Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Sang kien tao vi tri tiep dia dau cap hc pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.54 MB, 7 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
ĐƠN ĐĂNG KÝ SÁNG KIẾN
Kính gửi: Hội đồng sáng kiến Công ty TNHH MTV Điện lực Đồng Nai
Tôi (chúng tôi) ghi tên dưới đây:
STT Họ tên tác giả
Chức danh và
Đơn vị công tác
Trình độ
chuyên môn
Tỷ lệ %
đóng góp
vào việc tạo
ra SK
Ký tên
1 Phan Văn Trình PP.KH-KT-VT
Điện lực Trị An
Kỹ sư điện 100%
Đề nghị xét công nhận sáng kiến: Tạo điểm để đặt tiếp địa lưu động ở vị trí đầu cáp
ngầm trung thế.
I. Quá trình thực hiện, áp dụng:
- Thời gian thực hiện : 07/2008.
- Thời điểm áp dụng : 08/2008.
II. Mô tả giải pháp:
2.1.Tình trạng kỹ thuật hoặc tổ chức sản xuất hiện tại:
Hiện nay, các phát tuyến 15kV, 22kV từ các trạm 110kV đều sử dụng cáp ngầm
24kV đấu nối từ sau máy cắt đầu tuyến lên đường dây trên không. Tại vị trí đấu nối vào
đường dây trên không, thường có 2 trường hợp là cáp ngầm đấu vào thiết bị đóng cắt đầu
đường dây hoặc đấu trực tiếp vào đường dây (thường là dây bọc 24kV).
2.1.1: Trường hợp cáp ngầm đấu vào thiết bị đóng cắt đầu đường dây:
Tại trạm 110 kV Thạnh Phú hiện nay có 9 xuất tuyến 22kV, cáp ngầm đầu tuyến đều


đấu vào các thiết bị đóng cắt như DS 3P hoặc LTD để cách ly giữa cáp ngầm và đường
dây trên không. Các tuyến 22 kV trên đều có liên kết lưới với các tuyến 22kV, 15kV nhận
Trang 1
điện từ nguồn khác và đều đáp ứng được khả năng chuyển tải qua lại nhằm giảm khu vực
mất điện.
Mặt khác, hầu hết các tuyến 22 kV nhận điện từ Trạm 110 kV Thạnh Phú đều có
đặc thù chung là phụ tải công nghiệp tập trung ở đầu tuyến do đó cần hạn chế cắt điện.
Mặc dù vậy, trước đây khi có công tác tại các đầu cáp ngầm đấu vào máy cắt đầu tuyến
(bảo trì, thí nghiệm) tại Trạm 110 kV Thạnh Phú, thì các đầu tuyến không thể chuyển
điện từ nguồn khác tới được do không thể cắt cách ly phần cáp ngầm với đường dây trên
không. Các DS 3P hoặc LTD đầu đường dây trên không phải ở vị trí đóng thì mới có thể
làm tiếp đất lưu động trên đường dây để đảm bảo an toàn cho nhóm công tác trong trạm
110kV. Nếu các DS 3P hoặc LTD đầu đường dây trên không cắt ra để chuyển điện từ
nguồn khác đến ngàm trên DS 3P hoặc LTD thì phần cáp ngầm không thể làm tiếp địa
được do không có vị trí nào để lắp một cách an toàn.
Chính vì lý do trên mà cần có giải pháp tạo vị trí để lắp tiếp đất lưu động cho cáp
ngầm từ đó có thể cắt các dao cách ly đầu đường dây để cấp điện cho các phụ tải từ nguồn
khác.
2.1.2: Trường hợp cáp ngầm đấu nối trực tiếp vào đường dây cáp bọc trên không:
Là trường hợp tuyến 477 Thiện Tân thuộc trạm 110kV Tân Hòa. Đường dây trên
không là dây bọc 24KV nên không thể làm tiếp địa lưu động trên đường dây.
Giải pháp tạo ra điểm để lắp tiếp đất lưu động tại vị trí đầu cáp ngầm đấu nối với
đường dây trên không, giúp thuận lợi để làm tiếp địa và đảm bảo an toàn khi có công tác
trên đường dây trên không hoặc khi công tác tại máy cắt đầu tuyến.
2. 2 Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến:
- Tạo điểm để đặt tiếp địa lưu động ở vị trí đầu cáp ngầm trung thế.
* Giải pháp thực hiện:
- Để tạo ra vị trí lắp đặt tiếp địa lưu động ở vị trí đầu cáp ngầm trung thế, khắc phục
khuyết điểm trên tại đầu Cosse ép mối nối giữa đầu cáp ngầm và cáp bọc 24 kV nối từ
đầu cáp đến thiết bị đóng cắt ta thực hiện 1 trong 2 giải pháp sau:

Trang 2
1. Trường hợp đầu Cosse ép của đầu cáp ngầm 24kV có hướng thẳng đứng, ta
dùng sử dụng Boulon θ12x140mm chất liệu đồng thau (hoặc boulon inox), đầu ren có
chiều dài 60mm, còn lại thân Boulon, đầu Boulon có gờ chống trượt (gờ đường kính
30mm) để thay thế cho Boulon hiện hữu, sau khi xiết 2 đai ốc kèm theo 2 long đền của
boulon để ép chặt 2 mặt tiếp xúc của đầu cosse ép ở phần đầu ren của Boulon. Phần còn
lại của thân boulon có khoảng cách này tối thiểu 60mm là vị trí để móc kẹp tiếp địa lưu
động, phía ngoài cùng thân Boulon có gờ chặn chống trường hợp khi móc kẹp tiếp địa bị
trượt khỏi thân Boulon (xem chiết tiết hình vẽ 1).
2. Trường hợp đầu Cosse ép của đầu cáp ngầm 24kV có hướng nằm ngang thì sử
dụng đầu Cosse ép Cu-Al cở 120mm2. Đầu Cosse ép Cu-Al cở 120mm2 này được xiết
chặt cùng Boulon của các đầu cosse ép đầu cáp ngầm và đầu cosse ép cáp bọc trung thế
lên thiết bị đóng cắt hoặc lên đấu trực tiếp vào đường dây trên không, điều chỉnh thân đầu
Cosse ép Cu-Al cỡ 120mm2 có hướng nằm ngang. Phần còn lại của thân đầu Cosse ép
Cu-Al-120mm2 có khoảng cách này tối thiểu 60mm là vị trí để móc kẹp tiếp địa lưu
động, phía ngoài cùng đầu Cosse ép Cu-Al có gờ chặn chống trường hợp khi móc kẹp tiếp
địa bị trượt khỏi đầu Cosse ép Cu-Al (xem chiết tiết hình vẽ 2).
- Cosse ép Cu-Al, các loại boulon trên đều có sẳn ngoài thị trường hoặc có thể đặt
các cơ sở tiện cơ khí để gia công theo yêu cầu.
* Cách thực hiện:
1. Trường hợp Cosse ép của đầu cáp có hướng thẳng đứng:
- Sử dụng Boulon θ12x140mm có yêu cầu như trên luồn qua lỗ 2 đầu Cosse ép (1
của đầu cáp ngầm và 1của cáp bọc trung thế lên thiết bị đóng cắt hoặc lên đấu trực tiếp
vào đường dây trên không), số lượng Boulon phụ thuộc vào số pha và số lượng đầu cáp,
sử dụng 2 đai ốc kèm theo 2 long đền của boulon để xiết ép chặt 2 mặt tiếp xúc của đầu
cosse ép ở phần đầu ren của Boulon, phần còn lại của thân boulon để móc kẹp tiếp địa lưu
động (khoảng cách này tối thiểu 80mm).
2. Trường hợp Cosse ép của đầu cáp có hướng nằm ngang:
- Sử dụng đầu Cosse ép Cu-Al cở 120mm2, phía ngoài cùng của thân đầu Cosse ép
dùng Boulon θ14x50mm + long đền tròn θ16 luồn trong lỗ rỗng của thân đầu Cosse ép,

sau đó sử dụng kìm ép thủy lực ép phía ngoài cùng của thân đầu Cosse ép giữ chặt boulon
Trang 3
θ14x50mm để tạo gờ chống trược khi móc kẹp tiếp địa vào thân đầu Cosse ép Cu-Al. Sau
khi thực hiện xong bước trên ta xiết chặt chặt đầu Cosse ép Cu-Al để làm vị trí móc kẹp
tiếp địa chung với các đầu cosse ép của đầu cáp ngầm và của cáp bọc trung thế lên thiết
bị đóng cắt hoặc lên đấu trực tiếp vào đường dây trên không. Khi xiết chặt các đầu Cosse
ép lại với nhau đầu cosse ép Cu-Al để làm vị trí móc kẹp tiếp địa phải có hướng nằm
ngang, phần còn lại của thân đầu Cosse ép Cu-Al-120mm2 có khoảng cách này tối thiểu
60mm là vị trí để móc kẹp tiếp địa lưu động, phía ngoài cùng đầu Cosse ép Cu-Al có gờ
chặn chống trường hợp khi móc kẹp tiếp địa bị trượt khỏi đầu Cosse ép Cu-Al.
- Khi có nhu cầu công tác mà yêu cầu phải tiếp địa tại đầu cáp để đảm bảo an toàn
công tác đó thì lần lượt móc và xiết chặt kẹp của bộ tiếp địa lưu động vào dây trung hòa,
sau đó móc lần vào vị trí của thân Boulon trên cho các dây pha. Việc làm tiếp địa lưu
động phải thực hiện đúng theo các Qui định và Qui trình kỹ thuật an toàn hiện hành (xem
video clip đính kèm).
Trang 4
Cáp bọc 24 kV đấu lên
thiết bị đóng cắt hoặc đấu
trực tiếp lên đường dây
trên không
Đầu cáp ngầm 24 kV
Gờ chống trượt
Boulon θ12x140mm
Cosse ép
Cosse ép
CHI TIẾT BOULON θ 12x140mm
HÌNH 1




Trang 5
Vị trí để móc kẹp
tiếp địa lưu động
HÌNH 3
Cosse ép
Cu-Al-120mm2
Cosse ép
Cosse ép
Đầu cáp ngầm 24 kV
Cáp bọc 24 kV đấu lên
thiết bị đóng cắt hoặc
đấu trực tiếp lên đường
dây trên không
Cosse ép Cu-Al-120mm2
Gờ chống trượt
Boulon θ14x50mm
HÌNH 2
III Đối tượng và phạm vi ứng dụng:
- Áp dụng cho tất các vị trí đầu cáp ngầm trung thế.
IV. Hiệu quả thu được được khi áp dụng giải pháp:
- Thuận lợi cho việc làm tiếp địa lưu động các đầu cáp ngầm, thời gian làm tiếp địa
lưu động được rút ngắn (do vị trí đứng để làm tiếp địa thấp hơn so với trước đây).
- Giảm khu vực mất điện khi có nhu cầu công tác bảo trì sửa chữa cáp ngầm 15-22 kV
từ sau các máy cắt xuất tuyến 15-22 kV và tại đấu cáp ngầm đấu nối vào sau các máy cắt
xuất tuyến 15-22 kV.
- Tạo ra vi trí để làm tiếp địa lưu động giúp công tác bảo trì sửa chữa đọan cáp ngầm,
tại đầu cáp ngầm đấu nối vào máy cắt hợp bộ hoặc công tác trên đường dây bọc trên
không đảm bảo an tòan hơn.
Trang 6
Đầu Cosse ép Cu-Al-

120mm2
HÌNH 4
Gờ chống trượt
- Đã qua hơn 2 năm đưa giải pháp vào áp sử dụng, thì cho đến thời điểm hiện nay
không có sự cố, cũng hiện tượng bất thường nào xảy ra tại vị trí đã tạo điểm để đặt tiếp
địa lưu động ở vị trí đầu cáp ngầm trung thế .
Danh sách những người hỗ trợ tạo ra giải pháp (hỗ trợ tác giả):
Tôi cam đoan những điều trình bày trong đơn là đúng sự thật.
Vĩnh cửu, ngày 9 tháng 11 năm 2010
Người nộp đơn
Phan Văn Trình
Ý kiến của Tiểu ban sáng kiến đơn vị



Trang 7

×