Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

1 gioi thieu tong quan ve may tinh va he dieu hanh windows

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.04 MB, 17 trang )

CHUYÊN ĐỀ 1:
GII THIU TNG QUAN VỀ MY TNH
V H ĐIỀU HNH WINDOWS
MỤC LỤC
1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM .............................................................................................. 3
2. CẤU TRÚC MÁY TÍNH .......................................................................................... 3
2.1. Bộ xử lí trung tâm(CPU) ................................................................................................. 4
2.2. Bộ nhớ và thiết bị lưu trữ (memory and store device) .................................................... 4
2.3. Thiết bị nhập (Input Device) ........................................................................................... 4
2.4. Thiết bị xuất (Output Device) ......................................................................................... 4
3. TỔNG QUAN VỀ HỆ ĐIỀU HÀNH WINDOWS ....................................................... 5
3.1. Mô
̣
t sô
́
đă
̣
c điê
̉
m cơ ba
̉
n Microsoft Windows ................................................................. 5
3.2. Windows 7 ....................................................................................................................... 5
3.3. Quản lý tài nguyên với Windows Explorer. ................................................................. 14
3.4. Tìm hiểu về Control Panel ............................................................................................. 16
2
1. MỘT SỐ KHI NIM VỀ MY TNH V H ĐIỀU HNH WINDOWS
Máy tính (Computer)
Máy tính là thiết bị kỹ thuật có khả năng tự động hóa các quá trình thu thập, lưu trữ, xử
lý, tìm kiếm và truyền tin. Máy tính bao gồm 2 thành phần cơ bản: phần cứng và phần mềm.
- Phần cứng (Hardware)


Phần cứng là những linh kiện, thiết bị điện tử và là những gì giúp tạo ra hình hài của
chiếc máy vi tính. Phần cứng bao gồm các thành phần bộ xử lý (CPU), bộ nhớ, thiết bị nhập
(thiết bị vào), thiết bị xuất (thiết bị ra) và các thiết bị truyền tin khác.
- Phần mềm (Software)
+ Phần mềm hệ thống là chương trình để khởi động máy tính và tạo môi trường để con
người sử dụng máy tính thuận lợi và có hiệu quả. Phần mềm hệ thống quan trọng nhất là hệ
điều hành bao gồm nhiều chương trình nhỏ để quản lý máy tính như quản lý đĩa, bộ nhớ, điều
khiển các thiết bị vào ra…
+ Phâ
̀
n mê
̀
m ư
́
ng du
̣
ng: gô
̀
m nhiều loại phần mềm ứng dụng cho từng lĩnh vực khác
nhau. Ví dụ như phần mềm soạn thảo văn bản (Microsoft Word), phần mềm trình diễn
(PowerPoint), phần mềm đồ hoạ (Corel Draw, Photoshop), phần mềm thiết kế (AutoCad), phần
mềm thiết kế trang web (FrontPage, Dreamweaver) ...
2. CẤU TRÚC MY TNH
Hình 1.1. Các thành phần cơ bản của máy tính
3
Bộ nhớ
Thiết bị nhập Bộ xử lý (CPU) Thiết bị xuất
2.1. Bộ xử lý trung tâm (CPU)
CPU (Central Processing Unit) là đơn vị xử lý trung tâm, được xem như não bộ, một
trong những phần tử cốt lõi nhất của máy tính. Nhiệm vụ chính của CPU là xử lý các chương

trình và lệnh đang được đặt ở bộ nhớ trong (RAM). Bộ xử lý trung tâm bao gồm: bộ điều khiển,
bộ số học - logic.
- Bộ điều khiển (CU-Control Unit)
Là các vi xử lý có nhiệm vụ thông dịch các lệnh của chương trình và điều khiển hoạt
động xử lý.
- Bộ số học-logic (ALU-Arithmetic Logic Unit)
Có chức năng thực hiện các lệnh của đơn vị điều khiển và xử lý tín hiệu. Theo tên gọi,
đơn vị này dùng để thực hiện các phép tính số học (+,-,*,/) hay các phép tính logic (so sánh lớn
hơn, nhỏ hơn...)
Tốc độ xử lý của máy tính phụ thuộc vào tốc độ của CPU, nhưng nó cũng phụ thuộc
vào các phần khác (như bộ nhớ trong - RAM, hay bo mạch, bộ nhớ đệm - cache). Có nhiều
công nghệ làm tăng tốc độ xử lý của CPU.
Ví dụ, công nghệ Core 2 Duo, tốc độ CPU có liên hệ với tần số đồng hồ làm việc của nó
(tính bằng các đơn vị như MHz, GHz, ...). Đối với các CPU cùng loại tần số này càng cao thì
tốc độ xử lý càng tăng. Đối với CPU khác loại, điều này chưa hẵn đã đúng. Ví dụ, CPU Core 2
Duo có tần số 2,6 GHz có thể xử lý dữ liệu nhanh hơn CPU 3,4 GHz một nhân.
2.2. Bộ nhớ và thiết bị lưu trữ (memory and store device)
Bộ nhớ máy tính là nơi lưu trữ dữ liệu, chương trình, bao gồm bộ nhớ trong (bộ nhớ
chính) và bộ nhớ ngoài (bộ nhớ mở rộng).
- Bộ nhớ trong gô
̀
m bộ nhớ đệm (cache memory) va
̀
bộ nhớ chính (main memory) gồm
ROM và RAM
- Bộ nhớ ngoài (Bộ nhớ mở rộng hay thiết bị lưu trữ) bao gồm: băng từ, đĩa cứng, đĩa
mềm, đĩa CD-ROM, DVD, các bộ nhớ flash như thẻ nhớ, thẻ USB,...
2.3. Thiết bị nhập (Input Device)
Thiết bị nhập là thiết bị ngoại vi bất kỳ có khả năng đưa dữ liệu vào máy tính, như bàn
phím, con chuột, hệ thống cảm nhận âm thanh, máy quét scanner, máy đọc mã vạch (đọc mực

từ - MIRC) hoặc modem. Các thiết bị đĩa, băng từ (cho phép đọc) đưa dữ liệu vào máy cũng có
thể xem là thiết bị nhập.
2.4. Thiết bị xuất (Output Device)
Thiết bị xuất là thiết bị có khả năng kết xuất thông tin từ máy tính, như màn hình
(Monitor), máy in (Printer), máy chiếu (Projector), …
3. TNG QUAN VỀ H ĐIỀU HNH WINDOWS
4
3.1. Mô
̣
t sô
́
đă
̣
c điê
̉
m cơ ba
̉
n Microsoft Windows
a) Hệ điều hành
- Hệ điều hành (Operating System) là một phần mềm bao gồm nhiều chương trình nhỏ
để quản lý máy tính như quản lý đĩa, bộ nhớ, điều khiển các thiết bị vào ra… Hệ điều hành là
một phần mềm làm nhiệm vụ giao tiếp giữa người sử dụng và phần cứng máy tính để điều
khiển mọi hoạt động của máy và các loại phần mềm ứng dụng khác.
b) Một số đặc điểm cơ bản
- Windows là hệ điều hành đa nhiệm, thực hiện phương thức đối thoại thông qua các
hộp thoại mà người sử dụng chỉ việc chọn lựa để thực hiện. Mỗi chương trình được thực hiện
trên mỗi cửa sổ (window) và tại một thời điểm có thể cho chạy nhiều chương trình khác nhau
như có thể vừa nghe nhạc, vừa tải các chương trình từ internet về, đồng thời vừa soạn thảo văn
bản…
- Windows là một bộ chương trình do hãng Microsoft sản xuất. Từ version 3.0 ra đời

vào tháng 5 năm 1990 đến nay, Microsoft đã không ngừng cải tiến làm cho môi trường này
ngày càng được hoàn thiện.
Microsoft Windows là hệ điều hành phổ biến nhất hiện nay, đã trải qua nhiều phiên bản
như Win 3.1, Win 3.11, Win 95, Win 98, Win 98SE, Win 2000, Win Me, Win XP, Win 2003,
Win Vista, Win 7, ...
3.2. Windows 7
Windows 7 là phiên bản hệ điều hành của
Microsoft được phát hành chính thức ngày 22/10/2009.
Windows 7 được Microsoft kỳ vọng kéo người dùng ra
khỏi Windows XP và xóa đi những yếu kém về phiên bản
Windows Vista. Trước khi ra mắt Windows 7, MicroSoft
đã tung ra thị trường Windows 7 RC (Release Candidate -
RC) miễn phí từ ngày 5/5/2009 đến 1/6/2010.
3.2.1. Khởi động và thoát Windows 7
Để khởi động hệ điều hành Windows 7, cần thực hiện lần lượt:
- Bật công tắc màn hình (Monitor);
- Bật công tắc trên thân máy.
Chờ cho đến khi trên màn hình xuất hiện màn hình đăng nhập Log On to Windows,
người sử dụng tiếp tục:
- Chọn User name và nhập mật khẩu (Password).
Sau khi kiểm tra User name và Password, quá trình khởi động hoàn tất, giao diện của
Windows 7 xuất hiện như sau:
5
Desktop - Màn hình nền (Hình 1.2)
Hình 1.2. Màn hình giao diện Windows 7
Để thoát Windows, có thể: Nháy chuột vào menu Start rồi rê chuột đến nút Shut Down,
xuất hiện menu gồm 6 sự lựa chọn (Switch user: Chuyển đổi người dùng; Log off: Lock: khóa
máy; Restart: Khởi động lại máy; Sleep: Tạm nghĩ; Hibernate: Tắt máy và lưu lại tiến trình làm
việc hiện thời).
Hình 1.3. Thoát khỏi Windows 7

3.2.2. Khảo sát giao diện windows 7
Màn hình nền của máy tính được quan niệm như là một bàn làm việc, trên đó có thể đặt
các dụng cụ làm việc như các tài liệu: bút, giấy, mực, kéo… Vì vậy, trên màn hình nền có thể
thấy xuất hiện những biểu tượng của các chương trình hoặc có thể trang trí bằng những hình
ảnh bắt mắt khác như một tấm khăn trải bàn.
Khi mở một chương trình bất kì thì chương trình này sẽ xuất hiện trên một cửa sổ của
màn hình nền.
Màn hình nền bao gồm các thành phần sau:
6
Icon là biểu tượng của các chương trình và có thể nháy đúp (double-click) chuột lên
một biểu tượng để khởi động chương trình đó. Có nhiều biểu tượng như: My computer, My
Documents, Recycle Bin…
Taskbar - Thanh công việc: thông thường nằm phía dưới màn hình, chứa tên các
chương trình đang hoạt động. Ngoài ra cũng có thể bổ sung các thanh công cụ (Toolbar) sẵn có
hoặc tạo mới một thanh công cụ ưa thích.
Muốn bổ sung một thanh công cụ có sẵn lên thanh công việc, chỉ cần nháy chuột phải
lên chỗ trống trên thanh công việc, sau đó chọn các thanh công cụ có sẵn trên bảng chọn của
thahh công cụ như Address, Links, Desktop hoặc Quick Launch.
Nếu muốn tạo mới một thanh công cụ trên thanh công việc, tức là đưa một thư mục
hoặc chương trình thường dùng lên thanh công việc, cách thực hiện như sau:
- Nháy chuột phải lên thanh công việc,
- Chọn Toolbars\ New Toolbar…
- Chọn thư mục hoặc tệp mong muốn;
- Nháy OK.

Hình 1.4. Tạo thanh công cụ mới (New Toolbar)
Quick Launch là thanh công cụ chứa sẵn các chương trình chuẩn bị khởi động khi cần.
Có thể khởi động nhanh một chương trình (bằng thao tác nháy chuột) những biểu tượng chương
trình nằm ngay trên thanh công cụ này.
Nút Start (bảng chọn Start) là nơi để khởi động một chương trình trên máy tính. Có thể

thiết đặt (chuyên biệt hoá - personalize) bảng chọn Start này bằng cách bấm chuột phải lên Task
Bar và chọn Properties, xuất hiện hộp thoại với các mục chọn sau:
7
Hình 1.5. Thiết lập cho Start Menu
- Lock the taskbar: Cố định (khóa) taskbar
- Auto-hide the taskbar: Tự động ẩn Taskbar khi không dùng
- Use small icons: Sử dụng biểu tượng ứng dụng nhỏ
Có thể chọn vị trí để hiển thị thanh Taskbar (Top: trên, Bottom: dưới; Left: trái và Right:
phải của màn hình). Chọn Taskbar buttons để lựa chọn kiểu nút hiển thị cho các ứng dụng đang
mở. Để thiết lập thêm một số chi tiết các biểu tượng ở khay hệ thống (system tray) bấm chọn
customize.
Sau khi chọn xong, nhấn OK để kết thúc.
Một trong những tính năng nổi bật của Windows 7 là “ẩn nhanh các cửa sổ đang mở”.
Khi có nhiều cửa sổ đang mở, để ưu tiên làm việc với một cửa sổ ứng dụng nào đó và ẩn đi tất
cả các cửa sổ còn lại, chỉ việc bấm giữ chuột trái lên thanh tiêu đề của cửa sổ đang mở và lắc
qua về trên nền desktop.
3.2.3 Một số đối tượng và thao tác cơ bản trên windows 7
Khởi động, đóng và chuyển đổi giữa các chương trình
Khởi động một chương trình
Có nhiều cách để khởi động một chương trình trên Windows:
- Nháy lên tên chương trình chứa trong bảng chọn Programs, hoặc
8
- Nháy đúp lên biểu tượng trên màn hình nền.
Đóng một chương trình đang mở
Tương tự, có nhiều cách đóng một chương trình đang mở:
- Nháy vào nút Close trên cửa sổ tương ứng, hoặc
- Vào File\Exit, hoặc
- Nhấn tổ hợp phím Alt+F4, hoặc
- Nháy đúp vào biểu tượng ở góc trên bên trái của cửa sổ (trên thanh tiêu đề cửa sổ).
Chuyển đổi qua lại giữa các chương trình đang mở

Khi đang làm việc với nhiều chương trình khác nhau, tên các chương trình đó sẽ hiển
thị trên thanh công việc. Muốn kích hoạt chương trình nào thì nháy chuột vào tên chương trình
đó trên thanh công việc.
Cũng có thể nhấn giữ phím Alt và nhấn phím Tab nhiều lần cho để đến chương trình
cần chọn (được đóng khung).
Cửa sổ trong Windows
Trong hệ điều hành Windows, mỗi chương trình hoạt động trên một cửa sổ (Window).
Cửa sổ là thành phần đặc biệt quan trọng trong Windows. Mỗi cửa sổ có các thành phần chính
sau:
- Thanh tiêu đề của cửa sổ (title bar ): Chứa tên chương trình đang mở (nếu có).
- Các nút tại phía trên bên phải cửa sổ: Minimize , Maximize (Restore ) và Close
dùng để thu nhỏ, phóng lớn (phục hồi) và đóng một cửa sổ chương trình.
- Thanh bảng chọn (menu bar): chứa toàn bộ các lệnh của một chương trình ứng dụng.
- Thanh công cụ (tools bar): Chứa các biểu tượng lệnh thường xuyên sử dụng.
- Thanh cuộn (scroll bar): gồm hai thanh cuộn ngang và dọc để xem đầy đủ nội dung
chưa hiển thị hết do giới hạn của màn hình.
- Thanh trạng thái (status bar): Cho biết thông tin của cửa sổ đang làm việc.
Làm việc với thư mục và tập tin
Hệ điều hành Windows 7 cung cấp nhiều hình thức làm việc với ổ đĩa, thư mục và tập
tin. Các tiện ích như Windows Explorer, Computer, Documents, Pictures, Music, ... đưa người
dùng đến gần hơn với chủ đề chọn.
9
Hình 1.6. Các đối tượng của cửa sổ
Với Computer
Nháy đúp biểu tượng Computer, cửa sổ Computer xuất hiện như sau.
Hình 1.7. Cửa sổ Computer
Với Computer người dùng sẽ được tiếp cận ngay với tài nguyên của máy tính đang sử
dụng (như Hệ thống ổ đĩa, các thiết bị máy in, ổ đĩa CD/DVD, …)
Với Windows Explorer
Ngoài My Computer, người dùng có thể kiểm soát các thành phần trên hệ điều hành với

Windows Explorer, bằng cách sử dụng lệnh Start\Programs\Accessories\ Windows Explorer
10
Thanh cuốn dọc
Thanh trạng thái
Thước dọc Thước ngang
Title Bar (tiêu đề)
Nút Đóng
Nút phóng to
Nút thu nhỏ
Tool Bar
(công cụ)
Menu Bar
(bảng chọn)
(hoặc +E; hoặc Nhấn chuột phải lên nút start rồi chọn Window Explorer), cửa sổ Windows
Explorer xuất hiện:
Hình 1.8. Cửa sổ khi khởi động Windows Explorer
- Khung bên trái: Chứa ổ đĩa, thư mục trong máy tính
- Khung bên phải: Chứa thư mục con và các tập tin của thư mục hiện hành (là thư mục
được chọn ở khung bên trái)
- Nháy vào biểu tượng đầu mỗi thư mục trong khung bên trái (hoặc nháy đúp vào thư
mục đó) để hiện các thư mục con của nó ra ngay bên dưới. Tương tự, mở tiếp các thư mục con
cho đến khi tìm thấy thư mục hoặc tập tin muốn tìm.
Xem thư mục và tập tin bằng nhiều cách khác nhau - View
Cửa sổ Windows Explorer và Computer có thể trở nên chật chội vì thế cả hai chương
trình đều cung cấp nút lệnh Views để sắp xếp tập tin và thư mục trên màn hình. Tệp và thư mục
có thể hiển thị dưới dạng biểu tượng lớn hoặc nhỏ dưới dạng một danh sách đại cương hoặc chi
tiết. Nếu chọn dạng chi tiết, có thể sắp xếp danh sách theo tên, kích thước, kiểu tập tin hoặc
ngày tạo lập hay lưu lần cuối.
Tìm kiếm thư mục hoặc tập tin
Để tìm kiếm một thư mục hay một tệp nào đó theo tên, nháy chuột vào menu Start, ngay

trên nút start là hộp Search cho phép người dùng gõ tên đối tượng cần tìm và nhấn Enter hoặc
bấm biểu tượng bên phải.
Xem thông tin về khả năng đáp ứng của máy tính
Vào Control Panel\All Control Panel Items\Performance Information and Tools, xuất
hiện cửa sổ cho người sử dụng nắm bắt về những thông tin của máy tính.
11
Hình 1.9. Cửa sổ xem thông tin về hiệu suất của máy tính
Windows đánh giá khả năng của các thiết bị như: Bộ xử lý (Processor), bộ nhớ
(Memory-RAM), bộ nhớ card màn hình, dung lượng đĩa cứng. Trong đó, 3 điểm là mức tối
thiểu để đáp ứng khi cài đặt hệ điều hành windows 7.
Thiết lập một số hiển thị cá nhân
Nhấn phải chuột lên nền Desktop, chọn Personalize, xuất hiện cửa sổ sau:
Hình 1.10. Thiết lập hiển thị cá nhân (personalize)
Trong đó: để thay đổi ảnh nền chọn (Desktop Background), thiết lập màu (windows
color), thiết lập âm thanh mặc định (chọn Sounds), thiết lập chế độ màn hình nghỉ (Screen
Saver), …
+ Change Desktop icons: Thay đổi, thêm bớt các biểu tượng trên desktop
12
Hình 1.11. Thiết lập tùy chọn hiển thị trên Desktop
+ Change mouse pointes: Thay đổi các thuộc tính con trỏ chuột và chuyển đổi chức
năng con trỏ trái - phải cho nhau
Hình 1.12. Thiết lập thông số mouse
+ Change your account picture: Thay đổi hình ảnh đại diện cho account của mình
13
Hình 1.13. Thiết lập tùy chọn hiển thị Account
3.3. Quản lý tài nguyên với Windows Explorer
3.3.1. Khởi động Windows Explorer
- Start\All Programs\Accessories\Windows Explorer (hoặc _E):
Hình 1.14. Giao diện của Window Explorer
3.3.2. Tổ chức, quản lý tập tin và thư mục

Tạo thư mục mới
Để tạo thư mục mới cần thực hiện các bước như sau:
14
- Xác định vị trí muốn tạo thư mục (chọn nơi sẽ đặt thư mục mới vào)
- Nháy chuột vào nút NewFolder trên thanh công cụ
- Nhập tên thư mục cần tạo (ở hộp NewFolder).
- Nhấn Enter hoặc nháy chuột vào vị trí trống trên cửa sổ.
Chọn thư mục và tập tin
Muốn di chuyển, sao chép, xoá tập tin, thư mục …, trước hết cần phải biết cách chọn.
Muốn chọn một thư mục hoặc tập tin nào thì chỉ việc nháy chuột vào thư mục hoặc tập tin đó.
Để chọn nhiều thư mục hoặc tập tin liên tiếp nhau thì hãy chọn tập tin đầu tiên, sau đó
giữ SHIFT chọn tập tin cuối của khối cần chọn.
Khi chọn nhiều tập tin không liên tục, thì hãy chọn tập tin đầu tiên, giữ Ctrl chọn tập tin
thứ hai, thứ ba, … cho đến tập tin cuối.
Để chọn toàn bộ đối tượng trong một thư mục nào đó thì nhấn Ctrl_A hoặc vào
Organize\Select All.
Để huỷ chọn tập tin (thư mục) trong nhóm đã được chọn, hãy giữ CTRL và nháy chuột
vào những tập tin nào muốn huỷ chọn ra khỏi danh sách chọn.
Sao chép, di chuyển tập tin và thư mục:
- Chọn thư mục hoặc tập tin cần sao chép, sau đó chọn một trong các lệnh sau:
+ Muốn di chuyển: Vào Organize\Cut hoặc CTRL_X.
+ Muốn sao chép: Vào Organize\Copy hoặc CTRL_C.
- Chọn thư mục chứa nội dung chuyển đến hoặc sao chép đến, vào Organize\Paste hoặc
nhấn CTRL_V.
Đổi tên tập tin hoặc thư mục:
Muốn đổi tên tập tin (hoặc thư mục), trước hết cần chọn thư mục hoặc tập tin cần đổi
tên, sau đó nháy vào nút phải chuột, chọn lệnh Rename (hoặc vào Organize\Rename), nhập tên
mới vào và nhấn Enter hoặc nháy chuột vào chỗ trống trên cửa sổ để kết thúc.
Xoá tập tin hoặc thư mục:
Muốn xoá thư mục hoặc tập tin thì phải chọn thư mục hoặc tập tin cần xoá, nhấn phím

Delete (hoặc vào Organize\Delete hoặc nhấn phải chuột chọn Delete). Muốn xoá hẵn một tập
tin hoặc thư mục thì nhấn SHIFT+DELETE.
Phục hồi tập tin hoặc thư mục bị xoá:
Để phục hồi tập tin hoặc thư mục bị xoá trước đây từ Recycle Bin, hãy thực hiện:
- Nháy đúp vào biểu tượng Recycle Bin trên Desktop,
- Chọn tập tin và thư mục nào muốn phục hồi, nháy chuột phải lên thư mục/tập tin đó và chọn
15
Restore. Tập tin/thư mục đó được trả về vị trí ban đầu như trước khi bị xoá.
Trong Recycle Bin sẽ có lúc đầy, nếu muốn bỏ hẵn (làm rỗng) các file xoá tạm chứa
trong thùng rác này, nháy chuột chọn lệnh Empty Recycle Bin.
1.3.3.3. Tìm kiếm thông tin trong thư mục.
Nháy chuột lên hộp văn bản trên thanh công cụ rồi nhập vào tên đối tượng cần tìm kiếm
và nhấn Enter hoặc nháy chuột lên biểu tượng .
3.4. Tìm hiểu về Control Panel
Để thiết lập cấu hình hệ thống, hãy vào Start | Control Panel, cửa sổ ứng dụng xuất
hiện với các chức năng cơ bản sau (ở mục View by chọn chế độ small icons):
Hình 1.15. Giao diện của Control Panel
 Action center: Hỗ trợ chế độ bảo mật, tường lửa, chế độ update,..
 Backup and Restore: Thiết lập chế độ lưu dự phòng
 Biểu tượng Date/Time: Thiết lập ngày giờ hệ thống
 Biểu tượng Display: Thiết lập chế độ màn hình
16
 Biểu tượng Internet Option: Thiết lập thông số trong khi duyệt web với IE
 Biểu tượng Fonts: Xem, thêm hoặc bớt các phông chữ. Nháy đúp lên biểu tượng Fonts
để mở cửa sổ Fonts
 Biểu tượng Regional and Language: Cho phép hiệu chỉnh một số thông số theo vùng
lãnh thổ.
Hình 1.16. Giao diện thiết lập thông tin theo vùng lãnh thổ
 Biểu tượng Device Manager: Quản lý hệ thống thiết bị phần cứng máy tính.
 Biểu tượng Programs and Features: Cài đặt hoặc gở bỏ các chương trình, phần mềm

trong máy tính.
17

×