động vật và thực vật quí hiếm trong
nước. Năm 1963, nhà nước ta đã ban hành “Điều lệ tạm thời về săn bắt
chim, thú rừng và khai thác, bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản” ngăn cấm việc phá
rừng, khai thác gỗ bừa bãi va` đốt rừng.
Đất nước ta sau hơn 30 năm bị tàn phá huỷ diệt nặng nề, nhân dân chưa có
thói quen và ý thức bảo vệ môi trường. Luật bảo vệ môi trường của nước ta
đã được quốc hội thông qua năm 1993 nêu lên những qui định tập trung vào
các vấn đề sau: bảo vệ các thành phần cơ bản của môi trường, bảo vệ môi
trường tổng hợp tại các khu vực khác nhau, phòng chống ô nhiễm và tai biến

môi trường.
Luật bảo vệ môi trường bao gồm các qui định về việc sử dụng hợp lý tài
nguyên thiên nhiên và môi trường, ngăn chặn các tác động tiêu cực, phục hồi
các tổn thất, không ngừng cải thiện tiềm năng tài nguyên thiên nhiên và chất
lượng môi trường, nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân
dân. Bảo vệ môi trường bằng pháp luật là biện pháp hết sức quan trọng.
Mỗi học sinh phải có trách nhiệm bảo vệ môi trường, tuyên truyền mọi
người có ý thức và hành động bảo vệ môi trường theo luật, cụ thể là:
- Phải tuyên truyền, giáo dục cho mọi người có những hiểu biết cần thiết về
môi trường, về sinh thái học và di truyền học.
- Tuyên truyền và tham gia việc chống thử và sử dụng vũ khí hoá học và vũ
khí hạt nhân.
- Tuyên truyền và thực hiện luật bảo vệ môi trường.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×