Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

báo cáo thực tập tốt nghiệp tổng quan về nhà máy điện nhơn trạch 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2 MB, 62 trang )

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

SVTH: Nguyễn Văn Anh Vũ 1

LỜI MỞ ĐẦU


Cùng với sự phát triển của thế giới và xu hƣớng hội nhập kinh tế quốc tế, đất
nƣớc ta đang đổi mới và bƣớc vào thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa; vừa xây
dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, vừa phát triển nền kinh tế đất nƣớc. Hiện nay nƣớc ta
đang xây dựng và phát triển các khu công nghiệp, khu đô thị, văn phòng và nhà ở,…
gắn liền với các công trình xây dựng đó là xây dựng các nhà máy điện cũng không kém
phần quan trọng, chính vì vậy ngành điện lực đóng vai trò quan trọng trong quá trình
phát triển đất nƣớc.
Trong cuộc sống hiện nay cùng với sự phát triển nhƣ vũ bão của khoa học - kỹ
thuật, cùng theo đà phát triển đó và nó càng trở nên hoàn thiện hơn, và nó cũng góp
một phần rất lớn vào quy luật phát triển của xã hội hiện đại ngày nay.
Để cùng góp phần vào sự phát triển đó nên trƣờng ĐH Sƣ Phạm Kỹ Thuật
TP.HCM đã và đang đào tạo ra những thế hệ nhân lực và nhân cách của một con
ngƣời có thể đáp ứng nhu cầu mà xã hội đang cần.
Cùng với sự phát triển đó, các nghành liên quan nhƣ: nhà cửa, các khu công
nghiệp, trƣờng học, khu dân cƣ,… cùng động loạt phát triển mạnh mẽ hơn trƣớc rất
nhiều. Chính vì vậy Đảng và nhà nƣớc đã và đang đầu tƣ vào một lực lƣợng cán bộ kỹ
thuật-công nhân để đáp ứng theo đà phát triển của các nghành liên quan đến điện
năng và đó sẽ là nền móng vững chắc cho các công trình nghiên cứu khoa học- kĩ
thuật.
Bản thân em là một Sinh viên đang theo học nghành điện tử tại Trƣờng ĐH Sƣ
Phạm Kỹ Thuật TP.HCM. Em cảm thấy rất tự hào vì mình sẽ góp phần công sức tuy
nhỏ vào đà phát triển của đất nƣớc, của xã hội ngày nay.
Qua thời gian thực tập hơn một tháng tiếp xúc thực tế tại CTY Điện Lực Dầu Khí
Nhơn Trạch 1 em đã đƣợc tiếp xúc- va chạm với thực tế. Qua đó giúp em nắm vững


những kiến thức mà giảng viên ở trƣờng đã dạy cho em, những điều đó giúp em nâng
cao tay nghề cũng nhƣ trình độ của mình.

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

SVTH: Nguyễn Văn Anh Vũ 2

LỜI CẢM ƠN


Kính thƣa :
- Ban giám hiệu trƣờng ĐH Sƣ Phạm Kỹ Thuật TP.HCM
- Thầy cô bộ môn khoa Điện – Điện Tử
- Ban giám đốc CTY Điện Lực Dầu Khí Nhơn Trạch 1

Lời đầu tiên của mình, con xin dành cảm ơn cha mẹ, nhờ có ba mẹ nuôi dƣỡng,
dạy dỗ lo lắng cho chúng con, động viên chúng con, cho chúng con ăn học nên ngƣời
nhƣ ngày hôm nay, công ơn đó con xin khắc ghi trong lòng mãi mãi. Con xin ngàn lần
cảm ơn ba mẹ.
Trong suốt thời gian học tập ở trƣờng ĐH Sƣ Phạm Kỹ Thuật TP.HCM em đã
đƣợc thầy cô thuộc nhiều bộ môn dìu dắt, dạy dỗ em đã tiếp thu đƣợc một số kiến thức
cơ bản. Và để tạo điều kiện tiếp cận gần với thực tế hơn, nhà trƣờng đã tạo điều kiện
cho em thực tập và tham quan tại các cơ quan nhằm làm quen với công tác nghiệp vụ.
Và trong suốt quá trình thực tập vừa qua tại CTY Điện Lực Dầu Khí Nhơn Trạch
1 đƣợc sự hƣớng dẫn, chỉ bảo giúp đỡ tận tình của Ban Giám Đốc Công Ty nói chung
và các Anh phân xƣởng điện nói riêng đã tạo mọi điều kiện tốt nhất để em có thể hoàn
thành tốt thời gian thực tập.
Trong quá trình thực hiện, vì kiến thức còn hạn hẹp nên không thể tránh khỏi
nhiều sai sót, mong quý CTY, Thầy Cô và các bạn giúp đỡ góp ý để em hoàn thành bài
báo cáo này tốt hơn. Em xin chân thành cảm ơn!

Cuối cùng em xin gửi đến Quý thầy Cô tại trƣờng và các Chú và các Anh tại
Công Ty lời cảm tạ và lòng biết ơn sâu sắc.


Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 8 năm 2012
SVTT: Nguyễn Văn Anh Vũ
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

SVTH: Nguyễn Văn Anh Vũ 3

NHẬN XÉT CỦA CÔNG TY
o0o

NHẬN XÉT CỦA CÔNG TY:













BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

SVTH: Nguyễn Văn Anh Vũ 4


NHẬN XÉT CỦA GVHD
o0o

NHẬN XÉT CỦA GVHD:













BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

SVTH: Nguyễn Văn Anh Vũ 5

NHẬT KÝ THỰC TẬP
o0o

Ngày 2/7 Làm thủ tục đi thực tập.
Ngày 9/7 Học tập quy định an toàn và bảo hiểm lao động.
Ngày 10/7 – 15/7 Đọc tài liệu tìm hiểu về quy trình, công nghệ nhà máy.
Ngày 16/7 – 21/7 Nghiên cứu tài liệu, sơ đồ, bản vẽ các thiết bị điều khiển.
Ngày 22/7 – 26/7 Đi tìm hiểu thực tế các hệ thống vales, sensors, tua-bin,

máy phát, hệ thống điều khiển, hệ thống điện DC,…
Ngày 27/7 – 29/7 Viết báo cáo thực tập.
Ngày 30/7 Nộp báo cáo thực tập


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

SVTH: Nguyễn Văn Anh Vũ 6

TÓM TẮT QUÁ TRÌNH THỰC TẬP
o0o

Những công việc đã thực hiện trong đợt thực tập vừa qua: nghiên cứu tài liệu, tìm
hiểu thực tế về nguyên lý hoạt động của nhà máy điện Nhơn Trạch 1, nguyên lý hoạt
động của một số thiết bị điều khiển,…
Kết quả đạt đƣợc trong đợt thực tập: Đƣợc làm việc trong môi trƣờng công
nghiệp, hiểu rõ hơn về quy trình hoạt động của nhà máy điện. Đƣợc tiếp xúc thực tế
các thiết bị điều khiển, sơ đồ hệ thống, đọc hiểu sơ đồ hệ thống điện tự dùng của nhà
máy. Học hỏi kinh nghiệm làm việc thực tế của các anh, các chú trong công ty, và cũng
cố lại những kiến thức đã học trong trƣờng.

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

SVTH: Nguyễn Văn Anh Vũ 7

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1
LỜI CẢM ƠN 2
NHẬN XÉT CỦA CÔNG TY 3

NHẬN XÉT CỦA GVHD 4
NHẬT KÝ THỰC TẬP 5
TÓM TẮT QUÁ TRÌNH THỰC TẬP 6
CÁC TỪ VIẾT TẮT 10
PHẦN A: 11
I. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY 11
II. NGÀNH NGHỀ KINH DOANH. 11
III. MỤC TIÊU CHIẾN LƢỢC CỦA PVPS 12
PHẦN B: 13
I. TỔNG QUAN VỀ NHÀ MÁY ĐIỆN NHƠN TRẠCH 1. 13
PHẦN C: 17
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG ĐIỆN TỰ DÙNG 17
I. Sơ Đồ Hệ Thống Điện Tự Dùng Trong Nhà Máy Điện Nhơn Trạch 1 17
II. Giới Thiệu Chung Về Các Hệ Thống Điện Chính Của Nhà Máy Điện Nhơn Trạch 1. . 19
1. Các cấp điện áp chính trong nhà máy: 19
2. Ống dẫn thanh cái 11/12BAA60, 18BAA50 và tủ trung tính BAA10 máy phát điện GT1,
GT2 và ST18 19
3. Máy cắt đầu cực 11/12MKA10GS200 của GT1,GT2 và tủ 18BAA20 của ST18. 20
4. Máy phát điện 11/12/18MKA10. 20
5. Thiết bị khởi động tĩnh SSD 11/12BPA (Static Starting Device) 21
6. Hệ thống kích từ tĩnh SES và bộ tự động điều chỉnh điện áp AVR 21
7. Hệ thống hòa đồng bộ, CBP10 22
8. Hệ thống bảo vệ điện, CHA10 22
9. Hệ thống điện tự dùng trung áp 6.6 kV, 19BBA/19BBB 23
10. Hệ thống điện tự dùng hạ áp 400V 24
11. Hệ thống điện tự dùng DC và UPS 25
12. Máy phát điện Diesel dự phòng 500KVA : 19BRV10 31
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

SVTH: Nguyễn Văn Anh Vũ 8


III. Các Chế Độ Vận Hành Của TBK. 32
1. Vận hành khởi động. 32
2. Vận hành mang tải. 33
3. Vận hành không tải (Idle mode). 34
4. Vận hành shutdown bình thƣờng 34
5. Vận hành xuống máy sự cố do mất hệ thống điện tự dùng 34
IV. Các Chế Độ Vận Hành Của TBH 34
1. Vận hành khởi động. 35
2. Vận hành mang tải. 35
3. Vận hành shutdown bình thƣờng. 35
CHƯƠNG II: MÁY BIẾN ÁP TỰ DÙNG TD91, TD92, TU9T1, TU9T2 36
I. Đặc Tính Kỹ Thuật 36
A. Máy Biến áp tự dùng TD 91, TU9T1(Station Service Transformer) 36
B. Máy Biến áp tự dùng TU9T1, TU9T2 (Unit Auxiliary Transformer) 38
C. Máy Biến áp tự dùng 6.6kV/400V (2 MVA Station Auxiliary Transformers) 39
D. Máy Biến áp kích từ cho tổ máy GT11/12 và ST18 40
II. Vận Hành. 41
1. Kiểm tra MBA trƣớc khi đóng điện 41
2. Kiểm tra MBA khi vận hành bình thƣờng 41
3. Một số báo động khi vận hành MBA 41
3.1. Các tín hiệu Alarm 41
3.2. Các tín hiệu bảo vệ MBA TD 91, TD 92 (Station Service Transformer) 41
3.3. Các tín hiệu bảo vệ MBA TU9T1, TU9T2 (Unit Auxiliary Transformer) 42
CHƯƠNG III: MÁY PHÁT ĐIỆN DIESEL DỰ PHÒNG 43
I. Đặc Tính Kỹ Thuật 43
II. Các Thủ Tục Kiểm Tra Và Vận Hành Máy Phát Điện Diesel 450kva 43
1. Thao tác khởi động và hoà lƣới Diesel ở chế độ Local & Manual 43
2. Thao tác đƣa Diesel vào chế độ tự động (Automatic/Standby Mode). 44
3. Thao tác khởi động Diesel từ xa qua hệ thống DCS (Island Mode) 44

4. Thao tác ngừng Diesel từ xa qua hệ thống DCS (Island Mode) 44
III. Thao Tác Chạy Định Kỳ Diesel 45
A. Các bƣớc chuẩn bị trƣớc khi khởi động Diesel. 45
B. Các bƣớc khởi động và hòa điện diesel vào thanh cái 19bma bằng tay 45
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

SVTH: Nguyễn Văn Anh Vũ 9

C. Các bƣớc thử nghiệm khởi động Diesel ở chế độ cấp điện tự dùng (Island) 46
D. Các bƣớc thử nghiệm ngừng Diesel ở chế độ cấp điện tự dùng (Island) 47
IV. DANH SÁCH CÁC THIẾT BỊ BẢO VỆ 47
A. Các thiết bị bảo vệ điện. 47
B. Các thiết bị bảo vệ cơ. 47
CHƯƠNG IV: CHÍNH SÁCH VÀ NỘI QUY, QUY ĐỊNH VỀ AT- SK- MT-PCCC CỦA CÔNG
TY ĐIỆN LỰC DẦU KHÍ NHƠN TRẠCH 48
I. CHÍNH SÁCH VỀ AT-SK-MT CỦA CÔNG TY 48
II. NỘI QUY AN TOÀN CÔNG TY 50
III. NỘI QUY PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY 51
IV. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG VỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG 53
IV.1 QUY ĐỊNH AN TOÀN KHI ĐI LẠI 53
IV.2 QUY ĐỊNH AN TOÀN KHI LÀM VIỆC TẬP THỂ 53
IV.3 QUY ĐỊNH AN TOÀN GIAO THÔNG TRONG NHÀ MÁY 53
IV.4 QUY ĐỊNH AN TOÀN TRONG VẬN HÀNH 56
V. HƢỚNG DẪN CÁC TÌNH HUỐNG KHẨN CẤP. 59
1. Các điểm tập trung. 59
KẾT LUẬN 60
DANH SÁCH HÌNH VẼ, BẢNG BIỂU 61
TÀI LIỆU THAM KHẢO 62

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP


SVTH: Nguyễn Văn Anh Vũ 10

CÁC TỪ VIẾT TẮT
o0o

PVPS Petrovietnam Power Service Joint Stock Company
GT Gas Tua-bin
ST Stemp Tua-bin
TBK Tua-bin khí
TBH Tua-bin hơi
MNG Máy Nén Gió
MBA Máy Biến Áp
AT-SK-MT An toàn-Sức khoẻ-Môi trƣờng
UPS Uninterruptable power supply
SSD Thiết bị khởi động tĩnh (Static Starting Device)
HTĐ Hệ thống điện
MPĐ máy phát điện
MC máy cắt
DCL dao cách ly
OS Operator Station (trạm vận hành)
SES Static Excitation System ( hệ thống kích từ tĩnh)
PLST Protection Load Shedding Trip (bảo vệ sa thải tải)
SDG Máy phát dự phòng diesel
BOP Balance of Plant
OLTC On-Load Tap Changer
KKS Kraftwerk-Kennzeichen-System
PKSTT Phòng kiểm soát trung tâm
AC Alternating Current
DC Direct Current

DCS Distributed Control System (hệ thống điều khiển phân tán)
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

SVTH: Nguyễn Văn Anh Vũ 11

PHẦN A:
TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY
I. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY
CÔNG TY CP DỊCH VỤ KỸ THUẬT ĐIỆN LỰC DẦU KHÍ VIỆT NAM đƣợc
thành lập ngày 27/11/2007 dƣới hình thức là công ty cổ phần thuộc khối doanh nghiệp
nhà nƣớc.
Tên giao dịch quốc tế: PETROVIETNAM POWER SERVICE JOINT STOCK
COMPANY.
Tên viết tắt: PVPS
Địa chỉ: Toà nhà Constrexim- Tầng 3- Số 8- Km8- Đƣờng Nguyễn Trãi- Quận
Thanh Xuân- Tp. Hà Nội.
Điện thoại: 04 6285 8426/ 6285 8416 Fax: 04 6285 8425
Ngày 03/08/2009, thành lập Chi nhánh Nhơn Trạch thay cho Xí nghiệp sửa chữa
Nhơn Trạch với chức năng nhiệm vụ là tổ chức thực hiện việc quản lý, điều hành các
hoạt động của công ty tại khu vực Nhơn Trạch.
II. NGÀNH NGHỀ KINH DOANH.
 Dịch vụ vận hành nhà máy điện và các ngành công nghiệp khác.
 Dịch vụ kỹ thuật: Bảo trì, bảo dƣỡng, đại tu sửa chữa nhà máy điện.
 Kinh doanh vật tƣ thiết bị máy móc và hệ thống thiết bị dây chuyền đồng bộ
phục vụ ngành điện, thông tin viễn thông…
 Thi công xây lắp các công trình công nghiệp.
 Đầu tƣ sản xuất thiết bị điện, phụ tùng vật tƣ cho ngành điện dầu khí.
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

SVTH: Nguyễn Văn Anh Vũ 12


 Cung cấp giải pháp lắp đặt tích hợp các hệ thống viễn thông và công nghệ thông
tin.
III. MỤC TIÊU CHIẾN LƢỢC CỦA PVPS
Mục tiêu chiến lƣợc cụ thể của PVPS trong kế hoạch tổng thể của PV POWER phải
phấn đấu đạt đƣợc nhƣ sau:
 Đứng đầu về các loại hình sản phẩm dịch vụ phục vụ sản xuất điện và công
nghiệp.
 Đứng đầu về quản lý vận hành sửa chữa nhà máy điện khí và các ngành công
nghiệp (tập trung ở thị trƣờng dầu khí…).
 Từ năm 2025 sẽ đứng đầu về sản xuất phụ tùng thay thế và thiết bị nhà máy điện.
 Doanh thu về giám sát vận hành, bảo trì bảo dƣỡng, đào tạo vận hành, vận hành
thuê các nhà máy điện BOO, IPP, BOT trong giai đoạn 2010 - 2015 đạt 60 - 100
triệu USD/năm.
 Tỷ lệ lợi nhuận phấn đấu đạt 3 - 5% doanh thu trong giai đoạn đầu (2010 - 2015)
và trên 5% trong giai đoạn kế tiếp. Doanh thu này sẽ tăng theo quy mô tăng
trƣởng về công suất phát điện của PV POWER trong những năm tiếp theo.
 Đào tạo nhân lực đón đầu các hƣớng đầu tƣ của PV POWER nhƣ điện mặt trời,
gió,… đặc biệt là điện hạt nhân.

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

SVTH: Nguyễn Văn Anh Vũ 13

PHẦN B:
GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CHI NHÁNH

I. TỔNG QUAN VỀ NHÀ MÁY ĐIỆN NHƠN TRẠCH 1.
Tên gọi: CÔNG TY CP DVKT ĐIỆN LỰC DẦU KHÍ VIỆT NAM
CHI NHÁNH NHƠN TRẠCH

Tên giao dịch quốc tế: PetroVietNam Nhon Trach Power Company.
Tên viết tắt tiếng Anh: PVPOWER NHONTRACH.
Địa chỉ: Ấp 3, xã Phƣớc Khánh, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai
Điện thoại: 0612 225 741/742/743/744 Fax: 0612 225 740
Logo:

Hình 1: Logo nhà máy điện Nhơn Trạch 1.
Nhà máy điện chu trình hỗn hợp Nhơn Trạch 1 đƣợc khởi công xây dựng ngày
24/03/2007, hoàn thành và chính thức đƣa vào vận hành thƣơng mại ngày 22/08/2009.
Chủ đầu tƣ là Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam. Tổ hợp Nhà thầu EPC là Tổng
công ty Lắp máy Việt Nam (Lilama) và Tổng Công ty Xây dựng số 1. Nhà thầu cung
cấp thiết bị nhà máy chính là hãng Alstom Power. Nhà máy sẽ cung cấp cho lƣới điện
quốc gia sản lƣợng điện hàng năm 2,5 tỷ kWh.
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

SVTH: Nguyễn Văn Anh Vũ 14

Nhà máy có cấu hình: 2 -2-1 bao gồm 2 tổ máy tuabin khí, 2 lò thu hồi nhiệt và 1
tổ máy tua bin hơi. Công suất máy phát của mỗi tổ máy tuabin là 150MW và công suất
của chu trình hỗn hợp là 450MW.
Nhiên liệu chính của nhà máy là sử dụng gas, nhiên liệu dự phòng là dầu DO. Khí
đƣợc lấy từ ngoài biển qua trạm trung chuyển khí trung gian Dinh Cố và đƣợc đƣa vào
nhà máy bằng các đƣờng ống dẫn khí.
Một vài hình ảnh tổng quan về nhà máy điện Nhơn Trạch 1:

Hình 2: Tổng quan nhà máy điện Nhơn Trạch 1.
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

SVTH: Nguyễn Văn Anh Vũ 15



Hình 3: Lò thu hồi nhiệt nhà máy điện Nhơn Trạch 1



Hình 4: Sơ đồ nhà máy điện Nhơn Trạch 1

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

SVTH: Nguyễn Văn Anh Vũ 16

(1) Tuabin khí
(2) Tuabin hơi
(3) Lò thu hồi nhiệt
(4) Máy biến áp chính
(5) Nhà Role
(6) Sân trạm 220kv
(7) Trạm nhiên liệu khí
(8) Trạm sản xuất nƣớc khoáng
(9) Trạm bơm chuyển dầu
(10) Bồn dâu nhiên liệu DO
(11) Cảng dầu DO
(12) Trạm bơm nƣớc làm mát chính
(13) Trạm xử lý Clo
(14) Trạm đo đếm và chuyển dầu
(15) Nhà điều khiển trung tâm
(16) Nhà xe chữa cháy – PVS – ĐV
(17) Nhà xe
(18) Phân xƣởng – PVPS – NT
(19) Kho

(20) Nhà hành chính







BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

SVTH: Nguyễn Văn Anh Vũ 17

PHẦN C:
BÁO CÁO QUÁ TRÌNH THỰC TẬP

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG ĐIỆN TỰ DÙNG

I. Sơ Đồ Hệ Thống Điện Tự Dùng Trong Nhà Máy Điện Nhơn Trạch 1.

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

SVTH: Nguyễn Văn Anh Vũ 18


Hình 5: Sơ đồ hệ thống điện tự dùng trong nhà máy
Sơ lƣợc sơ đồ hệ thống điện tự dùng của nhà máy điện Nhơn Trạch 1:
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

SVTH: Nguyễn Văn Anh Vũ 19


Để khởi động cho tổ máy GT11,12 thì nguồn ban đầu đƣợc lấy từ lƣới điện
cao áp qua máy biến áp chính hạ áp xuống 15KV cấp nguồn cho thanh cái
11BAA60. Máy biến áp tự dùng 11BBT10 lấy nguồn từ thanh cái 11BAA60 hạ
áp xuống 0.42KV và 1.8KV. Nhánh điện áp 0.42KV cấp điện áp cho thanh cái
400V 11BJA, thanh cái này cấp nguồn cho các động cơ AC 400V và nạp điện
cho dàn accu của nhà máy, một phần điện áp từ thanh cái 11BJA đƣợc dùng để
cấp nguồn cho hệ thống kích từ tĩnh (SES) cấp cho roto của máy phát điện
GT11. Nhánh điện áp 1.8KV đƣợc đƣa qua thiết bị khởi động tĩnh (SSD) cấp
cho stator làm quay máy phát (MC cao áp đóng và MC đầu cực mở) . Ban đầu
máy phát hoạt động ở chế độ động cơ để quay trục TBK. Trục TBK đƣợc gia
tốc đến tốc độ mồi lửa và tăng đến tốc độ tự giữ. Tại đây, hệ thống điều khiển
TBK tiếp tục gia tốc trục đến tốc độ đồng bộ (3000v/p). Lúc này, nguồn cấp cho
stator của máy phát đƣợc ngắt ra (DCL khởi động MKA10GS101 mở). Nguồn cấp
cho rotor của máy phát đƣợc lấy từ ngõ ra của máy phát( MC
KC50MKB20GS101 mở và MC MKC50GT200 đóng). MC đầu cực đóng lại
khi thỏa điều kiện về tần số, điện áp và góc lệch pha. Tƣơng tự cho tổ máy
GT12. Tổ máy ST 18 chỉ hoạt động khi có ít nhất một tổ máy GT đã hoạt động
và mang tải tƣơng ứng để sinh ra đủ hơi cần thiết gia tốc TBH.
Lúc này nguồn điện của nhà máy đƣợc lấy từ ngõ ra của máy phát qua các
máy biến áp tự dùng hạ xuống từng cấp điện áp khác nhau, cung cấp cho các
động cơ và thiết bị trong nhà máy.
II. Giới Thiệu Chung Về Các Hệ Thống Điện Chính Của Nhà Máy Điện
Nhơn Trạch 1.
1. Các cấp điện áp chính trong nhà máy:
 Hệ thống điện cao áp : 225kV ±10x1,25 %
 Điện áp tổ máy phát GT: 15.75kV ±5 %
 Điện áp tổ máy phát ST: 15.75kV ±5 %
 Điện áp trung áp: 6.6kV ±10 %
 Điện áp hạ áp (3 pha): 400V +10/-15 %
 Điện áp UPS: 230V +10/-15 %

 Điện áp DC: 220V +10/-15 %
 Tần số định mức: 50 Hz
2. Ống dẫn thanh cái 11/12BAA60, 18BAA50 và tủ trung tính BAA10 máy phát
điện GT1, GT2 và ST18
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

SVTH: Nguyễn Văn Anh Vũ 20

 03 ống dẫn thanh cái rời cho 3 pha đƣợc nối từ đầu cực máy phát điện
GT1/GT2 đến phía hạ áp của máy biến áp tăng áp T1, T2 qua máy cắt đầu cực
(riêng máy phát điện ST18 đƣợc nối trực tiếp đến máy biến áp tăng áp T3 do
không có máy cắt đầu cực). Các thanh dẫn điện là loại ống nhôm đƣợc làm mát
bằng không khí tuần hoàn tự nhiên. Một hệ thống điện trở sấy đặt bên trong ống
dẫn sẽ đƣợc kích hoạt khi tổ máy phát ngừng hoạt động. Ngoài ra còn có một bộ
hút ẩm bằng silicagel để hút không khí ẩm bên trong ống dẫn thanh cái.
 Trung tính của máy phát điện đƣợc nối đất qua một điện trở đặt trong tủ trung
tính BAA10. Ngoài ra tủ trung tính còn chứa các VT, CT dùng cho đo lƣờng và
bảo vệ relay.
3. Máy cắt đầu cực 11/12MKA10GS200 của GT1,GT2 và tủ 18BAA20 của ST18.
 Là loại MC hợp bộ 3 pha rời, cách điện bằng khí SF6, vận hành bằng nhớt
thủy lực, cơ cấu truyền động bằng lò xo tích năng. Chức năng dùng để cách ly
Máy phát điện ra khỏi HTĐ nhằm làm giảm các ảnh hƣởng của sự cố bên trong
và bên ngoài MBA tăng áp, MBA tự dùng. Ngoài ra máy cắt còn đƣợc dùng để
hòa điện Máy phát điện vào Hệ thống điện Quốc gia khi tổ máy GT1, GT2 và
ST18 vận hành.
 Tủ MC đầu cực còn chứa các CT và VT dùng cho các mục đích bảo vệ và đo
lƣờng, các tụ điện bảo vệ, cầu dao cách ly khởi động, cầu dao cách ly MPĐ, 2
cầu dao nối đất : 1 phía MPĐ và 1 phía hạ áp MBA.
 Tủ VT 18BAA20 của ST18 chứa các CT và VT dùng cho các mục đích bảo
vệ và đo lƣờng, tụ điện bảo vệ, cầu dao nối đất.

4. Máy phát điện 11/12/18MKA10.
 Là loại máy phát điện đồng bộ 3 pha, 2 cực, thiết kế dạng turbo, Rotor đƣợc
gắn đồng trục với Turbine khí. MPĐ đƣợc làm mát nhƣ sau : nƣớc làm mát gió
và gió sau đó sẽ đi làm mát máy phát.
 MPĐ đƣợc trang bị với hệ thống kích thích tĩnh, với các vành trƣợt và chổi
than dùng để dẫn dòng điện kích thích từ hệ thống kích từ tĩnh bên ngoài đến
cuộn dây kích từ của rotor máy phát.
 06 đầu dây ra của cuộn dây Stator đƣợc đặt trên đỉnh của vỏ MPĐ. 03 đầu
dây pha đƣợc nối đến MC đầu cực, 03 đầu dây còn lại đƣợc nối đất qua tủ trung
tính BAA10.
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

SVTH: Nguyễn Văn Anh Vũ 21

5. Thiết bị khởi động tĩnh SSD 11/12BPA (Static Starting Device)
 Mỗi tổ máy GT đƣợc trang bị với một bộ SSD. Cả 2 GT có thể khởi động
bằng một bộ SSD qua việc lựa chọn các DCL khởi động tƣơng ứng, nhƣng
không thể khởi động đồng thời 2 GT bằng một bộ SSD.
 Bộ SSD có chức năng gia tốc cho GT đến tốc độ mà GT có thể tự hành và
tiếp tục tăng tốc đến tốc độ định mức.
 Khi khởi động GT, máy phát điện vận hành nhƣ một động cơ đồng bộ với
MC đầu cực mở. Nguồn điện khởi động đƣợc lấy từ Trạm 220kV Nhơn Trạch 1
qua MBA tăng áp (T1, T2) và MBA tự dùng (TU9T1, TU9T2) cấp đến bộ SSD.
Bộ SSD thực hiện chỉnh lƣu điện áp đầu vào thành điện áp một chiều, sau đó
nghịch lƣu để tạo ra điện áp xoay chiều 3 pha có tần số và điện áp thay đổi cấp
vào cuộn dây Stator (dùng các Thyristor). Hệ thống kích từ khởi động cung cấp
dòng điện DC vào cuộn dây kích thích của Rotor máy phát nhằm tạo ra từ
trƣờng để quay trục Rotor.
6. Hệ thống kích từ tĩnh SES và bộ tự động điều chỉnh điện áp AVR
 Hệ thống kích từ tĩnh đƣợc lấy nguồn trực tiếp từ đầu cực của MPĐ qua

MBA kích từ, cấp đến bộ chỉnh lƣu thành dòng điện DC, đƣa vào cuộn dây
Rotor của MPĐ qua hệ thống chổi than và vành trƣợt.
 Hệ thống kích từ tĩnh bao gồm bộ điều chỉnh điện áp tự động 2 kênh (AVR)
và các bộ điều khiển giới hạn. Các set point điện áp đầu cực hoặc công suất vô
công của tổ máy có thể thực hiện tại tủ hoặc từ xa trên OS.
 Chế độ điều khiển tự động đƣợc sử dụng trong lúc vận hành bình thƣờng để
điều chỉnh điện áp đầu cực MPĐ. Bộ AVR thay đổi góc kích cho bộ biến đổi
Thyristor liên tục nhằm kiểm soát dòng điện kích thích đi vào cuộn dây kích từ
MPĐ. Khi một kênh đang điều khiển điện áp MPĐ thì kênh còn lại bị khóa các
chức năng ở đầu ra, nhƣng vẫn luôn đọc và xử lý dữ liệu để sẵn sàng chuyển đổi
khi kênh đang hoạt động bị lỗi.
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

SVTH: Nguyễn Văn Anh Vũ 22


Hình 6: Phòng điều khiển hệ thống kích từ tĩnh (SES) máy phát GT12
7. Hệ thống hòa đồng bộ, CBP10
 Thiết bị hòa đồng bộ 2 kênh đƣợc đặt trong tủ CBP10 cùng với các thiết bị đo
lƣờng và công tơ của MPĐ. Mỗi kênh có thể vận hành nhƣ một bộ hòa đồng bộ
tự động. Bình thƣờng cả 2 kênh vận hành song song và so sánh các trạng thái
vận hành của chúng. Trong trƣờng hợp có sự khác biệt giữa 2 kênh thì việc hòa
đồng bộ bị ngắt. Sau khi tìm ra đƣợc kênh bị lỗi, thì kênh còn lại với chức năng
chính xác có thể tiếp tục hòa đồng bộ (việc chuyển đổi kênh chỉ thực hiện tại
chỗ)
 Ngoài ra còn có một bảng điều khiển để cho phép hòa đồng bộ bằng tay.
 Điện áp hòa điện trƣớc và sau MC hòa đƣợc đo và gởi đến thiết bị hòa đồng
bộ. Lệnh đóng MC hòa đƣợc thực hiện khi các điều kiện đồng bộ thỏa nhƣ: độ
lệch tần số, độ lệch điện áp, độ lệch pha, góc đóng nằm trong giới hạn.
 Trong tiến trình điều khiển hòa đồng bộ, thiết bị hòa đồng bộ sẽ gởi các lệnh

tăng/giảm tốc độ đến bộ điều khiển Turbine và tăng/giảm điện áp đến bộ AVR.
Tiến trình hòa đồng bộ đƣợc thực hiện một cách tự động bởi bộ Sequencer của
Turbine trong chƣơng trình khởi động Turbine.
 ST18 chỉ có thể hòa điện bằng MC cao áp, trong khi đó GT1, GT2 có thể hòa
điện bằng MC đầu cực và MC cao áp. Để GT hòa điện bằng MC cao áp thì GT
phải ở chế độ cấp điện tự dùng (house load mode).
8. Hệ thống bảo vệ điện, CHA10
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

SVTH: Nguyễn Văn Anh Vũ 23

 Hệ thống rơle bảo vệ số đƣợc đặt trong tủ CHA10 bao gồm 2 hệ thống A và
B với các chức năng bảo vệ chính và dự dòng cho các thiết bị điện nhƣ: MPĐ,
MBA tăng áp T1/2/3, MBA từ dùng TD91, TD92, TU9T1, TU9T2, MBA kích
từ.
 Đối với MPĐ GT, các sự cố điện trong vùng bảo vệ giữa điểm trung tính và
MC đầu cực sẽ trip MC đầu cực, MC kích từ và hệ thống điều khiển Turbine.
Các sự cố điện trong vùng bảo vệ giữa MC đầu cực, MBA tăng áp, MBA tự
dùng ST và MBA tự dùng GT sẽ trip MC cao áp, MC đầu cực, MC tự dùng
trung áp ST, MC tự dùng hạ áp GT và MC SSD.
 Đối với MPĐ ST, các sự cố điện trong vùng bảo vệ giữa điểm trung tính và
MC cao áp sẽ trip MC cao áp, MC kích từ và hệ thống điều khiển Turbine.
 Nếu chức năng tự kiểm tra của một hệ thống bảo vệ phát hiện một lỗi bên
trong thì hệ thống điều khiển Turbine sẽ báo động. Trong trƣòng hợp này ca vận
hành phải shutdown tổ máy trong điều kiện có thể sớm nhất để xử lý lỗi. Khi tín
hiệu báo động chƣa đƣợc giải trừ thì việc khởi động lại tổ máy bị interlock.
 Nếu cả 2 hệ thống bảo vệ phát hiện một lỗi bên trong ở cùng một thời điểm
thì hệ thống điều khiển GT sẽ tác dộng PLST. Hệ thống điều khiển ST sẽ tác
động trip turbine. Khi đó việc khởi động lại tổ máy bị interlock trong tiến trình
khởi động của hệ thống điều khiển bằng tín hiệu của hệ thống bảo vệ MPĐ

(„error‟ or „not ok‟).
 Trong trƣờng hợp một sự cố chạm đất tại IPB đƣợc phát hiện trong khi MC
đầu cực mở (chỉ dùng cho GT), một báo động đƣợc gởi tới hệ thống điều khiển.
Không có lệnh trip MC cao áp xảy ra, nhƣng lệnh đóng và hòa đồng bộ MC đầu
cực bị khóa bởi hệ thống điều khiển trong trƣờng hợp này. Hệ thống điện 15.75
kV phải đƣợc cắt ngay khi có thể, nhƣng không lâu hơn một giờ sau khi phát
hiện để giải trừ sự cố.
9. Hệ thống điện tự dùng trung áp 6.6 kV, 19BBA/19BBB
 MBA TD91(11BBT20)cấp điện tự dùng đến thanh cái 19BBA qua MC
11BBT20GT200 và MBA TD92 (12BBT20) cấp điện tự dùng đến thanh cái
19BBB qua MC 12BBT20GT200.
 Giữa 3 MC 11BBT20GT200, 12BBT20GT200 và 19BBA00GS100 có sự
khóa liên động với nhau để đảm bảo rằng tại mọi thời điểm các thanh cái
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

SVTH: Nguyễn Văn Anh Vũ 24

19BBA và 19BBB không có nhiều hơn một nguồn cấp (ngoại trừ trong trƣờng
hợp chuyển đổi thanh cái).
 Nếu nguồn cung cấp điện chính cho thanh cái 19BBA bị sự cố thì một thiết bị
chuyển đổi điện nhanh tự động (ATS) sẽ chuyển thanh cái 19BBA đến nhận
điện từ thanh cái 19BBB bằng cách đóng MC 19BBA00GS100 và ngƣợc lại.
 04 MBA tự dùng 400V của ST18 và các phụ tải lớn hơn 250 kW đƣợc nối
trực tiếp từ thanh cái 6.6 kV qua MC hoặc công tắc tơ cắt bởi cầu chì.
10. Hệ thống điện tự dùng hạ áp 400V
 Thanh cái điện tự dùng 400V cho các tổ máy GT1/GT2 (11/12BJA)
 Mỗi GT có một thanh cái điện tự dùng 400V, 11/12BJA.
 Thanh cái 11/12BJA cấp nguồn cho các động cơ, actuator, hệ thống
DC/UPS và các phụ tải khác của GT.
 Trong lúc vận hành bình thƣờng các thanh cái 11/12BJA đƣợc cấp nguồn

từ MBA TU9T1/TU9T2 (11/12BBT10).
 Trong trƣờng hợp mất nguồn cấp chính, hệ thống điều khiển sẽ mở MC
11/12BBT10GT300. Để duy trì nguồn điện xạc cho acqui trên thanh cái
11/12BJA, ca vận hành phải đóng MC 11/12BJA00GS100 bằng tay cấp
nguồn từ thanh cái 19BMA trong thời gian dƣới 2 giờ.
 Thanh cái điện tự dùng 400V cho tổ máy ST18 (18BFA/BFB)
 Các thanh cái 18BFA/BFB cấp nguồn tự dùng cho các phụ tải của ST, lò
thu hồi nhiệt và chu trình hơi nƣớc.
 Trong lúc vận hành bình thƣờng thanh cái 18BFA đƣợc cấp nguồn từ
MBA tự dùng 400V 18BFT10, thanh cái 18BFB đƣợc cấp nguồn từ MBA tự
dùng 400V 18BFT20. MC liên kết thanh cái (Bustie) 18BFB00GS100 ở vị trí
mở.
 Khi nguồn cấp chính trên thanh cái 18BFA bị mất thì hệ thống liên động sẽ
chuyển thanh cái 18BFA đến nhận nguồn từ thanh cái 18BFB bằng cách đóng
MC 18BFB00GS100 và ngƣợc lại. Cả 3 MC đều có khóa liên động tƣơng hỗ
nhau, tức là tại mọi thời điểm chỉ 2 trong 3 MC đƣợc đóng để đảm bảo chỉ có
một nguồn cấp đến cho một thanh cái.
 Thanh cái điện tự dùng chung 400V (19BFA/BFB)
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

SVTH: Nguyễn Văn Anh Vũ 25

 Các thanh cái 19BFA/BFB cấp nguồn tự dùng cho hệ thống BOP và các
phụ tải chung của nhà máy.
 Trong lúc vận hành bình thƣờng thanh cái 19BFA đƣợc cấp nguồn từ
MBA tự dùng 400V 19BFT10, thanh cái 19BFB đƣợc cấp nguồn từ MBA tự
dùng 400 V 19BFT20. MC liên kết thanh cái (Bustie) 19BFB00GS100 ở vị trí
mở.
 Khi nguồn cấp chính trên một thanh cái 19BFA bị mất thì hệ thống liên
động sẽ chuyển thanh cái 19BFA đến nhận nguồn từ thanh cái 19BFB bằng

cách đóng MC liên kết thanh cái 19BFA00GS100. Cả 3 MC đều có khóa liên
động tƣơng hỗ nhau, tức là tại mọi thời điểm chỉ 2 trong 3 MC đƣợc đóng để
đảm bảo chỉ có một nguồn cấp đến cho một thanh cái.
 Thanh cái điện tự dùng khẩn 400V 19BMA
 Thanh cái 19BMA bình thƣờng đƣợc cấp nguồn từ thanh cái 18BFA, và sẽ
chuyển sang cấp điện từ thanh cái 18BFB khi thanh cái 18BFA bị mất điện.
 Thanh cái 19BMA cấp nguồn cho hệ thống nhớt bôi trơn, trở trục, nâng
trục của ST để đảm bảo tổ máy ST18 xuống máy an toàn. Ngoài ra còn cấp
nguồn cho hệ thống DC/UPS (GT và ST), sân Trạm 220 kV, các động cơ khẩn
và chiếu sáng khẩn.
 Khi mất điện toàn nhà máy, máy phát điện Diesel dự phòng 500KVA
(19BRV) sẽ khởi động để cấp nguồn cho thanh cái 19BMA. Tất cả các nguồn
cấp cho thanh cái 19BMA đều có khóa liên động tƣơng hỗ nhau để đảm bảo
tại mọi thời điểm chỉ có một nguồn cấp cho thanh cái, ngoại trừ khi thử định
kỳ Diesel ở chế độ hòa lƣới và mang tải.
11. Hệ thống điện tự dùng DC và UPS
 Hệ thống điện tự dùng DC và UPS cung cấp điện cho các hệ thống bảo vệ,
điều khiển, đo lƣờng và giám sát của nhà máy, chúng đƣợc thiết kế mang tính
khả dụng liên tục.
 Hệ thống DC và các dàn bình acqui của tổ máy GT1/2.
Hệ thống accu gồm 2 dàn, mỗi dàn gồm 108 bình accu mắc nối tiếp nhau: 108
xGroE 425Ah.

×