Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

dinh dưỡng và thể lực - Dị ứng thực phẩm: Chuyện của một người pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (166.21 KB, 6 trang )


Dị ứng thực phẩm: Chuyện của một người


Vào sáng Chủ nhật. Curt Boger và gia đình thường trở về nhà sau buổi lễ nhà thờ
để ăn bữa sáng gồm những món ưa thích như trứng, thịt hun khói và bánh mỳ
nướng. Boger - một lập trình viên, một người chồng và ngưới cha của hai đứa con,
không bao giờ nghĩ rằng truyền thống gia đình đơn giản này một ngày nào đó có
thể đưa anh đến phòng cấp cứu.
Bây giờ, nhiều năm sau khi được chẩn đoán dị ứng thực phẩm với trứng và nấm,
Boger biết rằng một bữa sáng như vậy có thể khiến anh phải đi cấp cứu.
Trước khi có chẩn đoán , Boger chưa từng bị dị ứng và không quen một người nào
bị dị ứng thực phẩm. Do đó chẩn đoán đến như một cú sốc. Nhưng với lời khuyên
của bác sĩ và sự giúp đỡ liên tục từ phía gia đình, anh đã có thể tự rèn luyện mình,
đối phó với căn bệnh dị ứng và với nỗi lo âu thường đi kèm với nó.
Boger đối phó tốt với căn bệnh của mình do anh hiểu rõ về nó, anh đưa ra những
câu hỏi hay, làm theo lời khuyên của bác sĩ và xử trí các nguy cơ của bệnh sao cho
vẫn có thể có một cuộc sống bình thường và hữu ích.
Dị ứng thực phẩm là gì?
Dị ứng thực phẩm là phản ứng của hệ miễn dịch với một loại thực phẩm hoặc một
thành phần đặc trưng của thực phẩm. Nó xảy ra ở khoảng 2% số người lớn, nhưng
đối với những người mắc bệnh, bệnh có thể rất nghiêm trọng. Dấu hiệu và triệu
chứng thường gặp bao gồm nổi mày đay, ngứa, phù nề, thở khò khè, đau bụng, ỉa
chảy, buồn nôn và hoa mắt chóng mặt.
Dị ứng thực phẩm không phải là không dung nạp được thực phẩm. Không dung
nạp được thực phẩm không dính dáng đến hệ miễn dịch và giải phóng histamin.
Không dung nạp được thực phẩm hay gặp hơn dị ứng thực phẩm, nhưng do có
nhiều triệu chứng giống nhau, nên rất khó bạn bị bệnh nào. Bác sĩ chuyên khoa dị
ứng miễn dịch có thể giúp xác định liệu bạn bị dị ứng hay bị không dung nạp được
thực phẩm.
Phản ứng dị ứng nặng với thwcj phẩm có thể dẫn tới một tình trạng đe doạ tính


mạng gọi là sốc phản vệ, trong đó đường thở bị co thắt và huyết áp tụt đột đột, gây
choáng váng, khó thở, thậm chí mất tri giác hoặc tử vong.
Boger ví tình trạng này như cảm giác sắp chết đến nơi, một cảm giác mà anh đã bị
nhiều lần trong vài năm qua.
Nhiều loại thức ăn có thể gây dị ứng thực phẩm, nhưng thủ phạm hay gặp nhất là
lạc, quả hạch, cá, sữa, trứng và động vật có vỏ - đặc biệt là tôm.
Boger dị ứng với trứng, nấm và gạo.
Lần đi cấp cứu
Một hôm trong khi đang làm việc trong tầng hầm, anh nhìn xuống và thấy tay
mình sưng lên và nổi mày đay. Da đỏ và ngứa, anh có thể thấy mình đang thở hổn
hển vì mũi, tai và môi bắt đầu sưng lên. Sau đó việc thở trở nên khó khăn.
Anh kể “Phản ứng đầu tiên của tôi là không biết điều gì đang diễn ra. Trước đó tôi
chưa từng bị dị ứng." Đầu tiên anh không cho sự việc là nghiêm trọng. Anh không
hề biết rằng mình đang bị phản ứng phản vệ đe dọa đến tính mạng.
May cho Boger, vợ anh, Lynn, đang ở nhà và đưa anh đi cấp cứu.
Boger không nhớ anh đã ăn cái gì trong lần bị phản ứng đầu tiên. Điều mà anh còn
nhớ là phải đến bệnh viện và ngồi trên xe lăn khi anh gần như bất tỉnh.
Khi tỉnh lại, Boger được biết là anh bị phản ứng dị ứng. Anh được dùng thuốc
kháng histamin để làm chậm phản ứng, tiêm adrenalin (epinephrin) để nâng huyết
áp bị tụt - một hậu quả của phản vệ, và corticosteroids để giảm phù. Anh phải nằm
nhiều giờ trong phòng cấp cứu và sau đó ra viện vào buổi tối với lời khuyên nên
đến khám bác sĩ.
Chẩn đoán và phủ nhận
Boger đã đến bác sĩ, nhưng bác sĩ không thể xác định cái gì đã khiến anh bị dị ứng.
Bác sĩ đề nghị Boger đến gặp bác sĩ chuyên khoa dị ứng và khuyên anh theo dõi
những thứ anh ăn, phòng trường hợp anh bị dị ứng với thức ăn.
Trong 4 đến 6 tuần sau cơn đầu tiên, Boger bị một hoặc hai phản ứng nhẹ mỗi tuần,
gồm nổi mày đay, ỉa chảy và đau bụng. Anh nhận thấy nhiều trong những lần phản
ứng này xẩy ra vào Chủ Nhật - ngày duy nhất trong tuần anh ăn trứng.
Thời gian này là giai đoạn căng thẳng đối với Boger. Anh không biết chắc cái gì

đã gây phản ứng nặng cho anh và anh lo nó có thể xẩy ra lần nữa.
Anh đã đến khám bác sĩ dị ứng, hy vọng tìm ra một vài câu trả lời. Test dị ứng đã
chỉ ra điều anh nghi ngờ – anh bị dị ứng với trứng và nấm.
Bác sĩ khuyên anh không ăn bất cứ món gì có chứa những thực phẩm này và đã kê
cho anh epinephrin để tiêm vào chân khi có phản ứng nặng khác xảy ra.
Nếu ai đó tin mình bị dị ứng thức ăn, thì điều quan trọng là phải được đánh giá bởi
bác sĩ. Với việc thăm khám và test dị ứng, bác sĩ có thể thực hiện các bước để
đánh giá mức độ nặng của bệnh và bệnh nhân cần phải tránh những gì, cũng như
đưa ra chỉ dẫn về cách lường trước và xử trí khi phản ứng xảy ra. 6 tháng tiếp theo
không dễ dàng cho Boger. Trước đó anh chưa từng bị dị ứng, do đó anh không tin
anh thực sự bị dị ứng. Sự điều chỉnh là rất khó khăn.
"Đầu tiên tôi không tin. Tôi thôi không ăn trứng vào chủ nhật, nhưng tôi không
thôi ăn ví dụ mayonnaise trong bánh sanhdwich hoặc đi đến nhà hàng và ăn bất
cứ món gì tôi muốn".
Mặc dù một vài người bị dị ứng thức ăn cẩn thận quá mức, tránh nhiều loại thực
phẩm mà họ thực sự không cần tránh, song một số người lại không quan tâm đầy
đủ. Họ có thể thử những loại thực phẩm khác nhau hoặc ăn mọi thứ họ muốn khi
ra ngoài, điều đó có thể rất nguy hiểm.
Thức tỉnh
Boger sớm nhận ra rằng thái độ bất cẩn với căn bệnh sẽ không đem lại điều tốt
lành
Lynn, vợ Boger kể "Khoảng 6 tháng sau khi bị phản ứng dị ứng đầu tiên, anh thức
dậy lúc 4 giờ sáng với một phản ứng nặng thực sự khác. Tôi nghĩ có lẽ đó là bước
ngoặt."
Trong lần phản ứng này, đầu tiên Boger tiêm epinephrin và lại đến phòng cấp cứu.
"Cuối cùng đã đến lúc tôi phải nghiêm túc hơn về bệnh của mình, hoặc tôi biết
mình sẽ tiếp tục ở lại phòng cấp cứu".
Học cách đối phó
Đối với Boger, nghiêm túc hơn đối với bệnh có nghĩa là anh và vợ anh phải tự
trang bị cho mình kiến thức về dị ứng thực phẩm bằng cách đọc sách, tra cứu trên

Internet và đăng ký nhận thông tin từ Mạng lưới Dị ứng Thực phẩm và Phản vệ.
Việc tìm hiểu về bệnh giúp họ cảm thấy thoái mái hơn với những gì trước mắt,
giúp họ hình dung được những vấn đề nghiêm trọng có thể xảy ra và bớt lo lắng về
các phản ứng trong tương lai.
Có rất nhiều cuốn sách không chỉ cung cấp thông tin dị ứng mà còn cung cấp
thông tin về việc nấu nướng - cách nấu không có trứng, cách tránh một số loại
thức ăn có vẻ không có trứng trên nhãn nhưng lại có phụ phẩm của trứng. Ví dụ
như albumin hay lecithin.
Lynn Boger giải thích rằng chẩn đoán của chồng cô đã khiến họ rất lo lắng về một
đợt dị ứng nặng khác. "Cách tôi đối phó với nỗi lo này là cố tìm cách để làm cho
tình hình tốt hơn – để tìm nhiều thông tin về bệnh và để kiểm soát bệnh tốt hơn".
Cả Curt và Lynn Boger đều nói rằng một phần quan trọng việc tự giáo dục là thấy
rằng nhiều người khác cũng bị bệnh và họ không đơn độc.
Curt Boger quyết định đọc cẩn thận các nhãn và chỉ ăn những thực phẩm được chế
biến tại nhà cho đến khi anh cảm thấy thoải mái hơn trong việc đối phó với dị ứng.
Anh nói “Tôi đã có nhiều tháng không bị dị ứng một lần nào, và đó là khi tôi đã
nhận ra điều mình phải làm và đó là điều đáng làm vào lúc này”.
Xử trí hằng ngày
Khi hiểu thêm về dị ứng, Boger thấy thoải mái hơn với việc xử lý nó. Anh biết cần
tìm cái gì trên nhãn thực phẩm, ăn ở ngoài bữa thường xuyên hơn và đôi khi còn
đi du lịch. Anh biết mình có thể làm những việc này nếu anh làm đúng:
- Đọc nhãn thực phẩm: Do bị dị ứng rất đặc hiệu, Boger biết anh có thể ăn hầu hết
các loại hoa quả và rau. Bánh mỳ cũng thường không có vấn đề gì. Khi mua bất cứ
thực phẩm nào đã được đóng gói sẵn, Boger đọc cẩn thận nhãn xem có chứa trứng,
lecithin – lecithin đậu nành thì được- albumin, gạo và nấm không. Nếu danh mục
các thành phần quá dài, anh chọn một thứ khác. "Dần dà chúng tôi biết loại thực
phẩm nào dùng được và loại nào thì không”.
Ăn ở ngoài: Khi đi ăn ở hàng hoặc nhà bạn bè, Boger thường gọi điện trước để hỏi
về thành phần trong một số món hoặc hỏi khi tới nơi. Anh biết chắc rằng món anh
ăn không bị lẫn. Ví dụ, Boger biết rằng gọi pizza thường không an toàn. bởi vì dù

anh không gọi nấm, protein nấm có thể lẫn vào bánh pizza nếu người nấu đã chế
biến nấm trước khi chế biến các thành phần trong món bánh của anh.
Đi du lịch: Khi đi du lịch, Boger thường mang theo những thức ăn an toàn. Anh
chọn những địa điểm mà anh có thể tự chế biến thức ăn. Lên kế hoạch trước là
mấu chốt. Anh biết chắc rằng mình kiếm được loại thức ăn mà anh có thể ăn và
mang theo thuốc kháng histamin và epinephrin cần thiết.
Bây giờ Boger cũng ít lo lắng hơn về phản ứng nặng, anh đã có cảm giác về mức
độ nặng của phản ứng. Anh có kế hoạch đối phó khi phản ứng nặng xảy ra.
Mặc dù kinh nghiệm của mỗi người là khác nhau, nhưng khi Boger bị phản ứng
với thức ăn, thì diễn biến của phản ứng là có thể dự đoán được. "Chuột rút và ỉa
chảy thường là những triệu chứng đầu tiên của tôi".
Trong những phản ứng nặng nhất, Boger giải thích rằng đồng thời với chuột rút và
ỉa chảy, anh còn thấy nóng bừng, nổi máy đay ở tay và mặt, mũi, miệng, môi và tai
sưng vù. Tim đập nhanh là một dấu hiệu khác khiến Boger biết mình đang bị phản
ứng dị ứng nặng và sẽ dẫn đến sốc phản vệ.
Khi Boger cảm thấy phản ứng nặng xảy ra, ngay lập tức anh nói với một ai đó và
gọi xe cấp cứu. Anh uống kháng histamin để làm chậm phản ứng và tự tiêm
epinephrin đã được kê đơn, để làm chậm tiến triển của sốc phản vệ.
Boger và vợ cũng dạy cậu con trai cả, Timothy, những việc cần làm trong trường
hợp phản ứng nặng, phòng khi chỉ có cậu ở nhà với bố.
Giữ hy vọng
Khi được hỏi dị ứng thực phẩm ảnh hưởng thế nào đến chất lượng sống, Boger
cho rằng nó thực sự không ảnh hưởng nhiều. "Bây giờ tôi đã chế ngự được nó và
tôi biết rằng nếu có điều gì xảy ra, thì tôi có thể xử lý được. Anh nói “Tôi có thuốc
và phòng cấp cứu biết phải làm gì. Và việc biết rằng chế độ ăn của mình là an
toàn giúp tôi khá yên tâm.


×