Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

sự phát triển nội công và ứng dụng thực tiễn Vịnh xuân quyền phần 4 doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.33 MB, 18 trang )

Copyright © Sifu Scott Baker 2000

39


Một khi bạn đã hoàn thành động tác quay từ tư thế phục thủ chuyển qua tán
thủ, đạt quả bóng trong bàn tay một lần nữa và sau đó quay bàn tay đến tư thế hộ thủ
như trước. Trong lần lập lại thứ hai và thứ ba bạn muốn duy trì sự chú ý vào việc dẫn
năng lượng từ rễ hơn là chỉ tập trung bám nó xuống đất, và duy trì dòng năng lượng từ
rễ đi lên cột sống và đi vào đầu. Điều này bắt đầu từ động tác phục thủ đầu tiên và nên
được duy trì trong suốt ba lần lập lại. Sau khi hoàn thành động tác hộ thủ cuối cùng,
bạn có giảm sự tập trung một lúc khi mà bạn chuyển sang tốc độ bình thường để thực
hiện các động tác còn lại của bài tập. (side palm and thrusting palm and chamber the
left hand.)
Thực hiện quá trình tương tự với tay phải. Tuy nhiên, với tay tán thủ bên phải
bạn nên duy trì tập trung sự chú ý lên việc dẫn khí từ bộ rễ. Điều này sẽ làm tăng thêm
dòng dương khí đi lên từ bộ rễ năng lượng đến bàn tay khi bạn tập trung xây dựng quả
bóng trong lòng bàn tay. Bạn nên duy trì làn sóng chảy ngược từ bộ rễ lên một khi bạn
đã tạo ra nó, tập trung vào nó tại cánh tay, bàn tay và dẫn nó đi ngược cột sống. Khi
sự rung động tăng lên bạn có thể bắt đầu tập trung vào nó sâu vào trong bộ xương
bằng cách dẫn nó đi vào bên trong xương. Điều này cũng giúp làm dịu đi sự rung
động nếu nó trở nên quá mạnh.
Vào lúc thực hiện xong bài quyền bạn sẽ cảm thấy một sự bình yên, điềm lặng
một cách sâu sắc. Bạn cũng sẽ cảm thấy tràn đầy năng lượng; bộ não lúc này không
căng thẳng và thư giãn, tĩnh lặng một cách đáng ngạc nhiên. Có thể sẽ có một ít mệt
mỏi sau bài tập kéo dài và đòi hỏi sự tập trung với cường độ cao, nhưng cơ thể bạn sẽ
cảm thấy như được tiếp thêm sinh lực. Việc đứng tấn có thể sẽ làm cho đôi chân trở
nên mệt mỏi ở những lần tập đầu tiên, nhưng cùng với việc tập luyện thường xuyên cơ
thể bạn sẽ sớm thích nghi và vì thế nó không phải là tình trạng vĩnh viễn. Lúc đầu một
số người có thể sẽ bị đau cơ ở vai do việc giữ nguyên một vị trí quá lâu. Tình trạng
này cũng sẽ kết thúc khi bạn thích nghi tốt hơn. Một điều quan trọng là phải thả lỏng,


và cố gắng duy trì vị trí bởi có một lý do quan trọng về năng lượng cho tư thế và kỹ
thuật này, nhưng đừng làm điều đó bằng cách gồng mình, căng thẳng. Bạn có thể bị
mệt một chút xíu nhưng vẫn thả lỏng thì sẽ tốt hơn là giữ vị trí mà căng thẳng.

Tóm tắt những điểm cần sự tập trung:
Những điểm cần sự tập trung sau đây là được tích lũy, mỗi điểm đều được cộng
thêm vào điểm phía trước.

Copyright © Sifu Scott Baker 2000

40


Tạo thế tấn: tập trung vào bám rễ với nguồn năng
lượng âm (yin root)
Tán thủ: tập trung lên quả bóng năng lượng trong
bàn tay, tụ khí tại cùi chỏ, sóng năng lượng dương đi
lên, khí chảy từ củi chỏ đến bàn tay, khí chảy từ rễ
lên cùi chỏ.
Hộ thủ: chú ý tập trung lên dòng khí dương đi lên,
khí chảy từ tay thông qua xương đến cùi chỏ, từ cùi
chỏ chảy ngược lên cột sống.
Phục thủ: tập trung vào làn sóng dương khí đi lên
qua các xương vào Đan Điền, chia làm hai một phần
đi lên cột sống qua xương cụt, và đồng thời một phần
đi lên phía trước cơ thể đến chấn thủy, ra khỏi cơ thể
đến tay phục thủ, đi theo xương đến cùi chỏ, đi lên
cột sống và kết hợp với khí đi lên từ cột sống và làm
sạch bộ não.
Như bạn thấy là sẽ có rất nhiều thứ xảy ra

đồng thời mà bạn phải tập trung sự hiện diện/chú ý và
sự có chủ đích của mình vào nó. Đó là lý do tại sao nói Tiểu Niệm Đầu là một bài tập
rất cao cao cấp và người tập luyện phải sẵn có những kỹ năng quan trọng về năng
lượng. Đó cũng là lý do tại sao Tiểu Niệm Đầu được xem như là một bài tập cao cấp
hơn là bài tập cho người mới bắt đầu. Nếu bạn đã từng nghe câu chuyện của võ sư
Diệp Vấn tập bài này trong cả giờ đồng hồ, thì bây giờ bạn sẽ hiểu hơn một chú là tại
sao ông ta lại tập lâu như vậy. Bạn cũng có thể thấy là bài tập này chứa đựng những
mặt sâu sắc của tất cả các bài tập trước cộng lại. Khi bạn đã thực hiện xong động tác
hộ thủ cuối cùng bạn nên thực hiện bài quyền ở một tốc độ bình thường với kỹ năng
phóng thích năng lượng trong mỗi động tác đã được học trong bài Tiêu Chỉ. Điều này
rất quan trọng; toàn bài là một bài tập về nội công và phần đi chậm chỉ là một phần
của bài tập đó. Bằng cách phóng thích năng lượng thừa của bài quyền bạn sẽ làm cân
bằng lại nguồn khí trong cơ thể và làm cân bằng lại cả hệ thống. Cho nên phần còn lại
của bài quyền là cần thiết và nên được thực hiện với một kỹ năng phóng thích năng
lượng động.



Copyright © Sifu Scott Baker 2000

41


CHƯƠNG 5: HỌC CÁCH DI CHUYỂN VỚI KHÍ

Cũng quan trọng như bộ rễ năng lượng, khí chỉ có tác dụng chút ít nếu bạn
không có khả năng di chuyển với nó. Một bộ rễ động là rất cần thiết bởi chiến đấu là
môn nghệ thuật của sự di chuyển. Bước đi kế tiếp từ bộ rễ tĩnh tại là làm cho nó di
động. Tôi đã từng thấy một vị sư phụ Thái Cực Quyền chứng minh sức mạnh được thể
hiện như thế nào nếu bạn di chuyển với nguồn năng lượng của bạn. Ông ấy đã ngoài

80 tuổi, và đã từng luyện tập với những di chuyển chầm chậm của Thái Cực Quyền
trong phần lớn cuộc đời của cụ. Nhưng tôi không thể thấy được năng lượng giúp ông
cụ di chuyển thân thể già, mảnh khảnh của ông như thế nào cho đến khi ông ấy
chuyển động một cách mau lẹ. Như một phần của bài biểu diễn, ông cụ đi những bài
quyền truyền thống của Thái Cực Quyền và sau đó giúp xua tan đi bí mật rằng Thái
Cực Quyền chỉ thực hiện với những động tác chậm: ông ấy thực hiện một chuỗi động
tác rất nhanh, trông giống như việc chuyển tấn trong bài Tầm Kiều. Ông cụ di chuyển
hết mặt này đến mặt khác một cách nhanh chóng mà vẫn bảm đảm được một sự cân
bằng hoàn hảo. Tôi nhận thấy rằng rõ ràng đối với những người trẻ cũng không thể di
chuyển được như thế, vậy mà tại đây một vị sư phụ trông có vẻ yếu đuối đang thực
hiện điều này, ông ta đã làm điều đó như thế nào? Ông ta không phải sử dụng cơ thể
để di chuyển năng lượng của ông ta; ông cụ sử dụng khí để di chuyển cơ thể! Sự thực
là trong lúc tập luyện ở công viên vào mỗi buổi sáng khi tôi ở Trung Quốc, tôi thường
quan sát thấy Thái Cực Quyền thường được tập luyện với một tốc độ trung bình cho
đến nhanh. Tất nhiên các bài Thái Cực Quyền đi chậm theo kiểu truyền thống cũng
thường được tập luyện, nhưng nó không phải là hiếm để thấy những bài tập được thực
hiện nhanh.
Tôi đã từng trao đổi với rất nhiều vị sư phụ Thái Cực Quyền và phát hiện ra
rằng giữa tôi với họ có rất nhiều điểm chung. Tôi trở nên thân cận với một vị sư phụ
già dễ mến tên là Zhang Shuji, ông cụ có thể nói tiếng Anh một chút ít và rất thích nói
chuyện với tôi. Có vẻ như ông cụ muốn chỉ cho tôi thấy một võ sư thực sự giỏi là như
thế nào bởi ông cụ thường nói rằng ông đã sắp xếp cho tôi gặp vị sư phụ nổi tiếng này,
vị thầy nổi tiếng kia
Với tôi, ông ấy như một món qùa từ thượng đế mang đến, tôi luôn đi cùng
ông cụ và ông thường nói với các vị sư phụ kia thử sức với tôi. Tôi nghĩ rằng ông cụ
muốn những người này sẽ khiến tôi nhận ra điều gì đó nhưng càng ngày ông cụ lại
càng bị ấn tượng bởi khả năng kung fu của tôi. Trong buổi gặp mặt cuối cùng ông ấy
dẫn tôi đến công viên Yue Tan nơi có một vị sư phụ rất được kính nể bởi kiến thức và
kinh nghiệm của ông. Tên ông ấy là Yang Da Hou, tôi phát hiện ra là ông ấy thật là
Copyright © Sifu Scott Baker 2000


42


hóm hỉnh và chân thành, giống như hầu hết các vị sư phụ mà tôi đã từng gặp. Chúng
tôi bắt đầu thử sức với nguyên tắc là không được gây thương tích lẫn nhau, và tôi thật
sự bị ấn tượng bởi kỹ năng của ông ấy. Ông ấy năm nay 81 tuổi, vóc người nhỏ bé,
nặng khoảng 45 kg (100 lbs), nhưng ông cụ di chuyển với một bộ rễ vững chắc cực kỳ
khéo léo trong việc đối mặt và chống lại những nỗ lực của tôi nhằm làm mất thăng
bằng ông ấy. Tuy nhiên tôi cũng có thể chống lại được những nỗ của ông ấy nhằm
làm tôi mất thăng bằng và quăng tôi ra xa. Điều này thực sự gây ấn tượng cho những
người đứng xem cũng như là vị sư phụ này, người mà sau này nhận xét rằng: kỹ năng
của tôi quả rất tốt.


Sư phụ Baker và sư phụ Yang đang thử sửc

Cũng giống như nhiều nơi dạy võ khác, vị sư phụ khôn ngoan này có một
người đệ tử có một đặc điểm là: nghĩ mình biết nhiều hơn thực sự những gì anh ta có.
Anh ta muốn cố gắng làm mất thăng bằng tôi, nhưng rốt cuộc anh ta đã thất bại và đã
bị tôi quăng ra xa nhiều lần. Sau đó anh ta tuyên bố rằng đó chỉ là vì tôi bự con và
mạnh hơn anh ta về mặt thể chất. Anh ta mời tôi ở lại và đợi một vị sư phụ khác tới,
người mà anh ta tin rằng có thể dễ dàng quăng tôi ra xa. Một cách tự nhiên tôi đồng ý,
họ nói rằng vị sư phụ này là một người đàn ông bự con, có những kỹ năng tuyệt vời
và đã từng đánh bại rất nhiều người đến thách thức. Anh ấy luyện Thái Cực Quyền và
một hệ phái của Thiếu Lâm. Tôi rất háo hức chờ xem những gì anh ấy có.
Sau khoảng một giờ đồng hồ anh ta đã đến, mọi người rất háo hức kéo tôi
lại chỗ anh ấy và giới thiệu chúng tôi với nhau. Tên anh ấy là Lu Jian Guo, một người
rất bự con, và còn bự hơn tôi một chút mà tôi thì không phải là nhỏ. Anh ta khoảng 40
tuổi, trông rất khỏe và có con mắt của một võ sĩ từng trải. Tôi hăm hở để cảm nhận kỹ

năng của anh ấy. Khi họ nói rằng tôi tập Vĩnh Xuân, sư phụ Lu nhận xét rằng Vịnh
Copyright © Sifu Scott Baker 2000

43


Xuân làm bị thương người khác. Tôi nhanh chóng xác nhận lại rằng tôi ở đây không
phải để làm bị thương bất kỳ ai và thế là chúng tôi đồng ý thử sức với mục đích không
làm bị thương lẫn nhau mà đơn giản là làm mất thăng bằng đối phương.



Một đám đông tụ tập lại, khoảng 30-50 người, nhằm xem vị sư phụ này sẽ quăng tôi
như thế nào. Chúng tôi bắt đầu với các động tác thôi thủ và nhanh chóng chuyển trực
tiếp sang nỗ lực làm mất thăng bằng lẫn nhau bằng cách kéo đẩy tự do. Anh ta có bám
rễ thật vững chãi và tôi thấy rằng sự trao đổi này thật thú vị. Chúng tôi tiến lui trong
nhiều phút mà không ai chiếm được lợi thế nào, sau đó khi anh ta đẩy mạnh vào người
tôi, tôi đã để nó trượt qua và có cơ hội để giựt mạnh khiến anh ra phải rời khỏi vị trí
tấn của mình và văng ra khoảng 3 mét (12 feet). Điều này làm đám đông bị ấn tượng.
Sư phụ Lu đã rất lịch thiệp và xác nhận rằng tôi đã bắt được anh ta và sau đó quay trở
lại với một sự hăng hái và nỗ lực để làm lại. Chúng tôi tiếp tục thêm khoảng 3-4 phút
mà không ai thực sự giành được lợi thế nào.
Ngay khi kết thúc sự trao đổi, sư phụ Lu tuyên bố với đám đông rằng tôi là
một trong những người có năng lực dữ dội về năng lượng. Đó là một lời khen rất hay
và đám đông bắt đầu khâm phục kỹ năng của tôi chứ không phải kích thước của tôi,
mặc dù tôi không phải là người Trung Quốc.
Tôi đã thực sự bị ấn tượng với kỹ năng của anh ấy và chúng tôi đã trở thành bạn tốt.
Mặc dù anh ấy và sư phụ Yang, cũng như hai vị sư phụ khác mà tôi đã cùng thử sức
sáng hôm đó cùng có một nhận xét là: tôi sẽ trở nên gần như là không thể đánh bại
nếu được tập luyện Thái Cực Quyền để tinh luyện thêm kỹ năng nội công của mình.

Tôi xem như đó là một lời khen đầy ý nghĩa cũng như tôi cực kỳ coi trọng môn võ
Thái Cực Quyền. Đựơc sự khuyến khích của các vị sư phụ học môn võ mà họ ưa thích
để phát triển khả năng là một lời khen cao quý đối với tôi. Và tôi thực sự tin rằng nếu
tôi có cơ hội được học dưới sự chỉ bảo của một trong những vị sư phụ này tôi sẽ có
những sự tiến bộ đáng kể.
Sư ph


Lu và sư ph


Baker

Sư ph


Yang

và sư ph


Baker

Copyright © Sifu Scott Baker 2000

44


Năng lực di chuyển trong khi vẫn bám rễ là thứ được dạy trong bài Tầm
Kiều. Nó là một thứ có khả năng bám rễ, và nó là một mức độ khác của kỹ năng duy

trì bộ rễ khi di chuyển, và nó thậm chí là một cấp độ sâu hơn để di chuyển cơ thể từ
bộ rễ năng lượng! Vậy làm thế nào mà một người phát triển qua các cấp độ của kỹ
năng này?
Một sự thật cơ bản về bản chất của khí là di động- lưu chất. Trong trạng thái
tự nhiên nó sống động và luôn di chuyển. Sự thật là nó luôn di chuyển một cách tự
nhiên chính là chìa khóa để di chuyển với nó. Tuy nhiên khí cũng muốn được dẫn
hướng, được chỉ định sẽ đi đến đâu. Nếu nó không được sự dẫn hướng bởi sự có chủ
đích của cá nhân thì đơn giản nó sẽ di chuyển theo chu kỳ một cách tự nhiên với sự
lắng xuống liên tục. Trình độ đầu tiên của việc bám rễ năng lượng được hoàn thành
bởi việc thả lỏng và tĩnh lặng bộ não và cơ thể đủ để giải phóng khí và cho phép nó
lắng xuống dưới tác động của lực trọng trường. (Năng lượng bị tác động bởi trọng lực,
thực sự thì trọng lực là một tác động gây ra bởi dòng chảy khí của trái đất, và vấn đề
này sẽ được đề cập ở một cuốn sách khác). Sau đó bạn bắt đầu hướng sự chú ý xuống
đất và dẫn khí đi xuống đất, việc định hướng đi cho khí là rất cần thiết để lắng nó
xuống sâu hơn. Điều này được thực hiện thông qua việc tập luyện khả năng hiện diện
và có chủ định của bạn, hai phương diện tinh thần này mang lại cho bạn khả năng điều
khiển khí. Nếu chỉ ước hoặc suy nghĩ về việc di chuyển năng lượng đến chỗ này hay
chỗ khác sẽ không bao giờ đủ, bạn phải thực sự đặt được cảm giác thông qua việc có
chủ đích.
1. Bước di chuyển
Những kỹ năng này sau đó sẽ được sử dụng để tạo ra bộ rễ động. Nhưng
việc bạn sẽ làm là hiện diện hay “gửi những cảm giác về năng lượng của bạn” đến nơi
mà bạn muốn đến. Để làm được điều này bạn phải áp dụng rất nhiều nguyên tắc chủ
chốt. Nguyên tắc đầu tiên và cũng là quan trọng nhất là Thả Lỏng và tạo ra một cảm
giác về một vùng chân không, bạn không thể nào di chuyển năng lượng mà không có
sự thả lỏng. Thứ cảm giác về năng lượng mà bạn sẽ đặt hay chủ định là những cảm
giác thả lỏng trống rỗng. Và tâm di chuyển của cơ thể xuất phát từ Đan Điền; bạn sẽ
di chuyển từ vị trí này. Nếu bạn tiến về phía trước bạn sẽ bước đi như thể có ai đó cột
dây vào hông bạn và kéo bạn về phía trước. Nguyên tắc thứ ba là sử dụng động lực từ
sự bắn năng lượng và bật năng lượng xuống đôi chân.

Khi bạn được thả lỏng có thể cảm thấy sức nặng của năng lượng, tựa như nó
có khối lượng vậy. Cùng với việc bạn đẩy chân trước bước tới, hãy thả cho cảm giác
sức nặng của năng lượng này qua cẳng chân xuống bàn chân, giống như cảm giác một
quả bóng thật nặng bằng kim loại đang lăn trong một cái ống bịt kín và đập xuống đáy
Copyright © Sifu Scott Baker 2000

45


một cái ầm. Nguồn khí của bạn được bắn từ Đan Điền qua cẳng chân và đập vào bàn
chân và cũng phát ra một tiếng uỵch. Tiếng uỵch này sẽ kéo bạn về phía trước với một
mức độ nào đó. Tại thời điểm quả bóng chạm bàn chân trước bạn cũng bắn một nguồn
năng lượng tựa như lò xo xuống chân sau để bắn bạn tới phía trước. Tất cả những điều
này diễn ra trong tích tắc, và mọi chuyện chỉ là đặt cảm giác (presencing feelings), thả
lỏng, và sự chủ đích từ Đan Điền. Cẳng chân và bàn chân phải được thả lỏng.
Bạn sẽ không phải nhấc bộ rễ của mình lên để làm được việc này. Sự thực là
bạn vẫn hiện diện cùng bộ rễ bằng cách đặt trọng tâm di chuyển tại Đan Điền và đặt
sự có chủ đích lên đôi chân cùng với việc di chuyển với một cảm giác về một khoảng
trống thả lỏng (relaxed void feeling). Chuyển động được bắt đầu bởi việc đẩy Đan
Điền tiến về phía mục tiêu trong khi đồng thời vẫn giữ việc bám rễ ở đôi chân. Cùng
với việc bạn tạo một vùng chân không cùng với Đan Điền bạn đã dẫn năng lượng đi
lên từ bộ rễ và tạo ra một năng lượng bật (spring energy) đặt ở chân sau. Việc dẫn
năng lượng từ bộ rễ này tạo cho bạn khả năng bắn nó từ Đan Điền và di chuyển với bộ
rễ nguyên vẹn.
Chú ý là khi bạn di chuyển bạn không nên di chuyển hai chân cùng một lúc.
Tốt hơn là bạn di chuyển chân trước sau đó đẩy từ chân sau để di chuyển. Chân trước
kéo chân sau như thể có một miếng cao su lớn bao bọc hai cẳng chân quanh đầu gối.
Điều này chính là cái thường được gọi là (abduction stance hay abduction stepping).
Thời gian bạn hướng sự có chủ đích của mình xuống bàn chân nên nhằm thực hiện
điều này. Vào thời điểm quả bóng chạm vào bàn chân dẫn hướng bạn sẽ vọt tới bằng

cách phóng nguồn năng lượng lò xo vào chân phía sau. Sự kết hợp năng lượng này sẽ
tạo ra một kết quả là bạn sẽ bước vọt lên phía trước. Lúc đầu bạn sẽ di chuyển bằng cả
cơ thể và năng lượng. Nhưng khi bạn đã trở nên thông thạo với điều này bạn sẽ dần
dần di chuyển cơ thể bạn bằng khí, như lão sư phụ Thái Cực Quyền đã làm.
2. Sự đổi hướng
Một điều sai lầm lớn mà nhiều người luyện tập Vĩnh Xuân thường mắc phải
là họ dành quá nhiều thời gian để tập luyện kỹ thuật tay nhưng lại dành ít thời gian
cho đôi chân. Luyện tập bộ pháp thì rất mệt nhưng nó rất cần thiết. Bạn chỉ có thể
thành thạo với bộ pháp chỉ bằng cách rèn luyện và rèn luyện những di chuyển này.
Bài Tầm Kiều có rất nhiều động tác lập đi lập lại trong đó. Đó là một gợi ý cho ta thấy
rằng những động tác này cần được rèn luyện nhiều. Sự thực là bài Tầm Kiều là một
chuỗi các bài để rèn luyện. Bạn có thể lấy một phần nhỏ của bài quyền và tập đi tập
lại như một sự rèn luyện. Và sự đổi hướng là chìa khóa cho sự rèn luyện này. Một số
người xoay bằng mũi chân, một số xoay bằng gót, số khác lại xoay xung quanh tâm
Copyright © Sifu Scott Baker 2000

46


bàn chân. Vậy cách nào là đúng? Nhìn từ khía cạnh bộ rễ động tôi thấy rằng xoay
xung quanh tâm bàn chân sẽ tốt hơn.

Khi bạn xoay trên gót hay mũi sẽ có
một xu hướng nhấc bộ rễ của bạn lên khi bạn
xoay tấn, và làm mất sức mạnh từ bộ rễ. Điều
này liên quan đến nhiều lý do; một trong số đó
là có một điểm năng lượng nằm tại ngay bàn
chân, nó là điểm kết nối với thận trong bản đồ
kinh mạch- huyệt đạo. Nó là cánh cổng dưới
lòng bàn chân liên kết khí xuống bộ rễ. Khi bạn

xoay trên mũi hoặc gót bàn chân bạn thường
nâng nó lên. Xoay xung quanh tâm bàn chân sẽ
giữ nó bám vào bộ rễ. Bạn cũng có xu hướng
đặt sự cân bằng của mình lên gót hoặc mũi
chân khi xoay trên gót hoặc mũi. Điều này
cùng làm bộ rễ yếu đi một cách đáng kể. Để
xoay tốt bạn cần phải thành thạo trong việc
điều khiển sự cân bằng của mình. Giữ trọng
tâm vững chãi và không thay đổi. Thăng bằng thực sự là một kỹ năng về năng lượng.
Sự thăng bằng có thể mất đi hoặc duy trì bằng cách điều khiển khí. Điều này trở nên
rõ ràng với tôi khi mà tôi cố gắng làm mất thăng bằng vị sư phụ Thái Cực Quyền ở
Trung Quốc. Sự thăng bằng liên quan rất ít đến vấn đề thể chất, mọi việc thực sự cần
làm là các kỹ năng và sự điều khiển bên trong.
Khi bạn xoay xung quanh tâm bàn chân bạn cũng nên xoay lần lượt từng
chân một. Điều này sẽ giữ cho bộ rễ của bạn bám sâu khi xoay tấn. Những người xoay
tấn bằng gót hay mũi thường có xu hướng xoay hai chân cùng một lúc và sẽ làm yếu
đi bộ rễ của họ. Khi bạn xoay tấn chuyển khối lượng xuống bộ rễ chân sau và đặt sự
có chủ đích (chứ không phải khối lượng cơ thể) lên chân trước. Một lần nữa, điều này
yêu cần phải có thời gian và thời gian để tập luyện.
Cùng với việc bạn phát triển khả năng bám rễ trong khi di chuyển bạn sẽ
phát hiện ra rằng sức mạnh của bộ rễ năng lượng bắt đầu được thể hiện thông qua toàn
cơ thể. Tư thế của bạn trở nên thoải mái và cơ thể trở thành một khối. Cùng với việc
bạn thực hiện kỹ thuật với cánh tay, nó sẽ được cả cơ thể thực hiện một cách hài hòa.
Cho nên bộ rễ sẽ được cảm thấy thông qua các kỹ thuật tay. Đây là một kỹ năng về
Copyright © Sifu Scott Baker 2000

47


năng lượng quan trọng được dạy trong bài Tầm Kiều. Hợp nhất cơ thể thành một khối

để mỗi động tác đều xuất phát từ bộ rễ và biểu hiện sức mạnh của bộ rễ.
3. Đòn đá trong Vĩnh Xuân
Cũng như các môn võ khác, Vĩnh Xuân cũng sử dụng kỹ thuật đá như một
phần quan trọng trong kho vũ khí của mình. Tuy nhiên có những điểm khác biệt lớn
giữa phương pháp đá trong Vĩnh Xuân và nhiều môn võ khác. Những khác biệt này
đặt kỹ thuật đá Vĩnh Xuân nằm một góc riêng, và làm chúng trở thành những công cụ
riêng biệt của môn phái này.

a. Hạt giống của cú đá
Người ta nói rằng Vĩnh Xuân chỉ có một kỹ thuật đấm và ba kỹ thuật đá.
Mặc dù nó không chính xác hoàn toàn nhưng nó dễ khiến người ta hiểu nhầm. Vĩnh
Xuân chủ yếu dựa vào cú đấm (sun punch), nhưng nó cũng có những kỹ thuật đấm
khác như đấm móc, đấm vòng được thấy trong bài quyền thứ hai và thứ ba. Quan
niệm rằng Vĩnh Xuân chỉ có ba cú đá cũng không đúng. Nó xuất phát từ sự hiểu biết
có giới hạn về ba nền tảng hay “hạt giống” cho kỹ thuật đá của môn võ. Ba cú đá này
KHÔNG phải chỉ là những cú đá được sử dụng trong Vĩnh Xuân mà hơn thế nó là
những cú đá cơ bản mà dựa trên nó tất cả các đòn đá khác của Vĩnh Xuân được xây
dựng. Ba cú đá hạt giống này là: đá thẳng, đá
cạnh, đá vòng. Mỗi kỹ thuật đá này đều là các
kỹ thuật cơ bản của bất cứ môn võ nào có sử
dụng đòn đá. Theo một nghĩa nào đó thì nó
không phải là duy nhất. Tuy nhiên, Vĩnh Xuân
sử dụng một sự sắp xếp cơ thể riêng biệt kết
hợp với những chuyển động của những cú đá
này để tạo nên rất nhiều kỹ thuật đã tiềm tàng
khác.

Copyright © Sifu Scott Baker 2000

48



Cú đá trước căn bản (basic front kick) đòi hỏi bạn phải đối mặt với đối thủ,
nâng cẳng chân lên ngang đầu gối và đẩy mạnh bàn chân về phía trước. Và không có
gì đặc biệt về điều này cả. Bây giờ chúng ta nói về cú đá vòng (round kick). Cú đá
vòng có thể tung ra từ bất cứ sự sắp xếp vị trí nào giữa bạn và đối thủ. Bạn có thể đối
mặt với anh ta, đứng ngang với anh ta hay thậm chí đứng quay lưng về phía anh ta
bạn vẫn có thể tung ra một cú đá vòng hiệu quả. Phụ thuộc vào phần nào của bàn chân
bạn dùng để tấn công với cú đá vòng mà trông có vẻ như mỗi lẫn bạn thực hiện một
kỹ thuật khác nhau.
Một cú đá xoay gót (spining heal) là một cú đá vòng, đường tấn công của nó
là một đường cong chứ không phải là một đường thẳng như cú đá trước. Một cú đá
lưỡi liềm (crescent kick) cũng là một cú đá vòng, sự thực thì một cú đá chỉ có thể hoặc
có đường tấn công thẳng hoặc có đường tấn công vòng. Trong Vĩnh Xuân mọi cú đá
có đường đi đến mục tiêu cong đều được xem như là cú đá vòng. Bây giờ nếu bạn kết
hợp nguyên tắc đường đi vòng cung của cú đá vòng với một cú đá trước đơn giản
chúng ta sẽ phát hiện ra một điều thú vị, và ở một mức độ nào đó thì đây là kỹ thuật
đá có một không hai.
Một ví dụ về điều này là cú đá (“facade” kick) thường được thấy trong phần
kết thúc của bài Tầm Kiều. Nó là một cú đá trước đi đường vòng cung ở bên ngoài
trong khi xoay người để đối mặt về phía mục tiêu. Bạn đá với cú đá cạnh trong bàn
chân bằng một chuyển động tống thẳng về trước, nhưng đường tấn công của cú đá thì
chính xác lại là một đường cong. Cũng như thế bằng cách kết hợp ba hạt giống cú đá
này Vĩnh Xuân có thể tạo ra nhiều kỹ thuật đá khác.
b. Nguyên tắc của đòn đá
Trong khi kết hợp ba hạt giống cú đá Vĩnh Xuân dựa trên những nguyên tắc về sự xắp
xếp cơ thể, về chuyển động và khu vực tấn công được sử dụng bởi ba hạt giống và tái
kết hợp chúng lại với nhau để tạo ra nhiều kĩ thuật đá đa dạng. Nên nhớ rằng Vĩnh
Xuân là một hệ thống võ thuật dựa trên các nguyên tắc/khẩu quyết, chứ không phải
một hệ thống kỹ thuật. Cho nên, chúng ta có thể có vô số kỹ thuật có thể sử dụng miễn

là ta tuân thủ những nguyên tắc đúng của cú đá. Những nguyên tắc này đại diện cho
ba hạt giống của cú đá và chúng bao gồm việc nâng, đẩy mạnh, giậm mạnh, sự bỏ
qua, xoay, giựt mạnh và sự ép. Nó cũng bao gồm nguyên tắc đường thẳng và đường
cong trong chuyển động. Nguyên tắc xắp xếp cơ thể đối mặt, ngang với đối thủ hay
xoay mặt hoặc lưng về phía đối thủ cũng được đề cập đến.
Bộ phận dùng để tấn công của cạnh bàn chân, gót và phần mu bàn chân thì
đã được minh họa rõ ràng. Nhưng những hạt giống cũng bao gồm các ngón chân, lòng
bàn chân, phía sau gót chân, ống quyển và đầu gối. Vùng nào trong những bộ phận
Copyright © Sifu Scott Baker 2000

49


này được sủ dụng tùy thuộc vào sự sắp xếp của bạn với mục tiêu và nguyên tắc
chuyển động được sử dụng để đưa chân bạn đến mục tiêu. Những nguyên tắc/khẩu
quyết chung khác của Vĩnh Xuân cũng được ứng dụng vào cú đá. Nguyên tắc tiết
kiệm trong chuyển động hay vũ khí gần nhất đi đến mục tiêu gần nhất thường được sử
dụng để minh họa cho việc xài đòn đá. Nguyên tắc tấn công liên tục cũng thể hiện
Vĩnh Xuân có những đòn đá liên hoàn thay vì chỉ một hay hai cú.
c. Sức mạnh của cú đá mềm/cú đá nó nội công
Nguyên tắc bám dính và sử dụng chuyển động/niêm chân nhằm mục đích
giúp võ sinh Vĩnh Xuân xác định hạt giống nào sẽ đáp ứng tốt nhất với tình trạng hiện
tại. Để có thể sử dụng các đặc tính kỹ năng của niêm chân bạn phải học cách đá trong
trạng thái đôi chân phải được thả lỏng. Thả lỏng là nguyên tắc không thể tách rời
trong kỹ năng cảm nhận và đi theo khi niêm. Đây là điểm khác biệt giữa Vĩnh Xuân
và các môn võ khác- đa phần sử dụng sức mạnh và sự căng cơ để tạo ra một sức
mạnh. Trong Vĩnh Xuân, bạn phải giữ trạng thái mềm và thả lỏng trong khi tung cú đá
nhằm tạo cảm nhận và đi theo dòng chảy một cách hiệu quả. Cú đá Vĩnh Xuân phóng
thích một sức mạnh mềm thông qua đôi chân chứ không phải là đá với sức mạnh cơ
bắp.


Sức mạnh của cú đá trong
Vĩnh Xuân đến từ việc phóng thích khí
đúng cách thông qua tứ chi, cũng giống
như sức mạnh của một cú đánh bằng
tay phóng thích năng lượng thông qua
bàn tay và làm cho đối thủ bị tổn
thương ở bên trong. Và sẽ là không phù
hợp nếu Vĩnh Xuân nhấn mạnh đến
việc chuyển động lỏng, mềm với cú
đánh bằng đôi tay nhưng lại sử dụng
việc gồng cứng với đôi chân. Điều này
thật là vô lý và cũng sẽ không hiệu quả. Như một môn nội công, toàn bộ các kỹ thuật
trong Vĩnh Xuân đều mềm mại và bao hàm yếu tố năng lượng. Và tất nhiên bao gồm
cả kỹ thuật đá.
Khi luyện tập đúng cú đá nhanh, mềm của Vĩnh Xuân sẽ có sức mạnh
khủng khiếp. Người võ sinh phải học cách thả lỏng và phóng thích năng lượng thông
qua đôi chân, như cách mà anh ta đã làm với đôi tay. Tuy nhiên với đôi chân thì đòi
Niêm chân

Copyright © Sifu Scott Baker 2000

50


hỏi phải đạt được trình độ thả lỏng cao hơn, vì vậy với một số người họ cảm thấy dễ
dàng hơn với cú đá theo phương pháp gồng cứng. Đó là một sai lầm nghiêm trọng và
kết quả là nó không chỉ làm tổn hại đến đôi chân người ra đòn mà còn làm cô lập anh
ta với một nguồn năng lượng quan trọng tạo nên sự bền vững và sức mạnh cho phần
còn lại của môn võ này. Một võ sinh Vĩnh Xuân thực hiện một cú đá gồng cứng thì

anh ta đã dừng việc thể hiện Vĩnh Xuân khi anh ta đá. Anh ta đã sử dụng hai hệ thống
tạo sức mạnh và tấn công hoàn toàn khác biệt, nên anh ta chỉ có thể sử dụng hiệu quả
một trong hai thứ này.
Để phóng thích năng lượng thông qua cú đá bạn sử dụng cảm giác có chủ
đích tương tự như khi bạn di chuyển. Quăng quả bóng năng lượng qua cẳng chân và
xuống bàn chân khi bạn đá. Tăng cường sự có chủ đích của bạn một cách mạnh mẽ
thông qua mục tiêu. Và đây là một minh chứng cho sức mạnh của cú đá trong Vĩnh
Xuân: một lần khi tôi đang dạy tại một võ đường về cú đá xoay gót (circular heal
kick) tấn công vào thận của đối thủ. Tim, một trong những người học trò xuất sắc của
tôi, đang tò mò để xem tôi cố thể tạo ra được một sức mạnh nào với một cú đá trông
có vẻ mong manh, yếu ớt như vậy. Tôi bảo Tim cầm một miếng đỡ tập đá dày ngang
qua quả thận bên trái của anh ta. Và tôi đứng đối mặt với anh để tôi không làm tổn hại
đến quả thận của anh ta. Tôi chuyển vị trí thực hiện cú đá tấn công từ vị trí bên hông
và sau đó xoay cẳng chân trái một vòng rồi đánh vào miếng đệm bằng phần dưới của
gót chân. Tôi thực sự không hề cố gắng đá mạnh vào anh ta, sự thật là tôi cũng không
mong chờ một tác động gì lớn bởi nó
không phải là một cú đá có sức mạnh
đặc biệt và anh ta có một miếng đệm
lớn quá. Ý định của tôi là chỉ gây nên
một tiếng bốp lên miếng đệm, tuy
nhiên năng lượng sinh ra từ cú đá
xuyên qua miếng đệm và khiến Tim
gục xuống như một hòn đá. Anh ta bị
đau đớn trong nhiều phút tiếp theo và
ôm vùng thận của anh ta. Tôi đã giúp
anh ta phục hồi; tuy nhiên, anh ấy
không bao giờ yêu cầu tôi biểu diễn
cú đá đó với anh ta một lần nào nữa.
d. Mục tiêu của cú đá
Vĩnh Xuân sử dụng nguyên tắc của chuyển động một cách tiết kiệm nhất.

Với cú đá, sự ứng dụng của những nguyên tắc này chỉ cho người võ sinh tấn công
Copyright © Sifu Scott Baker 2000

51


những mục tiêu phía dưới bằng cú đá trong khi sử dụng đôi tay để tấn công những
mục tiêu cao hơn. Để sử dụng nó ta đơn giản sẽ tấn công những mục tiêu được mở ra
với vũ khí gần đó nhất. Và thật là hiếm khi mà đầu của đối thủ lại gần chân hơn tay
bạn, chỉ trừ khi anh ta đã gục xuống đất. Để nhấc bàn chân từ dưới đất lên khoảng
1,7m (6 feet) đến đầu đấu thủ thì thật là vô lý trong khi tay bạn thì chỉ cần di chuyển
2-3 feet để đến đó. Và thật không thể hiểu nổi khi nhiều môn võ phải cúi người xuống
đấm vào bàn chân đối thủ trong khi đơn giản chỉ cần dậm mạnh vào chân đối thủ bằng
gót. Cũng tương tự như thế khi đánh vào đầu anh ta bằng tay thay vì bằng chân. Vĩnh
Xuân hiếm khi đá vào những phần nằm trên khoang bụng. Hầu hết những môn võ
phát triển những cú đá cao đều dựa trên một hệ thống luật thi đấu là cấm đá vào các
bộ phận ở phía dưới thắt lưng. Luật này sẽ là cho cú đá cao trở nên an toàn hơn, cho
đến khi bạn vào một cuộc chiến thực sự- nơi mà không có bất cứ luật lệ nào!
Bộ phận dễ bị tổn thương nhất khi bạn tung cú đá cao là chân trụ. Nó được
mở rộng và không thể di chuyển trong khi chân kia đang tung cú đá, và đầu gối là một
khớp nối thường dễ dàng bị tổn thương trong cơ thể. Một cú đá ngắn bất ngờ vào bộ
phận này sẽ kết thúc trận đấu ngay lập tức. Điều này được minh họa bởi trong một
hoàn cảnh khác mà bạn tôi, Mark đã gặp. Chỉ sau 6 tháng tập luyện một mình, một
tình huống xảy ra giữa anh và một người hướng dẫn một môn võ chỉ sử dụng các kỹ
thuật đá. Với tính cách của mình anh ta bắt đầu làm mất lòng quý ông này bằng cách
nói rằng nên học một môn kungfu thực sự thay vì học một phần như môn võ mà quý
ông này đang dạy. Và không có điều gì xảy ra cho đến nhiều tuần sau, khi mà vị sư
phụ này gọi cho Mark và nói rằng ông ấy xem lời nói của Mart là một lời tuyên bố
không tôn trọng ông. Vị sư phụ này đứng đầu nhiều trung tâm võ thuật khắp
California, Arizona Washington và một số bang ở miền Tây khác. Ông ấy thông báo

cho Mark rằng ông sẽ đến chỗ Mark trong tuần sau và sẽ gặp và dạy cho anh ta một
bài học về sự lễ độ. Với trường hợp như thế này Mark chẳng bao giờ lùi bước và anh
đã đồng ý buổi gặp mặt.
Họ đã gặp nhau ở sân tập YMCA, Mark đến một mình, mặc một chiếc áo
thun và quần tập kung fu, vị võ sư này thì trong bộ đồ võ phục màu trắng, đeo đai đen
với những vạch đỏ. Người đàn ông này đã ngoài 40 và đã luyện tập võ thuật suốt quá
trình sống của ông. Mark thì gần 30 và đã luyện tập Vĩnh Xuân cơ bản được 6 tháng.
Ngoài ra vị võ sư này còn mang theo hai người đệ tử đai đen của mình để chứng kiến
ông ta sẽ dạy cho Mark một bài học như thế nào.
Không có nhiều sự đối thoại giữa họ. Mark bước vào trong khi vị võ sư
đang khởi động để chuẩn bị cho trận đấu. Ông ấy hỏi Mark đã sẵn sàng chưa và rồi họ
bắt đầu. Vị võ sư bắt đầu với một chuỗi các cú đá xoay và Mark đã né được. Sau đó
Copyright © Sifu Scott Baker 2000

52


ông ta sửa soạn tung một cú đá vòng bằng chân sau vào đầu Mark. Mark chụp lấy
chân ông ta như một động tác (lao sau) trong Vĩnh Xuân được thực hiện trong bài
Tiểu Niệm Đầu và sau đó anh ta dậm mạnh vào đầu gối chân trụ của vị võ sư kia.
Cùng với việc đầu gối bị bẻ cong là một âm thanh kinh khủng và vị võ sư đã bị shock
khi mà cả hai cùng ngã trên mặt đất và Mark thì nằm trên. Mark té lên cùi chỏ của ông
ta và đã bị bầm tím xương sườn, đó là viết thương duy nhất của anh ta, và anh ta bắt
đầu một chuỗi cú đấm vào mặt vị võ sư cho đến khi ông ta bất tỉnh và hai đệ tử đai
đen của ông ấy phải kéo Mark ra và tuyên bố thế là quá đủ.
Mark đã chiến thắng một vị võ sư với trên 40 năm kinh nghiệm chỉ với 6
tháng luyện tập kỹ thuật và nguyên tắc Vĩnh Xuân! Trước khi bỏ đi Mark đã xé miếng
logo của vị võ sư và giữ nó như một vật kỷ niệm. Bây giờ anh ta có hẳn một khung
gắn một miếng vải bị dính máu với một câu tuyên bố khó hiểu về đối mặt với sự sợ
hãi.

Vĩnh Xuân thực hiện cả việc tấn công và phòng thủ cánh cổng phía dưới của
cơ thể với đôi chân. Chúng ta đứng trên chân sau và thả nổi chân trước để thực hiện
việc tấn công và phòng thủ phần dưới cơ thể dễ dàng như đôi tay tấn công và phòng
thủ đối với cánh cổng phía trên.
Bằng việc việc ứng dụng khéo léo nguyên tắc bám dính (niêm) được học
với sự tập luyện niêm chân, người võ sinh có thể nương theo và đánh bại việc tấn
công bằng đòn đá của đối thủ. Có rất nhiều mục tiêu hữu hiệu có thể đánh vào trên đôi
chân, và bởi vì nhiều người khi chiến đấu đặt trọng tâm của họ lên chân trước nên
không thể di chuyển để bảo vệ những mục tiêu đang mở này. Vĩnh Xuân sử dụng một
chân trụ cho nên chân trước được tự do để tấn công và phòng thủ với một tốc độ có
thể so sánh được với đôi tay.
Nhiều người có thể cảm thấy rằng việc sử dụng vũ khí gần nhất để tấn công
thì có vẻ tốt với việc tiết kiệm chuyển động nhưng sẽ phải hi sinh sức công phá lớn
mà cú đá có thể tạo ra. Lời nhận xét này thực sự đúng đối với cú đá sử dụng sự căng
cơ, khối lượng và sức mạnh cơ bắp để tạo ra sức mạnh cho cú đá. Nhưng như chúng ta
đã nói: Vĩnh Xuân không tạo ra sức mạnh bằng cách này. Sức mạnh được phát ra từ
một khoảng cách ngắn trong Vĩnh Xuân đã được thể hiện qua cú đấm một inch. Và
một sức mạnh sinh ra trong một khoảng cách ngắn với sức phá hủy tương tự cũng
được tạo ra với cú đá của Vĩnh Xuân. Chúng ta không hi sinh sức mạnh để đổi lấy tốc
độ và sự tiết kiệm.
Việc phòng thủ cánh cổng phía dưới cũng sử dụng những nguyên tắc của ba
hạt giống cú đá. Tư thế chuẩn bị ra đòn cho cú đá trước và cú đá bên hông là các tư
thế cơ bản cho kỹ thuật phòng thủ bằng chân. Các kỹ năng khóa, gạt với chân dẫn
Copyright © Sifu Scott Baker 2000

53


hướng sẽ được học với việc tập luyện niêm chân. Bằng cách giữ đầu gối hoặc là bàn
chân nằng trên đường trung tâm của cơ thể, người võ sinh sẽ học cách điều khiển chân

tấn công của của đối thủ và có thể phá hủy nó với chuỗi kỹ thuật đá liên hoàn.
e. Thực hiện cú đá như một bước di chuyển
Một điểm đáng chú ý cuối cùng tạo sự khác biệt giữa cú đá của Vĩnh Xuân
và các môn phái khác là Vĩnh Xuân sử dụng đòn đá như một bước di chuyển. Điều
này được thể hiện rõ trong bài Tầm Kiều và bài Mộc Nhân Pháp. Trong Vĩnh Xuân
bạn không đá rồi co chân về mà bạn đá rồi bước xuống và tiến về phía trước. Cú đá là
một phần của bước di chuyển. Chúng ta hiếm khi mà chỉ đứng một chỗ và tung cú đá.
Người tập Vĩnh Xuân thường thích tiến sát vào đối thủ, và với cú đá điều này có nghĩa
là tiến tới với mỗi cú đá. Để làm điều này bàn chân sẽ được đặt xuống đất tại nơi mà
nó tấn công vào mục tiêu. Nó sẽ không co về và đặt lại nơi nó xuất phát. Trong kỹ
thuật đá cao cấp, một người có thể tiến tới với cú đá mà bàn chân tấn công không cần
đặt xuống mặt đất, cho nên anh ta có thể thực hiện chuỗi cú đá liên hoàn trong khi vẫn
tiến tới. Điều này trông có vẻ như bạn đang nhảy trên một chân trong khi chân còn lại
thì tấn công đối thủ, tuy nhiên bạn thực sự không phải đang nhảy nếu bạn duy trì được
bộ rễ năng lượng đủ mạnh. Kỹ năng này đòi hỏi phải có một sự hiện diện mạnh mẽ và
sử dụng năng lượng trong cả chân trụ và chân tấn công.
Kỹ năng đá trong Vĩnh Xuân thường không được đánh giá đúng mức và
được sử dụng không hết khả năng của nó. Hầu hết võ sinh dành nhiều thời gian và
công sức để phát triển khả năng linh giác với đôi tay nhưng đến khi họ đá thì những
khả năng này lại không sử dụng được. Sự thật là kỹ năng đá trong Vĩnh Xuân cũng
rắc rối và phức tạp không kém gì kỹ năng sử dụng đôi tay. Sư phụ Diệp Vấn từng nói
rằng nếu bạn phải chiến đấu với một người thành thạo Vĩnh Xuân, bạn phải sử dụng
đôi chân của mình để đánh anh ta. Nếu một người võ sinh bỏ thời gian và nỗ lực để
tập luyện đôi chân cũng giống như họ đã làm đối với đôi tay thì anh ta có thể sẽ được
biết đến với kỹ năng phá hủy bằng đôi chân của mình! Nhưng sự thật là đôi chân trở
nên mệt mỏi rất nhanh bởi sức nặng của nó và rất khó để làm việc với chúng, và ta
cũng chưa học được cách để cảm nhận nó như cách mà ta đã làm với đôi tay. Bởi vì
những lý do đó mà hầu hết võ sinh không dành đủ thời gian cần thiết để thực sự phát
triển kỹ năng đá của Vĩnh Xuân
4. Những sự biểu lộ năng lượng khác nhau của ba bài quyền

Mỗi bài quyền trong Vĩnh Xuân đều có một ý nghĩa quan trọng riêng về
năng lượng. Tiểu Niệm Đầu dạy ta một quá trình xây dựng khí cao cấp. Nó chứa đựng
bài tập nội công cao cấp cho việc xây dựng và tập trung nguồn năng lượng khí. Tầm
Kiều chứa đựng một chuỗi các động tác đã được xắp xếp để tạo nên một sự diễn đạt
Copyright © Sifu Scott Baker 2000

54


thống nhất. Những chuỗi động tác này được rèn
luyện nhằm mục đích tạo nên sự bộc lộ đồng thời
các kỹ thuật. Với sự kết hợp các chuyển động này
năng lượng sẽ được bộc lộ thông qua việc đặt năng
lượng cùng tay hay chân thực hiện. Đặt năng lượng
là hình thức bộc lộ nội công trong bài Tầm Kiều.
Một người bình thường cũng có thể nhận ra rằng bài
Tầm Kiều chứa khá nhiều động tác phức tạp so với
bài Tiểu Niệm Đầu.
Bộ chân là một khía cạnh quan trọng của
bài quyền thứ hai. Các động tác xoay tấn, bước tới
cần phải được thực hiện cùng với các kỹ thuật tay để
tạo nên một chuyển động tổng hợp và làm thành một
sự bộc lộ duy nhất. Ngoài việc kết hợp chuyển động
giữa các động tác ta còn học cách đặt sự có chủ đích,
và bằng cách đó là khí, với những kỹ thuật tại những
thời điểm cần thiết. Năng lượng sẽ không chảy từ bộ rễ vào cánh tay hay chân để bộc
lộ cùng với những kỹ thuật này nếu tồn tại sự căng cứng, gồng cơ.

Một đặc điểm nhận biết có thể qua sát
được nếu đặt năng lượng đúng là một sự rung như

cao su xảy ra tại tay hoặc chân tại thời điểm mà
năng lượng được đặt vào. Cánh tay hay cẳng chân
cần phải được thả lỏng để cho phép sự rung động
này xảy ra. Sự có chủ đích về việc đặt năng lượng
này một lần nữa có thể được tập luyện bằng cách
sử dụng hình ảnh và sự tưởng tượng. Ví dụ như
kỹ thuật bàng thủ (bong sau) là một đặc điểm nổi
tiếng của bài Tầm Kiều. Để thể hiện nó đúng cách nó phải được đặt chính xác vào vị
trí đường trung tâm được dạy trong bài Tiểu Niệm Đầu. Đồng thời nó cũng phải được
thực hiện xong vào thời điểm việc xoay người hay bước tới kết thúc, vậy thời gian
thực hiện động tác bàng thủ phải xảy ra đồng thời với việc xoay người hay bước tới.
Đây là thời điểm mà bạn đặt năng lượng của mình cùng với cánh tay trước của kỹ
thuật bàng thủ. Hình ảnh được sử dụng là bạn có một cánh tay rỗng ở bên trong và khi
kỹ thuật bàng thủ được thực hiện thì một quả bóng nặng bằng năng lượng bắn từ vai
và hạ cánh đến chính giữa cánh tay trước một các bịch. Và sự va chạm này tạo nên
Đ

t khí lên cánh tay

Phóng thích khí trong bài Tiêu Ch



Copyright © Sifu Scott Baker 2000

55


một sự rung động đàn hồi mà nó là sự biểu hiện của việc đặt năng lượng. Những hình
ảnh tương tự cũng có thể sử dụng trong mỗi kỹ thuật khác nhau của bài quyền.

Trong ba bài quyền của Vĩnh Xuân thì bài Tầm Kiều là bài dễ và đơn giản
nhất để có thể tập luyện tốt. Nhiều người cho rằng bài Tiểu Niệm Đầu rõ ràng còn đơn
giản hơn, về khía cạnh hình thức thì tôi đồng ý với họ. Nhưng bài Tiểu Niệm Đầu
thực sự rất khó để thực hiện và bộc lộ năng lượng với những kỹ năng cao cấp bởi đơn
giản vì cấu trúc của nó quá đơn giản. Nó đòi hỏi những người rất thành thạo trong
việc biểu hiện kỹ năng đặt năng lượng trong bài Tầm Kiều và kỹ năng phóng thích
năng lượng trong bài Tiêu Chỉ mới có thể thực hiện tốt bài Tiểu Niệm Đầu. Một lý do
là bạn phải học cách dẫn năng lượng từ bộ rễ để đặt và phóng thích năng lượng qua kỹ
thuật tay đang được thực hiện mà không hề có thêm chuyển động nào từ cơ thể. Đây
là một kỹ thuật cao cấp. Cho nên Tiểu Niệm Đầu trở thành một bài khó nhất để thực
hiện. Dù sao thì bài Tầm Kiều cũng tạo cho bạn rất nhiều công việc để thực hiện với
việc đặt năng lượng và một ít với việc phóng thích năng lượng.
Mặc dù việc phóng thích năng lượng là một sự bộc lộ nội công trong bài
Tiêu Chỉ, một khi bạn đã thành thạo kỹ thuật này bạn nên thực hiện nó trong cả ba bài
quyền. Tầm Kiều là bài dễ nhất để thực hiện. Nó còn dễ hơn bài Tiêu Chỉ bởi cấu trúc
của bải Tầm Kiều chỉ là sự kết hợp của các kỹ thuật đơn giản. Trong khi cấu trúc bài
Tiêu Chỉ thì lại là sự kết hợp của các kỹ thuật khó và phức tạp. Cho nên bài dễ nhất là
bài Tầm Kiều, kế đến là bài Tiêu Chỉ và khó nhất là bài Tiểu Niệm Đầu bởi thế tấn và
vị trí cơ thể tĩnh tại của nó.















Copyright © Sifu Scott Baker 2000

56


CHƯƠNG 6: SỬ DỤNG KHÍ NHƯ MỘT THỨ VŨ KHÍ



Sư phụ Baker cầm cây côn trong một tư thế khó
Việc tập luyện nội công giúp cho cơ thể và bộ não trở thành một khối thống
nhất. Kỹ năng bám rễ là nền tảng cho tất cả các kỹ năng khác về nội công. Cùng với
việc phát triển kỹ năng bám rễ của người võ sinh, anh ta sẽ bắt đầu học cách phóng
thích năng lượng thông qua đôi tay của mình. Việc tập luyện với một cái túi treo trên
tường là một phần cần thiết để phát triển kỹ năng này. (xem hinh tr 52) Cái túi trên
tường nên được sử dụng thường xuyên trong một thời gian dài nhằm làm sâu thêm
khả năng phóng thích năng lượng. Việc tập luyện cú đấm lên chiếc túi này phải được
thực hiện một cách đúng đắn, với một thế tấn chuẩn và không được gồng cứng. Nếu
người võ sinh cố gắng đánh thật mạnh vào cái túi anh ta sẽ đạt được rất ít lợi ích từ
việc tập này. Anh ta cần thả lỏng để cho phép năng lượng chảy từ nắm đấm của anh ta
đi vô tường.

×