Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

bệnh trẻ em - Ánh sáng đêm có thể gây bệnh máu trắng ở trẻ docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (168.18 KB, 6 trang )


Ánh sáng đêm có thể gây bệnh máu trắng
ở trẻ

Tiếp xúc quá nhiều với ánh sáng đèn điện vào ban đêm sẽ gây ra một số loại
bệnh ung thư, trong đó có ung thư bạch cầu ở trẻ em.
Ung thư bạch cầu là một bệnh ác tính trong đó tuỷ xương và các cơ quan tạo máu
khác sản sinh ra một số lượng lớn bạch cầu. Đây là căn bệnh ung thư phổ biến
nhất ở trẻ em, có nguồn gốc từ các nhân tố môi trường và bẩm sinh (do gene).
Phóng xạ ion, trường điện từ, hoá chất, virus và sự truyền nhiễm được coi là có
liên quan đến tỷ lệ mắc bệnh. Bệnh đã tăng 50% ở trẻ dưới 5 tuổi từ những năm
1950.
Trong Hội thảo khoa học quốc tế lần thứ nhất về bệnh bạch cầu ở trẻ em hôm 7/9,
các nhà khoa học đã công bố kết quả một nghiên cứu về ảnh hưởng của ánh sáng
đêm và các ca làm việc ban đêm tới nguy cơ mắc bệnh ung thư. Họ tuyên bố
những yếu tố trên gây rối loạn nhịp sinh học của cơ thể và có khả năng gây ung
thư.
"Chúng tôi chưa biết sự tiếp xúc với ánh sáng đêm quá nhiều có phải là nguyên
nhân gây ra tỷ lệ mắc bệnh bạch cầu cao ở trẻ em hay không. Nhưng với những gì
mà chúng ta đã biết về ung thư thì điều này không phải là không có cơ sở", Russell
Foster, nhà khoa học về thần kinh phân tử tại ĐH thực nghiệm London, nói.
Giải thích về điều này, ông Foster cho biết, ánh sáng đêm cản trở quá trình sản
xuất hormon melatonin - một tác nhân chống oxy hoá có tác dụng bảo vệ DNA
khỏi những tổn hại do sự oxy hoá gây ra. Trong mắt có một loại tế bào nhạy sáng
có chức năng cung cấp thông tin điều khiển nhịp sinh học của cơ thể. Ban ngày
các tế bào này hoạt động bình thường. Ban đêm, nếu tiếp xúc với ánh sáng đèn quá
nhiều, tế bào nhạy sáng sẽ tiếp tục chuyển tín hiệu lên não gây rối loạn nhịp sinh
học (cơ thể sẽ hoạt động như ban ngày). Khi đó hormon melatonin, vốn chỉ được
sản sinh vào ban đêm, sẽ không được tạo ra, do cơ thể đang bị "đánh lừa" và hoạt
động như ban ngày.
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng sự suy giảm hormon melatonin có liên quan


đến sự gia tăng nguy cơ mắc ung thư. Không được bảo vệ đầy đủ bởi hormon
melatonin, DNA có thể biến đổi sinh ra các chất gây ung thư.
Ngoài ra, một số gene và sản phẩm từ protein tham gia vào việc điều khiển nhịp
sinh học hằng ngày. Chúng tương tác chặt chẽ với nhau theo chu kỳ sản sinh của
tế bào. Khi nhịp sinh học bị rối loạn và quá trình sản xuất melatonin bị kiềm chế,
các tế bào sẽ sinh sôi một cách không kiểm soát và tạo ra khối u.
Lời khuyên của các nhà khoa học đối với bậc cha mẹ là nên cho trẻ ngủ trong môi
trường không có ánh sáng đèn. Ngoài ra, chúng ta cần hạn chế những ca làm đêm.
Một nghiên cứu khác được công bố trong hội thảo cho thấy những phụ nữ hay
phải làm ca đêm có tỷ lệ mắc bệnh ung thư vú cao hơn những người khác.
ÐAU BỤNG Ở TRẺ EM
Tác giả : BS. NGUYỄN THỊ NGỌC HƯƠNG
Chẩn đoán đau bụng ở trẻ em là một việc không dễ, ngay cả với các bác sĩ.
Bài viết dưới đây sẽ trình bày những triệu chứng đau bụng ở trẻ em nhằm
giúp cha mẹ mau chóng đưa con em mình đi khám bác sĩ; đồng thời có thái
độ bình tĩnh, nhận biết đúng bản chất nặng nhẹ của chứng đau bụng và xử trí
an toàn những trường hợp đau bụng không cần thiết phải đến bác sĩ.
Các triệu chứng của đau bụng cấp
Ðầu tiên cần loại trừ?tình trạng đau bụng cấp. Ðau bụng cấp là tình trạng cần phẫu
thuật khẩn cấp. Mổ sớm sẽ có tác dụng tốt cho sức khỏe của trẻ. Thậm chí tính
mạng của bé có thể bị đe dọa nếu điều trị trễ vài giờ.
Các triệu chứng sau đây là biểu hiện của tình trạng đau bụng cấp. Khi có hoặc
nghi ngờ là một trong những triệu chứng này, cần đưa bé đến bệnh viện ngay:
- Ðau bụng dữ dội.
- Ðau bụng khiến bé không dám cử động.
- Ðau bụng có kèm ói mửa, chất ói có màu xanh rêu hoặc nâu, đen.
- Bé có những biểu hiện như bụng cứng, bụng đau khi sờ đến và có đề kháng (cơ
thành bụng co lại, cản trở tay người ấn bụng không thể ấn sâu).
- Bé đau bụng cộng với toàn trạng có vẻ rất bệnh hoạn, sức khỏe toàn thân suy sụp
nhanh chóng, lừ đừ hoặc kích thích, hốt hoảng.

Trong số các bé bị đau bụng, những biểu hiện đau bụng cấp như trên tuy hiếm
nhưng đòi hỏi phải luôn cảnh giác.
Ðau bụng do tiêu chảy
Khi bé đau bụng có kèm tiêu chảy rõ ràng, phân tóe nước và đi nhiều lần, có thể
kết luận là đau bụng do tiêu chảy. Tùy mức độ tiêu chảy, gia đình có thể chăm sóc
bé ở nhà nếu nắm vững cách xử trí tiêu chảy (có thể tìm hiểu vấn đề này ở các cơ
sở y tế) hoặc đưa bé điều trị tại bệnh viện.
Ðau bụng do nhiễm giun
Những trường hợp đau bụng đã kéo dài nhiều tuần, các cơn đau tái đi tái lại, vị trí
đau ở vùng quanh rốn và không khu trú cụ thể thường được cho là đau bụng do
giun đũa. Chẩn đoán nhiễm giun dựa vào xét nghiệm phân thấy có trứng giun. Rất
nhiều trường hợp đau bụng như thế cuối cùng đã được kết luận là đau bụng cơ
năng; và không thấy ảnh hưởng gì đáng kể đối với sức khỏe của bé.
Ðau bụng do nhiễm trùng
Các bệnh nhiễm trùng, đặc biệt là viêm amiđan, viêm phổi, sốt rét, viêm gan cũng
có kèm triệu chứng đau bụng. Nguyên nhân hay gặp nhất của những cơn đau bụng
mới chỉ xuất hiện vài ba ngày là nhiễm trùng. Dĩ nhiên, khi điều trị dứt nhiễm
trùng thì đau bụng cũng sẽ hết.
Nhiễm trùng đường tiểu cũng gây đau bụng. Bé bị nhiễm trùng đường tiểu đau
bụng ở vùng trên xương mu, đi tiểu đau (bé khóc khi đi tiểu), tiểu lắt nhắt nhiều
lần, mỗi lần một ít hoặc đau ở vùng hông. Bé gái hay bị nhiễm trùng tiểu hơn bé
trai. Nhiễm trùng tiểu đòi hỏi phải điều trị kỹ lưỡng, dài ngày nhằm tránh tác hại
lâu dài.
Tóm lại:
- Ðau bụng là biểu hiện của tình trạng đau bụng cấp, tuy hiếm gặp nhưng đòi hỏi
cha mẹ phải cảnh giác và đưa bé đến bệnh viện ngay khi có một trong các triệu
chứng nghi ngờ.
- Bé đau bụng do tiêu chảy có thể tự điều trị ở nhà nếu người chăm sóc nắm vững
cách thức xử trí tiêu chảy.
- Ðau bụng mạn tính (tức đau bụng xuất hiện đã nhiều lần, tái đi tái lại khó chẩn

đoán ra căn nguyên), nguyên nhân thường gặp nhất là do nhiễm giun đũa. Mức độ
đau không nhiều cũng như không ảnh hưởng đáng kể đối với sức khỏe của bé.
- Ðau bụng mới xuất hiện vài ngày có nguyên nhân thường gặp nhất là nhiễm
trùng. Phụ huynh có thể yên tâm rằng đau bụng sẽ được điều trị dứt khi bé hết
nhiễm trùng.
Trẻ co giật do thiếu canxi
Những trẻ bị còi xương có thể xuất hiện những cơn co giật do hạ canxi máu.
Bệnh chỉ gặp ở trẻ 1-6 tháng tuổi. Cách điều trị chủ yếu là uống vitamin D và
xiro canxi clorua theo chỉ dẫn của thày thuốc.
Hạ canxi máu là một tình trạng tiềm ẩn. Hầu như trẻ chỉ lên cơn co giật khi có một
nhân tố khởi phát, chẳng hạn khi sốt cao hay mắc một bệnh nhiễm khuẩn cấp tính
nào đó. Giai đoạn tiềm ẩn thường kéo dài khoảng một tuần, có khi chỉ một vài
ngày, hoặc hơn một tháng. Trẻ hay quấy khóc, có khi khóc cả đêm; khóc một cách
vô cớ, không phải vì đói, khát, ướt tã hay đòi bế Có trường hợp cho uống cả
thuốc an thần, thuốc ngủ mà trẻ vẫn không nín. Cũng có trẻ hay giật mình lúc
đang ngủ say hoặc cả khi thức. Nếu vô ý đụng phải, trẻ sẽ giật bắn lên, hai tay, hai
chân đột nhiên co quắp. Một vài giây sau, lại thấy trẻ bình thường. Trẻ có thể tự
nhiên bỏ bú hoặc đang bú tự nhiên ngừng bú, môi mấp máy, mắt trợn, có cháu bị
tím tái nhưng chỉ vài giây sau, trẻ lại bú như thường.

Trong cơn giật do hạ canxi máu, trẻ co rúm người, có khi kèm theo co thắt thanh
quản. Cổ tay trẻ co cứng, gập lại; ngón tay cái bị kéo vào lòng bàn tay; bàn chân
duỗi ở tư thế vẹo bàn chân ngựa, ngón chân cái gấp lại và gót khum xuống. Co
thắt thanh quản là một triệu chứng khá phổ biến, thường chỉ biểu hiện đơn thuần
bằng tiếng the thé lúc hít vào. Trường hợp quá nặng có thể làm trẻ ngừng thở, tím
tái, có khi tử vong sau giây lát.
Cách điều trị chứng co giật do hạ canxi máu ở trẻ còi xương chủ yếu là uống
vitamin D và xiro canxi clorua.
Để chủ động phòng ngừa bệnh còi xương và chứng hạ canxi máu do còi xương,
các bà mẹ có con nhỏ cần bảo đảm nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ. Hằng ngày,

nhất là trong tiết trời đông - xuân, khi mặt trời vừa ló lên, nên bế con ra ngoài
phòng, ngồi ở nơi không có gió lùa, để lộ tay chân, lưng, ngực, bụng của trẻ ra ánh
nắng mặt trời chừng 10-15 phút. Cho trẻ uống vitamin D mỗi ngày 400 đơn vị,
uống trong suốt năm đầu.
Khi trẻ bắt đầu ăn bổ sung, cần ưu tiên những thực phẩm giàu chất dinh dưỡng và
canxi. Để hấp thụ được nhiều canxi, nhớ cho trẻ ăn thêm dầu, mỡ, uống nước quả
tươi và ăn thêm quả chín. Phòng ở của trẻ cần thoáng, sạch sẽ, nhiều ánh sáng.
Bữa ăn hằng ngày của mẹ cũng cần có thêm những thực phẩm giàu canxi như tôm,
cua, cá, sữa, rau muống, rau ngót, rau dền, rau đay, rau mồng tơi, vừng, đậu
tương

×