Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

lịch sử địa lý các dân tộc - Dân tộc Chơ Ro ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (116.41 KB, 5 trang )

Dân tộc Chơ Ro
Tên gọi khác
Đơ-Ro, Châu Ro

Nhóm ngôn ngữ
Môn - Khmer

Dân số
15.000 người.

Cư trú
Đồng bào cư trú đông ở tỉnh Đồng Nai, một số ít ở tỉnh Bình Thuận và Sông Bé.

Đặc điểm kinh tế
Trước kia người Chơ Ro sống chủ yếu bằng nghề làm rẫy, cuộc sống nghèo nàn và
không ổn định. Về sau đồng bào đã biến rẫy thành đất định canh, đồng thời nhiều
nơi phát triển làm ruộng nước, nhờ vậy cuộc sống có phần khá hơn. Chăn nuôi, hái
lượm, săn bắn, đánh cá đều góp phần quan trọng trong đời sống của người Chơ Ro.
Ngoài ra họ chỉ đan lát, làm các đồ dùng bằng tre, gỗ.

Tổ chức cộng đồng
Người Chơ Ro không theo chế độ mẫu hệ hay phụ hệ mà coi trọng cả hai như
nhau.

Hôn nhân gia đình
Trong hôn nhân, tuy nhà trai hỏi vợ cho con, nhưng lễ cưới tổ chức tại nhà gái,
chàng trai phải ở rể vài năm rồi vợ chồng làm nhà ở riêng.

Tục lệ ma chay
Khi chôn người chết theo truyền thống Chơ Ro, đồng bào dùng quan tài độc mộc,
đắp nắm mồ hình bán cầu. Sau 3 ngày kể từ hôm mai táng, gia đình có tang làm lễ


"mở cửa mả".

Văn hóa
Vốn văn nghệ dân tộc của người Chơ Ro phong phú. Nhạc cụ có bộ chiêng 7 chiếc,
đây đó còn thấy đàn ống tre, có ống tiêu và một số người còn nhớ lối hát đối đáp
trong lễ hội.

Nhà cửa
Người Chơ Ro vốn ở nhà sàn, lên xuống ở đầu hồi. Từ mấy chục năm nay, đồng
bào đã hoàn toàn quen ở nhà trệt. Trong nhà đồ đạc đơn giản, chỉ có chiêng và ché
được coi là quý giá. Gần đây nhiều gia đình có thêm tài sản mới như xe đạp.

Trang phục
Xa phụ nữ Chơ Ro quấn váy, đàn ông đóng khố, áo của người Chơ Ro là loại áo
chui đầu, trời lạnh có tấm vải choàng. Nay đồng bào mặc như người Kinh trong
vùng, chỉ còn dễ nhận ra người Chơ Ro ở tập quán thường đeo gùi theo và ở sở
thích của phụ nữ hay đeo các vòng đồng, bạc, dây cườm trang sức nơi cổ và tay.
Dân tộc La Hú
Tên gọi khác
Xá Lá Vàng, Cò Xung, Khù Sung, Khả Quy

Nhóm ngôn ngữ
Tạng - Miến

Dân số
5.300 người.

Cư trú
Sống ở huyện Mường Tè (tỉnh Lai Châu).


Đặc điểm kinh tế
Trước kia người La Hủ sống chủ yếu bằng nghề làm rẫy và săn bắn, hái lượm.
Công cụ lao động chủ yếu là con dao, chiếc cuốc. Từ vài chục năm nay, người La
Hủ đã phát triển cây lúa nước và lúa nương làm nguồn lương thực chính và dùng
trâu cày kéo. Đàn ông La Hủ đan ghế, mâm, chiếu, nong nia, v.v bằng mây rất
giỏi và đa số biết nghề rèn.

Hôn nhân gia đình
Trong gia đình La Hủ, chỉ có con trai mới được thừa hưởng tài sản của cha mẹ.
Theo phong tục La Hủ, trai gái được tự do yêu nhau và quyết định hạnh phúc của
mình. Sau lễ cưới, chàng rể phải ở gia đình nhà vợ 2-3 năm, sau đó mới được đưa
vợ về ở hẳn với mình. Phụ nữ La Hủ sinh nở tại buồng ngủ của mình. Sau 3 ngày
đứa bé được đặt tên, nếu trong 3 ngày đó, nhà có khách thì người khách này được
mời đặt tên cho đứa bé.

Tục lệ ma chay
Người chết được chôn trong quan tài độc mộc. Trên mộ không dựng nhà mồ,
không có rào bảo vệ.

Văn hóa
Người La Hủ có trên một chục điệu múa khèn. Thanh niên thích thổi khèn bầu.
Các bài hát tuy thường dùng tiếng Hà Nhì nhưng có nhịp điệu riêng, trong đó từng
ngày được xác định theo chu kỳ 12 con vật (hổ, thỏ, rồng, chấy, ngựa, cừu, gà, chó,
lợn, sóc, trâu).

Nhà cửa
Người La Hủ lập bản trên sườn núi. Thực hiện định canh định cư, một số bản
chuyển xuống địa bàn thấp hơn. Từ chỗ nhà cửa tạm bợ, nay đồng bào đã làm nhà
ở bền chắc hơn, phần lớn là nhà trệt với vách bằng phên. Trong nhà, bàn thờ tổ
tiên và bếp bao giờ cũng đặt tại gian có chỗ ngủ của chủ gia đình.


Trang phục
Nam giới La Hủ mặc quần áo giống như các dân tộc khác ở vùng Tây Bắc. Phụ nữ
mặc quần, ngày thường mặc áo dài xuống tới cổ chân, ngày lễ tết mặc thêm áo
ngắn. Ở cổ áo, nẹp ngực, ống tay có thêu hoặc đáp vải các màu, có đính thêm xu
bạc, xu nhôm và các bông chỉ đỏ.

×