Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

QUẢN TRỊ HỌC - GIỚI THIỆU VỀ TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ - TÀI CHÍNH VĨNH LONG pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (160.06 KB, 17 trang )

Quản Trị Học GVHD: Đỗ Yến Nga
PHẦN 1
GIỚI THIỆU VỀ TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ - TÀI CHÍNH
VĨNH LONG
1. Lịch sử hình thành Trường Cao Đẳng Kinh Tế - Tài Chính Vĩnh Long.
Thành lập theo quyết định số: 8343/QĐ-BGD&ĐT-TCCB, ngày 03/08/2004 của Bộ
Trưởng Bộ Giáo Dục Đào Tạo, trên cơ sở nâng cấp trường Trung học Kinh Tế - Tài
Chính Vĩnh Long.
2. Tên trường
Trường có tên gọi bằng tiếng Việt và tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh cụ thể như sau:
- Tên tiếng Việt: TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ- TÀI CHÍNH VĨNH LONG
- Tên tiếng Anh: VĨNH LONG COLLEGE OF ECONOMICS AND FINANCE
( viết tắt: VCEF).
Tên trường bằng tiếng Việt là tên gọi pháp nhân được ghi trong quyết định thành lập
Trường,con dấu, bảng hiệu trường và các văn bảng giấy tờ giao dịch với danh nghĩa
trường.
Tên trường bằng tiếng Anh được sử dụng cho giao dịch hợp tác quốc tế của trường; tên
trường là tài sản quí giá cần phải được trân trọng, bảo vệ và phải không ngừng phát triển
uy tín ra cộng đồng.
3. Sứ mạng và tầm nhìn của trường
3.1.Sứ mạng
Sứ mạng của Trường Cao Đẳng Kinh Tế- Tài Chính Vĩnh Long là đào tạo nguồn nhân lực
đạt chuẩn đầu ra, tổ chức nghiên cứu và thực nghiệm, chuyển giao cung ứng dịch vụ về
lĩnh vực kinh tế và quản lý phục vụ phát triển kinh tế- xã hội khu vực Đồng Bằng Sông
Cửu Long.
3.2.Tầm nhìn của trường
Trang 1
Quản Trị Học GVHD: Đỗ Yến Nga
Đến năm 2020 trở thành trường Đại học đào tạo và nghiên cứu khoa hoc có uy tín trong
nước.
4. Chức năng, nhiệm vụ, quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm của trường


4.1.Chức năng của trường
- Đào tạo và bồi dưỡng cán bộ có trình độ cao đẳng trong lĩnh vực kinh tế- tài chính.
- Thực hiện nhgiên cứu ứng dụng và chuyển giao khoa học- công nghệ phục vụ cho
công tác đào tạo và sản xuất kinh doanh theo các ngành nghề đào tạo.
- Hợp tác trong và ngoài nước trong công tác đào tạo và nghiên cứu ứng dụng khoa học
công nghệ.
4.2.Nhiệm vụ của trường
- Đào tạo nhân lực có phẩm chất chính trị, đao đức tốt, có kiến thức và năng lực thực hành
nghề nghiệp tương xứng với trình độ đào tạo, có sức khỏe, có khả năng thích ứng với việc
làm trong xã hội, tự tạo việc làm cho mình và những người khác, đáp ứng yêu cầu xây
dựng và bảo vệ tổ quốc.
- Tổ chức bồi dưỡng đào tạo cho cán bộ quản lý kinh tế tài chính và công chức nhà nước.
- Phát triển quan hệ với các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước để thực hiênj có hiệu quả
nhiệm vụ đào tạo, bồi dươngx cán bộ và nghiên cứu khoa học.
- Tiến hành nghiên cứu và phát triển công nghệ; kết hợp đào tạo với nghiên cứu khoa học,
dịch vụ khoa học và công nghệ theo qui định của Luật Khoa học và công nghệ, Luật Giáo
dục và các qui định khác của pháp luật.
- Phát hiện và bồi dưỡng nhân tài trong những người học và trong đội ngũ cán bộ giảng
viên của Trường.
- Quản lý giảng viên, cán bộ, nhân viên; xây dựng đội ngũ giảng viên của Trường, cân
đối về cơ cấu trình độ, cơ cấu ngành nghề, cơ cấu tuổi và giới tính.
- Tuyển sinh và quản lý người học.
- Phối hợp với gia đình người học, các tổ chức, cá nhân trong hoạt động giáo dục đào tạo.
- Tổ chức cho giảng viên, cán bộ, nhân viên và người học tham gia các hoạt động xã hội
Trang 2
Quản Trị Học GVHD: Đỗ Yến Nga
phù hợp với ngành nghề đào tạo và nhu cầu của xã hội.
- Quản lý, sử dụng đất đai, trường sở, trang thiết bị và tài chính theo qui định của pháp
luật.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo qui định của pháp luật.

4.3 Quyền hạn và trách nhiệm của trường
Trường Cao Đẳng Kinh Tế – Tài Chính Vĩnh Long được quyền tự chủ và tự chịu
trách nhiệm theo qui định của pháp luật và theo Điều lệ Trường Cao đẳng, cụ thể là:
- Xây dựng và tổ chức thực hiện qui hoạch, kế hoạch phát triển nhà trường phù hợp với
chiến lược phát triển giáo dục và qui hoạch mạng lưới các trường đại học, cao đẳng của
Nhà nước.
- Xây dựng chương trình đào tạo và kế hoạch đào tạo theo ngành học; tổ chức tuyển sinh
theo qui định của Nhà nước, tổ chức các hoạt động đào tạo, công nhận tốt nghiệp, cấp văn
bằng theo qui định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục; hợp tác,
liên kết với các tổ chức kinh tế, giáo dục, văn hóa, thể dục thể thao, y tế, nghiên cứu khoa
học trong nước và nước ngoài nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, gắn đào tạo với việc
làm, phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội.
- Thành lập các tổ chức trực thuộc Trường theo cơ cấu tổ chức đã được phê duyệt; quyết
định bổ nhiệm chức vụ từ cấp khoa, phòng và tương đương trở xuống; quản lý và phân bổ
chỉ tiêu biên chế cho các đơn vị trong Trường theo chỉ tiêu được UBND tỉnh giao hàng
năm; quyết định các vấn đề liên quan đến công tác cán bộ từ ngạch giảng viên, chuyên
viên trở xuống.
- Nghiên cứu các đề tài khoa học công nghệ, thực hiện các dự án, chuyển giao công nghệ
theo kế hoạch cấp trên giao hoặc chủ động hợp tác với các Viện, các trường Đại học, Cao
đẳng, Học viện, các Tổ chức quốc tế, các cơ sở kinh doanh trong và ngoài nước theo qui
định của pháp luật; tổ chức đánh giá, nghiệm thu đề tài nghiên cứu khoa học, dự án, sản
phẩm thử nghiệm cấp Trường và cấp tỉnh, Bộ; xuất bản tập san, các ấn phẩm khoa học, tài
liệu, giáo trình phục vụ cho công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học và phát triển công
nghệ của Trường theo Luật xuất bản và qui định của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo.
Trang 3
Quản Trị Học GVHD: Đỗ Yến Nga
- Hợp tác, liên doanh, nhận tài trợ của các tổ chức, cá nhân; góp vốn bằng tiền, tài sản,
giá trị quyền sở hữu trí tuệ để tiến hành các hoạt động khoa học và công nghệ, dịch vụ,
kinh doanh; sử dụng nguồn thu từ hoạt động kinh tế để đầu tư mở rộng kinh doanh, xây

dựng cơ sở vật chất của nhà trường, chi cho các hoạt động giáo dục và bổ sung nguồn tài
chính cho nhà trường.
- Được Nhà nước giao đất; được thuê đất, vay vốn; được miễn, giảm thuế theo qui định
của Nhà nước.
- Thực hiện dân chủ, bình đẳng, công khai trong việc bố trí và thực hiện các nhiệm vụ đào
tạo, khoa học và công nghệ và hoạt động tài chính.
- Thực hiện chế độ báo cáo cơ quan chủ quản và các cơ quan cấp trên về các hoạt động
của Trường theo qui định hiện hành.
4.4. Trách nhiệm dân sự của Trường
Trường Cao Đẳng Kinh Tế – Tài Chính Vĩnh Long chịu trách nhiệm dân sự theo
qui định của Pháp luật; không để bất kỳ cá nhân hoặc tổ chức nào lợi dụng danh nghĩa và
cơ sở vật chất của Trường để tiến hành các hoạt động trái với qui định của Điều lệ Trường
Cao Đẳng và của qui chế này.
5. Sơ lược về trường.
Trường Cao Đẳng Kinh Tế - Tài Chính Vĩnh Long hiện nay gồm có: 7 phòng ban,
4 khoa, 5 bộ môn, Tổ chức Đảng Cộng Sản Việt Nam, các tổ chức Đoàn thể xã hội, các
trung tâm.
• Trường đào tạo hai trình độ: trung cấp và cao đẳng.
• Hình thức đào tạo: chính qui, liên thông trung cấp - cao đẳng, Vừa làm vừa học,
Liên kết đào tạo đại học.
• Các trường liên kết:
+ Trường đại học Kinh Tế Thành phố Hồ Chí Minh.
+ Trường đại học Bình Dương, Trường đaị học Tài Chính Tỉnh Vân Nam.
+ Trường đại học Cửu Long….
Trang 4
Quản Trị Học GVHD: Đỗ Yến Nga
PHẦN 2
CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA TRƯỜNG , NHIỆM VỤ VÀ
QUYỀN HẠN CỤ THỂ CỦA TỪNG TỔ CHỨC BỘ PHẬN
I.Cơ cấu tổ chức của Trường

Cơ cấu tổ chức của Trường Cao Đẳng Kinh Tế – tài Chính Vĩnh Long:
1.Hiệu trưởng và các Phó hiệu trưởng
2. Hội đồng khoa học và đào tạo và các hội đồng tư vấn khác.
3. Các phòng chức năng gồm:
• Phòng Tổ chức - Hành chính;
• Phòng Quản trị - Thiết bị;
• Phòng Quản lý Đào tạo
• Phòng Chính trị và Công tác Học sinh, sinh viên;
• Phòng Thanh tra Đào tạo;
• Phòng Khảo thí và Đảm bảo chất lượng;
• Phòng Quản lý Khoa học và Hợp tác;
• Phòng Tài chính – Kế toán.
4. Các khoa và Bộ môn trực thuộc trường gồm:
• Khoa Kế toán;
• Khoa Tài chính;
• Khoa Quản trị;.
• Khoa Toán – Tin học;
• Bộ môn ngoại ngữ;
• Bộ môn Khoa học Mác – Lê Nin;
• Bộ môn Luật;
• Bộ môn Giáo dục thể chất.
5.Các trung tâm thuộc trường gồm :
• Trung tâm Ngoại ngữ – Tin học;
• Trung tâm tư vấn Tài chính - Kế toán và Du học;
Trang 5
Quản Trị Học GVHD: Đỗ Yến Nga
• Trung tâm Hỗ trợ sinh viên, học sinh;
• Trung tâm Đánh giá và Kiểm định chất lượng giáo dục (khi có đủ điều kiện thì thành
lập).
6. Các tổ chức nghiên cứu và phát triển, các cơ sở phục vụ đào tạo và nghiên

cứu khoa học:
Khi đủ điều kiện sẽ xin phép cơ quan có thẩm quyền để thành lập.
7. Đảng bộ cơ sở Trường Cao đẳng Kinh tế – Tài chính Vĩnh Long.
8. Các đoàn thể và tổ chức xã hội gồm: Công đoàn cơ sở, Đoàn Thanh niên Cộng
sản Hồ Chí Minh cơ sở , Hội cựu chiến binh, Hội Khuyến học, Hội sinh viên học sinh
II. Mô hình cơ cấu tổ chức của trường Cao Đẳng Kinh Tế- Tài Chính Vĩnh Long.
Trang 6
Hội đồng
trường
Hội đồng khoa
học và nghên cứu
Ban giám hiệu
Phòng ban
Tổ chức Đảng
cộng sản Việt
Nam
Tổ chức
Đoàn thể và
xã hội
Trung tâmKhoa
Tổ chức
hành chính
Quản lý đào
tạo
Quản trị
thuyết bị
Chính trị và
công tác HSSV
Thanh tra đào
tạo

khảo thí và
đảm bảo chất
lượng
quản lý khoa
học và hợp tác
Tài chính-kế
toán
Kế toán
Luật
Tài chính
Quản trị
Khoa học
Mac-Lênin
Toán - tin
Bộ môn
Ngoại ngữ
Giáo dục
thể chất và
quốc phòng
Ngoại ngữ- Tin
học
Tư vấn tài chính
- kế toán và du
lịch
Quản Trị Học GVHD: Đỗ Yến Nga
III.Nhiệm vụ của từng tổ chức
1. Ban Giám Hiệu
1.1. Nhiệm vụ của Hiệu Trưởng
Chịu trách nhiệm trước Chủ Tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long, Bộ Giáo Dục và Đào
tạo về toàn bộ hoạt động của nhà trường.

Trực tiếp phụ trách các lĩnh vực:
- Công tác tổ chức cán bộ, xây dựng bộ máy, phát triển đội ngũ giảng viên, cán bộ quản
lý; công tác thi dua khen thưởng, kỷ luật.
- Công tác tài chính kế toán, xây dựng cơ sở vật chất.
- Phụ trách công tác liên kết đào tạo đại học.
- Phụ trách cong tác quản lý, cấp phát văn bằng, chứng chỉ đào tạo.
- Công tác thanh tra đào tạo, Khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục.
- Phụ trách các ban:
+ Ban chỉ đạo cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
+ Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
+ Ban phổ biến giáo dục, pháp luật.
+ Ban chỉ đạo thực hiện Qui chế dân chủ và xây dựng nếp sống văn minh.
- Phụ trách các đơn vị:
+ Phòng Tổ chức hành chính.
+ Phòng Tài chính - Kế toán.
+ Phòng Thanh tra đào tạo.
+ Phòng Khảo thí và Đảm bảo chất lượng giáo dục.
- Chỉ đạo Phòng, Khoa, Bộ môn về các vấn đề có liên quan trong lĩnh vực phụ trách.
1.2 Nhiệm vụ của Hiệu Phó
Trang 7
Quản Trị Học GVHD: Đỗ Yến Nga
Phụ trách công tác Đào tạo và Nghiên cứu khoa học, chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng
về các hoạt động thuộc lĩnh vực được Hiệu trưởng giao.
Trực tiếp phụ trách:
- Công tác đào tạo:
+ Chỉ đạo xây dựng và phát triển chương trình đào tạo các bậc Cao đẳng, Trung cấp, Liên
thông cao đẳng.
+ Chỉ đạo thực hiện mục tiêu, chương trình đào tạo, các qui chế đào tạo bậc Cao đẳng,
Trung cấp, Liên thông cao đẳng.
+ Chỉ đạo giải pháp đổi mới, nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập.

+ Tổ chức thực hiện các qui chế rèn luyện sinh viên, học sinh, công tác thi đua, khen
thưởng, kỉ luật khối học sinh, sinh viên.
- Phụ trach scông tác liên két đào tạo bậc cao đẳng, traung cấp.
- Phụ trách công tác Nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế.
- Phụ trách các đơn vị:
+ Trung tâm hỗ trợ sinh viên, học sinh.
+ Trung tâm tư vấn tài chính.
+ Phòng quản lý đào tạo.
+ Phòng quản lý khoa học và hợp tác.
+ Phòng Chính trị và công tác học sinh sinh viên.
- Chỉ đạo các Phòng , Khoa, Bộ môn về các vấn đề có liên quan lĩnh vưc phụ trách.
- Thực hiện nhiệm vụ các hội đồng, các công tác khác theo quyết định phân công của
Hiệu Trưởng.
2. Nhiệm vụ các phòng
2.1.Phòng Tổ chức - Hành Chính
- Tham mưu cho Hiệu trưởng công tác tổ chức cán bộ. Thực hiện kế hoạch nhân sự, quản
Trang 8
Quản Trị Học GVHD: Đỗ Yến Nga
lý và đào tạo bồi dưỡng cán bộ, giảng viên, nhân viên.
- Tổ chức thực hiện chính sách, chế độ đối với nhà giáo, cán bộ, nhân viên; công tác bảo
vệ nội bộ, thi đua khen thưởng và kỷ luật.
- Tổ chức thực hiện công tác hành chính tổng hợp, văn thư, lưu trữ, lễ tân, đối ngoại;
- Tham mưu giúp Hiệu trưởng công tác kiểm tra thực hiện kế hoạch công tác của Trường
theo chức năng, nhiệm vụ thuộc thẩm quyền.
- Tổ chức quản lý và sử dụng các loại tài sản: đất đai, nhà làm việc, phòng học, các cơ sở
thí nghiệm, thực hành, nhà công vụ, nhà ăn, bãi giữ xe và ký túc xá sinh viên…
- Quản lý và thực hiện các hoạt động hậu cần phục vụ cho làm việc, giảng dạy, học tập;
an toàn lao động, phòng chống cháy nổ, y tế, vệ sinh môi trường; bảo vệ trật tự, an toàn
trong Nhà trường.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Hiệu trưởng giao.

2.2 Phòng Quản trị – thiết bị :
- Lập kế hoạch mua sắm, quản lý, bảo dưỡng, sửa chữa tài sản, thay thế các loại tài sản,
trang thiết bị, hệ thống đường điện, nước, điện thoại, âm thanh, ánh sáng … , các công
trình kiến trúc trong Nhà trường.
- Lập sơ đồ hướng dẫn trong khuôn viên nhà trường (Khu làm việc, giảng đường, phòng
học, nhà nghỉ, ký túc xá … )
- Lập hồ sơ lưu trữ quản lý hệ thống các công trình kiến trúc, thiết bị truyền dẫn, hệ thống
cây xanh, cây cảnh trong nhà trường.
- Trang trí, chuẩn bị các điều kiện về cơ sở vật chất phục vụ các hội nghị, hội thảo, khai
giảng, tổng kết … trong nhà trường.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Hiệu trưởng giao.
2.3. Phòng Đào tạo và Quản lý sinh viên, học sinh :
- Xây dựng mục tiêu, chương trình, kế hoạch đào tạo, kế hoạch tuyển sinh, tốt nghiệp,
quản lý cấp phát văn bằng tốt nghiệp cho các bậc học từ trung cấp chuyên nghiệp đến Cao
đẳng và các loại chứng chỉ đào tạo, bồi dưỡng của trường.
- Khai thác nguồn tuyển sinh cho nhà trường.
- Phối hợp với các khoa, bộ môn tổ chức thực hiện và quản lý quá trình đào tạo bậc học
từ trung cấp chuyên nghiệp đến Cao đẳng.
Trang 9
Quản Trị Học GVHD: Đỗ Yến Nga
- Quản lý các khoá nhà trường liên kết đào tạo với các trường khác.
- Thực hiện công tác giáo vụ.
- Thực hiện công tác thống kê đào tạo; xử lý thông tin, làm các báo cáo định kỳ theo qui
định của cơ quan cấp trên và của Hiệu Trưởng.
- Thực hiện công tác quản lý sinh viên học sinh, giáo dục chính trị tư tưởng, theo dõi,
giúp đỡ sinh viên, học sinh hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, lao động và
những hoạt động khác ngoài giờ học, quản lý sinh viên học sinh nội trú, ngoại trú.
- Đề xuất thực hiện các chính sách, chế độ đãi ngộ, khen thưởng và kỷ luật sinh viên, học
sinh; chủ động phối hợp các khoa, bộ môn chỉ đạo công tác giáo viên chủ nhiệm lớp,
công tác thi đua, khen thưởng và xử lý vi phạm trong hoạt động đào tạo.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Hiệu trưởng giao.
2.4. Phòng Quản lý khoa học và hợp tác
- Xây dựng kế hoạch, quản lý công tác nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ;
quản lý các dự án, thử nghiệm.
- Tổ chức quản lý và thực hiện công tác hợp tác với các cá nhân, tổ chức trong và ngoài
nước nhằm phục vụ cho mục tiêu đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ,
bồi dưỡng nhân tài, tìm nguồn lực hỗ trợ từ bên ngoài để góp phần phát triển nhà trường.
- Chủ trì và phối hợp với các phòng, khoa, bộ môn quản lý công tác nghiên cứu khoa học
của giảng viên, tổ chức thực hiện biên soạn giáo trình, tài liệu khoa học, tổ chức in ấn,
phát hành, sử dụng tài liệu, quản lý thư viện – tư liệu.
- Tổ chức và quản lý các khoá bồi dưỡng ngắn hạn do Hiệu trưởng giao.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Hiệu trưởng giao.
2.5.Phòng Thanh tra Đào tạo
- Tham mưu cho Hiệu trưởng công tác thanh tra việc thực hiện chính sách và pháp luật về
giáo dục trong nhà trường.
- Thực hiện kế hoạch công tác thanh tra qui chế đào tạo, qui chế tuyển sinh, thi cử, cấp
văn bằng, chứng chỉ, qui định về giáo trình và điều kiện cần thiết đảm bảo chất lượng đào
tạo.
- Thực hiện nhiệm vụ tiếp công dân, giải quyết các khiếu nại, tố cáo thuộc lĩnh vực giáo
dục trong nhà trường theo qui định của pháp luật.
Trang 10
Quản Trị Học GVHD: Đỗ Yến Nga
- Đề xuất các biện pháp và thực hiện nhiệm vụ phòng ngừa, đấu tranh chống tham nhũng
trong lĩnh vực giáo dục theo qui định của pháp luật.
- Báo cáo tổng kết kinh nghiệm thực tiễn về công tác thanh tra; kiến nghị các biện pháp
thi hành pháp luật về giáo dục trong nhà trường.
2.6.Phòng Tài chính – kế toán
- Tham mưu cho Hiệu trưởng công tác quản lý tài chính và tài sản của nhà trường;
- Lập kế hoạch thu – chi hàng tháng, quí, năm của trường; Thực hiện các khoản thu, chi
thường xuyên và không thường xuyên nhằm đảm bảo hoạt động và phát triển cuả trường;

- Lập quyết toán hàng quí, hàng năm theo đúng qui định chế độ kế toán - tài chính của
nhà nước và theo qui chế chi tiêu nội bộ của Nhà trường.
- Tổ chức kiểm tra các khoản thu và việc chi tiêu các khoản tiền vốn, sử dụng vật tư, thiết
bị và tài sản của trường tại các bộ phận trong trường; tổ chức định kỳ kiểm kê, đánh giá
tài sản, trang thiết bị kỹ thuật để quản lý theo qui định Nhà nước.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Hiệu trưởng giao.
3.Các khoa, bộ môn trực thuộc trường
Có các nhiệm vụ sau đây:
- Quản lý giảng viên, nhân viên thuộc khoa theo phân cấp của Hiệu trưởng, hàng năm
phối hợp với phòng Tổ chức xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch tuyển
dụng, đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, giảng viên,
nhân viên thuộc khoa.
- Xây dựng kế hoạch, nội dung, chương trình tập thuấn, bồi dưỡng ngắn hạn về chuyên
môn nghiệp vụ nâng cao cho cán bộ quản lý kinh tế – tài chính.
- Tổ chức thực hiện quá trình đào tạo, kế hoạch giảng dạy và các hoạt động giáo dục khác
theo chương trình, kế hoạch giảng dạy chung của nhà trường .
- Tổ chức các hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ; tham gia khai thác dự án hợp
tác với các tổ chức khoa học và công nghệ, cơ sở sản xuất kinh doanh, gắn đào tạo và
nghiên cứu khoa học với đời sống xã hội;
- Thực hiện biên soạn chương trình, giáo trình môn học, tài liệu giảng dạy các học phần,
môn học do khoa quản lý và do Hiệu trưởng giao.
- Chủ động phối hợp với các phòng, khoa, bộ môn có liên quan để thực hiện công tác giáo
Trang 11
Quản Trị Học GVHD: Đỗ Yến Nga
dục sinh viên học sinh thuộc các chuyên ngành do khoa quản lý .
- Chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng về chất lượng giảng dạy của các tổ bộ môn thuộc
khoa.
- Quản lý, sử dụng các trang thiết bị, phương tiện giảng dạy, đề xuất kế hoạch bổ sung tài
sản, thiết bị phục vụ giảng dạy và nghiên cứu khoa học.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Hiệu trưởng giao.

4.Các tổ bộ môn thuộc khoa
- Chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng về nội dung, chất lượng, tiến độ giảng dạy các học
phần, môn học thuộc tổ bộ môn quản lý trong chương trình, kế hoạch đào tạo chung của
trường, của khoa.
- Triển khai thực hiện kế hoạch giảng dạy, các hoạt động nghiên cứu khoa học và công
nghệ.
- Biên soạn chương trình, giáo trình tài liệu giảng dạy các học phần, môn học, tổ chức
nghiên cứu cải tiến phương pháp giảng dạy, học tập;
- Triển khai ứng dụng khoa học và công nghệ nhằm nâng cao chất lượng đào tạo và
nghiên cứu khoa học.
- Hàng năm (năm học) đánh giá việc thực hiện mục tiêu, nội dung chương trình giảng dạy
các học phần, môn học; đề xuất kiến nghị các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo của
môn học, chuyên ngành học.
5.Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học:
5.1 Ngoại ngữ :
• Đào tạo và cấp chứng chỉ các trình độ A,B,C tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Đức,
tiếng Trung … theo qui định của Bộ Giáo dục và Đào tạo cho người học.
• Đào tạo chuyên đề tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Đức, tiếng Trung … theo yêu cầu
người học (dịch vụ).
• Học tập, trao đổi giáo viên là người nước ngoài tham gia giảng dạy các lớp của
trung tâm.
• Nghiên cứu và áp dụng các phương pháp giảng dạy để nâng cao chất lượng dạy
và học.
Trang 12
Quản Trị Học GVHD: Đỗ Yến Nga
• Quản lý tài sản, trang thiết bị của trung tâm hiệu quả, đúng qui định.
5.2 Tin học :
• Đào tạo và cấp chứng chỉ A, B, C tin học ứng dụng, theo qui định của Bộ Giáo
dục và Đào tạo cho người học.
• Đào tạo chuyên đề về tin học theo yêu cầu của người học (dịch vụ).

• Nghiên cứu và áp dụng các phương pháp giảng dạy, rèn luyện kỹ năng thực hành
cho người học.
• Khai thác và ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý tại trường.
• Thiết kế các phần mềm quản lý, thiết kế Website cho các cơ quan, đơn vị có yêu
cầu (dịch vụ).
• Quản lý tài sản, trang thiết bị của trung tâm hiệu quả, đúng qui định.
5.3 Quản lý và sử dụng lệ phí: theo qui chế chi tiêu nội bộ của trường.
6.Trung tâm tư vấn Tài chính - Kế toán và Du học :
6.1 Tư vấn Tài chính – Kế toán
• Tư vấn về nghiệp vụ tài chính, kế toán
• Hướng dẫn mở sổ sách kế toán, lập các báo cáo quyết toán tài chính.
• Tư vấn xây dựng các đề án, phương án sản xuất kinh doanh.
• Hướng dẫn các vấn đề có liên quan về thuế;
6.2 Tư vấn du học
• Giới thiệu các chương trình du học.
• Hướng dẫn các thủ tục xuất nhập cảnh theo qui định của pháp luật hai nước.
• Sau khi nhập học, Trường thường xuyên cung cấp thông tin về người học cho
phụ huynh
6.3 Quản lý và sử dụng lệ phí: theo qui định đơn vị hoạt động dịch vụ.
7. Trung tâm hỗ trợ sinh viên, học sinh
- Xây dựng nội dung chương trình tư vấn, hỗ trợ sinh viên – học sinh trong học tập và rèn
luyện
- Tư vấn, hỗ trợ về hướng nghiệp và các vấn đề tâm lý xã hội giúp sinh viên – học sinh
khắc phục khó khăn, vướng mắc trong quá trình học tập, rèn luyện kỹ năng giao tiếp, tự
tin trong cuộc sống, tìm việc làm sau khi tốt nghiệp;
Trang 13
Quản Trị Học GVHD: Đỗ Yến Nga
- Cung cấp thông tin tuyển dụng lao động và giới thiệu chi sinh viên – học sinh tìm việc
làm khi tốt nghiệp ra trường;
- Chủ động đề xuất Hiệu trưởng mời các chuyên gia tư vấn bên ngoài để tổ chức tư vấn

các lĩnh vực có liên quan cho sinh viên – học sinh.
8.Hội đồng khoa học và đào tạo của Trường
- Hội đồng khoa học và đào tạo là tổ chức tư vấn cho Hiệu trưởng về
+ Mục tiêu, chương trình, đào tạo;kế hoạch dài hạn và kế hoạch hàng năm phát triển giáo
dục – đào tạo, khoa học và công nghệ của Trường;
+ Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên, cán bộ, nhân viên.
- Các thành viên Hội đồng khoa học và đào tạo của Trường được quyền kiến nghị về kế
hoạch và nội dung công việc của Hội đồng.
Hội đồng khoa học và đào tạo của Trường có thể gồm: Hiệu trưởng, các Phó hiệu
trưởng, các Trưởng khoa, một số Trưởng phòng, Giám đốc trung tâm, một số Trưởng bộ
môn, giảng viên, cán bộ hoạt động khoa học – công nghệ của Trường, một số nhà khoa
học, đại diện một số tổ chức kinh tế – xã hội ở ngoài Trường.
Hội đồng khoa học và đào tạo được thành lập theo quyết định của Hiệu trưởng. Nhiệm
kỳ của Hội đồng khoa học theo nhiệm kỳ của Hiệu trưởng. Chủ tịch Hội đồng do các ủy
viên của Hội đồng bầu theo nguyên tắc đa số phiếu.Trường hợp số phiếu ngang nhau thì
quyền quyết định theo phía có phiếu của Hiệu trưởng. Hiệu trưởng ký quyết định bổ
nhiệm Chủ tịch Hội đồng khoa học và đào tạo.
- Hội đồng khoa học và đào tạo họp ít nhất 6 tháng một lần và do Chủ tịch Hội đồng triệu
tập.
9.Hội đồng tư vấn khác
Các Hội đồng tư vấn khác được thành lập theo quyết định của Hiệu trưởng. Nhiệm vụ,
quyền hạn, thời gian hoạt động, cơ cấu, thành viên của các Hội đồng tư vấn do Hiệu
trưởng quyết định.
10. Tổ chức Đảng cộng sản Việt Nam trong nhà trường
Trang 14
Quản Trị Học GVHD: Đỗ Yến Nga
Tổ chức Đảng Cộng Sản Việt Nam trong trường lãnh đạo nhà trường và hoạt động trong
khuôn khổ Hiến Pháp và Pháp luật, theo chức năng nhiệm vụ của tổ chức Đảng, chỉ thị,
nghị quyết của Đảng.
11. Đoàn thể và các tổ chức xã hội khác trong nhà trường.

Các đoàn thể, tổ chức xã hội trong trường hoạt động theo qui định của pháp luật và có
trách nhiệm thực hiện mục tiêu, nguyên lý giáo dục theo qui định của Luật Giáo Dục, phù
hợp với điều lệ, tôn chỉ, mục đích, chức năng, nhiệm vụ của đoàn thể, tổ chức xã hội đã
được xác định.
Trang 15
Quản Trị Học GVHD: Đỗ Yến Nga
PHẦN 3
NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA BỘ MÁY TỔ CHỨC VÀ
ƯU VÀ NHƯỢC ĐIỂM CỦA BỘ MÁY TỔ CHỨC
1. Nguyên lý hoạt động của bộ máy tổ chức.
- Qui chế và tổ chức hoạt động của trường Cao Đẳng Kinh Tế - Tài Chính Vĩnh Long căn
cứ vào:
+ Quyết định số 3108/QĐ.UB ngày 03/09/2004 của chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long về
việc phê duyệt cơ cấu tổ chức trường Cao Đẳng Kinh Tế - Tài Chính Vĩnh Long.
+ Điều 8, Điểu lệ trường Cao Đẳng ban hành kèm theo quyết định số:
56/2003/QĐ.BGD&ĐT ngày 10/12/2003 của Bộ Trưởng Bộ Giáo Dục và Đào Tạo
Trường Cao Đẳng Kinh - Tế Tài Chính Vĩnh Long xây dựng quy chế và tổ chức hoạt
động.
-Bộ máy tổ chức quản trị theo kiểu trực tuyến chức năng.
- Đây là kiểu cơ cấu hỗn hợp của hai loại cơ cấu: trực tuyến và chức năng. Kiểu cơ cấu
này có đặc điểm cơ bản là vẫn tồn tại các đơn vị chức năng nhưng chỉ đơn thuần là về
chuyên môn không có quyền chỉ đạo các đơn vị trực tuyến trực tuyến. Những người chỉ
đạo trực tuyến chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động và được toàn quyền quyết định
trong đơn vị mình phụ trách.
2. Ưu điểm
- Tuân thủ nguyên tắc một thủ trưởng.
-Tạo ra thống nhất, tập trung cao độ, chế độ trách nhiệm rõ ràng.
-Cơ cấu này được giúp sức của các chuyên gia hàng đầu.
- Không đòi hỏi người quản trị phải có kiến thức toàn diện về chuyên môn.
- Dễ đào tạo và dễ tìm nhà quản trị.

- Tạo điều kiện cho các nhà quản trị trẻ.
Trang 16
Quản Trị Học GVHD: Đỗ Yến Nga
3. Nhược điểm
- Nhiều tranh luận xảy ra. Do đó nhà quản trị thường xuyên giải quyết.
- Hạn chế sử dụng kiến thức chuyên môn.
- Vẫn có xu hướng can thiệp các đơn vị chức năng.
Trang 17

×