Tải bản đầy đủ (.ppt) (30 trang)

TỔNG QUAN VỀ MÁY TÍNH docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.02 MB, 30 trang )

CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
GIỚI THIỆU MÔN HỌC

Giảng viên: Nguyễn Trí Dũng MSc. –
Bộ môn Kỹ thuật Hệ thống Công nghiệp
Khoa Cơ Khí – B11

Tài liệu tham khảo
o
Ứng dụng máy tính trong KTHTCN – Nguyễn Tuấn Anh
o
Giáo Trình Microsoft Windows XP, NXB Thành phố Hồ Chí Minh
o
Mạng máy tính – NXB Lao động Xã hội
o
Giáo trình nhập môn Hệ điều hành – ĐH Khoa học Tự nhiên
o
L.SCHRAGE, Lindo an Optimization modeling system, Scientific
Press 1991
o
Optimization Modeling in Lingo
o
M. HARRIS, Teach yourself Excel Programming with Visual Basic
for applications in 21 days. SAMS 1996
o
Giáo trình Microsoft Project
o
Microsoft Project 2002 – NXB Xây dựng
o


GIỚI THIỆU MÔN HỌC

Số tín chỉ: 2

Tổng:42 LT:21 BT: TN:21

Đánh giá: Điểm thứ 1 : 30% giữa kỳ (45‘)
Điểm thứ 2 : 20% Bài tập
Điểm thứ 3 : 50% cuối kỳ (90')

Nội dung tóm tắt môn học:
Máy tính là môt công cụ không thể thiếu được trong công nghiệp.
Môn học này nhằm trang bị cho SV những kiến thức cơ bản về
máy tính, ứng dụng của chúng trong công nghiệp. SV được cung
cấp các kiến thức cơ sở về phần cứng, hệ điều hành và mạng
trong công nghiệp. Các phần mềm phổ dụng và chuyên dụng
trong công nghiệp được giới thiệu, hướng dẫn và ứng dụng trong
giải quyết vấn đề đặt ra trong sản xuất và dịch vụ.
MÁY TÍNH – TỔNG QUAN

Lịch sử phát triển
-
năm 1822: “Máy vi phân” (Difference
Equation) do nhà toán học Anh Charles
Babbage chế tạo có lẽ là Máy tính đầu tiên
trong lịch sử con người.
- 1944: Chiếc máy tính tên Mark I được chế tạo
bởi IBM là một máy tính cơ điện sử dụng các
rờ le để di chuyển các bộ phận cơ khí
-

1955: Một máy tính khác ký hiệu ENIAC – chế
tạo tại Đại học Pennsylvania
Các máy tính này được xem là
máy tính thế hệ thứ nhất
MÁY TÍNH – TỔNG QUAN
Máy tính thế hệ thứ hai ra đời tiếp theo sự xuất hiện của bán dẫn - transistor
- 1961: máy tính đầu tiên của thế hệ thứ hai tên Stretch
được chế tạo bởi IBM và LARC
Máy tính thế hệ ba sử dụng mạch tích hợp
(IC) vào giữa thập niên 60 mới giải quyết vấn
đề kích thước và năng lượng một cách đáng
kể.
Máy tính thế hệ thứ tư đặc trưng bởi sử dụng mạch
tích hợp LSI (large scale integration), VLSI (very
large scale integration) và ULSI (ultra large scale integration).
MÁY TÍNH – TỔNG QUAN
Vai trò của máy tính:

Nâng cao năng suất.

Nâng cao chất lượng.

Nâng cao tính cạnh tranh.

Tái cấu trúc công ty, quy trình.

Ra các quyết định chính xác và nhanh chóng.

Đáp ứng nhanh chóng và chất lượng yêu cầu của khách hàng.
MÁY TÍNH – TỔNG QUAN

Chức năng của máy tính điện tử
Chức năng cơ bản của máy tính là xử lý thông tin
Thông tin là tập hợp những tin tức có cấu trúc nhất định giúp ta có
được sự hiểu biết về một sự kiện hoặc một vấn đề
Máy tính có thể:

Lưu trữ một lượng rất lớn dữ liệu.

Xử lý dữ liệu có được một cách nhanh chóng, chính xác và không
mệt mỏi.

Biểu hiện dữ liệu dưới dạng hình ảnh, chữ viết hay số.

Mô phỏng các hệ quả trên cơ sở các điều kiện cho trước.

Đề xuất hay thực hiện giải pháp.
PHÂN LOẠI

Phân loại mục đích sử dụng

Supercomputer

Mainframe

Minicomputer

Workstation

Personal computer


Desktop

Laptop (Notebook)

Tablet computer

PDA
PHÂN LOẠI – CẤU TRÚC

Supercomputer – Siêu máy tính: có thể hiểu siêu máy tính là hệ
thống những máy tính làm việc song song. Siêu máy tính hiện nay
có tốc độ xử lý hàng trăm teraflop (một teraflop tương đương với
hiệu suất một nghìn tỷ phép tính/giây) hay bằng tổng hiệu suất
của 6.000 chiếc máy tính hiện đại nhất hiện nay gộp lại (một máy
có tốc độ khoảng từ 3-3,8 gigaflop)
o
Ứng dụng chủ yếu của supercomputer chủ yếu trong
nghiên cứu khoa học (hàng không vũ trụ, hạt nhân,
dự báo thời tiết )
PHÂN LOẠI – CẤU TRÚC
PHÂN LOẠI – CẤU TRÚC

Mainframe: là loại máy tính có kích thước lớn được sử dụng chủ
yếu bởi các công ty lớn như các ngân hàng, các hãng bảo hiểm
để chạy các ứng dụng lớn xử lý khối lượng lớn dữ liệu như kết
quả điều tra dân số, thống kê khách hàng và doanh nghiệp, và xử
lý các giao tác thương mại.
PHÂN LOẠI – CẤU TRÚC
PHÂN LOẠI – CẤU TRÚC


Minicomputer có kích thước và
tốc độ xử lý kém hơn
mainframe, được dùng phổ biến
trong các công ty hay các
trường đại học. Một
minicomputer có thể phục vụ
một lúc hàng chục cho tới trăm
người dùng.
PHÂN LOẠI – CẤU TRÚC

Microcomputer có kích thước
nhỏ nhất dùng để phục vụ các
yêu cầu tính toán của cá nhân,
phổ biến trong văn phòng, tại
gia đình
PHÂN LOẠI – CẤU TRÚC

Phân loại cải tiến

máy chủ doanh nghiệp (enterprise server)

máy trạm (workstation)

máy tính cá nhân (personal computer)

thiết bị tính toán cầm tay (hand-held computing devices)
PHÂN LOẠI – CẤU TRÚC

Máy chủ doanh nghiệp là một hệ thống máy tính chủ yếu dùng
để phục vụ cho một doanh nghiệp lớn. Tính chất chủ yếu để phân

biệt một máy chủ doanh nghiệp là ở tính ổn định vì ngay cả một
sự cố ngắn hạn cũng có thể gây thiệt hại hơn cả việc mua mới và
cài đặt mới hệ thống

Máy trạm là các máy tính cá nhân mạnh dùng trong khoa học
hay kỹ thuật. Máy trạm thường được chạy trên nền bộ xử lý
RISC (reduced instruction set computer).
PHÂN LOẠI – CẤU TRÚC

Máy tính cá nhân, như tên gọi của nó, là các máy tính có sức
tính toán hạn chế chỉ phục vụ các yêu cầu soạn thảo văn bản, giải
trí cho cá nhân hay các văn phòng công ty như các máy để bàn
(desktop) hay xách tay (laptop), máy tính bảng (tablet)

Thiết bị tính toán cầm tay là thiết bị cá nhân nhỏ, hỗ trợ người
dùng trong các công việc hằng ngày (như fax, truy cập email,
nhật ký, ) , giới hạn về kích thước, tốc độ tính toán và khả năng
lưu trữ dữ liệu. Ta thường gọi các thiết bị cầm tay này là palmtop
SƠ ĐỒ CẤU TRÚC
Thiết bị nhập
Bộ phận xử lí
Thiết bị xuất
Bộ nhớ
Thiết bị lưu trữ
thứ cấp
BỘ PHẬN XỬ LÝ TRUNG TÂM

Mainboard
BỘ PHẬN XỬ LÝ TRUNG TÂM


CPU – Central Processing Unit

là bộ phận quan trọng nhất của máy tính

là bộ não của máy tính

tất cả mọi hoạt động của máy tính đều thông qua CPU

được tích hợp rất phức tạp từ hàng triệu transistor

tốc độ xử lý của máy tính được quyết định phần lớn bởi tốc độ xử lý
của CPU

Cho dù là loại nào thì CPU cũng gồm các bộ phận chính như sau:
o
Khối tính toán số học (ALU – Arithmetic Logic Unit)
o
Khối điều khiển (CU – Control Unit)
o
Thanh ghi (Register)
o
Mạch xung nhịp hệ thống (System Clock)
o
Cache chính hay cache nội bộ (Primary cache, Internal cache)
o
Bus địa chỉ (Address bus)
BỘ PHẬN XỬ LÝ TRUNG TÂM

Bộ nhớ: là nơi chứa chương trình điều khiển, là nơi giữ dữ liệu.
Bộ nhớ nằm bên ngoài CPU. Trong máy PC có các loại bộ nhớ

sau:

Bộ nhớ ROM (Read Only Memory)

Bộ nhớ RAM (Random Access Memory)

Bộ nhớ cache L2
BỘ PHẬN XỬ LÝ TRUNG TÂM

I/O bus

Chuẩn ISA (Industry Standard Architecture)

Chuẩn EISA là kiểu bus ISA mở rộng (EISA – Enhanced ISA)

Chuẩn VESA (Video Electronics Standards Association)

Chuẩn PCI (Peripheral Component Interface)

Chuẩn PCMCIA (Personal Computer Manufacturer’s Computer
Interface Adapter)

Chuẩn USB (Universal Serial Bus)

Chuẩn AGP (Accelerated Grafic Port)

ATA (Advanced Technology Attachment )

SATA (Serial Advanced Technology Attachment )
BỘ PHẬN XỬ LÝ TRUNG TÂM


Cổng giao tiếp: các cổng (Port) là nơi để máy tính nhập hoặc
xuất dữ liệu với các thiết bị xuất nhập ngoại vi

Cổng nối tiếp (Serial Port) là cổng không đồng bộ, được xây dựng
trên chuẩn RS232C

Cổng song song (Parallel Port) là cổng cho phép nối nhiều đường
dây song song giữa máy tính và thiết bị ngoại vi

Universal Serial Bus (USB): thiết kế dưới dạng các đầu cắm cho
các thiết bị tuân theo chuẩn cắm-là-chạy (plug-and-play)
BỘ PHẬN XỬ LÝ TRUNG TÂM
System bus
Các chip
controller khác
EIDE Controller
(trong chip set)
Đĩa cứng 1
Đĩa cứng 2
Đĩa cứng 3
CD-ROM
Card
màn hình
Card
mạng
SCSI
controller
Slot PCI- bus (32 bit)
Card âm

thanh
Slot PCI- bus (32 bit)
Bus Controller
(trong chip set)
CPU
Bàn phím Ỗ đĩa mềm
A, B
Cổng song
song
LPT1, LPT2
Cổng nối tiếp
COM1, COM2
USB
THIẾT BỊ XUẤT

Màn hình – Monitor
Màn hình là một thiết bị xuất rất quan trọng của máy tính. Ta
phân biệt 2 loại màn hình chính:

CRT (cathode ray tube) - màn hình bóng đèn điện tử

LCD (liquid crystal display)- màn hình tinh thể lỏng

Máy in – Printer: là một thiết bị dùng để thể hiện ra các chất liệu
khác nhau các nội dung được soạn thảo hoặc thiết kế sẵn. Các
loại máy in: máy in kim, máy in phun, máy in laser

Loa - Speaker
là các thiết bị để đưa dữ liệu âm thanh ra môi trường ngoài

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×