Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

sự phát triển nội công và ứng dụng thực tiễn Vịnh xuân quyền phần 2 ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (855.93 KB, 16 trang )

Copyright © Sifu Scott Baker 2000

9


nghiệm tự thân. Có rất nhiều sai lầm mà người tập dễ dàng mắc phải khi tập luyện khí
công và sự thiếu khôn ngoan thường gây ra những tác hại nghiêm trọng cho chính bản
thân họ bởi vì họ thiếu một người thầy có thể hướng dẫn họ tránh khỏi các sai lầm đó.
Ví dụ như: Tôi đã từng biết một anh bạn cũng tập Vĩnh Xuân tuyên bố rằng anh ta đã
hiểu được nội công của môn võ này. Tôi từng xem anh ấy dạy cho học trò của mình
về bài tập tăng cường nội lực ẩn chứa trong bài Tiểu Niệm Đầu (Sil Num Tao boxing
form). Những người võ sinh được anh ấy dạy cho bài này hầu như không có hoặc có
rất ít kiến thức và kinh nghiệm trước đây về khí. Họ không hiểu gì về nó và thậm chí
cũng không nhận biết được sự tồn tại của nó. Anh ta hướng dẫn họ thở những hởi thở
rất mạnh và ép buộc, những võ sinh đổ mồ hôi như tắm và nhỏ xuống khắp phòng tập.
Đến khi anh ta biểu diễn bài tập này cho các võ sinh xem thì chính anh ta cũng có các
phản ứng này. Anh ấy nói với các học trò của mình là các biểu hiện này thể hiện một
sự tăng tiến trong tập luyện và việc chảy mồ hồi như tắm là một dấu hiệu tốt. Nhưng
thực sự những ai đã từng biết về khí công sẽ nhận ra rằng những biểu hiện này là một
tín hiệu đáng báo động! Có điều gì đó sai lầm trong việc dạy về khí của anh ta, và
điều này đang làm tổn thương chính những người học trò của anh. Họ đang xây dựng
nội lực cho bản thân nhưng lại không thể điều khiển được nó và nó đang làm tổn
thương đến chính cơ thể và sức khỏe của họ. Những bài tập ẩn chứa trong bài Tiều
Niệm Đầu này là những bài tập nâng cao về xây dựng và điều khiển nội lực. Những
người thiếu khinh nghiệm không nên tập cái này, chỉ những người có kỹ năng về khí
từ trung đến cao cấp mới được truyền dạy các bài tập này. Tập ở những trình độ thấp
hơn sẽ làm một thảm họa, như trường hợp của anh chàng mà tôi đã từng chứng kiến.
2. Sự thả lỏng
Sự bắt đầu trong việc tập luyện nhằm phát triển khả năng điều khiển nguồn năng
lượng trong người bạn là bài học về sự thả lỏng cả về đầu óc lẫn cơ thể. Sự thả lỏng là
rất quan trọng và để đạt được trạng thái này là cả một quá trình. Thông qua tập luyện


bạn sẽ học được cách để càng ngày mức độ thả lỏng của bạn càng trở nên sâu hơn.
Học cách làm dịu đi và tĩnh lặng những suy nghĩ trong đầu và học cách thở là những
phần không thể thiếu của việc thả lỏng. Luyện tập thiền định đúng cách sẽ giúp cho
người võ sinh điều khiển được hơi thở và làm tĩnh lặng bộ não. Ngày nay có rất nhiều
phương pháp khác nhau dạy về thiền định,và với người mới tập thì bất cứ phương
pháp hợp pháp nào cũng sẽ là một điểm khởi đầu cho anh ta trong việc tập luyện đầu
óc của mình. Cùng với sự tiến triển trong quá trình tập luyện của một người mới bắt
đầu tập luyện, anh ta có thể muốn những bài tập của mình phải tập trung trong hệ
thống kung fu Vịnh Xuân. Vịnh Xuân có nguồn gốc bắt nguồn từ Thiếu Lâm cho nên
nó chứa đựng rất nhiều phương pháp thiền định và tập luyện nội công xuất phát từ
Copyright © Sifu Scott Baker 2000

10


Thiếu Lâm Tự. Đứng thiền là một phần được thể hiện của bài tập đầu tiên, và theo cái
nhìn của võ thuật thì đây là một bài tập rất hữu ích, đồng thời cũng là một bài tập
tuyệt vời để giúp làm tăng cường nguồn nội lực. Có nhiều phiên bản của phương pháp
đứng thiền mà ta sẽ bàn luận về chúng nhiều hơn ở phần sau của cuốn sách.
Bản thân thiền định rất là quan trọng bởi vì nó rèn luyện bộ não đạt đến một
mức độ tỉnh thức khác mà khi đó tâm trí bạn trở nên tĩnh lặng và có thể kết nối được
với nguồn năng lượng của khí. Nó đồng thời cũng tạo ra một sự liên kết sâu sắc giữa
tâm trí và cơ thể và có thể giúp cho người tập luyện đạt được một trạng thái thả lỏng
cần thiết cho việc bộc phát được nội công của mình cùng với các kỹ thuật của kung
fu. Sự thả lỏng cơ thể là rất cần thiết để có thể sử dụng nguồn năng lượng nội lực của
mình.
3. Hai bí quyết: hiện diện và có chủ đích (Attending and Intending)
Có hai năng lực chủ đạo sẽ phải được phát triển cùng với việc tập luyện nội
công của của võ sinh. Đó là khả năng “hiện diện” và “có chủ đích”. Hiện diện là tập
trung sự chú ý của bản thân vào một thứ gì đó. Với việc tập luyện khí công thì đó

thường là sự tập trung vào sự cảm nhận của cơ thể hoặc là một phần nào đó của cơ
thể. Kỹ năng này sẽ được phát triển theo thời gian thông qua các bài tập mà võ sinh sẽ
được tập luyện. Có chủ đích cũng tương tự. Khi bạn có chủ định bạn sẽ khiến cho
điều gì đó xảy ra. Bạn sẽ nắm được thứ mà bạn đang tập trung sự chú ý lên nó và điều
khiển nó để làm chuyện gì đó. Sự hiện diện là thụ động; nó đơn giản là chú ý và quan
sát những gì đang kết nối với khí. Sự có chủ đích là chủ động; nó làm thay đổi hoặc
định hướng cho vài thứ liên quan tới khí. Những năng lực này phải được rèn luyện thì
mới phát triển được. Dùng ý (mind/Yi) để định hướng nguồn năng lượng (chi). Hiện
diện và có chủ đích là cách mà bộ não định hướng và điều khiển khí. Những kỹ năng
này sẽ được tinh luyện thông qua quá trình tập luyện và cùng với nó người võ sinh sẽ
đạt được một trạng thái tỉnh thức của bộ não mà điều này là một sự bổ trợ tuyệt vời
cho kỹ năng sử dụng nội công của bạn. Một khía cạnh đáng chú ý của trạng thái tỉnh
thức này là sự tĩnh lặng của bộ não hay trạng thái “Mu-Shin” mà các môn nghệ thuật
của người Nhật thường nhắc tới. Trạng thái Mu-Shin này là một sự tĩnh lặng bên
trong, khi mà những suy nghĩ liên tục diễn ra trong đầu bạn dừng lại nhường chỗ cho
sự cảm nhận trực tiếp những gì đang diễn ra mà không bị can thiệp bởi những ý kiến,
những lời giải thích của bộ não. Trạng thái Mu-Shin đưa ta đến một mức độ sâu hơn
của tỉnh thức và đánh thức khả năng kết nối với nguồn khí của bản thân, của đối thủ,
và của cả vũ trụ.
Mọi bài tập được thiết kế riêng để phát triển kỹ năng về khí đều nhằm mục đích
rèn luyện hai khả năng này của bộ não. Đó là lý do vì sao nếu ta chỉ đứng quan sát ai
Copyright © Sifu Scott Baker 2000

11


đó tập luyện nội công sẽ không thể nắm bắt được bí quyết thực sự của những bài tập
này. Ta sẽ không thể thấy được người tập luyện họ đang hiện diện như thế nào và
cũng không thể biết họ đang chủ đích điều khiển cái gì. Với những bài tập nội công
cao cấp, các kỹ năng về sự hiện diện và có chủ đích càng trở nên khó khăn hơn. Một

trong những bài tập cao cấp nhất được tìm thấy trong bài Tiều Niệm Đầu: người võ
sinh phải chú ý cảm nhận đến rất nhiều cảm giác ở các bộ phận khác nhau trong cơ
thể và cũng phải chủ đích điều khiển rất nhiều thứ trong cùng một thời điểm. Với
người mới tập thì điều này là không thể, nhưng với những người đã có kinh nghiệm
thì lại khác. Đó là lý do tại sao việc bắt đầu tập luyện với những bài tập nội công đơn
giản là rất cần thiết cho sự phát triển khả năng hiện diện và có chủ đích của mình một
cách hiệu quả.
4. Ngạnh công và nội công (Hard and Soft Chi-kung)
Với các hệ thống võ thuật khác nhau có hai phương pháp tiếp cận khác biệt để dạy về
kỹ thuật sử dụng khí. Ta tạm thời chia ra làm hai loại là “cứng” và “mềm”. Với những
ai đã đầu tư công sức và thời gian vào việc tập luyện võ thuật thường dễ dàng nhận ra
một phương pháp tập luyện là thuộc loại nào trong hai loại trên. Phương thức tiếp cận
cứng thường bao gồm việc gồng cứng cơ thể ở một mức độ nào đó, trong khi phương
thức tiếp cận mềm lại nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc thả lỏng. Nhiều môn
phái trở nên nổi tiếng bởi việc biểu diễn khả năng công phá đều sử dụng phương thức
tiếp cận cứng (ngạnh công) để đạt được những kết quả đó. Phương thức tiếp cận mềm
(nội công) lại thường được biểu diễn lên người khác như trường hợp của Thái Cực
Quyền. Vịnh Xuân giống với Thái Cực Quyền về khía cạnh này.
5. Luyện tập ngạnh công (nội công cứng)
Công phá là hình ảnh quen thuộc nhất được biết đến với ngạnh công và đồng
thời cũng là một trong những thứ dễ tập nhất. Việc công phá gạch, ngói hay những
tảng nước đá lớn được thực hiện bởi một cú đánh từ người võ sinh đòi hỏi phải có một
sự tập luyện đặc biệt bên trong để phát triển kỹ năng sử dụng nội công cứng (ngạnh
công- hard chi-kung). Phương pháp để phát triển những kỹ năng này bao gồm hai
bước: 1) Đầu tiên người võ sinh học cách vận khí vào bàn tay (hay bất cứ bộ phận nào
khác của cơ thể mà anh ta định sử dụng để công phá) với mục đích để tăng cường sức
mạnh cho cú đánh. Để làm được điều này anh ta phải gồng cứng bàn tay, sau đó giữ
nguồn năng lượng ở trong tay lại bởi các mô cơ trong khi sử dụng ý chí để tập trung
khí vào tay. Sự gồng cứng sẽ không cho nguồn năng lượng chạy ra khỏi tay và làm
việc giống như một cái đập nước. Khí(chi) tuần hoàn trong vũ trụ và cơ thể con người

một cách tự nhiên và trạng thái cơ bản của nó là luôn vận động. Thực sự, mọi người
đều đã từng thực hiện việc điều khiển khí vào tay vào lúc nào đó trong cuộc sống,
Copyright © Sifu Scott Baker 2000

12


nhưng hầu hết chúng ta làm việc này trong vô thức hoặc là không điều khiển được nó.
Việc tập luyện nội công cứng và mềm dạy cho người võ sinh cách sử dụng bộ não để
điều khiển khí đến một bộ phận nào đó với một áp lực lớn hơn là áp lực của dòng khí
bình thường. Sự gồng cứng giúp cho bàn tay sử dụng được nguồn năng lượng này và
tạo ra một sức mạnh lớn hơn cho bàn tay và một lực lớn hơn cho cú đánh. 2) Khía
cạnh thứ hai của việc công phá là sự tập trung ý chí. Người võ sinh được học cách làm
thế nào để tập trung ý chí của mình vào vật mà anh ta cần công phá. Nếu anh ta sợ bị
thương, nghi ngờ vào khả năng của bản thân hoặc mất sự tập trung vì một lý do gì đó
thì anh ta sẽ thất bại. Người võ sinh phải tin tưởng rằng bàn tay của anh ta sẽ xuyên
thủng đối tượng cần công phá. Và phương pháp thành công nhất để phát triển khả
năng tập trung này là thông qua tập luyện. Cùng với sự thành công trong việc công
phá một miếng ván tương đối dễ dàng anh ta sẽ luyện tập với hai rồi ba miếng, rồi từ
từ anh ta sẽ chuyển từ ván sang gạch và nước đá. Công phá là một phương thức phổ
biến nhất mà những người tập ngạnh công thường biểu diễn.
Công phá cũng là một trong những kỹ thuật dễ tập nhất trong ngạnh công. Một
kỹ thuật khó hơn là kỹ thuật mình đồng da sắt(iron shirt). Điều này hiếm khi được
thấy ở phương Tây bởi nó yêu cầu những bài tập rất nghiêm khắc và khó khăn để có
thể luyện được kỹ thuật mình đồng một cách hiệu quả. Bản chất của việc tập luyện kỹ
thuật mình đồng này cũng tương tự như kỹ thuật công phá mà tôi đã đề cập ở trên.
Người võ sinh sẽ học cách điều khiển khí đến vùng da của anh ta. Ban đầu khí sẽ
được điều đến một vùng nào đó của cơ thể, nhưng dần dần sẽ được điều ra khắp cơ
thể. Anh ta sẽ gồng cứng toàn bộ cơ thể để giữ nguồn năng lượng trong các mô và làm
cho cho thể anh ta cứng như thép. Lớp da và mô bên ngoài được điền đầy bởi khí

cùng với sự tập trung tinh thần của anh ta có thể đẩy lùi được tác động của một cú
đánh và cho phép người võ sinh chịu được những đòn tấn công khủng khiếp mà
không hề bị thương. Có thể anh ta cũng sẽ không bị bầm tím hay tổn thương bởi
những sự tấn công. Người thực sự luyện thành công kỹ thuật này có thể chịu được
những cú chém bởi lưỡi kiếm sắc bén mà da không hề bị đứt hay tổn thương. Sự tập
trung tinh thần và kỷ luật cần có để phát triển kỹ năng này đỏi hỏi một sự kiên trì và
khổ luyện qua nhiều năm. Nhưng nguyên tắc chính của việc tập luyện thì cũng giống
như việc học kỹ thuật công phá: 1) Điều khiển khí và giữ chúng ở các mô trong cơ
thể, và 2) Tập trung tinh thần.
6. Luyện tập nội công mềm
Nội công mềm là một thứ gì đó phảng phất và tinh tế hơn, vì thế quả là không
dễ để biểu diễn nó như là ngạnh công. Thường thì sự biểu diễn về nội công mềm bao
gồm một ông cụ trông nhỏ bé, yếu ớt bị bao quanh bởi nhiều anh chàng cao lớn đang
Copyright © Sifu Scott Baker 2000

13


cố gắng xê dịch hoặc tấn công vị sự phụ lớn tuổi. Uyeshiba, tổ sự của môn phái
Aikido thường có những màn biểu diễn như thế này. Và rất nhiều vị sư phụ nổi tiếng
khác của môn võ Thái Cực Quyền cũng từng được thấy biểu diễn khả năng của họ
bằng cách này. Cũng có những pha biểu diễn công phá bằng cách sử dụng nội công
mềm nhưng điều này thì không phổ biến.
Cơ sở của việc tập luyện nội công mềm dựa trên ý tưởng rằng nguồn năng
lượng chảy một cách tự nhiên trong vũ trụ, và ý thức của chúng ta có thể điều khiển
được dòng chảy này. Ngạnh công cũng sử dụng phương pháp này nhưng có một số
khác biệt đáng chú ý. Luyện tập nội công mềm nhấn mạnh đến sự thả lỏng cơ thể hơn
là sự gồng cứng. Sự gồng cứng nhằm khống chế dòng khí và làm dừng hoặc suy giảm
dòng chảy tự nhiên này, trong khi sự thả lỏng cơ thể tạo điều kiện cho dòng khí di
chuyển vốn như bản chất của nó. Việc học để đạt được trạng thái thả lỏng thực sự của

cơ thể và tinh thần cần nhiều năm để rèn luyện và thực hành. Cũng giống như việc tập
luyện ngạnh công, sự tập trung tinh thần cũng là một yếu tố then chốn trong tập luyện
nội công mềm. Nhưng có vẻ như số lượng những kỹ năng tiềm tàng có thể học được
với nội công mềm nhiều hơn so với ngạnh công.
Việc lắng nghe và cảm nhận là những kỹ năng thiết yếu trong nội công mềm.
Việc gồng cứng như trong ngạnh công làm mất đi năng lực lắng nghe và cảm nhận
nguồn năng lượng khí này. Lý do đơn giản là sự gồng cứng chặn đứng dòng chảy của
năng lượng lại và bằng cách đó làm mất đi khả năng lắng nghe dòng chảy năng lượng
này. Cả Vịnh Xuân và Thái Cực Quyền có những bài tập được thiết kế để phát triển
kỹ năng lắng nghe này. Vd như: niêm thủ, thôi thủ. Một cú đánh mềm hay một cú
đánh bằng nội công và một cú đánh bằng ngạnh công có một sự khác biệt rất lớn. Khi
một người đánh ngạnh công những tổn thương mà đối thủ hứng chịu thường được
thấy rõ như: xương có thể bị gãy, da có thể bị bầm tím hoặc thậm chí bị rách. Một cú
đánh “cứng” sẽ làm hư hại nơi bị va chạm với cú đánh. Còn một cú đánh mềm thì có
một tác động rất khác: điểm hoặc bề mặt va chạm không phải là nơi bị tổn thương
nhiều nhất. Một cú đánh bằng nội công tạo ra một sóng chấn động “khí” xuyên qua bề
mặt cơ thể và gây ra tổn thương bên trong.
Bởi vì việc tập luyện nội công nhấn mạnh đến việc sử dụng dòng chảy năng
lượng nên một cú đánh bằng nội công tất yếu sẽ tạo ra một dòng năng lượng cực
mạnh tấn công vào mục tiêu. Việc tập luyện ngạnh công thì dùng cách tích tụ nguồn
năng lượng để làm gia tăng sức mạnh cho cú đánh bằng cách đó tạo cho cú đánh một
lực lớn hơn khi va chạm với mục tiêu. Ngạnh công đánh lên đối tượng trong khi nội
công mềm đánh vào trong đối tượng. Một cú đánh bằng nội công xuyên qua cơ thể và
gây ra tổn thương cho các bộ phận nội tạng bên trong. Một cú đánh cứng có mục đích
Copyright © Sifu Scott Baker 2000

14


là phá vỡ các bộ phận phòng ngự của cơ thể như cơ bắp, xương cốt và vô hiệu hóa đối

thủ từ phía bên ngoài. Một cú đánh mềm gây tổn thương các bộ phận bên trong bằng
cách gây ra một sóng chấn động khí xuyên qua các bộ phận phòng ngự phía bên ngoài
tấn công vào các cơ quan chính yếu và làm vô hiệu hóa đối thủ từ phía bên trong.
Một điểm cần nhấn mạnh khác trong việc tập luyện nội công mềm là việc phát
triển khả năng làm chủ những suy nghĩ của bộ não bằng cách tập luyện khả năng tập
trung sự chú ý của bạn và luyện tập ý chí của bản thân. Sự chú ý và ý chí là hai đặc
tính tinh thần cốt yếu được tập luyện trong cả ngạnh công và nội công mềm. Tuy
nhiên, kết quả của hai phương pháp này lại rất khác biệt. Tập luyện nội công mềm với
mục đích cảm nhận và điều khiển được nguồn khí ở trong và xung quanh bạn, bao
gồm cả khí của đối thủ. Mục đích của việc tập luyện ngạnh công lại là tạo ra một thứ
vũ khí mạnh mẽ để phá vỡ hoặc gây tổn thương lên cơ thể của đối thủ hoặc bất cứ thứ
gì nằm trên đường đi của nó. Nó tập trung khí và sử dụng khí như một công cụ của
sức mạnh. Người tập nội công mềm lại làm tăng cường dòng chảy tự nhiên của khí và
hòa mình vào dòng chảy đó nên có thể cảm nhận và điều khiển được nó, khiến cho họ
có thể sử dụng nó bất cứ khi nào trong một phản ứng hài hòa với dòng chảy năng
lượng này. Cả hai hệ thống luyện tập đều phát triển khả năng chú ý và khả năng sử
dụng ý chí. Nhưng cái mà họ làm với những khả năng này thì lại rất khác nhau. Một
lần nữa tôi xin nhắc lại: Vĩnh Xuân là một môn võ với nội công mềm.
7. Bốn mức độ của việc thả lỏng
Sự lập luyện mềm chú trọng đến việc dạy thả lỏng với mức độ ngày càng sâu
hơn. Mức độ đầu tiên của việc thả lỏng là cảm nhận được cơ và gân của bạn đang thả
lỏng. Mức độ này cũng là mức độ cao nhất mà một người bình thường có thể làm
được. Mức độ thứ hai là cảm nhận được da và tóc của bạn thả lỏng. Mức độ thứ ba là
cảm nhận được các cơ quan nội tạng của bạn thả lỏng. Mức độ thứ tư là cảm nhận
được xương và tủy sống của bạn thả lỏng. Người ta nói rằng nếu bạn có thể cảm nhận
được đến tủy sống của mình bạn sẽ cảm thấy mình trở nên trong suốt.







Copyright © Sifu Scott Baker 2000

15


CHƯƠNG 3: VĨNH XUÂN MỘT HỆ THỐNG NĂNG LƯỢNG

Những bài quyền tiêu biểu được dạy trong môn võ Vĩnh Xuân là những ví dụ
tiêu biểu nói lên nội công trong Vĩnh Xuân là như thế nào. Bài quyền đầu tiên là bài
Tiểu Niệm Đầu. Trong khi học bài này một cách đúng đắn, trở ngại đầu tiên cho
những người mới tập là làm sao vừa thực hiện các động tác trong bài quyền lại vừa
thả lỏng được cơ thể. Thả lỏng trong khi chuyển động là một yếu tố chung trong việc
tập luyện xây dựng nội công ở các môn võ. Cõ lẽ điểm đáng chú ý nhất của bài của
bài Tiểu Niệm Đầu là được thực hiện trong một thế tấn không đổi. Không hề có một
bước di chuyển nào được thực hiện trong bài quyền và người võ sinh chỉ đứng trên
một thế tấn cho đến khi kết thúc bài quyền. Sự thả lỏng và tĩnh tại của bài quyền là
những thành tố thiết yếu trong nhiều bài tập truyền thống nhằm phát triển nội công.
Tư thế tĩnh tại và thả lỏng này cho phép người võ sinh học cách để lắng nguồn năng
lượng của mình xuống đất, thả lỏng và nhường chỗ nguồn năng lượng của anh ta cho
một lực mãi mãi hiện diện- trọng lực*. Bằng cách này người võ sinh bắt đầu xây dựng
một nền tảng cơ bản để từ đó một nguồn nội lực mạnh mẽ có thể được bộc phát. Bài
quyền này là một bài thiết yếu để xây dựng nội công và có thể tốn cả tiếng đồng hồ để
đánh bài này một cách chích xác.
Sau khi người võ sinh nắm vững bài Tiểu Niệm Đầu anh ta sẽ được học bài
Tầm Kiều (Chum Ku). Lúc bấy giờ người võ sinh sẽ học cách di chuyển từ nền tảng
này với bộ pháp và tư thế đúng đắn. Bài quyền thứ hai này dạy người võ sinh những
yếu tố thiết yếu của sự di chuyển hay cách đặt năng lượng vào tứ chi như một sự biểu
lộ linh động của nguồn năng lượng gốc rễ.

Bài quyền thứ ba là bài Tiêu Chỉ (Bui Tze). Một điều được xem như là bí mật
của bài Bui Tze là: đây là một bài quyền hoàn toàn về năng lượng. Mỗi đường quyền
đánh vào một điểm đã được xác định mà khi kết hợp lại thì sẽ tạo nên một hiệu ứng
phá hủy lên nguồn năng lượng của người bị tấn công. Mỗi động tác di chuyển được
thực hiện đều tập trung vào sự thả lỏng, và kết quả của một sự bộc lộ sâu sắc của khí
là người tập luyện phóng khí trong một sự hiện thị khủng khiếp của nội lực. Biu Tze
có nghĩa là sự đâm mạnh những ngón tay mà điều này có ý nghĩa là sự phóng thích
năng lượng qua những điểm đầu mút của cơ thể.
Sau đó theo truyền thống người võ sinh sẽ được dạy bài Mộc nhân pháp (Muk-
Yan-Chong-Fa). Lúc này anh ta sẽ học cách phóng thích năng lượng của mình vào gã
người gỗ. Một người luyện tập có tốt hay không được nhận thấy thông qua sự di
chuyển và âm thanh mà mộc nhân sinh ra khi bị tấn công.
Copyright © Sifu Scott Baker 2000

16


Khi mà đã thành thạo với việc tập luyện mộc nhân người võ sinh sẽ được học
đến vũ khí của Vĩnh Xuân. Đầu tiên anh ta sẽ học bài lục điểm bán côn (Luk-Dim-
Boon-Kwun/ six and a half point pole). Bài này sẽ giúp anh ta làm tinh tế thêm khả
năng sử dụng nội công của mình bằng cách gắn liền và phóng thích nguồn năng lượng
của mình thông qua cây gậy tới bất cứ nơi nào mà anh đánh đến và sử dụng bảy
nguyên tắc chuyển động của bài tập gậy.
Cuối cùng anh ta sẽ học bài Bát trảm đao (Bart-Chum-Dao/ eight slash sword).
Ở đây anh ta được học cách bộc lộ nguồn năng lượng thông qua một lưỡi gươm ngắn
bằng kim loại trong một thứ tự tám cú chém riêng biệt. Một cái nhìn lướt qua về sáu
giai đoạn trong quá trình tập luyện Vịnh Xuân cho ta thấy mỗi giai đoạn có một mục
đích riêng cho việc luyện tập về năng lượng. Cũng giống như Thái Cực Quyền và các
môn võ tập về nội công khác, Vĩnh Xuân được thiết kế với mục đích tạo ra một sự
tiến bộ về kỹ năng sử dụng khí cho người tập luyện.

1. Sự đảm nhận về kỹ năng sử dụng năng lượng
Lịch sử của của môn võ Vĩnh Xuân chỉ rõ ràng ở một số điểm: Vĩnh Xuân được
phát triển từ hệ thống kung fu Thiếu Lâm. Do nó bắt nguồn từ hệ thống kung fu Thiếu
Lâm cho nên chứa đựng rất nhiều tinh hoa của Thiếu Lâm. Bài quyền đầu tiên của
Vĩnh Xuân (Tiểu Niệm Đầu) chứa đựng một bài tập về nội công cao cấp được lấy ra
từ những bài tập hay nhất của chùa Thiếu Lâm. Cho nên, để học được những bài tập
về nội công của Vĩnh Xuân bạn phải có một trình độ từ trung đến cao cấp về nội công.
Một người mới tập thường thấy các bài tập nội công của Vĩnh Xuân rất khó, họ cần
phải học thêm những bài tập về nội công cơ bản và làm chủ được nguồn năng lượng
của họ trước khi tập các bài tập khó hơn trong Vĩnh Xuân. Đó là lý do tại sao chúng
tôi nói rằng: có một sự đảm nhận về kỹ năng sử dụng năng lượng trong Vĩnh Xuân.
Có khá nhiều câu chuyện tồn tại xung quanh sự phát triển của Vịnh Xuân kung
fu. Trong đó câu chuyện tôi thích nhất là: Chính quyền phong kiến thời đó bị đe dọa
bởi khả năng chiến đấu của các nhà sư Thiếu Lâm, những người bất đồng chính kiến
với triều đình. Nhà cầm quyền bèn lên một kế hoạch tấn công vào chùa nhằm quét
sạch các nhà sư có tư tưởng chính trị đối lập. Các nhà sư biết được tin này và cảm
thấy họ cần phải phát triển một hệ thống kỹ thuật chiến đấu mới mà các nhà sư thiếu
kinh nghiệm chiến đấu có thể học hỏi thật nhanh và đạt được một trình độ đủ để có
thể bảo vệ chùa. Một phiên bản của đoạn sau câu chuyện nói rằng: 5 vị sư phụ của
chùa bao gồm cả Ngũ Mai- người được công nhận chính thức là sáng lập ra môn võ
Vĩnh Xuân- gặp nhau ở trong một căn phòng tên là phòng Vĩnh Xuân để bàn về việc
tạo dựng hệ thống kỹ thuật này. Kết thúc buổi gặp mặt 5 vị sư phụ quyết định tạo
dựng hệ thống kỹ thuật Vĩnh Xuân, nhưng trước khi họ có thể dạy lại môn võ này
Copyright © Sifu Scott Baker 2000

17


trong chùa thì đã bị triều đình truy quét. Và Ngũ Mai là người may mắn sống sót nên
đã hoàn thiện môn võ này và truyền lại cho thế hệ sau. Một câu chuyện khác thì

không đồng ý và cho rằng mọi công lao đều thuộc về Ngũ Mai. Dù với giả định nào đi
nữa thì ta cũng có thể thấy rằng những kỹ
thuật tốt nhất hoặc cao cấp nhất của Thiếu
Lâm đều nằm trong Vĩnh Xuân. Hiểu được
điều này ta sẽ thấy tại sao các bài tập nội
công Vĩnh Xuân đều là các bài tập cao cấp.
Bởi vì Vĩnh Xuân là một sự kết hợp
của các kỹ thuật cao cấp và hiệu quả nhất từ
Thiếu Lâm cho nên có một sự ngầm hiểu
rằng những người đang tập nội công Vĩnh
Xuân đã có một sự hiểu biết cơ bản về cách
xây dựng và điều khiển nguồn năng lượng
khí. Một điểm quan trọng khác về sự bắt đầu
của môn võ Vĩnh Xuân là mỗi câu chuyện
đều đồng ý rằng hầu hết sự phát triển của
môn võ là do một người phụ nữ thiết kế ra để
đánh bại những người đàn ông khỏe mạnh và
có võ nghệ. Đối với một người phụ nữ, để
thành công trong chuyện này chắc chắn cô ta
cần phải học những kỹ năng về nội công.
Khi tôi ở Trung Quốc, tôi đã có dịp được thử sức với 6 vị sư phụ của môn võ
Thái Cực Quyền và các môn phái khác. Tôi rất thích những sự trao đổi thân thiện như
thế này. Hai trong số sáu vị sư phụ này là phụ nữ. Và đặc biệt một người có kỹ năng
rất điêu luyện. Với những vị sư phụ khác (trừ hai vị sư phụ lớn tuổi) tôi thấy rằng
mình có thể làm mất thăng bằng họ và kiểm soát được ở một mức độ nào đó, tuy
nhiên với cô này thì lại là một ngoại lệ. Tôi to con và khỏe hơn cô ta rất nhiều. Nhưng
tôi cảm thấy cực kỳ khó để phá vỡ thế cân bằng của cô ấy để tôi có thể nhấc bổng cô
ta lên và quăng đi chỗ khác. Tôi đã tiếp cận được gần đến mục tiêu rất nhiều lần
nhưng lần nào cô ấy cũng đủ tài tình để thoát ra được vào phút chót. Cô ấy cũng
không thể đánh bật được tôi nhưng những kỹ năng cô ấy sử dụng để vô hiệu hóa mọi

nỗ lực của tôi thì thật là ấn tượng. Khi nói Vịnh Xuân tôi thường nói với các võ sinh
của mình khi được hỏi: “Liệu một động tác di chuyển vậy đã đúng chưa?” là: “Nếu
một người phụ nữ không sử dụng được chúng, thì đó không phải là Vĩnh Xuân.”

Sư ph


Baker trong tư th
ế

truy

n th

ng c

a
Vĩnh Xuân nẳm 29 tuổi
Copyright © Sifu Scott Baker 2000

18


2. Nội công Vĩnh Xuân: những bài tập luyện cao cấp
Mọi thứ thuộc về Vĩnh Xuân đều là cao cấp. Thậm chí là cả (sun pucnh) cũng
là một cú đấm cao cấp. Bạn có thể học những động tác này trong một ngày. Nhưng để
có một sức mạnh thực sự với nó, bạn sẽ phải mất hàng tháng trời để tập luyện. Đó là
tính chất của một kỹ năng cao cấp. Một kỹ năng cơ bản là những thứ có thể dễ dàng
học và nhanh chóng được sử dụng. Một cú đấm cơ bản của Karate có thể được học
trong một ngày và nếu bạn sử dụng nó để đánh ai trong buổi tối hôm đó cũng có thể

gây ra được một số chấn thương đáng kể. Cứ cho là anh ta không có được sức mạnh
như những người tập luyện lâu năm, nhưng nó là một kỹ năng đơn giản và cơ bản mà
anh ta sẽ thấy không có gì có khăn để sử dụng đúng nó sau khi học. Với cú đấm trong
Vĩnh Xuân thì không dễ để đạt được điều này. Để đánh đúng và có lực người võ sinh
phải cần rất nhiều thời gian để tập luyện. Và điều này cũng đúng với tất cả các kỹ
năng khác trong môn võ này. Cho nên ta có thể kết luận rằng: Vĩnh Xuân là một hệ
thống chiến đấu cao cấp, và tất nhiên không có một kỹ thuật nào là cơ bản cả. Với nội
công cũng thế, các bài tập đều khá cao cấp, và không có một bài tập nào cho người
chưa biết gì môn võ này.
Theo suy nghĩ của tôi thì lý do là Vĩnh Xuân chứa đựng hầu hết các kỹ thuật
chiến đấu cao cấp của Thiếu Lâm. Và họ đã bỏ hết các kỹ thuật cơ bản bởi hai lý do:
một là các nhà sư đã được tập luyện các kỹ năng cơ bản, hai là vì mục đích muốn đẩy
nhanh quá trình tập luyện để các nhà sư có thể bảo vệ chùa.
Trong Vĩnh Xuân, đối với người chưa có kinh nghiệm thì việc tập các bài tập
cơ bản về năng lượng- khí - sẽ có lợi cho họ và chuẩn bị cho họ một nền tảng để có
thể thử sức với những bài tập kinh điển của nội công Vĩnh Xuân. Khi mới dạy một võ
sinh mới, tôi thường bắt đầu với họ bài: Bát Đoạn Cầm (the 8 pieces of Brocade). Đây
là một bài với những động tác đơn giản kết hợp với hơi thở mà tôi thấy rằng nó là một
sự giới thiệu tuyệt với về khí cho người mới tập. Bát Đoạn Cầm là một bài tập về nội
công phổ biến và được rất nhiều môn võ ở Trung Quốc sử dụng. Tôi cũng dạy họ
những thế tấn cơ bản để giúp họ bước đầu xây dựng nền tảng nội công và chú ý cảm
nhận những đặc tính của khí. Một khi họ đạt được những hiệu quả nhất định với các
bài tập cơ bản này, tôi mới dạy cho họ những bài tập cao cấp hơn về nội công của
Vĩnh Xuân.



Copyright © Sifu Scott Baker 2000

19



CHƯƠNG 4: BẮT ĐẦU VỚI BỘ RỄ

Kỹ năng thiết yếu đầu tiên về nội công cần phải được phát triển là kỹ năng về bộ rễ
của năng lượng. Có rất nhiều thứ ảnh hưởng đến độ sâu của bộ rễ này: Tấn pháp, mức
độ thả lỏng của cơ thể và đầu óc, và khả năng chủ định lắng nguồn năng lượng của
mình sâu xuống đất. Bộ rễ năng lượng về cơ bản cũng giống như cấu trúc của một bộ
rễ cây. Bạn phát triển nó thông qua việc học cách lắng năng lượng của bạn xuống đất
cũng giống như việc cái cây bám chặt rễ của nó xuống đất. Khi làm tốt điều này người
võ sinh sẽ cảm thấy thật nặng và chắc chắn đối với ai đó nếu họ cố gắng làm anh ta di
chuyển.
Kỹ năng này có thể được kiểm tra thông qua một số bài tập đơn giản để xác
định được bộ rễ năng lượng của anh ta bám sâu đến đâu. Càng nắm chắc những kỹ
năng về nội công bộ rễ năng lượng của anh ta càng bám sâu. Một trong những bài tập
đầu tiên có thể sử dụng để kiểm tra và tập luyện kỹ năng này là: người võ sinh quỳ
trên mặt đất. Vị sư phụ đứng trước mặt và đặt hai tay lên vai của anh ta. Người võ
sinh sau đó đặt bàn tay của anh ta nhẹ nhàng dưới cùi chỏ của sư phụ. Trong tư thế
này, người võ sinh phải thả lỏng và bám rễ vào mặt đất. Sau đó vị sư phụ sẽ cố gắng
đẩy người võ sinh về phía sau. Nếu anh ta bám rễ đúng cách, người sư phụ sẽ không
thể đẩy anh ta được.

Một lần tôi được yêu cầu để thể hiện kỹ năng này bởi một người bạn trong một
buổi tiệc nhỏ ngoài trời. Anh ta bị những người bạn thách đẩy ngã được tôi khi tôi
Copyright © Sifu Scott Baker 2000

20


đang quỳ gối trước mặt anh ta. Anh ta nặng ít nhất là gấp đôi tôi và một cách tự nhiên,

anh ta đã nhận lời. Rồi anh ta bắt đầu đẩy và đẩy Anh ta cố gắng hết sức đến nỗi
chân hằn một khúc xuống mặt đất. Anh ta thử lại 3-4 lần nữa với mức độ quyết tâm
cao hơn. Cuối cùng anh ta đành bỏ cuộc và thất vọng vì sau nhiều phút cố gắng đẩy
ngã tôi không thành. Tôi bèn đứng dậy và đẩy anh ta văng ra xa. Một cách tự nhiên
anh ta trở nên ngượng ngùng, lúng túng và hỏi: làm thế nào tôi có thể làm được điều
đó, làm sao mà một người với kích thước như tôi lại có thể có được một sức mạnh
như vậy? Tôi đã cố gắng giải thích cho anh ta rằng đó không phải là sức mạnh cơ bắp
mà đó là nội công. Cuối cùng một người bạn của tôi nói rằng tôi tập luyện kung fu, và
có vẻ như điều giải thích này mới tạm làm hài lòng anh ta.
Nếu người quỳ gối không biết cách làm thế nào để sử dụng rễ năng lượng nhằm
chống lại lực đẩy, anh ta thường cố gắng chống lại cú đẩy bằng cách nghiêng người
về phía trước, và nếu làm như thế sẽ làm tổn hại đến phần lưng của anh ta. Khi một
người đã thành thạo với bài tập này thì ba hoặc nhiều người nữa có thể xếp hàng đứng
đằng sau người đẩy thứ nhất, người này đẩy vào lưng người kia, nhưng vẫn không thể
nào xô ngã được anh ta. Một bài kiểm tra được Sư phụ Tam sử dụng để đánh giá võ
sinh của ông là bài: kéo chân trong khi đứng tấn kìm dương. Và người võ sinh phải
chịu được lực kéo của bốn người đàn ông trong vòng khoảng một phút là một điều rất
khó.


Một bài kiểm tra khác là người võ sinh đứng tấn trước và đưa hai cánh tay lên
phía trước như trong hình.Một người khác sẽ đặt bàn tay của mình lên cổ tay của
người võ sinh và cố gẳng đẩy anh ta về phía sau.
Copyright © Sifu Scott Baker 2000

21



Nếu người võ sinh có một bộ rễ năng lượng tốt thì anh ta sẽ cảm thấy vững chãi

như một thân cây. Cánh tay thường sẽ di chuyển nếu lực của người đẩy không ổn định
về hướng nhưng vị trí đứng tấn sẽ không bị di chuyển một tấc. Bài kiểm tra thứ ba
cũng là một bài khá khó: bài “thế tấn nặng ngàn cân”. Người võ sinh sẽ đứng tấn kỵ
mã (wide horse stance) và mở rộng hai cánh tay ra hai bên. Hai người khác đứng hai
bên người võ sinh, đặt tay của mình phía dưới cánh tay người võ sinh và cố gắng nâng
anh ta lên. Cùng với việc bị hai người cố gắng nâng mình lên, người võ sinh có thể
lắng bộ rễ năng lượng của mình bám sâu hơn, và nếu anh ta đủ tài tình anh ta sẽ khiến
cho hai người kia đánh mất sức mạnh của họ và buộc họ phải buông ra hoặc sẽ bị sụp
xuống.


1. Bốn bài tập về tấn pháp
Tư thế đứng tấn trong bài Tiểu Niệm Đầu là một trong những bài tập căn bản
để nâng cao sức bền và sức mạnh của đôi chân và bắt đầu quá trình phát triển bộ rễ
năng lượng của mình. Người võ sinh mới đầu có thể chỉ đứng được khoảng 10 phút,
Copyright © Sifu Scott Baker 2000

22


nhưng từ từ anh ta có thể đứng đến một tiếng sau một
thời gian tập luyện khoảng sáu tháng. Mục tiêu của
của thế tấn này là xây dựng một sức bền và sức mạnh
đáng kể cho đôi chân, và khiến cho khí tụ xuống chân
khi người võ sinh học được cách thả lỏng trong khi
đứng Nhị tự kìm dương mã, và lắng nguồn khí của
anh ta đi xuống đất thông qua đôi chân. Hơn thế nữa,
thế tấn này còn tạo cho người võ sinh một tư thế
chuẩn cho việc phát triển bộ rễ năng lượng và với
việc luyện tập thường xuyên sẽ làm mạnh lên những

bó cơ quan trọng. Nhờ vậy nó tạo cho người võ sinh
một bệ phóng vững chắc để từ đó những kỹ thuật
khác của Vịnh Xuân có thể được khai triển với những
lực ghê gớm.
Không phải ngẫu nhiên mà bài quyền đầu tiên của Vịnh Xuân lại có một thế tấn
tĩnh tại như thế. Nếu nhìn từ phương diện phát triện nội lực thì điều này rất dễ hiểu.
Thế tấn kìm dương trong bài Tiểu Niệm Đầu là bài tập bí quyết để phát triển kỹ năng
về bộ rễ năng lượng. Nếu một thế tấn không thoải mái thì anh ta có thể tạo được một
kết quả đáng so sánh khác bằng cách đứng một cách tự nhiên với hai chân dang rộng
bằng vai, đầu gối hơi nghiêng, cổ và lưng thẳng, hai tay để hai bên và thả lỏng (như
hình trên) . Bí quyết là thả lỏng ở bất cứ thế tấn nào bạn đứng. Bí quyết tiếp theo là
đứng tĩnh lặng và vững chãi như một cây cổ thụ. Chỉ đứng và cảm nhận những cảm
giác mà mình đang có. Đừng cố gắng làm điều gì khác ngoại trừ thả lỏng và nhìn vào
những cảm giác hiện tại của bản thân. Sự “nhìn” hay chú ý này là bắt đầu cho việc tập
luyện kỹ năng hiện diện của bộ não. Với người mới tập, tốt nhất nên bắt đầu với bài
tập khoảng 10 phút và từ từ tăng dần khoảng thời gian đứng tấn lên một tiếng sau một
thời gian tập luyện chừng sáu tháng. Một số có thể tăng tiến nhanh hơn hoặc chậm
hơn tùy vào cơ địa, nỗ lực và sự kỷ luật trong tập luyện. Không nên để bị đau với bài
tập này. Thông thường việc bị đau là kết quả của một tư thế, thế tấn sai hoặc là một
chấn thương cũ tái phát khi tập luyện.
Cùng với việc phát triển trong bài tập tấn, sự chú ý của bạn sẽ hướng đến bàn
tay và bàn chân. Đây là những nơi mà năng lượng sẽ đổ vào khi bạn thả lỏng và trao
quyền kiểm soát cho trọng lực. Năng lượng sẽ lắng xuống một cách tự nhiên. Một khi
bạn có thể nhìn thấy được những cảm nhận này bạn có thể bắt đầu chủ tâm tạo ra một
cảm giác tượng tự: lắng năng lượng của bạn xuống đất thông qua bàn chân. Một hình
ảnh thường giúp ích cho sự chủ đích lắng đọng bộ rễ xuống là tưởng tượng bạn đang

Bài t

p t


n pháp th


1

Copyright © Sifu Scott Baker 2000

23


đứng trên hai cái cây gậy cao 20 feet~ 6 m. Bằng cách tưởng tượng như vậy, một cách
tự nhiên bạn sẽ chủ đích đưa cảm giác của bạn xuống phía dưới cây 20 feet- nơi bạn
tưởng tượng là mặt đất. Một hình ảnh khác cũng có thể hữu dụng là tưởng tượng cơ
thể bạn bị chôn xuống mặt đất tận eo. Hình ảnh thứ ba là tạo ra một vùng chân không
nằm phía dưới mặt đất nơi bạn đứng nhiều feet. Một cảm giác về chân không có thể
đạt được bằng cách chủ đích thả lỏng và cảm nhận vùng đất phía bên dưới đôi chân.
Trạng thái thả lỏng này sẽ mở ra một không gian năng lượng trống cần thiết để hút bộ
rễ năng lượng của bạn xuống đất. Điều này cũng hiệu quả khi bạn di chuyển trạng thái
thả lỏng, vùng không gian mở từ dưới đất lên trên bàn chân, cẳng chân và toàn bộ cơ
thể trong một lan tỏa của làn sóng thư giãn. Hình ảnh bạn tưởng tượng càng chi tiết thì
hiệu ứng mà nó tác động lên nguồn năng lượng và kỹ năng có chủ đích của bạn sẽ
càng lớn và hiệu quả. Bằng cách sử dụng trí tưởng tượng để tạo ra cảm giác bạn đã sử
dụng bán cầu não bên phải. Bán cầu não phải được sử dụng trong các công việc liên
quan đến các kỹ năng về nghệ thuật và vận động trong khi bán cầu não trái làm việc
với các công việc liên quan đến tư duy logic và ngôn ngữ.
Những tư thế khác cũng có thể được sử dụng trong quá trình luyện tấn pháp và
bộ rễ năng lượng của người võ sinh. Mỗi tư thế
sau có mức độ thử thách về khả năng hiện diện và
có chủ đích lớn hơn tư thế trước. Tư thế thứ hai

vẫn sử dụng tấn kìm dương, đưa hai tay ra phía
trước, lòng bàn tay quay vào trong như thể bạn
đang ôm quả bóng rất bự trước bụng. Hình ảnh
tưởng tượng được sử dụng trong tư thế này bao
gồm hình ảnh giúp bạn lắng bộ rễ năng lượng
xuống và một hình ảnh bạn đang ôm một quả
bóng lớn không có trọng lượng. Thực sự quả bóng
này có thể chủ định sử dụng như một quả vùng
không gian thả lỏng- như một vùng chân không-
để hút năng lượng. Quả bóng này được tựa lên
bụng và nằm trong bàn tay và cánh tay của bạn.
Với việc tưởng tượng tượng này, bạn sẽ bắt đầu
cảm thấy quả bóng khiến cho cánh tay của bạn hướng ra bên ngoài, và đây là một hình
thức của sự chủ định. Nhưng bạn cũng phải chủ định lắng bộ rễ năng lượng của mình
sâu xuống đất. Vậy trong cùng một lúc bạn phải chú ý vào cảm giác trống không, thả
lỏng của bộ rễ và cảm giác thả lỏng của quả bóng năng lượng trong tay bạn. Đồng

Bài t

p t

n pháp th


2

Copyright © Sifu Scott Baker 2000

24



thời bạn cũng phải chủ định làm cho bộ rễ năng lượng sâu hơn và chủ định với quả
bóng năng lượng đang tựa lên Đan Điền (dưới rốn khoảng 2cm) của bạn.

Tư thế thứ ba là nâng hai bàn tay lên trước ngực, lòng bàn tay vẫn hướng vào
trong. Ta vẫn sử dụng hình ảnh như trong tư thế trước để luyện khả năng có chủ đích.
Tư thế thứ tư là nâng hai bàn tay lên ngang trán, lòng bàn tay hướng ra ngoài tự
như bạn sắp hất một quả bóng đó đi. Đây là một tư thế đầy thách thức bởi cánh tay
của bạn có xu hướng bị mỏi rất nhanh. Và điều quan trọng trong khi đứng tấn là phải
thả lỏng ở một mức độ sâu và tập trung sự chú ý vào bộ rễ và quả bóng năng lượng
chứ không phải sự đau và mỏi của cánh tay và vai. Bằng cách chủ định đi xuống bộ rễ
và đi ra ngoài bàn tay và quả bóng cùng một lúc, bạn bắt đầu đồng thời phát triển
những năng lực quan trọng về hiện diện và có chủ đích của mình theo những hướng
và con đường khác nhau.
Bám rễ năng lượng là trình độ đầu tiên về nội công. Một khi đã luyện được kỹ
năng này với một mức độ thành thạo nhất định người võ sinh sẽ học cách di chuyển
với bộ rễ này. Bộ rễ tĩnh là một chuyện, nhưng bộ rễ động lại là chuyện khác. Bộ rễ
động bắt bầu từ việc tập luyện với bộ rễ tĩnh, sau đó tinh luyện kỹ năng này cho đến
khi anh ta lắng đọng một cách tự nhiên. Cùng với một bộ pháp tốt và việc tập luyện
Niêm thủ, người võ sinh sẽ học cách duy trì vùng năng lượng chìm này trong khi di
chuyển. Nếu thực hiện đúng bộ rễ động này có thể tạo ra một sự di chuyển cơ thể
nhanh đến mức kinh ngạc.
Một bộ rễ động là rất cần thiết trong chiến đấu. Nếu bạn không thể duy trì
nguồn năng lượng chìm của mình trong khi di chuyển, mọi thứ mà đối thủ của bạn cần
làm là thay đổi vị trí để chiến lấy lợi thế. Chiến đấu là di chuyển; cho nên một bộ rễ
động là cực kỳ cần thiết. Việc học cách đưa năng lượng vào đôi chân và bật ra từ thế
tấn trong khi duy trì sự hiện diện ở phía dưới/phía trước là bí quyết để có thể di
chuyển bộ rễ năng lượng. Việc hiện diện một vùng không gian trống rỗng- chân
không- hướng đến nơi mà bạn cần di chuyển tạo ra một vùng hút năng lượng và kéo
bạn về phía trước thật nhanh. Bài kiểm tra cho kỹ năng này là Niêm thủ.

Người thầy có thể cảm nhận được thời điểm mà bộ rễ bị nâng lên và kiểm tra
người võ sinh với một cú kéo hoặc một cú đẩy vào đúng thời điểm đó để làm mất
thăng bằng anh ta. Nếu bạn thấy mình thường bị mất thăng bằng trong khi tập luyện
Niêm thủ thì bộ rễ động của bạn cần phải tập luyện nhiều hơn. Một cách khác để kiểm
tra bộ rễ động này là rút ngắn khoảng cách giữa hai người tập. Thời điểm rút ngắn
khoảng cách này là điểm then chốt để giành được chiến thắng trong sự trao đổi này và
có một điểm lợi thế rất lớn có thể đạt được nếu bạn xâm nhập bằng cách đặt một

×